ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1928/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 02 tháng 8 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2045
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1961/TTr-SXD ngày 25 tháng 7 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đến năm 2045, với các nội dung như sau:
1. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch
1.1. Phạm vi ranh giới
- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc toàn bộ địa giới diện tích tự nhiên huyện Kiên Hải với diện tích khoảng 24,75 km2 (khoảng 2.474,91 ha) và phần diện tích mặt biển xung quanh các xã đảo Hòn Tre, Lai Sơn, An Sơn và Nam Du, được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp giáp vùng biển huyện Kiên Lương và huyện Hòn Đất.
+ Phía Tây giáp vùng biển Phú Quốc.
+ Phía Đông giáp vùng biển thành phố Rạch Giá.
+ Phía Nam giáp vùng biển huyện An Biên và huyện An Minh.
- Toàn huyện Kiên Hải có 04 đơn vị hành chính gồm các xã đảo Hòn Tre, Lai Sơn, An Sơn và Nam Du.
1.2. Quy mô nghiên cứu quy hoạch
Quy mô diện tích theo phạm vi nghiên cứu: Khoảng 2.474,91 ha (khoảng 24,75 km2).
(Diện tích mặt biển sẽ được xác định trong quá trình lập Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Kiên Hải)
1.3. Quy mô dân số
Dân số toàn huyện khoảng 17.795 người (hiện trạng năm 2021). Mật độ dân số 719 người/km2.
2. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
- Nhằm cụ thể hóa các khu vực phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
- Phát huy, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn, đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa giữa đô thị và nông thôn; đảm bảo tính ổn định, phát triển bền vững; kết hợp chặt chẽ việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội.
- Tạo cơ hội kêu gọi, thu hút đầu tư, khai thác lợi thế, thế mạnh của huyện để phát triển toàn diện, bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đô thị và nông thôn trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế phù hợp với bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của địa phương và phù hợp với chủ trương chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang.
- Xây dựng vùng huyện Kiên Hải trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Kiên Giang, có vị trí vài trò chiến lược về an ninh quốc phòng, với trọng tâm phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. Phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại V đối với các đô thị Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du; đến năm 2030, đô thị Lại Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV; và đến năm 2045, đô thị Hòn Tre đạt tiêu chí đô thị loại IV.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, lập kế hoạch, quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng và phát triển trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Tính chất và chức năng của vùng
3.1. Tính chất
Kiên Hải là vùng phát triển đô thị du lịch biển đảo, sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao, gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, cảng biển, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và các hoạt động kinh tế biển khác; là vùng phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch biển đảo, vùng nuôi biển của tỉnh; có vị trí vai trò chiến lược về quốc phòng - an ninh, phòng thủ khu vực.
3.2. Chức năng
- Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, dịch vụ, thương mại và du lịch có vài trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kiên Hải và tỉnh Kiên Giang.
- Là vùng phát triển đô thị du lịch biển, đảo chất lượng và trọng điểm của tỉnh; Phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái gắn với tài nguyên du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái nhà vườn, sinh thái rừng; du lịch gắn với lễ hội, tín ngưỡng dân gian; du lịch thể thao mạo hiểm kết hợp loại hình vui chơi giải trí; du lịch thiền; du lịch hăng mật; du lịch hội thảo, hội nghị.
- Là vùng phát triển mạnh kinh tế biển: Dịch vụ và hậu cần cảng, nuôi trồng thủy sản trên biển, đánh bắt thủy hải sản ven bờ; chế biến các sản phẩm từ thủy sản và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp kết hợp với các mô hình tham quan, giải trí, du lịch.
4. Yêu cầu về dự báo sơ bộ quy mô vùng
4.1. Dự báo sơ bộ về quy mô dân số
- Dự báo đến năm 2035: Khoảng 44.500 - 45.500 người.
- Dự báo đến năm 2045: Khoảng 85.000 - 86.000 người.
(Tỷ lệ đô thị hóa và các chỉ tiêu cụ thể sẽ được cụ thể hóa trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng)
- Đề xuất mô hình phân bố dân cư đô thị và nông thôn theo các vùng. Đề xuất các mục tiêu, quy mô phát triển, chính sách để kiểm soát, điều tiết phát triển dân số nhằm mục tiêu bảo đảm cân đối giữa phát triển dân số với phát triển kinh tế và khả năng đáp ứng của hạ tầng đô thị.
4.2. Dự báo sơ bộ về quy mô đất đai
- Dự báo quỹ đất xây dựng đô thị sẽ được cụ thể hóa trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng vùng.
- Cơ cấu sử dụng đất đô thị thực hiện theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành; Đặc biệt lưu ý khi quy hoạch phải dành đủ đất xây dựng giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.
(Các chỉ tiêu cụ thể sẽ được cụ thể hóa trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện).
5. Nội dung yêu cầu nghiên cứu
5.1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng vùng
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội vùng; hiện trạng phân bổ đô thị và điểm dân cư nông thôn, sự biến động về dân số trong vùng lập quy hoạch; hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai; hiện trạng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện; hiện trạng tài nguyên và môi trường.
- Phân tích, đánh giá liên kết giữa huyện Kiên Hải với các thành phố Rạch Giá, Phú Quốc và các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh (Hòn Đất, An Biên, An Minh) và các huyện ven biển Tây của tỉnh Cà Mau (U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển), nêu rõ tiềm năng lợi thế của huyện trong tổng thể liên kết về không gian kinh tế, xã hội, kết nối giao thông và hạ tầng kỹ thuật. Các đánh giá phải nêu bật được sự khác biệt, tiềm năng nổi trội và những yếu tố mang tính đặc thù của vùng.
- Rà soát, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đang có hiệu lực, các cơ chế chính sách quản lý và phát triển theo quy hoạch của tỉnh, dự án đầu tư cấp Quốc gia, cấp tỉnh, các dự án cấp huyện đã và đang triển khai. Đánh giá tính hiệu quả, sự phù hợp với tổng thể chung trong thời kỳ mới trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng.
5.2. Xác định động lực, tiềm năng và dự báo phát triển vùng
- Xác định động lực và tiềm năng phát triển của vùng; tác động của hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh đối với vùng lập quy hoạch.
- Dự báo phát triển kinh tế, dân số, lao động, tỷ lệ đô thị hóa, nhu cầu sử dụng đất, bảo vệ môi trường; các rủi ro về biến động, thảm họa thiên nhiên,...
5.3. Định hướng phát triển không gian vùng
- Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng.
- Xác định và tổ chức phân vùng và yêu cầu quản lý, phát triển theo các phân vùng.
- Xác định vị trí, quy mô và phương hướng tổ chức khu vực phát triển đô thị, dân cư nông thôn. Đề xuất mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy mô dân số, đất xây dựng đô thị.
- Xác định vị trí, quy mô, tính chất và phương hướng phát triển các khu chức năng (Khu, cụm công nghiệp, Khu du lịch,..) cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện theo quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành.
- Xác định vị trí, quy mô và phương hướng các khu vực an ninh quốc phòng; khu vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và cơ sở kinh tế - kỹ thuật khác. Phân bố không gian phát triển các khu vực du lịch, nghỉ dưỡng, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị, khu vực bảo tồn. Đối với vùng chức năng phải xác định các trung tâm chuyên ngành theo chức năng.
- Tổ chức phân bố và xác định quy mô các hệ thống trung tâm: Hành chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, nghiên cứu, đào tạo, y tế từ cấp huyện trở lên; trung tâm cụm xã, trung tâm xã.
- Xác định các quy hoạch chung đô thị; quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng; quy hoạch chung xây dựng xã cần lập theo các giai đoạn phát triển.
5.4. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Chuẩn bị kỹ thuật
- Phân tích, đánh giá về địa hình, địa chất, tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp đến việc định hướng đầu tư hệ thống hạ tầng toàn vùng; cảnh báo các vùng cấm và hạn chế xây dựng.
- Công tác chuẩn bị nền xây dựng, xác định cao độ nền khống chế tại các đô thị, khu công nghiệp.
- Xác định các lưu vực, hướng thoát nước chính; cập nhật quy hoạch thủy lợi của vùng nghiên cứu quy hoạch.
- Đề xuất các giải pháp về phòng chống và xử lý các biến đổi khí hậu.
b) Giao thông
- Xác định hành lang giao thông quan trọng phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vùng tỉnh, Quốc gia.
- Tổ chức mạng lưới và xác định quy mô các tuyến giao thông, các công trình giao thông cấp vùng huyện về đường bộ, đường thủy.
- Tổ chức hệ thống giao thông đô thị và nông thôn.
- Phân tích mô hình giao thông, xác định khung giao thông vùng, các công trình đầu mối giao thông quan trọng liên kết vùng kinh tế, trục động lực kinh tế đã xác định. Lựa chọn khung giao thông để phát triển các vùng mới, các trung tâm đô thị mới, tạo mối liên hệ hợp lý giữa đô thị với vùng và liên kết các hành lang giao thông của tỉnh.
c) Cấp nước
- Đánh giá về tài nguyên nước mặt, nước ngầm và xác định trữ lượng các nguồn nước trong vùng; đề xuất phương án lựa chọn nguồn nước và phân vùng cấp nước.
- Dự báo tổng hợp các nhu cầu dùng nước, xây dựng các giải pháp cấp nước.
- Xác định quy mô và công suất các công trình đầu mối cấp nước. Tính toán bổ sung nhu cầu cấp nước cho các khu vực dự kiến là đô thị trung tâm.
- Các giải pháp về bảo vệ nguồn nước và các công trình đầu mối cấp nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm.
d) Cấp điện
- Xác định nguồn điện, vị trí, quy mô các công trình đầu mối như nhà máy điện, trạm biến áp.
- Dự báo nhu cầu sử dụng điện; đề xuất các giải pháp cấp điện, lưới truyền tải và phân phối điện.
- Dự báo bổ sung nhu cầu phụ tải điện, bao gồm: phụ tải điện sinh hoạt, điện công trình công cộng, điện sản xuất, điều chỉnh lưới truyền tải và phân phối điện theo nhu cầu phụ tải mới. Đề xuất khai thác sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo.
đ) Thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang
- Dự báo tổng khối lượng nước thải, kênh tiêu thoát nước chính của huyện, phân lưu vực thoát nước. Đề xuất các giải pháp lớn về lựa chọn hệ thống thoát nước thải các đô thị, các khu chức năng lớn. Tổ chức thu gom, vị trí, quy mô khu xử lý nước thải.
- Dự báo, điều chỉnh bổ sung, công suất, quy mô của các trạm xử lý nước, trạm bơm cho các khu vực dự kiến phát triển đô thị giai đoạn đến năm 2045.
- Dự báo tổng khối lượng chất thải rắn, tổ chức thu gom, vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn.
- Nghiên cứu điều chỉnh bổ sung quy mô, công suất một số công trình đầu mối xử lý chất thải rắn.
- Xác định hệ thống nghĩa trang cấp vùng huyện và xác định hệ thống nghĩa trang phát triển lâu dài đến cấp xã.
e) Hạ tầng viễn thông thụ động
Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng viễn thông thụ động, đề xuất các giải pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng viễn thông thụ động đảm bảo phù hợp các quy định.
- Xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường có ý nghĩa tạo động lực phát triển vùng huyện; các dự án cần được nêu rõ quy mô đầu tư xây dựng, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị nguồn vốn, thời điểm thực hiện, sắp xếp danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên, phân kỳ đầu tư.
- Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Đánh giá môi trường chiến lược
- Những vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn.
- Hiện trạng nguồn gây ô nhiễm lớn, các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng sinh thái cảnh quan. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường ở quy mô cấp vùng.
- Dự báo xu thế các vấn đề môi trường do tác động của việc lập và thực hiện quy hoạch.
- Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề môi trường.
- Thành phần bản vẽ; Thuyết minh; Phụ lục kèm theo thuyết minh; Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án thực hiện theo Điều 4 Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt Đồ án; Thuyết minh nội dung Đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án; bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung Đồ án; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch; đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ Đồ án.
- Số lượng hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và lưu trữ: Theo yêu cầu của cơ quan quản lý quy hoạch.
Thời gian hoàn thành hồ sơ quy hoạch: Không quá 12 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt.
- Chi phí thực hiện: 1.088.513.000 đồng (bằng chữ: Một tỷ, không trăm tám mươi tám triệu, năm trăm mười ba ngàn đồng). Chi phí thực hiện sẽ được thanh quyết toán theo khối lượng thực tế thực hiện và kết quả thẩm định.
Trong đó: |
|
- Chi phí lập đồ án quy hoạch: |
786.432.000 đồng. |
- Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch: |
72.587.000 đồng. |
- Chi phí thẩm định nhiệm vụ quy hoạch: |
13.198.000 đồng. |
- Chi phí thẩm định đồ án quy hoạch: |
59.769.000 đồng. |
- Chi phí quản lý nghiệp vụ lập đồ án: |
56.194.000 đồng. |
- Chi phí lấy ý kiến cộng đồng dân cư: |
14.299.000 đồng. |
- Chi phí công bố quy hoạch: |
21.448.000 đồng. |
- Chi phí đấu thầu lập quy hoạch: |
8.417.000 đồng. |
- Chi phí mua bản đồ địa hình: |
50.000.000 đồng. |
- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán: |
6.169.000 đồng. |
- Ngân sách tỉnh (Giai đoạn 2021 - 2025).
- Ủy ban nhân dân huyện Kiên Hải tổ chức, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán chi phí lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đến năm 2045 theo quy định hiện hành.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân huyện Kiên Hải.
- Đơn vị lập quy hoạch: Đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân và năng lực hoạt động theo quy định.
- Cơ quan thẩm định quy hoạch: Sở Xây dựng và Hội đồng thẩm định.
- Cơ quan phê duyệt quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân huyện Kiên Hải có trách nhiệm: Tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đến năm 2045; Tổ chức, quản lý, sử dụng và thanh lý quyết toán chi phí lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đến năm 2045 theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kiên Hải; Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc OasisConcept; Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.