ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1968/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 07 tháng 09 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/06/2009;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa 29/9/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ văn bản số 1670/BVHTTDL-DSVH ngày 10/5/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch chung Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
Xét Tờ trình số 161/TTr-BQL ngày 12/7/2016 của Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm và văn bản số 145/SXD-QHKT ngày 11/8/2016 của Sở Xây dựng về việc đề nghị phê duyệt hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu du lịch hồ Tuyền Lâm đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên đồ án quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
a) Vị trí: thuộc phường 3 và phường 4, thành phố Đà Lạt và một phần huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (phạm vi tọa độ X: 570.000- 577.000 và tọa độ Y: 1.310.000 - 1.319.000, hệ tọa độ VN.2000).
b) Giới cận:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp: Quốc lộ 20;
- Phía Tây và Tây Bắc giáp: núi B’Nam;
- Phía Bắc giáp: khu vực Sầm Sơn, Quảng Thừa;
- Phía Nam giáp: núi Quan Du (núi Voi).
a) Diện tích quy hoạch: 2.944,28 ha; trong đó diện tích đất theo ranh thực tế của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm là 2.801,28 ha và diện tích đất bổ sung của một số dự án 143,0 ha.
b) Quy mô số phòng nghỉ du lịch: khoảng 6.921 phòng.
4.1. Mục tiêu đồ án, quan điểm phát triển:
a) Mục tiêu đồ án:
- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 và Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày 19/12/2008.
- Hình thành Khu du lịch Quốc gia kiểu mẫu theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013. Đây là Khu du lịch mang tính đặc trưng riêng của thành phố Đà Lạt và phát triển bền vững, theo hướng tăng trưởng xanh, có quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng định hướng Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 (sau đây viết tắt là Quy hoạch 704).
b) Quan điểm và tính chất quy hoạch:
- Về quan điểm: Hình thành Khu du lịch hỗn hợp, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa phương Đông và phương Tây, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi - giải trí cao cấp là loại hình chính yếu. Phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, coi trọng bảo tồn và tôn tạo các yếu tố tự nhiên, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường rừng; bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực.
- Tính chất quy hoạch:
+ Khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, các giá trị truyền thống và văn hóa - lịch sử của địa phương góp phần phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng theo hướng chất lượng cao và bền vững.
+ Điều chỉnh quy hoạch chung Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chủ yếu là rà soát, điều chỉnh các dự án trùng lắp về chức năng và bổ sung một số chức năng phân khu mới làm nổi bật bản sắc riêng của thành phố Đà Lạt, đáp ứng xu hướng chung du lịch của thời đại; tuân thủ định hướng Quy hoạch 704.
+ Xác định mặt nước hồ Tuyền Lâm là trung tâm trong các giải pháp thiết kế các khu chức năng và các sản phẩm du lịch. Xây dựng công trình kiến trúc và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phục vụ du lịch - dịch vụ với chất lượng cao; đảm bảo hài hòa với môi trường tự nhiên và hạn chế tối đa việc phá vỡ địa hình, cảnh quan tại từng khu vực.
c) Các loại hình, sản phẩm du lịch chính:
- Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp hội nghị, hội thảo;
- Du lịch thể thao và vui chơi giải trí chất lượng cao (như: Sân golf, casino, cáp trượt...);
- Du lịch sinh thái (tham quan, nghiên cứu sinh thái rừng và đa dạng sinh học, quan sát chim thú hoang dã, đi bộ trong rừng, du lịch tham quan bản làng dân tộc, du lịch mạo hiểm, leo núi, thám hiểm, cắm trại, đi bè, câu cá,...);
- Du lịch tham quan thắng cảnh bằng đường thủy, đường bộ, cáp treo;
- Du lịch văn hóa, tôn giáo,...
4.2. Nội dung của đồ án quy hoạch điều chỉnh:
a) Điều chỉnh mức độ tác động: Điều chỉnh và cân đối giữa chức năng nghỉ dưỡng với tham quan; nghỉ dưỡng với vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch. Xác định tỷ lệ chức năng chính, phụ trong từng phân khu dựa trên nguyên tắc: cân đối giữa chức năng nghỉ dưỡng với tham quan, nghỉ dưỡng với vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch, theo tỉ lệ chức năng chính, phụ trong từng phân khu chức năng và từng dự án thành phần.
b) Quy hoạch các phân khu chức năng:
STT |
Ký hiệu |
Phân khu chức năng |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ (%) |
Tỷ lệ tác động (%) |
1 |
1A, 1B |
Khu trung tâm đón tiếp kết hợp dịch vụ |
29,60 |
1,01 |
Công trình có mái che: ≤ 6,0 Công trình không mái che: ≤ 9,0 |
2 |
3,4, 5, 6, 9-1, 9-3 |
Khu nghỉ dưỡng cao cấp và dịch vụ hỗ trợ |
545,83 |
18,54 |
Công trình có mái che: ≤ 10 Công trình không mái che: ≤ 14 |
3 |
Phân khu số 7 và phân khu 9-0 |
Khu vui chơi giải trí chất lượng cao, hội nghị, hội thảo và dịch vụ hỗ trợ |
349,49 |
11,87 |
Công trình có mái che: ≤ 6,0 Công trình không mái che: ≤ 17 |
4 |
8A, AB |
Khu sân golf kết hợp nghỉ dưỡng |
209,59 |
7,12 |
Công trình có mái che: ≤ 2,5 Công trình không mái che: ≤ 4,5 |
5 |
10 |
Khu du lịch sinh thái và dịch vụ hỗ trợ |
1259,55 |
42,78 |
Công trình có mái che: ≤ 2,5 Công trình không mái che: ≤ 4,5 |
6 |
2 |
Khu du lịch tôn giáo |
19,40 |
0,66 |
Công trình có mái che: ≤ 7,0 Công trình không mái che: ≤ 13 |
7 |
3-2 |
Khu du lịch văn hóa kết hợp nghiên cứu |
32,50 |
1,10 |
Công trình có mái che: ≤ 2,5 Công trình không mái che: ≤ 4,5 |
8 |
|
Hồ Tuyền Lâm và vùng bảo vệ (cao độ +1.382) |
352,00 |
11,96 |
|
9 |
|
Hồ sinh học suối Tía |
23,53 |
0,80 |
|
10 |
|
Hạ tầng công cộng |
65,12 |
2,21 |
|
11 |
|
Công viên công cộng |
57,67 |
1,96 |
Công trình có mái che: ≤ 2,5 Công trình không mái che: ≤ 4,5 |
Tổng cộng |
2.944,28 |
100,0 |
|
c) Tầng cao kiến trúc tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm: ≤ 03 tầng (gồm 01 trệt, 01 lầu và áp mái hoặc kể cả 01 tầng bán hầm và áp mái) cho toàn Khu du lịch. Trường hợp đặc biệt cần tạo điểm nhấn cho khu vực, hoặc do địa hình thực tế, công trình cần có giải pháp kiến trúc tầng cao phù hợp thì phải được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Tỷ lệ tác động đến rừng của toàn Khu du lịch hồ Tuyền Lâm: Tổng diện tích toàn Khu du lịch 2.944,28ha, tỷ lệ tác động của công trình có mái che và không có mái che ≤ 9,14%. Trong đó, diện tích tác động công trình có mái che ≤ 69,14ha chiếm tỷ lệ ≤ 2,35%, diện tích tác động công trình không mái che ≤ 199,84ha chiếm tỷ lệ ≤ 6,79%.
4.3. Các khu chức năng của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm:
a) Khu trung tâm đón tiếp kết hợp dịch vụ, diện tích 29,60 ha (phân khu 1A, 1B):
- Khu trung tâm bố trí tại cửa ngõ chính (từ đèo Prenn) vào Khu du lịch hồ Tuyền Lâm; có chức năng: tiếp đón chính cho toàn khu; hướng dẫn du khách; khu văn phòng làm việc; trung tâm tiếp thị đầu tư - du lịch; tổ chức các sự kiện, dịch vụ công ích, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, tham quan, mua sắm... nhằm phục vụ cho du khách tham quan, khách nghỉ dưỡng trong các dự án và các chủ dự án thành phần trong Khu du lịch.
- Về định hướng chức năng các công trình chủ yếu, gồm có:
+ Khu đón tiếp, hướng dẫn, văn phòng làm việc (của Ban quản lý hồ, đập; Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm...), trung tâm tiếp thị (của các dự án và tour du lịch...);
+ Khu dịch vụ công ích (gồm các cơ sở ngân hàng, bưu điện, viễn thông quốc tế,...);
+ Khu nhà nghỉ (chủ yếu phục vụ khách công vụ);
+ Khu Plaza (tiếp giáp với hồ Tuyền Lâm) phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí trong nhà; tổ chức các sự kiện ngoài trời, triển lãm và mua sắm...
+ Khu quảng trường, công viên công cộng, cắm trại, picnic, tham quan hoa, sinh vật cảnh... bố trí cạnh các tuyến đường đi dạo bộ.
+ Khu bãi xe có quy mô vừa và nhỏ, nằm xen kẽ dưới tán rừng. Chủ yếu là nơi dừng đỗ của các phương tiện vận chuyển khách công cộng từ bãi đỗ xe ở các cổng chính.
+ Khu bãi đáp trực thăng quy mô nhỏ, dùng cho các trường hợp khẩn cấp.
- Mật độ xây dựng: Tỷ lệ tác động công trình có mái che là ≤ 6,0% và đối với công trình không mái che là ≤ 9,0%; không bao gồm đường giao thông công cộng và khuyến khích xây dựng tập trung trên các khu đất nông nghiệp hiện hữu, đất trống, đất rừng ít xung yếu.
- Điều chỉnh tăng tỷ lệ chức năng chính, phụ đối với các loại công trình trong dự án theo hướng:
+ Từ 30 - 40% diện tích tác động có mái che là các công trình quản lý hành chánh, kỹ thuật và nhà khách công vụ...
+ Từ 60 - 70% diện tích tác động có mái che là các công trình dịch vụ, ẩm thực, vui chơi, mua sắm, chỉ dẫn và trưng bày, triển lãm hoa...
- Tầng cao công trình: ≤ 3 tầng (gồm 01 trệt, 01 lầu và áp mái hoặc kể cả tầng bán hầm và áp mái).
b) Khu nghỉ dưỡng cao cấp và dịch vụ hỗ trợ, diện tích 545,83 ha (phân khu 3, 4, 5, 6, 9-1, 9-3):
- Đây là khu dành cho các hoạt động du lịch chủ yếu là: du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và tham quan thắng cảnh, du lịch mạo hiểm thông qua các hoạt động leo núi cắm trại, picnic, du lịch lễ hội, giao lưu văn hóa và thưởng thức nghệ thuật, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực. Các công trình tiêu chuẩn cao cấp chủ yếu là: hệ thống biệt thự, khách sạn, phòng họp, khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng, nhà hàng, các cơ sở phục hồi sức khỏe, thể thao, giải trí, trại sáng tác... Đồng thời là Khu vui chơi, giải trí, thể thao cao cấp phục vụ cho khách nghỉ dưỡng tại Khu du lịch và cho khách du lịch bên ngoài đến tham quan, nghỉ cuối ngày, cuối tuần và những hoạt động có tính chất tĩnh; đầu tư hạ tầng và cơ sở dịch vụ phục vụ hoàn hảo, chất lượng cao.
- Định hướng các công trình cụ thể sau:
+ Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ, bungalow, khu nghỉ dưỡng tập trung kết hợp hội nghị hội thảo, có các cơ sở thể thao: sân bóng, sân tập, sân tennis, phòng tập đa năng;
+ Phòng khám và các cơ sở phục hồi sức khỏe: vật lý trị liệu, thuốc thực vật, xông hơi;
+ Các không gian triển lãm (Gallery)...
- Mật độ xây dựng: Khuyến khích xây dựng tập trung trên phần đất nông nghiệp hiện hữu, đất trống, đất rừng ít xung yếu. Tỷ lệ tác động đối với công trình có mái che là ≤ 10% và công trình không mái che là ≤ 14%.
- Tỷ lệ chức năng chính, phụ cho các loại công trình trong từng dự án:
+ Từ 10 - 15% diện tích tác động có mái che là các công trình hành chánh quản lý, kỹ thuật;
+ Từ 50 - 70% diện tích tác động có mái che là các công trình lưu trú với nhiều loại hình như: biệt thự, khách sạn, bungalow..
+ Từ 15 - 35% diện tích tác động có mái che là các công trình dịch vụ công cộng.
- Tầng cao công trình: ≤ 3 tầng (gồm 01 trệt, 01 lầu và áp mái hoặc kể cả tầng bán hầm và áp mái).
c) Khu vui chơi giải trí chất lượng cao, hội nghị - hội thảo và dịch vụ hỗ trợ, diện tích 349,49 ha (gồm toàn phân khu số 7 và phân khu 9-0):
- Đây là khu giải trí cao cấp như: trò chơi có thưởng, chiếu phim, triển lãm trong nhà, biểu diễn thời trang, tổ chức hội nghị, hội thảo, nhà hàng... Chú trọng phát triển chủ yếu 04 loại hình: vui chơi - giải trí cao cấp (chủ yếu giải trí trong nhà), nghỉ dưỡng, hội nghị hội thảo quốc tế và triển lãm hoa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, hội họp, tham quan, nghỉ dưỡng, ngắm cảnh... hạn chế trùng lắp chức năng với Khu du lịch sinh thái hồ Prenn (theo Quy hoạch 704). Tập trung tại khu vực phía đông hồ Tuyền Lâm và có 02 lối giao thông chính tiếp cận.
- Định hướng các công trình chủ yếu gồm:
+ Các khu công viên trồng và triển lãm hoa - cây cảnh cũng như các loại cây quý hiếm, khu kiến trúc kỳ quan thế giới thu nhỏ;
+ Các hoạt động giải trí cao cấp: rạp chiếu phim, restaurant, caféteria, dancing club, bar, karaoke, massage,...
+ Khu thể thao giải trí, bowling, hồ bơi nước nóng, dạo chơi bằng khinh khí cầu, dù lượn, sàn diễn nghệ thuật, thời trang, sân khấu nhạc nước.
+ Hệ thống các khách sạn, biệt thự cao cấp, các Trung tâm hội nghị - hội thảo đa năng.
+ Các shop trưng bày và bán các sản phẩm cao cấp.
+ Các khu ẩm thực.
+ Trên đỉnh Pinhatt và B’Nam Qua xây dựng đài vọng cảnh, khu vui chơi giải trí, vườn hoa, nhà hàng, khu camping...
- Mật độ xây dựng: Khuyến khích xây dựng tập trung trên các khu đất nông nghiệp, khu đất trống, đất rừng ít xung yếu. Tỷ lệ tác động đối với công trình có mái che là ≤ 6,0% và công trình không mái che là ≤ 17%.
- Tỷ lệ chức năng chính phụ cho các loại công trình trong từng dự án:
+ Từ 15 - 20% diện tích tác động có mái che là các công trình hành chánh quản lý, kỹ thuật;
+ Từ 25 - 30% diện tích tác động có mái che là các công trình lưu trú với nhiều loại hình như: biệt thự, khách sạn, bungalow…;
+ Từ 50 - 60% diện tích tác động có mái che là các công trình dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, hội nghị hội thảo quốc tế và triển lãm hoa.
- Tầng cao công trình: ≤ 3 tầng (gồm 01 trệt, 01 lầu và áp mái hoặc kể cả tầng bản hầm và áp mái).
d) Khu sân golf kết hợp nghỉ dưỡng, diện tích 209,6 ha (phân khu 8A, 8B):
- Khu vực sân golf (thuộc phân khu chức năng số 8, phía đông nam hồ Tuyền Lâm) diện tích 209,6 ha; gồm các công trình xây dựng: sân Golf, hệ thống nhà nghỉ dưỡng và các cơ sở dịch vụ cho các hoạt động của sân Golf...
- Mật độ xây dựng: Khuyến khích xây dựng tập trung trên các khu đất nông nghiệp hiện hữu trước đây, đất trống, đất rừng ít xung yếu. Tỷ lệ tác động đối với công trình có mái che là ≤ 2,5% và công trình không mái che là ≤ 4,5%.
- Tầng cao công trình: ≤ 3 tầng (gồm 01 trệt, 01 lầu và áp mái hoặc kể cả tầng bán hầm và áp mái).
đ) Khu du lịch sinh thái và dịch vụ hỗ trợ, diện tích 1.259,55 ha (phân khu số 10):
- Các khu vực có rừng thông, rừng hỗn giao trên các đồi cao trải dài từ phía đông và tây xuống khu vực phía nam của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, được bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động của con người và tạo điều kiện cho các loại thú rừng về sinh sống tại vùng thượng nguồn của hồ.
- Chú trọng phát triển các hoạt động dã ngoại, tham quan nghiên cứu, đi bộ trong rừng, ven hồ, leo núi, tham quan khu sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, du lịch thám hiểm, du thuyền, cắm trại dã ngoại, quan sát chim thú, câu cá... Để bảo vệ tính chất sinh thái, các công trình được xây dựng trong khu vực này cần hạn chế tối đa mức độ tác động, làm ảnh hưởng, thay đổi thiên nhiên chung quanh và làm giảm giá trị tự nhiên của khu vực.
- Trong Khu du lịch sinh thái bố trí các khu vực công trình sau:
+ Các khu vực lưu trú: Làm điểm xuất phát cho các chuyến tham quan trong rừng, là nơi tập huấn về kỹ năng đi rừng, sống với thiên nhiên; trưng bày và tuyên truyền bảo vệ các loại động thực vật của vùng. Khu vực này bao gồm: các nhà nghỉ, công trình dịch vụ và các chòi nghỉ chân bằng vật liệu thân thiện với môi trường; chòi quan sát chim thú; dải cây xanh quanh hồ với mục đích phòng hộ, tạo môi trường sinh sống cho các loại chim nước và tôn tạo cảnh quan hồ; các điểm du lịch sinh thái... Cho phép các điểm du lịch hiện có được duy trì và đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ.
+ Khu du lịch thác Đatanla (phía đông bắc Khu du lịch hồ Tuyền Lâm): Quy hoạch thành một khu chức năng chủ yếu tham quan thưởng ngoạn, kết hợp vui chơi giải trí, với các loại hình gắn với thác nước, như: leo núi, thám hiểm và ngắm cảnh.
+ Điểm du lịch thác Bảo Đại: Quy hoạch thành điểm du lịch thưởng ngoạn, dã ngoại phục vụ tham quan (không lưu trú). Đồng thời, xây dựng hồ sinh học suối Tía tại thượng nguồn thác Bảo Đại để không gây ô nhiễm cho hồ Tuyền Lâm và tôn tạo cảnh quan thác, phục hồi lại rừng trong khu vực.
+ Núi Pinhatt: Khu vực đỉnh núi Pinhatt có diện tích 4 ha, cao 1.696m, cách mặt hồ khoảng 300m, địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho xây dựng. Quy hoạch bố trí các công trình tạo điểm nhấn, kết hợp nhà hàng, đài ngắm cảnh, khu vui chơi giải trí, cắm trại, vườn hoa đặc trưng Đà Lạt.
+ Núi B’Nam Qua: bố trí làng văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số.
- Mật độ xây dựng: Đối với khu vực có dự án, tỷ lệ tác động đối với công trình có mái che là ≤ 2,5% và công trình không mái che là ≤ 4,5%.
- Đối với đất du lịch sinh thái không có dự án đầu tư, không xây dựng các công trình kiên cố, chỉ bố trí các kiến trúc nhỏ như: chòi nghỉ chân, ngắm cảnh...
- Tỷ lệ chức năng chính, phụ cho các loại công trình trong từng dự án:
+ Từ 15 - 20% diện tích tác động có mái che là các công trình hành chánh quản lý, kỹ thuật;
+ Từ 40 - 45% diện tích tác động có mái che là các công trình lưu trú với nhiều loại hình như: biệt thự, bungalow…;
+ Từ 35 - 40% diện tích tác động có mái che là các công trình phục vụ cho các hoạt động du lịch sinh thái.
Tầng cao công trình: ≤ 3 tầng (gồm 01 trệt, 01 lầu và áp mái hoặc kể cả tầng bán hầm và áp mái).
- Trong Khu du lịch sinh thái chủ yếu khai thác, thiết lập đường đi bộ nhỏ, len lỏi dưới tán rừng, có kết cấu mặt đường phù hợp; không xây dựng các đường giao thông có mặt đường > 1,5m. Các công trình sử dụng chủ yếu vật liệu thân thiện với môi trường (như đá, gỗ, tre, gạch...), giải pháp kiến trúc xanh, màu sắc hài hòa với thiên nhiên.
e) Khu du lịch tôn giáo (Thiền viện Trúc Lâm), diện tích 19,4 ha (phân khu số 2):
- Chức năng chính là tham quan du lịch và tín ngưỡng. Hướng nhìn ra hồ từ Thiền Viện Trúc Lâm, sườn đồi tiếp giáp hồ Tuyền Lâm cần phủ xanh, chống xói mòn, xây dựng vườn hoa công cộng, trồng thêm cây xanh, thảm cỏ, đường xe ngựa và đi bộ... Tiếp tục chỉnh trang các kiến trúc phụ trong khu vực để đảm bảo tính thống nhất, hài hòa cho toàn thể công trình.
- Mật độ xây dựng: Tỷ lệ tác động đối với công trình có mái che là ≤ 7% và công trình không mái che là ≤ 13%.
- Tầng cao công trình: ≤ 3 tầng (gồm 01 trệt, 01 lầu và áp mái hoặc kể cả tầng bán hầm và áp mái).
g) Khu du lịch văn hóa kết hợp nghiên cứu, diện tích 32,5 ha (phân khu 3-2):
- Thuộc khu vực phía tây bắc Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, có vị trí ngay lối vào chính nên không gian khá nhộn nhịp, phù hợp với tổ chức du lịch giao lưu văn hóa, du lịch nghiên cứu. Các công trình chủ yếu là: phục vụ nghiên cứu kết hợp du lịch, tìm hiểu, giao lưu văn hóa và du lịch. Hệ thống các khu nhà nghỉ, khách sạn, bungalow tiện nghi cao và sang trọng, kết hợp với các loại hình thể thao (như: sân tập, sân tennis, phòng tập đa năng) và các vườn hoa mang lại không gian đặc trưng của Đà Lạt.
- Mật độ xây dựng: Tỷ lệ tác động đối với công trình có mái che ≤ 2,5% và công trình không mái che ≤ 4,5%.
- Tỷ lệ chức năng chính, phụ cho các loại công trình trong từng dự án:
+ Từ 10 - 15% diện tích cho phép tác động có mái che là các công trình hành chánh quản lý, kỹ thuật;
+ Từ 40 - 50% diện tích cho phép tác động có mái che là các công trình lưu trú với nhiều loại hình như: biệt thự, khách sạn, bungalow…;
+ Từ 40 - 45% diện tích cho phép tác động có mái che là các công trình phục vụ du lịch văn hóa, nghiên cứu.
- Tầng cao công trình: ≤ 3 tầng (gồm 01 trệt, 01 lầu và áp mái hoặc kể cả tầng bán hầm và áp mái).
h) Công viên công cộng 57,67 ha:
- Bố trí tại khu vực đất chưa có dự án đầu tư, tiếp giáp với hồ Tuyền Lâm và cách ly với các dự án bằng đường quanh hồ; việc đầu tư, quản lý và khai thác các công trình công cộng phải tuân theo các quy định cụ thể và chặt chẽ.
- Mật độ xây dựng: Tỷ lệ tác động đối với công trình có mái che ≤ 2,5% và công trình không mái che là ≤ 4,5%.
- Các công trình chủ yếu gồm: Chòi nghỉ chân, nhà vệ sinh, nhà thủy tạ, các kiosque phục vụ ăn uống giải khát... Hình thành các công viên công cộng kết hợp với không gian hoa Anh Đào đặc trưng và các loại cây quý hiếm khác, nhằm phục vụ cho nhu cầu tham quan của khách du lịch. Phần diện tích trồng cây chuyên đề được tính vào đất rừng, chuyển đổi chức năng để phục vụ du lịch.
- Tầng cao: Chủ yếu 01 tầng.
i) Hạ tầng công cộng: 65,12 ha; bao gồm:
- Hệ thống đường giao thông, hành lang kỹ thuật, bãi xe, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, thông tin. Tổng diện tích đất là 65,12 ha; phần hạ tầng công cộng đã thực hiện 42,77 ha.
- Dự kiến mở thêm các tuyến:
+ Đường nối cạnh Trúc Lâm Thiền Viện (tránh đi qua đập tràn), dài 420m, diện tích khoảng 0,63 ha.
+ Đường mới đi qua khu trung tâm (tránh đi qua đập tràn), dài 2.150m, diện tích 3,3 ha.
+ Đường mới đi lên khu chức năng 10-6, dài 745m, diện tích 1,2 ha.
+ Đường mới đi lên đồi Thánh Giá, dài 460m, diện tích 0,7 ha.
+ Đường mới đi lên khu 10-3, dài 150m, diện tích 0,45ha.
+ Đường mới vào khu 9-1, dài 590m, diện tích 0,9 ha.
+ Đường mới vào khu 4-6 và 4-7, dài 300m, diện tích 0,43ha.
- Bố trí các bãi xe tập trung tại 03 cổng chính, và 01 bãi xe tại khu thác Đatanla..diện tích 12 ha.
- Khu xử lý nước thải tập trung cho các dự án trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm và nhà máy cấp nước, diện tích khoảng 3 ha.
- Bổ sung đường đi bộ quanh hồ: Trong phạm vi hành lang cây xanh ven hồ quy hoạch đường đi bộ quanh hồ, rộng 1,5m. Các vị trí đi qua đường tụ thủy sẽ bố trí đường đi bộ trên hành lang kỹ thuật hoặc làm cầu cạn.
k) Hồ Tuyền Lâm và vùng bảo vệ I, diện tích 352 ha:
- Khu vực bảo vệ I của Di tích thắng cảnh hồ Tuyền Lâm có diện tích 352ha (tính đến cao độ + 1.382); trong đó, diện tích mặt nước hồ Tuyền Lâm 296,0 ha (tính đến cao độ + 1.379).
- Phát triển các loại hình dịch vụ, vui chơi, giải trí (chèo thuyền, câu cá, tổ chức sự kiện...), thưởng ngoạn trên mặt hồ bằng du thuyền (du thuyền cao cấp, không tiếng ồn, thân thiện môi trường, kiểu dáng đẹp, chất lượng 4 -5 sao).
- Ban quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư, quản lý và khai thác các dịch vụ theo quy định.
l) Hồ sinh học suối Tía, diện tích 23,53 ha: Hồ sinh học phải được giám sát và kiểm tra thường xuyên để bảo vệ chất lượng nước hồ Tuyền Lâm.
m) Nhà thủy tạ: Quy hoạch 4 vị trí nhà thủy tạ để kết hợp với các bến thuyền tạo thêm không gian ngắm cảnh cho du khách với kiến trúc hài hòa cảnh quan, môi trường tại các vị trí sau:
- Khu trung tâm đón tiếp kết hợp dịch vụ.
- Khu công viên công cộng trước Thiền Viện Trúc Lâm.
- Công viên công cộng trước phân khu số 3.
- Tại công viên công cộng tại cầu nối nhánh trái và nhánh phải.
4.4. Định hướng một số khu vực không gian kiến trúc cảnh quan; vị trí các khu vực, các điểm, tuyến, kết nối đặc trưng hướng dẫn thiết kế đô thị để kiểm soát phát triển:
a) Các trục không gian - cảnh quan chính:
- Gồm các tuyến:
+ Tuyến đường từ cổng chính từ đèo Prenn nối giao lộ của khu vực Trúc Lâm Thiền Viện và trung tâm đón tiếp có mật độ khách tập trung đông đúc.
+ Tuyến giao thông quanh hồ (nhánh trái và nhánh phải) hạn chế phương tiện cá nhân, thay bằng phương tiện xe điện công cộng phục vụ khách tham quan.
+ Tuyến liên kết điểm nhìn từ khu vực cáp treo đồi Robin xuống khu vực Trúc Lâm Thiên Viện, hồ Tuyên Lâm.
+ Tuyến liên kết điểm nhìn từ đỉnh Pinhatt đến bán đảo trung tâm và hồ Tuyền Lâm, đến đỉnh đồi phân khu 9-0 (tuyến liên kết các điểm nhìn đẹp).
- Các tiêu chí định hướng cho trục không gian - cảnh quan chính: Tạo nét đặc trưng riêng của thành phố Đà Lạt và Khu du lịch hồ Tuyền Lâm; tôn trọng địa hình tự nhiên; tránh san gạt lớn trong quá trình thi công; có thể xây dựng các công trình, kiến trúc, biểu tượng làm điểm nhấn nhưng hạn chế xây dựng công trình dân dụng trên các trục không gian - cảnh quan chính; trồng và trang trí các loại cây, hoa đặc thù của Đà Lạt.
b) Vị trí các khu vực làm điểm nhấn: Trên cơ sở nền địa hình, xác định các điểm trên cao, điểm vị trí trung tâm để có thể xây dựng các công trình làm điểm nhấn:
+ Công trình điểm nhấn tại khu vực đỉnh đồi Robin, phân khu 9-3C;
+ Công trình điểm nhấn Trúc Lâm Thiền Viện, phân khu 2;
+ Công trình điểm nhấn tại khu vực đỉnh đồi khu trung tâm, phân khu 1;
+ Công trình điểm nhấn tại khu vực đỉnh đồi phân khu 9-0;
+ Công trình điểm nhấn tại khu vực đỉnh đồi phân khu 3-0;
+ Công trình điểm nhấn tại khu vực đỉnh đồi phân khu 4-2;
+ Công trình điểm nhấn tại khu vực đỉnh đồi Thánh Giá, phân khu 10;
+ Công trình điểm nhấn tại khu vực đỉnh Pinhatt, phân khu 10-5;
+ Công trình điểm nhấn tại bán đảo trung tâm Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, phân khu 7-0.
c) Xác định cổng chính - phụ:
- Gồm 3 vị trí:
+ Lối tiếp cận theo đường Trúc Lâm Yên Tử: là trục đường tiếp cận ngắn nhất từ cửa ngõ thành phố Đà Lạt qua Quốc lộ 20 vào trung tâm Khu du lịch hồ Tuyền Lâm.
+ Đường Triệu Việt Vương: là đường tiếp cận từ Khu du lịch hồ Tuyền Lâm đến trung tâm thành phố Đà Lạt và ngược lại; xác định là hướng phụ, dành tiếp đón khách tham quan, vãng lai.
+ Đường nối từ cao tốc Liên Khương: thuận lợi cho khách lưu trú tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm bằng đường hàng không (từ sân bay Liên Khương) là hướng phụ.
- Tại các cổng vào đều bố trí các bãi đậu xe tập trung, các quầy vé, nhà nghỉ chân, trạm rửa xe... Các xe du lịch sẽ đậu tại bãi và chuyển khách qua xe điện của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm nhằm đảm bảo môi trường của hồ.
- Tiêu chí thiết kế cổng vào chính có kiến trúc nhẹ nhàng, hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Cổng chào cần mang sắc thái đặc trưng của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm
d) Quảng trường lớn: Toàn Khu du lịch chỉ bố trí 01 quảng trường lớn tại khu trung tâm tiếp đón với vai trò là không gian mở, không gian công cộng và là nơi tập trung du khách với số lượng lớn trong các kỳ tổ chức lễ hội...
đ) Khai thác dịch vụ trên mặt hồ: Tại khu trung tâm tiếp đón và các công viên công cộng tiếp xúc với mặt hồ, được khai thác các dịch vụ trên mặt nước nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội (chèo thuyền, câu cá, ngắm cảnh...).
Trên mặt hồ bố trí 04 nhà thủy tạ, 05 bến thuyền và 08 vị trí cầu tàu để khai thác dịch vụ tham quan, thưởng ngoạn trên hồ bằng du thuyền. Mỗi dự án tiếp xúc với mặt hồ, có thể bố trí một cầu tàu nhỏ để phục vụ việc đưa đón khách tham quan và ngắm cảnh hồ Tuyền Lâm.
Các dịch vụ khai thác trên mặt hồ phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí nhẹ nhàng không ảnh hưởng hay làm thay đổi phạm vi khu vực bảo vệ I. Việc khai thác dịch vụ trên mặt hồ do Ban quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm lập đề án cụ thể, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
e) Biển báo, biển quảng cáo ngoài trời: Việc hình thành, bố trí, lắp dựng các biển báo, bảng quảng cáo trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chịu sự quản lý bởi các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt (theo Luật Quảng cáo) và phù hợp với Quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc ban hành kèm theo đồ án quy hoạch được phê duyệt.
g) Cây xanh trong khu du lịch: Cây xanh trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chủ yếu là thông và một số loài cây đặc thù khác của địa phương. Chú trọng phát triển, gìn giữ, bảo vệ các cây lâu năm nhằm đa dạng thảm thực vật và phân tầng tạo cảnh quan, nhất là khu vực ven hồ.
Cây xanh và cảnh quan trên các trục đường theo thiết kế chi tiết. Trên vỉa hè và đường dạo cần tổ chức các điểm dừng, nghỉ chân, tránh nắng và ngắm cảnh, kết hợp với trồng hoa trang trí. Các mảng tường rào, ta luy, tường chắn... được phủ xanh, trang trí bằng cây xanh, dây leo và hoa.
4.5. Quy hoạch định hướng chuẩn bị kỹ thuật:
- San nền: Xác định cao độ khống chế xây dựng tại các dự án ven hồ Tuyền Lâm là Hxd ≥ + 1.382m. Tại các khu vực thấp dần phía đông nam, cao độ xây dựng tùy vào địa hình thực tế nhưng không để ngập úng. Do đặc thù của khu vực vùng núi; rừng, khi san nền các công trình có mái và không có mái che phải giảm tối đa tác động đến rừng.
- Thoát nước mưa:
+ Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước thải. Giữ nguyên hiện trạng hệ thống thoát nước mưa đã có. Xây dựng mới các cống và rãnh dọc đối với các tuyến giao thông mới. Xây hồ lắng các loại rác tại khu vực hồ sinh học ở vị trí cầu suối Tía; đồng thời quản lý chặt chẽ việc xả thải lưu vực thượng nguồn dòng chảy suối Tía nhằm bảo vệ nguồn nước chảy vào hồ và Nhà máy cấp nước tại hồ Tuyền Lâm.
+ Hướng thoát nước: Đại bộ phận phần lượng nước mưa đều thoát về các khe núi và chảy cắt ngang đường sau đó đổ vào lòng hồ Tuyền Lâm. Các họng xả phải được thiết kế qua hệ thống giảm áp, tiêu năng và chống bồi lắng.
- Chống sạt lở bờ hồ: Hiện nay, bờ hồ Tuyền Lâm đã có một số đoạn quanh mép nước đã và đang sạt lở cần phải tiến hành gia cố cho các đoạn này dưới các hình thức kè ốp mái, rọ đá, trồng cây thủy sinh giữ đất, giải pháp phao nổi... Việc gia cố bờ tại các vị trí sạt lở được tiến hành vào mùa khô có mực nước thấp nhất.
4.6. Quy hoạch giao thông: Dự báo nhu cầu vận tải tính đến năm 2050 với tổng số khách dự kiến 13.842 khách.
a) Tổ chức giao thông đối ngoại và giao thông nội vùng:
- Giao thông đối ngoại: qua 04 điểm kết nối:
+ Từ trung tâm thành phố Đà Lạt qua đường đèo Prenn đến ngã ba vào Thiền Viện Trúc Lâm với chiều dài đường bộ là khoảng 5 km.
+ Từ Trung tâm thành phố Đà Lạt theo đường Triệu Việt Vương tiếp cận với nhánh phải của tuyến đường quanh hồ khoảng 4 km.
+ Từ sân bay Liên Khương về đến tuyến đường mới kết nối đường cao tốc với Hồ Tuyền Lâm khoảng 18 km.
+ Đường cáp treo với chiều dài tuyến 2,3 km.
- Đường sắt đô thị dự kiến (theo quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014) có đường Tramway. Dự kiến bố trí Ga Tramway gần khu vực nhà ga cáp treo (ga đi) gần với Bến xe Đà Lạt và bám dọc Quốc lộ 20 hướng về thác Prenn.
- Giao thông nội vùng:
+ Tuyến đường quanh Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (nhánh trái, nhánh phải có tổng chiều dài khoảng 19.738m; đường 02 làn xe, lộ giới rộng 30,5m; mặt đường rộng 6,5m và lề rộng 2m/mỗi bên - dãy cây xanh cảnh quan rộng 10m mỗi bên.
+ Tuyến đường quanh khu vực 4-2 và 4-3; dài khoảng 2.935 m; lộ giới rộng 27,5m; mặt đường rộng 3,5m và lề rộng 2m/mỗi bên - dãi cây xanh cảnh quan rộng 10m mỗi bên, tổ chức giao thông một chiều; bố trí các chỗ tránh xe hoặc đậu xe trong tình huống có sự cố. Vị trí chỗ tránh xe có cự ly cách nhau khoảng 300m và được bố trí kết hợp với các cổng ra vào dự án.
+ Tuyến đường nối từ Quốc lộ 20 vào đến chân dốc đường vào Thiền Viện Trúc Lâm, dài khoảng 1006m; lộ giới 44m; bề rộng mặt đường 14,5m gồm 4 làn xe, có phân cách giữa rộng 2m và vỉa hè rộng 3,75m/mỗi bên.
+ Tuyến đường mới xây dựng nối từ đường cao tốc Liên Khương - Prenn đến hồ Tuyền Lâm, dài khoảng 7.731m, đường 02 làn xe, lộ giới 30,5m; mặt đường rộng 6,5m và vỉa hè rộng 0,5m/mỗi bên.
+ Giao thông trong các dự án thành phần: Để hạn chế tác động đến rừng và địa hình tự nhiên, các tuyến đường trong các dự án thành phần có thể thiết kế đường không vào cấp, kết hợp giải pháp thiết kế quy hoạch chi tiết.
- Cầu: Gồm 02 vị trí, 01 cầu tại khu vực hồ suối Tía là sự kết hợp giữa cầu giao thông và đập tràn của khu vực hồ suối Tía, với độ dài khoảng 60m. 01 cầu nối 2 nhánh trái phải tại khu vực gần cuối hồ Tuyền Lâm có độ dài khoảng 300m. Kiến trúc cầu phải mang tính mỹ thuật và hài hòa với thiên nhiên.
- Bãi xe: Ngoài các bãi xe hiện có, xây dựng 03 điểm đậu xe tập trung tại các cửa ngõ ra vào chính để kiểm soát bến bãi, quản lý và bảo vệ rừng cũng như an ninh, hạn chế phương tiện cá nhân vào khu du lịch, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng năng lượng sạch.
+ Bãi xe 1: tại cổng phía Bắc, với diện tích khoảng 2,41 ha.
+ Bãi xe 2: tại cổng phía Đông (kết hợp với bãi xe thác Datanla), với diện tích khoảng 8,15 ha.
+ Bãi xe 3: cửa phía Nam, với diện tích khoảng 1,45 ha.
Ngoài ra, bố trí các chỗ tránh xe cho những đoạn đường hẹp, trạm dừng, điểm đấu nối dự án và nội bộ các dự án thành phần.
- Tuyến đi bộ: giữ nguyên đường đi dạo liên tục sát mặt hồ; thiết kế xây dựng cầu đi bộ sát hoặc trên mặt hồ tại một số vị trí đặc biệt để kết nối với không gian công cộng các tuyến đường dạo bộ đến các đỉnh đồi cảnh quan đẹp (các vị trí kết nối sẽ được nghiên cứu cụ thể của đồ án quy hoạch chi tiết); đồng thời, giữ lại các tuyến đi bộ trong rừng (có điều chỉnh lại hướng tuyến) để kết nối giao thông công cộng với một số khu vực điểm nhấn đế phục vụ tham quan, dã ngoại.
b) Giao thông thủy: Khai thác phương tiện du thuyền chất lượng cao, sử dụng năng lượng sạch thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu của du khách tham quan, ngắm cảnh trên hồ (hạn chế tiếng ồn, sạt lở bờ và ô nhiễm môi trường nước).
c) Bến thuyền và cầu tàu:
- Gồm 05 bến thuyền và 01 trạm bảo trì du thuyền tại các vị trí: giữ nguyên vị trí 02 bến thuyền tại khu trung tâm đón tiếp và 01 bến thuyền tại khu vực Thiền viện Trúc Lâm; điều chỉnh 01 bến thuyền tại khu vực thác Bảo Đại về vị trí khu công viên lân cận; bổ sung 02 bến thuyền tại vị trí cầu nối tuyến giao thông trái, phải và bán đảo trung tâm; bố trí mới 01 trạm bảo trì du thuyền tại công viên trước Thiền Viện Trúc Lâm (tránh họng cấp nước cho nhà máy cấp nước Tuyền Lâm).
- Cầu tàu: Gồm 08 cầu tàu (bổ sung thêm 01 cầu tàu theo quy hoạch 2117/QĐ-UBND) vị trí tại khu vực công viên công cộng và khu vực cuối hồ Tuyền Lâm.
- Khi thiết kế chi tiết bến thuyền và cầu tàu phải phù hợp nhu cầu khai thác, không làm thay đổi địa hình cũng như phạm vi bảo vệ khu vực I của hồ Tuyền Lâm.
d) Giao thông đường không: Bố trí 02 bãi đậu trực thăng tại khu trung tâm đón tiếp và đỉnh B’Nam Qua để phục vụ du lịch, bảo vệ rừng, phòng chống cháy và cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp.
4.7. Quy hoạch cấp nước:
a) Dự báo nhu cầu: Chỉ tiêu cấp nước cho du khách 300 lít/người/ngày đêm; chỉ tiêu cấp nước cho sàn công cộng 2 lít/m2 sàn.ngày đêm. Tổng nhu cầu dùng nước toàn khu dự kiến Qmax = 10.912 m3/ngày đêm.
b) Nguồn cấp nước: Nguồn nước lấy từ nhà máy nước hồ Tuyền Lâm có công suất đợt I là 10.000 m3/ngày đêm và đợt II là 15.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho các dự án thành phần và bổ sung cho thành phố Đà Lạt.
c) Mạng lưới cấp nước:
+ Mạng lưới cấp nước được cấp theo kiểu hỗn hợp; mạng vòng cho các tuyến ống chính và nhánh cụt cho các tuyến nhánh phụ để đảm bảo cho áp lực nước sinh hoạt và chữa cháy; đường ống cấp nước được chôn ngầm, đặt cách ống cống thoát nước bẩn ≥ 1m.
+ Bố trí bơm bù áp cho các đoạn ống cấp nước có cao trình vượt địa hình cao và nằm xa tuyến ống chính và 01 đài nước có V = 500 m3 để dự trữ nước và bù áp cho khu vực phía xa Nhà máy nước.
4.8. Quy hoạch cấp điện:
a) Cấp điện: Hiện nay có tuyến điện 22 Kv đi nổi, được kéo dọc theo tuyến đường quanh hồ theo nhánh trái và nhánh phải của đường quanh hồ; trong tương lai sẽ được ngầm hóa dọc theo tuyến đường quanh hồ. Dự báo nhu cầu sử dụng điện 65.392 KVA.
Mạng lưới cấp điện gồm hệ thống cáp trung thế 22 KV, cáp hạ thế 0.4kV được thiết kế đi ngầm. Các trạm biến áp đặt tại vị trí của từng dự án thành phần.
b) Chiếu sáng:
- Chiếu sáng công trình giao thông: gồm giao thông nhánh trái và nhánh phải hồ Tuyền Lâm; cầu cảnh quan; khu vực đập chính hồ Tuyền Lâm; hệ thống đường đi bộ ven hồ.
- Chiếu sáng công trình công cộng, cảnh quan: Quảng trường khu trung tâm đón tiếp; công viên, các điểm nhấn, mặt nước, cây xanh, quảng cáo...
- Với đặc thù các khu chức năng và thiết kế cảnh quan khác nhau, việc chiếu sáng cho từng dự án thành phần được thiết kế riêng.
4.9. Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn:
a) Các giải pháp thu gom nước thải:
- Chỉ tiêu thoát nước thải bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt. Dự báo tổng lượng thoát nước cho toàn Khu du lịch 6.150 m3/ngày đêm.
- Giữ nguyên mạng lưới thoát nước thải riêng biệt mới xây dựng với công suất theo tính toán trước đây cho đến khi có tính toán nhu cầu cụ thể theo từng dự án thành phần. Khi lưu lượng cần bơm lớn hơn công suất trạm bơm chuyển tiếp thì tiến hành nâng công suất trạm bơm.
- Xây dựng 01 trạm xử lý nước thải với tổng công suất 6100 m3/ngày đêm. Tính toán với từng giai đoạn cụ thể để tránh lãng phí vốn đầu tư khi chưa phủ kín các dự án đi vào hoạt động. Nước thải từ các dự án thành phần được dẫn về Trạm xử lý nước thải tập trung và xử lý đạt tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
b) Các giải pháp thu gom chất thải rắn:
- Dự báo tổng lượng rác thải hàng ngày cho toàn Khu du lịch 30,70 tấn/ngày đêm. Các loại chất thải rắn sẽ được phân loại (chất thải nguy hại, hữu cơ, vô cơ, rác tái chế...) và thu gom hàng ngày để xử lý.
- Bố trí các thùng rác có kiểu dáng đẹp, thân thiện với môi trường và cảnh quan tại các khu vực công cộng, dọc các lối đi bộ ven hồ, các khu vực dã ngoại và quy định nghiêm ngặt về đổ, xả rác thải trong môi trường rừng, khu du lịch... Hàng ngày rác được thu gom bằng xe chuyên dụng và chuyển về khu chứa và xử lý rác của thành phố Đà Lạt.
- Đối với bùn thải từ bể tự hoại và từ hệ thống xử lý nước thải tập trung, chủ đầu tư dự án thành phần ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý.
4.10. Quy hoạch thông tin liên lạc:
- Đầu tư xây dựng mới hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc viễn thông và internet bên trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm như sau:
+ Mạng lưới chuyển đảo thông tin băng rộng.
+ Mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao.
+ Cung cấp các dịch vụ hiện đại và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, có khả năng thao tác tốt giữa mạng lưới quốc gia và quốc tế.
- Dự kiến nhu cầu và giải pháp thiết kế đối với mạng thông tin liên lạc hữu tuyến:
+ Xác định nhu cầu (không tính theo số dân và m2 sàn dịch vụ công cộng) cần tính theo xu hướng sử dụng tổng đài quản lý của từng dự án. Cần lưu ý đến việc mạng thông tin liên lạc vô tuyến đã và đang phát triển rất mạnh, xu hướng dùng đường dây cố định cũng sẽ giảm.
+ Hệ thống thông tin liên lạc cho Khu du lịch hồ Tuyền Lâm sẽ được kết nối vào mạng viễn thông có sẵn của thành phố Đà Lạt.
- Mạng BTS (mạng thông tin liên lạc vô tuyến): Vị trí trạm dự kiến bán kính phủ sóng là 300m/trạm. Bố trí mạng viễn thông không dây; đường dây thông tin liên lạc được chôn ngầm dọc theo tuyến đường quanh hồ và phân nhánh đi vào từng dự án. Diện tích dự kiến cho 1 trạm là 40 m2; đáp ứng cho 560 thuê bao.
4.11. Về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC): Chủ đầu tư xây dựng các công trình trong khu vực hồ Tuyền Lâm có trách nhiệm trình bày các giải pháp đánh giá tác động môi trường, trình cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt. Cụ thể:
- Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, vệ sinh môi trường, điều kiện xã hội của khu vực...
- Đánh giá diễn biến môi trường khu vực, dự báo, so sánh các tác động môi trường của các phương án quy hoạch trên cơ sở mật độ xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, bố trí các khu chức năng.
- Tổng hợp, xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch, đề xuất các khoảng cách ly bảo vệ môi trường cho các khu chức năng, các khu vực cấm xây dựng.
4.12. Về giải pháp giảm thiểu tác động môi trường:
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, quy định nơi đổ rác đúng quy định cho mọi người trong khuôn viên Khu du lịch.
- Trồng thêm cây xanh tại các khu vực đất trống, bảo vệ rừng.
- Trong quá trình lập hồ sơ thiết kế cơ sở; thiết kế thi công và triển khai thực hiện phải triệt để tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa việc đào đắp, san gạt địa hình.
- Ngoài một số nội dung trên, các công trình thuộc dự án phải đảm bảo phù hợp với cảnh quan của khu vực, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng; giải pháp thi công phải đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận và vệ sinh môi trường.
(Chi tiết cụ thể theo hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế, Quy hoạch - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ Huy Khương lập và Sở Xây dựng thẩm định tại văn bản số 145/SXD-QHKT ngày 11/8/2016).
a) Điều chỉnh tỷ lệ tác động và chức năng chính phụ của các dự án trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm đối với các dự án đầu tư đã được thỏa thuận, phê duyệt quy hoạch (còn thời hạn hoặc được gia hạn tiến độ):
- Đối với các dự án trong Khu du lịch sinh thái có mật độ xây dựng 2,5% mái che và 4,5% không mái che; hoặc các dự án có tỷ lệ mật độ xây dựng lớn hơn, nhưng đến nay đã thi công phần kiến trúc, cơ sở hạ tầng với tỷ lệ tác động ≥ 50% (so với quy hoạch của dự án đã được thỏa thuận, phê duyệt), thì giữ nguyên mật độ xây dựng đã được chấp thuận.
- Đối với các dự án đến nay đã và đang thi công phần kiến trúc, cơ sở hạ tầng với tỷ lệ tác động < 50% (so với quy hoạch của dự án) thì điều chỉnh giảm 40% quy mô xây dựng đối với phần hạ tầng và công trình của dự án (bao gồm cả phần diện tích tác động của bạt mái ta luy, kè chắn đất và hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng).
- Đối với các dự án đã hoàn thành cơ bản phần công trình giao thông; nhưng phần công trình có mái che có tỷ lệ tác động < 50% (so với quy hoạch của dự án đã được thỏa thuận, phê duyệt) thì giữ nguyên diện tích xây dựng đường giao thông và điều chỉnh giảm 40% diện tích xây dựng công trình có mái che của dự án.
- Đối với phần diện tích đất của các công trình bị cắt giảm hoặc thu hồi dự án sẽ chuyển thành đất dự trữ để trồng cây xanh, kết hợp bố trí công trình vui chơi giải trí (nếu là đất nông nghiệp trước đây); hoặc trước mắt dùng để tái tạo, trồng rừng, kết hợp các loại hình vui chơi giải trí trên đất rừng, nhưng không vượt quá tỷ lệ tác động cho phép.
- Tỷ lệ chức năng chính đối với từng phân khu, từng dự án chiếm tỷ lệ 50 - 70% diện tích xây dựng công trình có mái che và 30 - 50% diện tích xây dựng còn lại dành cho các công trình phụ trợ. Riêng các dự án đã hoàn tất số công trình có mái che (theo quy hoạch của dự án đã được thỏa thuận, phê duyệt) thì giữ nguyên chức năng cũ theo dự án.
b) Thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung hồ Tuyền Lâm theo Quy hoạch 704:
- Căn cứ Quy hoạch 704, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm có quy mô 2.900 ha; trong đó, đất phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khoảng 975 ha, đất du lịch hỗn hợp là 37 ha, còn lại là đất rừng phòng hộ và mặt nước cần bảo tồn. Do đó, một số dự án đầu tư thuộc các phân khu chức năng: 1-A, 1-B, 3-2, 4-4, 4-5, 5-1, 5-2, 5-3, 5-4, 7-0, 7-6, 7-9, 9-3, 10-0, 10-2, 10-3, 10-4, 10-5, 10-6, 10-7, 10-9 thuộc vùng định hướng đất rừng phòng hộ cần bảo tồn được xử lý chuyển tiếp như sau:
+ Đối với các dự án không tiếp tục đầu tư hoặc không được gia hạn sẽ thu hồi để chuyển thành đất rừng phòng hộ cần bảo tồn theo định hướng Quy hoạch 704, thực hiện quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Đối với một số hạng mục bị ảnh hưởng vì thuộc khu vực mặt nước cần bảo tồn như: cầu bắc ngang qua hồ, nhà thủy tạ, bến thuyền và các hoạt động khai thác du lịch trên mặt hồ; khi triển khai xây dựng cần có ý kiến chấp thuận của cơ quan chức năng.
- Theo Quy hoạch 704, đường nối nhánh trái và nhánh phải của hồ Tuyền Lâm điều chỉnh thành cầu cảnh quan nối 2 nhánh.
- Xác định phạm vi đất tại các mũi bán đảo ven hồ là vùng cấm xây dựng (thuộc các phân khu chức năng 4-3, 5-4, 6-1, 6-2, 7-0, 9-0, 9-1), nhằm bảo tồn thiên nhiên và tầm nhìn cảnh quan khu vực hồ, tuân thủ định hướng theo Quy hoạch 704 về các vùng cần bảo tồn cảnh quan và vùng cấm xây dựng.
- Khu bán đảo trung tâm (thuộc phân khu số 7-0), ngoài phạm vi cấm xây dựng, được xác định là phân khu vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo và dịch vụ hỗ trợ. Yêu cầu tuân thủ quy định về các chỉ tiêu mật độ tác động, tỷ lệ chức năng chính, phụ các công trình, quy hoạch - kiến trúc hài hòa với cảnh quan khu vực.
1. Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm có trách nhiệm:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt, chủ động phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng tổ chức công bố quy hoạch được duyệt bằng nhiều hình thức (tổ chức hội nghị công bố tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; trưng bày công khai thường xuyên bản vẽ tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch và trên địa bàn các phường, xã trong vùng quy hoạch...) để các tổ chức cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
- Tổ chức việc thực hiện cắm mốc quy hoạch ngoài thực địa và chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày quy hoạch được công bố, phải hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới xây dựng này.
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Hoàn chỉnh dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được duyệt trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng các nội dung của Quyết định này và những yêu cầu của cơ quan thẩm định tại văn bản số 145/SXD-QHKT ngày 11/8/2016.
2. Các sở, ngành có liên quan, Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng với chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp và quản lý, thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 và Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày 19/12/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.