ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1979/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 19 tháng 10 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2021 VÀ 03 CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2021-2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019;
Căn cứ Biên bản họp ngày 08/9/2020 về Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh 8 tháng đầu năm 2020, Phương hướng nhiệm vụ năm 2021; Tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau tại Tờ trình số 60/TTr-SKHCN ngày 30/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2021 gồm 07 Đề tài, 02 Dự án và 03 Chương trình khoa học công nghệ giai đoạn 2021 - 2025 (có danh mục kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2021 và 03 Chương trình khoa học công nghệ giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt theo quy định hiện hành; thường xuyên theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ; Thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC
NHIỆM VỤ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2021 VÀ 03 CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH GIAI
ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
TT |
Mã số |
Tên đề tài, dự án |
Đăng ký Chủ trì/ chủ nhiệm |
Mục tiêu |
Dự kiến kinh
phí |
Dự kiến kết quả cần đạt |
|
01 |
02 |
03 |
04 |
|
05 |
01 |
ĐT.01.21 |
Đề tài: Số hóa công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật bằng công nghệ BIM phục vụ cho công tác quản lý vận hành ở tỉnh Cà Mau |
Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau/ Huỳnh Xuân Tín |
- Giúp các đơn vị quản lý nhà nước, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công nắm bắt được công nghệ mới; tính chính xác và ưu điểm của BIM so với quản lý truyền thống, từ đó làm cơ sở triển khai ứng dụng BIM tại tỉnh Cà Mau trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, quản lý điều hành dự án và quản lý vận hành dự án, công trình trong vòng đời khai thác sử dụng công trình. - Chuẩn bị cơ sở dữ liệu BIM cho công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật, để đi lên số hóa tất cả các công trình cầu, đường, nhà cửa và hạ tầng kỹ thuật; là bộ phận quan trọng của Dữ liệu lớn (Big Data) tiến tới xây dựng Đô thị thông minh tại tỉnh Cà Mau. - Góp phần giảm chi phí đầu tư xây dựng công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật ngay trong giai đoạn thiết kế, cũng như thi công và trong suốt quá trình khai thác - vận hành - duy tu sửa chữa các công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật. - Đơn vị quản lý vận hành có thể sử dụng mô hình này để quản lý suốt vòng đời công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật. - Có mô hình BIM đầy đủ, không cần lưu trữ hồ sơ giấy, có thể xuất hồ sơ cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật ngay khi có yêu cầu. - Tiết kiệm chi phí khảo sát, đo vẽ cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật do hồ sơ giấy thất lạc. |
1.595 |
- Báo cáo chi tiết về Bản đồ ứng dụng BIM trên thế giới và ở Việt Nam. Hiệu quả đã đạt được của BIM đối với các công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật. Chỉ rõ các điều kiện cần thiết để áp dụng BIM, so sánh 02 bộ phần mềm BIM cho công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật đang ứng dụng ở Việt Nam; đề xuất Bộ phần mềm BIM thích hợp cho công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật tại tỉnh Cà Mau - Mô hình thông tin cho tuyến bao gồm 5,8 km đường, 560m cầu và hạ tầng kỹ thuật. - Chương trình quản lý cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh Cà Mau. - Các nhân sự nhận chuyển giao sử dụng thành thạo Chương trình quản lý cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật để tổ chức và quản lý theo mô hình BIM. - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu và 01 bài báo đăng trên Tạp chí khoa học uy tín trong nước. |
02 |
ĐT.02.21 |
Đề tài: So sánh tình hình sức khỏe mẹ và con ở hai nhóm sanh thường và mổ lấy thai của những bà mẹ có con từ 24 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng lên tỷ lệ mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau |
Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau/ Nguyễn Thể Tần |
- Đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ như tình trạng kinh nguyệt, lượng sữa mẹ, tình trạng mang thai lần sau, giữa 2 nhóm sanh thường và sanh mổ. - Đánh giá tình trạng sức khỏe của con như tình trạng dinh dưỡng, các bệnh lý như dị ứng, suy dinh dưỡng, số lần nằm viện, số lần đi khám bệnh trong năm, hen suyễn... giữa 2 nhóm sanh thường và sanh mổ. - Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng lên tỷ lệ mổ lấy thai của nhóm can thiệp và nhóm chứng tại tỉnh Cà Mau. |
700 |
- Báo cáo thực trạng và đánh giá xác định được tình trạng sức khỏe của mẹ và con giữa 2 nhóm sanh thường và sanh mổ sau 2-5 năm. - Báo cáo tình trạng sức khỏe của mẹ và con giữa 2 nhóm. - Những khuyến cáo và các biện pháp can thiệp trong cộng đồng nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ sinh mổ. |
03 |
ĐT.03.21 |
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng nấm Tràm (Tylopilus felleus) tỉnh Cà Mau |
Trường Đại học Nam Cần Thơ/ TS. Trần Thanh Thy |
- Xây dựng một quy trình công nghệ sản xuất nấm Tràm (từ khâu phân lập giống gốc đến trồng thương phẩm) trong điều kiện nhân tạo phù hợp tại tỉnh Cà Mau. - Triển khai một mô hình thí điểm sản xuất nấm Tràm (từ khâu phân lập giống gốc đến trồng thương phẩm) trong điều kiện nhân tạo và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trong điều kiện tỉnh Cà Mau. - Phát triển sản phẩm từ nấm Tràm và mô hình phục vụ du lịch cho VQG U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. - Đào tạo 04 kỹ thuật viên được đào tạo làm chủ công nghệ sản xuất nấm Tràm (từ khâu phân lập giống gốc đến trồng thương phẩm) trong điều kiện nhân tạo và 80 cán bộ kỹ thuật và nông dân được tập huấn về quy trình sản xuất nấm Tràm trong điều kiện nhân tạo. |
1.003 Ngân sách: 703 Đối ứng dân: 300 |
- Bộ số liệu điều tra khảo sát về nấm Tràm của tỉnh Cà Mau; - Phiếu trả kết quả phân tích dinh dưỡng, dược liệu nấm Tràm; - Qui trình kỹ thuật sản xuất giống (giống thuần): giống cấp 1, cấp 2 đạt độ thuần; - Qui trình công nghệ nuôi trồng quả thể trong điều kiện nhân tạo đảm bảo chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế. - Ba sản phẩm từ nấm Tràm và 3 mô hình trồng nấm Tràm phục vụ du lịch cho VQG U Minh Hạ - Huấn luyện thành công 04 cán bộ hoàn toàn làm chủ được qui trình sản xuất nấm Tràm nuôi trồng nhân tạo. |
04 |
ĐT.04.21 |
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm Lịch (Ophisternon bengalense) tại tỉnh Cà Mau |
Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu/ Ths Nguyễn Thanh Hà |
- Đánh giá được đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của Lịch ở Cà Mau - Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo: từ nuôi vỗ thành thục, kích thích sinh sản, ương giống. Dự kiến nuôi vỗ được 1000 con lịch bố mẹ, ương được 100 ngàn con giống. - Nghiên cứu xây dựng được 01 mô hình nuôi thương phẩm phù hợp về mật độ, thức ăn và phòng trị bệnh, có năng suất trên 1 tấn/ha và sản lượng đạt trên 2 tấn. |
1.000 |
- Xác định một số chỉ tiêu môi trường sống của Lịch: Các yếu tố thủy lý, thủy hoá và thủy sinh của nước, bùn nơi sinh sống của Lịch. - Xác định đặc điểm dinh dưỡng: thành phần thức ăn. - Xác định được đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của các giai đoạn từ giống đến con trưởng thành và đến con bố mẹ. - Xây dựng thành công quy trình sinh sản nhân tạo: nuôi vỗ trên 1.000 con bố mẹ, ương được trên 100.000 con giống cỡ lớn trên 5 cm. - Xây dựng thành công quy trình nuôi thương phẩm đạt năng suất trên 1 tấn/ha/vụ và sản lượng trên 2 tấn. |
07 |
ĐT.05.21 |
Đề tài: Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường trong các trường trung học phổ thông thành phố Cà Mau |
Phân hiệu Đại Học Bình Dương tại Cà Mau/ Th.S Nguyễn Thiện Nghĩa |
- Xây dựng quy trình, biện pháp, nội dung, cách thức và hình mẫu phát triển văn hóa nhà trường trong trường Phổ thông trung học (THPT). - Xây dựng thí điểm hình mẫu tại 3 trường THPT ở thành phố Cà Mau (đô thị, vùng ven, nông thôn). Mở rộng thí điểm ở 8 trường THPT tại 8 huyện tỉnh Cà Mau (01 trường/huyện). - Phát triển hình mẫu văn hóa nhà trường trong các trường THPT tại thành phố Cà Mau và các huyện. |
350 |
- Quy trình, biện pháp, nội dung xây dựng văn hóa nhà trường (3 tập tài liệu). - Hình mẫu văn hóa nhà trường của 03 trường thí điểm chính ở tỉnh Cà Mau. - Kết quả xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường mở rộng 8 trường THPT ở các huyện. - 02 bài báo đăng ở Tạp chí có uy tín. - Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học đề tài. |
08 |
ĐT.06.21 |
Đề tài: Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với phát triển thị trường lao động và xuất khẩu lao động. |
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau |
Đẩy mạnh hoạt động Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao gắn với nhu cầu doanh nghiệp trong cung ứng thị trường lao động trong nước và ngoài nước. |
350 |
Đào tạo và định hướng đào tạo lâu dài nguồn nhân lực có tay nghề cao, theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và hợp tác quốc tế về lao động trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. |
09 |
ĐT.07.21 |
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển một số mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau. |
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau/ ThS. Lê Khánh Linh. |
- Đánh giá hiện trạng sản xuất của một số mô hình sản xuất phi nông nghiệp (mô hình làng nghề truyền thống và mô hình sản xuất mới) của phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau đang hoạt động. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của phụ nữ nông thôn trong việc tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp. - Đề xuất những mô hình phi nông nghiệp (mô hình làng nghề truyền thống và mô hình sản xuất mới) hoạt động theo chuỗi liên kết, có hiệu quả cao kinh tế, xã hội tại tỉnh Cà Mau. - Đề xuất nhóm giải pháp phát triển, tăng hiệu quả tài chính của các mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất nhằm nâng cao đời sống, nâng cao cơ hội tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh giải quyết việc làm, vấn đề an sinh xã hội cho lao động nữ nông thôn tại tỉnh Cà Mau. |
660 |
- Báo cáo đánh giá thực trạng mô hình phi nông nghiệp (mô hình làng nghề truyền thống và mô hình sản xuất mới) hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Báo cáo đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm phi nông nghiệp của phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau. - Báo cáo những mô hình phi nông nghiệp (mô hình làng nghề truyền thống và mô hình sản xuất mới) hoạt động theo chuỗi liên kết, có hiệu quả cao kinh tế, xã hội tại tỉnh Cà Mau. - Đề xuất nhóm giải pháp phát triển mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất có hiệu quả cho phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau. - 02 bài báo đăng ở Tạp chí có uy tín. - Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học đề tài. |
02 |
DA.01.21 |
Dự án SXTN: Ứng dụng tiến bộ công nghệ trong bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác thủy sản đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng |
Chi cục Thủy sản/ Nguyễn Thành Được |
- Ứng dụng công nghệ sản xuất nước đá sệt từ nước biển để bảo quản các sản phẩm thủy hải sản sau khai thác trên 01 tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên. - 03 tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên áp dụng tiêu chuẩn GMP, SSOP và được chứng nhận. - 01 tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên áp dụng tiêu chuẩn GMP, SSOP và được chứng nhận. - Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ trên tàu khai thác thủy sản và tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản để sản xuất theo hướng chuỗi giá trị. - Tổ chức 05 lớp tập huấn về các tiêu chuẩn HACCP, GMP, SSOP cho 150 ngư dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Tổ chức 01 Hội thảo khoa học giới thiệu kết quả thực hiện mô hình. - Xây dựng báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình và đề xuất giải pháp ứng dụng, nhân rộng mô hình. |
1.440 |
Góp phần phát triển sản xuất hiệu quả vừa góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác bền vững, nâng cao chất lượng hàng thủy sản. - Máy làm đá sệt từ nước biển, nhờ các tính năng nổi bật như mềm xốp, độ lạnh sâu, khi bảo quản bằng nước đá sệt nhờ có tính chất xốp mềm nên sản phẩm được bảo quản tốt hơn, giảm hiện tượng thủy phân tế bào hải sản một cách đáng kể. Do vậy hải sản bảo đảm được chất lượng tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế. - Giảm chi phí chuyến biển do nước đá sệt được làm trực tiếp từ nước biển nhờ máy được lắp đặt trực tiếp ngay trên tàu, do vậy không cần dự trữ vận chuyển nước đá từ bờ; - Việc đảm bảo an toàn thực phẩm nói chung và thực phẩm hải sản nói riêng nằm trong chiến lược cấp quốc gia nhằm bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. - Khi công ăn việc làm được đảm bảo, thu nhập ổn định thì ngư dân sẽ mạnh dạn đầu tư, yên tâm bám biển sản xuất góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc. |
05 |
DA.02.21 |
Dự án SXTN: Thử nghiệm sản xuất giống sò huyết (Anadara granosa) phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau |
Chi cục Thủy Sản Cà Mau/ Bùi Nhật Phương |
- Thử nghiệm sản xuất giống sò huyết đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật như sau: Tỷ lệ thành thục sinh dục: ≥ 70 %; tỷ lệ thụ tinh: ≥ 85%; tỷ lệ nở: ≥ 85%, tỷ lệ sống của giai đoạn ấu trùng veliger tới spat 3-5%, tỷ lệ sống giai đoạn spat lên sò giống cấp 1 (cỡ 1-2mm): ≥ 10 %, tỷ lệ sống đến giai đoạn sò huyết giống cấp I lên cấp II (cỡ 5-10mm): 20-25 %. - Chuyển giao quy trình kỹ thuật cho 05 hộ dân (có trại sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau) tham gia với mục tiêu là mỗi hộ sản xuất được 1 triệu con giống có kích cỡ trung bình đạt 5mm/con. |
1.100 |
- Quy trình sản xuất giống sò huyết phù hợp với điều kiện nuôi tỉnh Cà Mau. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt ổn định như sau: Tỷ lệ thành thục sinh dục: ≥70 %; tỷ lệ thụ tinh: ≥85%; tỷ lệ nở: ≥85%, tỷ lệ sống của giai đoạn ấu trùng veliger tới spat 3-5%, tỷ lệ sống giai đoạn spat lên sò giống cấp 1 (cỡ 1-2mm): ≥10 %, tỷ lệ sống đến giai đoạn sò giống cấp I lên cấp II (cỡ 5-10mm): 20-25 %. - Đào tạo, tập huấn, hội thảo tổng kết kết quả triển khai dự án: Đào tạo được 03 kỹ thuật viên để tiếp nhận công nghệ. |
10 |
CT.01.21-25 |
Chương trình: ứng dụng kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào sản xuất, đời sống. |
Đơn vị có chức năng tại địa phương/phù hợp với lĩnh vực chuyển giao công nghệ |
Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu về công nghệ sinh học, tuyển chọn, chuyển đổi, nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi, quy trình canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương trong tỉnh. |
3.000 |
Giai đoạn 2021-2025 kinh phí ngân sách nhà nước: 03 tỷ/01 Chương trình/năm và không giới hạn số dự án thực hiện. |
11 |
CT.02.21-25 |
Chương trình: ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP. |
Các đơn vị có chức năng tại địa phương |
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển ngư, nông, lâm nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh. |
3.000 |
|
12 |
CT.03.21-25 |
Chương trình: xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương. |
Đơn vị có chức năng trong và ngoài tỉnh |
Nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của các sản phẩm đặc thù và đặc sản địa phương để góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình phát triển và hội nhập, từ đó định hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bảo đảm chất lượng. |
3.000 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.