ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1987/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 27 tháng 8 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2014;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết về một số điều về Luật Trồng trọt của Giống và canh tác;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 27/06/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH, giá trị gia tăng cao, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 288/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 175/TTr-SNN ngày 14/8/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025 (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung sau:
1.1. Mục tiêu chung
Phát triển cây ăn quả, hoa cây cảnh theo hướng chuyên canh, gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, đạt năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ sản xuất, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Dự kiến cây ăn quả toàn tỉnh: 17.500 ha. Trong đó:
+ Ổn định diện tích nhãn: Tối đa 5.000 ha;
+ Ổn định diện tích cây cam: Tối đa 2.000 ha;
+ Ổn định diện tích chuối: 3.000 ha;
+ Mở rộng diện tích vải: Dự kiến 2.000 ha;
+ Mở rộng diện tích ổi: Dự kiến 1.700 ha;
+ Mở rộng diện tích bưởi: Dự kiến 2.500 ha.
- Mở rộng diện tích hoa: Dự kiến diện tích hoa 1.500 ha.
- Mở rộng diện tích cây cảnh: Dự kiến diện tích cây cảnh 1.000 ha.
- 100% diện tích sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh của vùng sản xuất tập trung từ 5 ha trở lên và thực hiện theo chuỗi đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu và một phần lớn diện tích cây ăn quả được sản xuất, chứng nhận đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP.
2. Định hướng phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung giai đoạn 2020-2025
2.1. Định hướng phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung
Phát triển, mở rộng thêm từ 2.500 - 3.500ha (chuyển đổi từ trồng cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả) để đến năm 2025 đưa tổng diện tích trồng cây ăn quả lên khoảng 17.500 ha, cụ thể như sau:
- Cây nhãn: Ổn định diện tích trồng nhãn 5.000 ha, trong đó tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng những giống nhãn đặc sản, giống nhãn chín muộn chất lượng tốt.
- Cây cam: Ổn định diện tích trồng khoảng 2.000 ha tại các vùng trồng hiện nay, cải tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư thâm canh, ghép cải tạo giống, thay thế bằng giống mới,...
- Cây chuối: Ổn định diện tích khoảng 3.000 ha tại các vùng sản xuất hiện nay; cải tạo, thay thế bằng giống nuôi cấy mô sạch bệnh để nâng cao chất lượng, giảm sâu bệnh.
- Cây vải: Phát triển, mở rộng diện tích từ 800 - 1000ha, nâng tổng số diện tích vải đến năm 2025 đạt khoảng 2.000 ha, tại các huyện Phù Cừ và Ân Thi...trong đó, đưa diện tích vải Trứng Hưng Yên chiếm khoảng 30% diện tích.
- Cây ổi: Phát triển, mở rộng thêm 800 - 1000ha, tại các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Kim Động.... nâng diện tích trồng ổi đến năm 2025 đạt khoảng 1.700 ha.
- Cây bưởi: Phát triển, mở rộng thêm 700 - 800 ha, tại các huyện, thành phố Hưng Yên, Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Kim Động, ....nâng diện tích trồng bưởi đến năm 2025 là 2.500 ha.
2.2. Định hướng phát triển hoa: Phát triển, mở rộng khoảng 500ha diện tích trồng hoa tại các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, huyện Tiên Lữ, Kim Động, thành phố Hưng Yên,... nâng diện tích trồng hoa tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 là 1.500 ha.
2.3. Định hướng phát triển cây cảnh: Phát triển, mở rộng khoảng 120 ha cây cảnh, tại các các huyện Khoái Châu, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ... nâng diện tích cây cảnh tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 là 1.000 ha.
3. Kế hoạch và giải pháp thực hiện
3.1. Kế hoạch thực hiện
3.1.1. Năm 2020: Tổ chức thông tin tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án
3.1.2. Giai đoạn 2021-2025
3.1.2.1. Đầu tư vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung (hỗ trợ mở rộng diện tích trồng mới)
Mỗi năm trồng mới, mở rộng, phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị vùng đã trồng. Dự kiến trồng mới, mở rộng 500 - 700 ha cây ăn quả; 120 - 130 ha hoa, cây cảnh. Nhà nước đầu tư một phần ngân sách để người dân mở rộng trồng mới và đơn vị thực hiện đề án sẽ kết hợp với các đơn vị truyền thông, các đơn vị phối hợp thực hiện, để triển khai công tác thông tin tuyên truyền, vận động người dân tự đầu tư kinh phí ngoài phần hỗ trợ để mở rộng diện tích cây ăn quả, hoa, cây cảnh theo đúng chủ trương, chính sách mà tỉnh đề ra.
3.1.2.2. Xây dựng mô hình
- Mô hình hoa, cây cảnh
- Mô hình thâm canh cây ăn quả VietGAP
- Mô hình tưới cho cây ăn quả
3.1.2.3. Hỗ trợ duy trì chứng nhận VietGAP cho các HTX, THT
3.1.2.4. Xây dựng thị trường xúc tiến thương mại
- Hội chợ, triển lãm: 03 cuộc/năm
- Xây dựng kênh tiêu thụ: ở các huyện, thị xã, thành phố
3.2. Giải pháp thực hiện
3.2.1. Giải pháp về công tác thông tin tuyên truyền, vận động
- Tăng cường tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển cây ăn quả, hoa cây cảnh: Nội dung định hướng phát triển cây ăn quả, hoa, cây cảnh của tỉnh đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân.
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền, tổ chức các Hội nghị triển khai, các lớp tập huấn đào tạo,...phố biển về các mô hình, cơ chế chính sách phát triển cây ăn quả, hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh; công nghệ áp dụng trong bảo quản, sơ chế, chế biến cây ăn quả, hoa, cây cảnh; giới thiệu các kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật thâm canh trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh.
- Tổ chức các đoàn đi tham quan học tập các mô hình tiêu biểu.
3.2.2. Giải pháp về bố trí kế hoạch sử dụng đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung
Trên cơ sở định hướng hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung được UBND tỉnh phê duyệt, các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại về địa điểm, quy mô diện tích, xác định ranh giới các vùng cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung, đồng thời cập nhật, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm, hàng năm phục vụ phát triển cây ăn quả, hoa cây cảnh sản xuất tập trung. Việc định hướng vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh phải gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với các hoạt động du lịch góp phần xây dựng nền sản xuất bền vững.
3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nhân giống, trồng, chăm sóc, khai thác đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nhãn; tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức khoa học nghiên cứu nguồn gen nhãn, vải để bảo tồn khai thác nguồn gen, phát triển giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc,... kỹ thuật để hạn chế hiện tượng “ra hoa, đậu quả cách năm” và chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết bất thuận do biến đổi khí hậu bất thuận gây ra.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật trong sơ chế, chế biến nhãn, vải nhất là “chế biến sâu” nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nhãn, vải, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích, ưu tiên ứng dụng các công nghệ an toàn tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) trên một số loại cây ăn quả chủ lực của tỉnh Hưng Yên.
Bảo quản quả bằng công nghệ màng, chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh, kho lạnh, điều khiển nhiệt độ ẩm tự động.
- Sử dụng công nghệ thời tiết - môi trường iMetos dự báo, cảnh báo thời tiết - môi trường, thiên tai và sâu bệnh cho cây.
- Công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới nước; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, hệ thống cảm biến điều khiển ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ tự động; công nghệ tưới phun;... kết hợp bón phân tự động theo nhu cầu dinh dưỡng của cây.
3.2.4. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao
3.2.4.1. Cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho vùng cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung
Nhu cầu nước tưới: Nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái, mặt khác cây ăn quả cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết. Do vậy hệ thống thủy lợi vùng sản xuất tập trung phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước tưới và tiêu chủ động, thường xuyên. Ngoài ra hệ thống thủy lợi phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật như đồng bộ và có khả năng thích hợp cho các công nghệ tưới tiên tiến hiện đại, tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt, tươi phun sương.
3.2.4.2. Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống giao thông trục chỉnh và nội đồng cho toàn vùng CAQ, hoa cây cảnh tập trung
Để thuận lợi cho đi lại, vận chuyển vật tư và sản phẩm cây ăn quả, hoa, cây cảnh chủ lực an toàn bằng các loại xe cơ giới thì cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông trục chính và nội đồng cho vùng quy hoạch. Kết cấu đường nội đồng phù hợp nhất là đổ bê tông liền tấm tại chỗ, kích thước và quy mô tuỳ theo từng khu cụ thể.
3.2.4.3. Xây dựng bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho vùng cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung
Hiện trạng vùng sản xuất hầu hết người dân sau khi phun thuốc BVTV xong đều không có địa điểm thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV. Vỏ thuốc BVTV bị vứt bừa bãi tại các bờ ruộng hoặc dưới mương tưới, gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong vùng. Chính vì vậy, cần thiết phải có địa điểm thu gom, bế chứa vỏ thuốc BVTV trên đồng ruộng tại vùng quy hoạch. Góp một phần vào việc giảm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến vùng quy hoạch.
Yêu cầu đầu tư: Bể chứa vỏ thuốc BVTV phải chắc chắn; được bố trí rải rác trên cánh đồng, gần đường trục chính, nơi người nông dân thường sử dụng để pha thuốc BVTV, có vậy sẽ thuận tiện trong quá trình sử dụng. Bể cần có dung tích đủ lớn, được thiết kế nổi trên mặt ruộng để tránh bị ngập nước và gây ô nhiễm môi trường.
Thiết kế kỹ thuật phù hợp là sử dụng thùng composite có lắp đậy để chứa vỏ bao bì thuốc BVTV. Số lượng bể cần thiết 2 cái/ha.
3.2.4.4. Xây dựng nhà sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm
- Lựa chọn địa điểm đầu tư: Việc quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng Nhà sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm là phương án lựa chọn giúp phát huy vai trò trong việc làm hạt nhân hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn vùng quy hoạch cây ăn quả, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp quản và vận hành sau đầu tư.
- Quy mô mỗi khu sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm cây ăn quả, hoa, cây cảnh: khoảng 500 - 1.000 m2, tuỳ theo quy mô vùng sản xuất để làm nhiệm vụ:
+ Là điểm tập kết, thu gom sản phẩm quả, hoa sau thu hoạch;
+ Có khu sơ chế, đóng gói và bảo quản quả, hoa;
+ Đón tiếp khách tham quan mô hình, quảng bá sản phẩm.
3.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
3.2.5.1. Đối với thị trường trong nước
Phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, tiếp cận và sử dụng các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị làm cầu nối để tiêu thụ sản phẩm. Tập trung chủ yếu thị trường Thủ đô Hà Nội
3.2.5.2. Đối với thị trường xuất khẩu
Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá thị trường. Xác định trong vài năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường trọng điểm của quả, hoa, cây cảnh, do vậy cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu quả chính ngạch vào sâu trong nội địa Trung Quốc và đồng thời vẫn tiếp tục duy trì hình thức buôn bán biên mậu với Trung Quốc.
Đối với thị trường Trung Quốc, cần có định hướng chiến lược theo từng phân khúc/khu vực thị trường: (1) khu vực Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến có xu hướng tiêu dùng thích những sản phẩm nhập khẩu chất lượng cao, chú trọng tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm hữu cơ; (2) Khu vực Thái Hưng, Trường Hưng ưa chuộng các sản phẩm có mức giá vừa phải.
Đẩy mạnh đàm phán khai thông các thị trường xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, Hưng Yên có thể tiếp cận nhóm thị trường gồm:
Nhật Bản: Chuối, quả hữu cơ
Hoa Kỳ: Vải, nhãn, quả hữu cơ
Hàn Quốc: Chuối, nhãn, vải, bưởi
ASEAN: Vải
3.2.6. Về khuyến khích liên kết, xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm
Khuyến khích, tạo điều thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định đầu ra, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất; phát triển các hình thức hợp tác liên kết đa dạng, phù hợp, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng.
Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng, bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm quả, hoa, cây cảnh của tỉnh; chú trọng đầu tư bao bì, nhãn mác đẹp, có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách hàng; trang bị đầy đủ các điều kiện theo quy định để phục vụ; tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm,... để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm quả, hoa, cây cảnh.
3.2.7. Về phát triển Tổ hợp tác, Hợp tác xã
Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2020; trên cơ sở các vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung hướng dẫn nông dân thành lập Hợp tác xã, Tổ hợp tác kiểu mới tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới tổ chức sản xuất; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp theo hướng chú trọng hơn tới việc khuyến khích tập trung ruộng đất, tổ chức nông dân sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, an toàn, chất lượng gắn với chế biến và tiêu thụ.
Tập trung công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý, năng lực khoa học kỹ thuật, năng lực thị trường cho cán bộ Hợp tác xã và tổ trưởng các Tổ hợp tác từ đó điều hành theo hướng cơ cấu bộ máy quản lý gọn, linh hoạt và năng động.
3.2.8. Giải pháp về cơ chế, chính sách
3.2.8.1. Thực hiện các chính sách của các cơ quan Trung ương
Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân sản xuất và kinh doanh cây ăn quả, hoa, cây cảnh và chính quyền cấp xã tại các vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung tiếp cận và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của nhà nước như: Luật Đất đai sửa đổi năm 2013; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa; Thực hiện chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Luật Công nghệ cao năm 2018; Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
3.2.8.2. Thực hiện các chính sách địa phương
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 214/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;...
3.2.8.3. Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh vùng sản xuất tập trung
a) Hỗ trợ mở rộng diện tích trồng mới
- Hỗ trợ trực tiếp 100% phân bón hữu cơ.
b) Hỗ trợ xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho mô hình gồm:
- Đầu tư 100% cho công tác tập huấn, hội nghị, hội thảo đầu bờ và công chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh, thông tin tuyên truyền, công tác giám sát, kiểm tra...
- Hỗ trợ 100% giống cho mô hình hoa, cây cảnh.
- Hỗ trợ trực tiếp 100% phân bón hữu cơ.
- Hỗ trợ 50% kinh phí cho mô hình tưới cho cây ăn quả.
- Hỗ trợ 100% kinh phí cho cơ sở đăng ký, cấp mới về tiêu chuẩn vùng sản xuất cây có múi an toàn, Vietgap trong lần đầu. 100% chi phí duy trì chứng nhận VietGAP.
+ Hỗ trợ 100% kinh phí đăng ký mã số, mã vạch và kinh phí quảng bá, xây dựng thương hiệu.
c) Hỗ trợ xây dựng thị trường và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm
- Hỗ trợ 100% kinh phí tham gia hội trợ, triển lãm.
- Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng kênh tiêu thụ: ở các huyện, thị xã, thành phố.
d) Khuyến khích các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng (trên cơ sở tự nguyện) để phát triển thành vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung, chuyên canh trên phạm vi đã được quy hoạch.
Thủ tục chuyển đổi thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Điều 3, Thông tư số 19/2016/TT- BNNPTNT ngày 27/6/2016 về việc hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa và khoản 3, Điều 1 Thông tư số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016.
e) Chi cho Ban Quản lý Đề án tối đa không quá 5% kinh phí thực hiện Đề án hàng năm.
3.2.9. Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2020-2025 là: 423.461.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm hai mươi ba tỷ bốn trăm sáu mươi mốt triệu đồng).
Trong đó vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 93.747.000.000 đồng (chiếm 22% vốn đầu tư). Đã bố trí trong dự toán năm 2020 là 500.000.000đồng để thực hiện tổ chức thông tin tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án.
(Chi tiết Phụ lục kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án đã được phê duyệt đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KINH PHÍ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 27/8/2020 của UBND tỉnh)
ĐVT: 1000đ
TT |
Hạng mục |
Tổng đầu tư |
Ngoài NSNN |
Trong đó: Ngân sách Nhà nước |
|||||
Tổng số NSNN |
|
||||||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||||
A |
Năm 2020: Tổ chức thông tin tuyên truyền triển khai thực hiện đề án |
500.000 |
0 |
500.000 |
|
|
|
|
|
B |
Giai đoạn 2021-2025 |
422.961.000 |
329.713.999 |
93.247.000 |
18.648.920 |
18.641.820 |
18.641.820 |
18.641.820 |
18.672.620 |
I |
Đầu tư vùng sản xuất cây ăn quả tập trung (hỗ trợ mở rộng dt trồng mới) |
336.863.656 |
308.863.656 |
28.000.000 |
5.600.000 |
5.600.000 |
5.600.000 |
5.600.000 |
5.600.000 |
1 |
Hỗ trợ mở rộng DT trồng mới bưởi (160ha/năm) |
100.213.656 |
92.213.656 |
8.000.000 |
1.600.000 |
1.600.000 |
1.600.000 |
1.600.000 |
1.600.000 |
2 |
Hỗ trợ mở rộng DT trồng mới vải trứng (200ha/năm) |
118.700.000 |
108.700.000 |
10.000.000 |
2.000.000 |
2.000.000 |
2.000.000 |
2.000.000 |
2.000.000 |
3 |
Hỗ trợ mở rộng DT trồng mới ổi (200ha/năm) |
117.950.000 |
107.950.000 |
10.000.000 |
2.000.000 |
2.000.000 |
2.000.000 |
2.000.000 |
2.000.000 |
II |
Xây dựng mô hình |
77.067.344 |
20.850.343 |
56.217.000 |
11.242.920 |
11.235.820 |
11.235.820 |
11.235.820 |
11.266.620 |
1 |
MH hoa, cây cảnh |
3.450.000 |
212.500 |
3.237.500 |
647.500 |
647.500 |
647.500 |
647.500 |
647.500 |
2 |
MH thâm canh CAQ VietGAP |
37.936.170 |
17.507.000 |
20.429.170 |
4.085.834 |
4.085.834 |
4.085.834 |
4.085.834 |
4.085.834 |
3 |
MH tưới cho CĂQ |
6.261.687 |
3.130.843 |
3.130.843 |
626.169 |
626.169 |
626.169 |
626.169 |
626.169 |
4 |
Đào tạo tập huấn |
1.920.000 |
0 |
1.920.000 |
384.000 |
384.000 |
384.000 |
384.000 |
384.000 |
5 |
Thông tin TT |
23.150.000 |
0 |
23.150.000 |
4.630.000 |
4.630.000 |
4.630.000 |
4.630.000 |
4.630.000 |
6 |
Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, tham quan học tập liên tỉnh |
1.147.600 |
0 |
1.147.600 |
229.040 |
221.940 |
221.940 |
221.940 |
252.740 |
7 |
Chi phí Ban Quản lý Đề án |
2.592.000 |
0 |
2.592.000 |
518.400 |
518.400 |
518.400 |
518.400 |
518.400 |
8 |
Chi khác |
609.887 |
0 |
609.887 |
121.977 |
121.977 |
121.977 |
121.977 |
121.977 |
III |
Hỗ trợ duy trì chứng nhận VietGAP cho các HTX, THT |
1.000.000 |
0 |
1.000.000 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
IV |
Xây dựng thị trường XTTM |
8.030.000 |
0 |
8.030.000 |
1.606.000 |
1.606.000 |
1.606.000 |
1.606.000 |
1.606.000 |
1 |
Hội trợ, triển lãm |
3.030.000 |
0 |
3.030.000 |
606.000 |
606.000 |
606.000 |
606.000 |
606.000 |
2 |
Xây dựng kênh tiêu thụ ở các huyện, thị xã, thành phố |
5.000.000 |
0 |
5.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
Tổng |
423.461.000 |
329.713.999 |
93.747.000 |
18.648.920 |
18.641.820 |
18.641.820 |
18.641.820 |
18.672.620 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.