ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2018/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 30 tháng 8 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2018.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐẶT
TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2018 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Quy chế).
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội.
2. Góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân địa phương.
1. Các từ ngữ liên quan được đề cập tại Quy chế này như: Đô thị, đường, phố, ngõ (kiệt), ngách (hẻm), công trình công cộng được hiểu theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
2. Một số từ ngữ liên quan khác quy định tại Quy chế này được hiểu như sau:
a) Công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, bao gồm: Các công trình công cộng có vị trí quan trọng, quy mô về diện tích, không gian, kiến trúc lớn như: quảng trường, công viên, các di tích lịch sử - văn hóa, khu tưởng niệm danh nhân thuộc tỉnh quản lý; bến xe liên tỉnh, cầu giao thông tại trung tâm đô thị của tỉnh, nối liền các trục đường chính đô thị, quốc lộ, đường liên tỉnh; các công trình văn hóa thể thao, nghệ thuật, y tế, giáo dục, phục vụ du lịch, vui chơi giải trí cấp tỉnh.
b) Giao lộ là nơi cắt nhau của các tuyến đường giao thông trên bộ.
c) Đơn vị quản lý công trình công cộng là đơn vị trực tiếp quản lý công trình công cộng, như: quảng trường, công viên, vườn hoa, cầu, đường, bến xe, công trình văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.
NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
1. Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn huyện, thành phố được xây dựng theo quy hoạch đô thị, sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên.
2. Việc đặt mới tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh phải gắn với quy hoạch phát triển đô thị, mang tính khoa học, lịch sử, văn hóa, ổn định lâu dài, thuận lợi.
3. Tên đặt (hoặc đổi) cho đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh phải được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
4. Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn huyện, thành phố, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 1, Mục I Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006).
5. Chỉ sử dụng tên những danh nhân đã qua đời để đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
6. Đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc trong đời sống nhân dân; có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, xã hội tại địa phương thì không đổi tên.
7. Tùy vào cấp độ, quy mô, vị trí của đường, phố và công trình công cộng để lựa chọn đặt tên tương ứng với ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử, địa danh hoặc công lao cống hiến của danh nhân.
8. Ưu tiên lựa chọn tên địa danh nổi tiếng, di tích, danh thắng đã được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật về Di sản văn hóa; sự kiện lịch sử - văn hóa; danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội gắn với địa phương Lâm Đồng hoặc mang ý nghĩa đặc trưng tiêu biểu của quê hương Lâm Đồng; tên các danh nhân sinh ra tại Lâm Đồng hoặc có cuộc đời sự nghiệp gắn bó với Lâm Đồng (các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ cách mạng); người có công lớn trong việc “khai thôn, lập ấp” được nhân dân kính trọng, tôn thờ tại Lâm Đồng để đặt tên đường, phố và công trình công cộng.
1. Đặt tên đường, phố và công trình công cộng:
a) Việc lựa chọn tên không thuộc “Phụ lục Ngân hàng tên mới” hoặc chưa có tên trong Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành phải được Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
b) Không đặt trùng tên đường, phố và công trình công cộng trên cùng một địa bàn đô thị của huyện/thành phố thuộc tỉnh.
c) Việc đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Tên các danh nhân, nhân vật lịch sử cùng thời kỳ hoặc cùng lĩnh vực hoạt động được nghiên cứu ưu tiên đặt gần nhau, tạo thành các cụm tên đường có liên quan.
- Chỉ đặt một tên đối với đường dài và thông suốt. Đường quá dài, đường liên phường, thị trấn thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân đoạn để đặt tên. Khi đường bị ngắt khúc bởi các giao lộ thì đoạn kế tiếp có thể được đặt tên khác.
- Đường trong các khu dân cư không phải là đường trục chính, chiều dài dưới 100m và chiều rộng dưới 3,50m thì không đặt tên mà chọn số thứ tự để đặt. Các số phải sắp đặt theo thứ tự từ nhỏ đến lớn; theo hướng từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây.
2. Đổi tên đường, phố và công trình công cộng:
a) Đường, phố và công trình công cộng đã được đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương thì cần xem xét đề xuất đổi tên.
b) Đường trùng tên trong cùng một địa bàn đô thị (của huyện/thành phố thuộc tỉnh) cần được xem xét và đề xuất đổi tên theo quy định.
THẨM QUYỀN, QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 6. Thẩm quyền đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh (gọi tắt là Hội đồng tư vấn tỉnh).
b) Xem xét hồ sơ, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
c) Ủy quyền Ủy ban nhân dân huyện/thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đặt tên đối với các công trình công cộng khác (không thuộc công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng).
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Ban hành Quyết định đối với việc đặt tên công trình công cộng (không thuộc công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng).
b) Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng liên quan (hoặc Ủy ban nhân dân phường/thị trấn) trên địa bàn xây dựng hồ sơ đề án đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
c) Xem xét, thẩm định hồ sơ đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn trước khi đề nghị Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định theo quy trình.
Điều 7. Quy trình đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
1. Quy trình đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng:
a) Phòng, ban, đơn vị chức năng địa phương hoặc Ủy ban nhân dân phường/thị trấn (do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ); đơn vị quản lý công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng:
- Xây dựng đề án, hoàn thiện hồ sơ đặt tên, đổi tên đường, phố, trong khu du lịch và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện sở tại;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện sở tại xem xét, thẩm định hồ sơ đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn; gửi Hội đồng tư vấn tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn) thẩm định.
b) Hội đồng tư vấn tỉnh tổ chức thẩm định:
- Khảo sát thực tế và họp góp ý đề án;
- Lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhà khoa học, nhà nghiên cứu liên quan;
- Công bố công khai nội dung dự kiến đặt tên hoặc đổi tên để nhân dân tham gia ý kiến;
- Hoàn thiện hồ sơ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và ban hành Nghị quyết.
2. Quy trình đặt tên công trình công cộng khác:
a) Ủy ban nhân dân phường/thị trấn; đơn vị quản lý công trình công cộng (không thuộc công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng):
- Lập hồ sơ đề án đề nghị đặt tên công trình công cộng theo quy định;
- Gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, thẩm định.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định:
- Tổ chức khảo sát thực trạng, xác định quy mô, vị trí, ý nghĩa của công trình công cộng dự kiến đặt tên;
- Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, các nhà khoa học và nhân dân tại địa bàn đề xuất đặt tên công trình công cộng;
- Công bố công khai nội dung dự kiến đặt tên công trình công cộng để nhân dân tham gia ý kiến và tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ;
- Tổ chức họp, thống nhất ý kiến và ban hành quyết định đặt tên công trình công cộng.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
1. Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; mỗi loại 02 bộ chính, thành phần hồ sơ, gồm:
a) Đối với đặt tên, đổi tên đường, phố:
- Tờ trình về việc đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố (của Ủy ban nhân dân phường/thị trấn hoặc của phòng, ban, đơn vị chức năng địa phương do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ; của đơn vị quản lý công trình công cộng trên địa bàn);
- Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố (kèm danh sách tên dự kiến đặt hoặc đổi có tóm tắt tiểu sử, ý nghĩa tên; ghi rõ điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, chiều rộng, lộ giới, kết cấu mặt đường - nêu thực trạng và quy hoạch);
- Sơ đồ vị trí đường, phố đề nghị đặt tên, đổi tên (khổ giấy A3);
- Biên bản họp lấy ý kiến nhân dân nơi đề nghị đặt tên, đổi tên các đường, phố (có sự tham gia của đại diện chính quyền, cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và nhân dân).
b) Đối với công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng:
- Tờ trình về việc đề nghị đặt tên, đổi tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng (của đơn vị quản lý công trình) trên địa bàn;
- Đề án đặt tên, đổi tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng (kèm danh sách tên dự kiến đặt hoặc đổi có tóm tắt tiểu sử, ý nghĩa tên; ghi rõ vị trí, quy mô);
- Sơ đồ vị trí công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đề nghị đặt tên, đổi tên (khổ giấy A3);
- Biên bản họp lấy ý kiến nhân dân nơi có công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng (có sự tham gia của đại diện chính quyền, cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và nhân dân).
c) Đối với công trình công cộng khác:
- Tờ trình về việc đề nghị đặt tên công trình công cộng (của Ủy ban nhân dân phường/thị trấn hoặc của đơn vị quản lý công trình) trên địa bàn;
- Đề án đặt tên công trình công cộng (kèm danh sách tên dự kiến đặt có tóm tắt tiểu sử, ý nghĩa tên; ghi rõ vị trí, quy mô);
- Sơ đồ vị trí công trình công cộng đề nghị đặt tên (khổ giấy A3);
- Biên bản họp lấy ý kiến nhân dân nơi có công trình công cộng (có sự tham gia của đại diện chính quyền, cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và nhân dân).
2. Hồ sơ gửi Hội đồng tư vấn tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); mỗi loại 02 bản chính, thành phần hồ sơ, gồm:
a) Tờ trình đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, hoàn thiện (kèm file văn bản về thực trạng và quy hoạch đối với danh sách dự kiến đặt tên, đổi tên; điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, chiều rộng, lộ giới, kết cấu mặt đường, phố; vị trí, quy mô của công trình công cộng).
c) Sơ đồ vị trí các đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng (khổ giấy A3).
d) Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể liên quan và nhân dân đối với việc đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng (kèm theo biên bản).
3. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh; mỗi loại 02 bản, thành phần hồ sơ, gồm:
a) Tờ trình đề nghị đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng của Hội đồng tư vấn tỉnh (do cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh thực hiện).
b) Báo cáo tổng hợp quy trình, kết quả thực hiện.
c) Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp.
d) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp.
đ) Biên bản họp Hội đồng tư vấn tỉnh.
e) Danh sách tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đề nghị đặt hoặc đổi tên.
f) Sơ đồ vị trí cụ thể đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
g) Dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh (kèm theo file văn bản).
h) Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh (kèm theo file văn bản).
i) Hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Quy chế này và những quy định khác của pháp luật về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Lâm Đồng.
d) Nghiên cứu và đề xuất điều chỉnh, bổ sung tên mới vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
2. Các sở, ngành liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Đề xuất và thẩm định việc đặt tên, đổi tên đường, phố; công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn.
b) Quyết định việc đặt tên các công trình công cộng khác theo thẩm quyền.
c) Chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan thực hiện công tác đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn và phối hợp với Ủy ban nhân dân phường/thị trấn khảo sát, phân loại đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn cần đặt tên, đổi tên; hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập hồ sơ thủ tục việc đặt tên, đổi tên theo quy định.
d) Chỉ đạo công tác tuyên truyền việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn; ý nghĩa sự kiện lịch sử, giá trị di tích lịch sử - văn hóa, công trạng của danh nhân được chọn để đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để nhân dân được biết.
Điều 10. Gắn biển tên đường, phố và công trình công cộng
1. Căn cứ quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng của cấp có thẩm quyền; trong thời hạn 30 ngày, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan và chủ quản lý công trình công cộng trên địa bàn thực hiện việc gắn biển tên, đồng thời công bố và phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
2. Quy cách biển tên đường: Thực hiện theo quy định tại Mục VII Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006.
Điều 11. Kinh phí tổ chức hoạt động đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
Được cấp từ nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm chi cho sự nghiệp văn hóa được phân bổ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 12. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức thực hiện Quy chế này và những quy định khác của pháp luật về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng sẽ được động viên, khen thưởng kịp thời theo chế độ thi đua khen thưởng hiện hành của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này và những quy định khác của pháp luật về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai và thực hiện Quy chế nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cấp, các ngành phản ánh kịp thời về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.