ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1915/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 07 tháng 09 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới; thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 2512/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1915/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI
STT |
Tên thủ tục hành chính |
1 |
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai |
B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
1 |
T-LDG- |
Giao đất để làm nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất |
2 |
T-LDG- |
Công khai mất giấy chứng nhận QSD đất |
3 |
T-LDG- |
Xác nhận điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất: chuyên trồng lúa nước, đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, trong khu vực rừng phòng hộ; đất trong vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng |
4 |
T-LDG- |
Giao đất, cho thuê đất nông nghiệp (trồng cây hàng năm, cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất vùng đệm của rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác) đối với hộ gia đình, cá nhân |
5 |
T-LDG- |
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI
1. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã
1.1. Trình tự thực hiện:
- Người đề nghị nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
- Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, biên bản gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận được.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
- Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất; cơ quan có thẩm quyền cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng theo quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất.
- Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
1.2. Cách thức thực hiện:
- Người có đơn yêu cầu hòa giải gửi đơn đến UBND cấp xã.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp xã nhận được Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Biên bản hòa giải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng hòa giải, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải (có đóng dấu UBND cấp xã);
- Biên bản hòa giải được gửi cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.
1.8. Lệ phí: không quy định.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không quy định.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, có hiệu lực ngày 01/7/2014;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, có hiệu lực ngày 01/7/2014.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ
Bãi bỏ toàn bộ TTHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai đã được UBND tỉnh công bố ban hành tại Quyết định số 2512/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 về việc công bố TTHC mới, TTHC được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Lâm Đồng (Theo danh mục tại mục B phần I).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.