ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1984/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 17 tháng 09 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2854/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Xét đề nghị của Sở Tư pháp (tại Tờ trình số 270/TTr-STP ngày 15 tháng 9 năm 2015),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Công thương, Xây dựng thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (có phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao các sở, ban, ngành có liên quan dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Chính phủ thông qua.
Điều 3. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tư pháp, Công thương, Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2015 của
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị)
A. TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương
I. Lĩnh vực Hóa chất:
1. Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (T-QTR-184291-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị sửa một số quy định thành như sau:
- “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao hợp lệ)” thành “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao)”.
- “Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao hợp lệ)” thành “Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao)”.
- “Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp (Bản sao hợp lệ)” thành “Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp (Bản sao)”.
- “Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền” thành “Văn bản cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy”.
Lý do:
+ Hạn chế việc lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực đối với giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-CP ngày 20/6/2014 của Chính phủ; Để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính. Cán bộ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu với bản sao là hợp lệ.
+ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng cháy, chữa cháy có quy định: ... người đứng đầu cơ sở phải có văn bản cam kết với Cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy”, thay vì thực hiện thủ tục “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy” được quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ.
b) Thời hạn giải quyết:
- Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết từ 20 ngày xuống còn 15 ngày, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 1, Điều 9, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao)”.
- Đề nghị sửa đổi Điểm c, Khoản 1, Điều 9, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao)”.
- Đề nghị sửa đổi Điểm d, Khoản 1, Điều 9, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp (Bản sao)”.
- Đề nghị sửa đổi Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Văn bản cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy”.
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 14, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 9.327.444 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 7.235.700 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm 2.091.744 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22,43%.
2. Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị sửa một số quy định thành như sau:
- “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao hợp lệ)” thành “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao)”.
- “Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền” thành “Văn bản cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy”.
- “Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (bản sao hợp lệ)” thành “Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (bản sao có xác nhận doanh nghiệp)”;
Lý do:
+ Hạn chế việc lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực đối với giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-CP ngày 20/6/2014 của Chính phủ; Để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính. Cán bộ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu với bản sao là hợp lệ.
+ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng cháy, chữa cháy có quy định: ... người đứng đầu cơ sở phải có văn bản cam kết với Cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy”, thay vì thực hiện thủ tục “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy” được quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ.
b) Thời hạn giải quyết:
- Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết từ 20 ngày xuống còn 15 ngày, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 1, Điều 10, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao)”.
- Đề nghị sửa đổi Điểm c, Khoản 1, Điều 10, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Văn bản cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy”.
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 14, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 36.478.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 31.812.450 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.665.750 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12,8%.
3. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (T-QTR-202965-TT):
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị sửa một số quy định thành như sau:
- “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao hợp lệ)” thành “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao)”.
- “Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền” thành “Văn bản cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy”.
- “Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao hợp lệ)” thành “Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao)”.
- “Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp (Bản sao hợp lệ)” thành “Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp (Bản sao)”.
- “Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (bản sao hợp lệ)” thành “Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (bản sao có xác nhận doanh nghiệp)”;
Lý do:
+ Hạn chế việc lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực đối với giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-CP ngày 20/6/2014 của Chính phủ; Để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu với bản sao.
+ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng cháy, chữa cháy có quy định: ... người đứng đầu cơ sở phải có văn bản cam kết với Cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy”, thay vì thực hiện thủ tục “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy” được quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ.
b) Thời hạn giải quyết:
- Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết từ 20 ngày xuống còn 15 ngày, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 11, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao)”.
- Đề nghị sửa đổi Khoản 7, Điều 11, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao)”.
- Đề nghị sửa đổi Khoản 7, Điều 11, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp (Bản sao)”.
- Đề nghị sửa đổi Khoản 7, Điều 11, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Văn bản cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy”.
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 14, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 19.416.360 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 16.390.335 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.026.025 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,5%.
4. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (hoặc kinh doanh) hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (T-QTR-184339-TT/T-QTR-202961-TT/T-QTR-202968-TT)
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị sửa một số quy định thành như sau:
- Đề nghị sửa đổi thành phần: “Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung” thành “Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung”.
- Đề nghị sửa đổi thành phần: “Giấy chứng nhận đã được cấp (Bản gốc)” thành “Giấy chứng nhận đã được cấp (Bản sao có xác nhận doanh nghiệp)”. Doanh nghiệp phải nộp bản gốc, khi nhận Giấy chứng nhận (sửa đổi).
Lý do:
+ Yêu cầu nộp “Văn bản đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung” là chưa rõ ràng. Do đó, yêu cầu nêu rõ “Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận”. Mặt khác, để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuận lợi thực hiện thủ tục hành chính. Cán bộ Bộ phận “một cửa” khi tiếp nhận hồ sơ chỉ việc yêu cầu bản gốc để đối chiếu với bản sao là hợp lệ.
b) Thời hạn giải quyết:
- Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Thực tế giải quyết hồ sơ cấp sửa đổi, bổ sung đơn giản hơn. Chỉ cần 10 ngày làm việc, gồm 01 ngày nhận hồ sơ, 07 ngày thẩm định và 02 ngày ký phát hành giấy chứng nhận hoặc văn bản trả lời. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
c) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị bổ sung “Mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận”.
Lý do: Tạo thuận lợi trong việc kê khai các thông tin cần thiết.
4.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm a, Khoản 3, Điều 12, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung”.
- Đề nghị sửa đổi Điểm a, Khoản 3, Điều 12, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Giấy chứng nhận đã được cấp (Bản sao có xác nhận doanh nghiệp)”.
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 14, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
- Đề nghị bổ sung Phụ lục của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương: “Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận”.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.290.232 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.892.254 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.397.978 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38,1%.
5. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (T-QTR-184344-TT/T-QTR-202963-TT/)
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ (Trường hợp giấy chứng nhận bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy): Đề nghị sửa một số quy định thành như sau:
- Đề nghị sửa đổi thành phần: “Văn bản đề nghị cấp lại” thành “Đơn đề nghị cấp lại”.
- Đề nghị sửa đổi thành phần: “Giấy chứng nhận đã được cấp (Bản sao hợp lệ)” thành “Giấy chứng nhận đã được cấp (Bản sao), nếu có”.
Trường hợp giấy chứng nhận hết hiệu lực thi hành, đề nghị sửa đổi thành như sau:
- Đề nghị sửa đổi thành phần: “Văn bản đề nghị cấp lại” thành “Đơn đề nghị cấp lại”.
- Đề nghị sửa đổi thành phần: “Giấy chứng nhận hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đã được cấp lần trước” thành “Giấy chứng nhận đã được cấp lần trước (bản sao có xác nhận doanh nghiệp)”.
- Đề nghị bỏ yêu cầu: “Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất”.
Lý do:
+ Yêu cầu nộp “Văn bản đề nghị cấp lại” là chưa rõ ràng. Do đó, yêu cầu nêu rõ “Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận”. Mặt khác, để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuận lợi thực hiện thủ tục hành chính. Cán bộ Bộ phận “một cửa” chỉ việc yêu cầu bản gốc để đối chiếu với bản sao là hợp lệ.
+ Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất (đối với tổ chức đang hoạt động) là không cần thiết vì không phục vụ cho yêu cầu quản lý.
b) Thời hạn giải quyết:
- Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Thực tế giải quyết hồ sơ cấp lại đơn giản hơn. Chỉ cần 10 ngày làm việc, gồm 01 ngày nhận hồ sơ, 07 ngày thẩm định và 02 ngày ký phát hành giấy chứng nhận hoặc văn bản trả lời. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
c) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị bổ sung “Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận”.
Lý do: Tạo thuận lợi trong việc kê khai các thông tin cần thiết.
5.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm a, Khoản 3, Điều 13, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung”.
- Đề nghị sửa đổi Điểm a, Khoản 3, Điều 12, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “Giấy chứng nhận đã được cấp (Bản sao có xác nhận doanh nghiệp)”.
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 14, Chương 3 của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương thành như sau: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
- Đề nghị bổ sung mẫu Phụ lục “Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận” của Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 6.130.764 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.213.084 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.917.680 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 47,6%.
II. Lĩnh vực an toàn thực phẩm:
1. Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: (T-QTR-256349-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đề nghị sửa đổi cụm từ: “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất thực phẩm (Bản sao chứng thực)” thành “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất thực phẩm (Bản sao)”.
Lý do: Để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuận lợi thực hiện thủ tục hành chính. Cán bộ Bộ phận “một cửa” khi tiếp nhận hồ sơ chỉ việc yêu cầu cung cấp bản gốc “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất thực phẩm” để đối chiếu với bản sao là hợp lệ.
- Sửa đổi cụm từ: “Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định” thành “Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (Bản sao)”.
Lý do: Để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuận lợi thực hiện thủ tục hành chính. Cán bộ Bộ phận “một cửa” chỉ việc đối chiếu bản sao với hồ sơ lưu trữ thủ tục “Kiểm tra và cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm” được quy định tại Khoản 1, Điều 10, Chương IV của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sửa đổi cụm từ: “Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định” thành “Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (Bản sao có xác nhận của cơ sở)”.
Lý do: Quy định trên đã được thực thi tại Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương.
- Đề nghị giảm số lượng hồ sơ từ “02 bộ” xuống “01 bộ”.
- Lý do:
+ Quy định cơ sở phải nộp 02 bộ hồ sơ là không cần thiết. Chỉ cần 01 bộ lưu tại cơ quan thẩm định, cấp phép, cơ sở có thể tự lưu giữ hồ sơ cùng với giấy phép là đủ.
b) Thời hạn giải quyết:
+ Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết từ 20 ngày xuống còn 15 ngày, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Sở đã thực thi phương án cắt giảm các quy định thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ tại Điểm b, Điểm d, Điểm đ, khoản 1, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương về Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
- Ngoài ra, đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương như sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất thực phẩm (Bản sao); Đề nghị sửa đổi Điểm d, Khoản 1, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương như sau: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (Bản sao).
- Đề nghị bổ sung tại Điều 5, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương như sau: “Số lượng hồ sơ: 02 bộ”.
- Đề nghị sửa đổi khoản 1, Điều 5, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương như sau: “Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”
- Đề nghị xem xét sửa đổi tại Khoản 1, Điều 12, Chương IV của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thành như sau: “Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 05 năm, kể từ ngày cấp”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 15.595.669 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 9.736.683 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.858.986 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37,57%.
2. Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm: T-QTR-256363-TT
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ:
- Đề nghị sửa đổi cụm từ: “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất thực phẩm (Bản sao chứng thực)” thành “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao)”.
Lý do: Hạn chế việc lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực đối với giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-CP ngày 20/6/2014 của Chính phủ; Để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu với bản sao.
- Đề nghị sửa đổi cụm từ: “Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công thương chỉ định cấp theo quy định (Bản chính hoặc bản sao chứng thực)” thành “Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm (Bản sao)”.
Lý do: Để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuận lợi thực hiện thủ tục hành chính. Cán bộ Bộ phận “một cửa” chỉ việc đối chiếu bản sao với hồ sơ lưu trữ thủ tục “Kiểm tra và cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm” được quy định tại Khoản 1, Điều 10, Chương IV của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đề nghị sửa đổi cụm từ: “Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định (Bản chính hoặc bản sao chứng thực)” thành “Giấy xác nhận đủ sức khỏe để kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh (Bản sao có xác nhận của cơ sở)”.
Lý do: Quy định trên đã được thực thi tại Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương.
- Đề nghị giảm số lượng hồ sơ từ “02 bộ” xuống “01 bộ”.
- Lý do:
+ Quy định cơ sở phải nộp 02 bộ hồ sơ là không cần thiết. Chỉ cần 01 bộ lưu tại cơ quan thẩm định, cấp phép, cơ sở có thể tự lưu giữ hồ sơ cùng với giấy phép là đủ.
b) Thời hạn giải quyết:
+ Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết từ 20 ngày xuống còn 15 ngày, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
c) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề nghị bỏ mục “Giấy phép kinh doanh số………ngày cấp:……………đơn vị cấp:……………và “Ngành nghề sản xuất (tên sản phẩm)”.
Lý do:
+ Các thông tin về mã số kinh doanh, ngày cấp, ngành nghề sản xuất, đã có trong Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định tại Khoản 1, Điều 25, Luật doanh nghiệp 2014. Cán bộ Bộ phận “một cửa” chỉ việc lưu giữ bản sao, khi nào cần thì có thể đối chiếu.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Sở đã thực thi phương án cắt giảm các quy định thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ tại Điểm b, Điểm d, Điểm đ, khoản 1, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương về Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
- Ngoài ra, đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương như sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất thực phẩm (Bản sao); Đề nghị sửa đổi Điểm d, Khoản 1, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương như sau: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (Bản sao).
- Đề nghị bổ sung tại Điều 5, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương như sau: “Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
- Đề nghị sửa đổi khoản 1, Điều 5, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương như sau: “Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
- Đề nghị xem xét sửa đổi tại Khoản 1, Điều 12, Chương IV của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thành như sau: “Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 05 năm, kể từ ngày cấp”.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 15.595.669 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 9.736.683 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.858.986 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37,57%.
III. Lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu:
1. Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá (T-QTR-257644-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thời hạn giải quyết:
- Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ ” thành “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết từ 15 ngày xuống còn 10 ngày, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 3, Điều 38, Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ thành như sau: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.643.230 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.167.340 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 475.890 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13,1%.
2. Cấp lại Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá (Trường hợp bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy) (T-QTR-257638-TT)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thời hạn giải quyết:
+ Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết từ 15 ngày xuống còn 10 ngày, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
2.2. Kiến nghị thực thi:
+ Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 3, Điều 39, Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ thành như sau: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 3.643.230 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.167.340 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 475.890 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13,1%.
B. TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng
1. Thủ tục Cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị (T-QTR-236697-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Đề nghị sửa đổi thành phần hồ sơ: “Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai” thành “Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Lý do: Để phù hợp với Điều 91 Luật Xây dựng năm 2014 (Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới) và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Thời hạn giải quyết:
Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ “15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ” xuống còn “13 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ”
Lý do: Căn cứ tình hình thực tế giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan có thể giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (rút ngắn 02 ngày làm việc) để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.
1.2. Chi phí cắt giảm của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 208.060.650 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 197.447.625 đông/năm.
- Chi phí cắt giảm: 10.613.025 đồng/năm (tương đương 5,1%).
1.3. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết nội dung cấp giấy phép xây dựng thay thế Thông tư số 10/2012/TT-BXD (Hết hiệu lực từ ngày 05/8/2015), trong đó điều chỉnh thời gian cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị từ 15 ngày làm việc xuống còn 13 ngày làm việc.
2. Thủ tục Gia hạn giấy phép xây dựng (T-QTR-236730-TT)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết, đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ “10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ” xuống còn “07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Căn cứ tình hình thực tế giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, có thể giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (rút ngắn 03 ngày làm việc) để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.
2.2. Chi phí cắt giảm của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước và sau khi đơn giản hóa: 953.375 đồng/năm.
- Chi phí cắt giảm: 0 đồng/năm. Việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, dự án.
2.3. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết nội dung cấp giấy phép xây dựng thay thế Thông tư số 10/2012/TT-BXD (hết hiệu lực từ ngày 05/8/2015), trong đó điều chỉnh thời gian gia hạn giấy phép xây dựng từ 10 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.