UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2016/QĐ-UBND |
Đồng Tháp, ngày 04 tháng 4 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức trợ cấp, đền bù cho người bị thương, thiệt hại về tính mạng, bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
MỨC TRỢ CẤP, ĐỀN BÙ CHO NGƯỜI BỊ THƯƠNG, THIỆT HẠI
VỀ TÍNH MẠNG, BỊ THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN KHI THAM GIA PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ
AN NINH TỔ QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2016/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2016 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy định này quy định về mức trợ cấp, đền bù đối với các tổ chức, cá nhân khi tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân bị thương, thiệt hại về tính mạng, bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
NỘI DUNG VÀ MỨC TRỢ CẤP, ĐỀN BÙ
1. Đối với trường hợp bị thương.
Trợ cấp cho người bị thương bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thương.
- Trường hợp thu nhập thực tế của người bị thương, sức khỏe bị giảm sút, không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để trợ cấp.
Trường hợp người có tham gia bảo hiểm y tế thì được thanh toán từ bảo hiểm y tế. Các khoản chi phí còn lại không được thanh toán từ bảo hiểm y tế thì được thanh toán toàn bộ (kể cả thuốc phải mua ngoài theo toa chỉ định của bác sỹ điều trị).
Trường hợp người chưa có tham gia bảo hiểm y tế thì được thanh toán toàn bộ chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện (kể cả thuốc phải mua ngoài theo toa chỉ định của bác sỹ điều trị).
Sau khi điều trị, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp như sau:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 05% đến dưới 21% được hưởng mức hỗ trợ một lần bằng 08 lần mức lương tối thiểu.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40% được hưởng mức hỗ trợ một lần bằng 10 lần mức lương tối thiểu.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% được hưởng mức hỗ trợ một lần bằng 12 lần mức lương tối thiểu.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% được hưởng mức hỗ trợ một lần bằng 14 lần mức lương tối thiểu.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được hưởng mức hỗ trợ một lần bằng 16 lần mức lương tối thiểu.
Mức trợ cấp bao gồm các chi phí, nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng cho một trường hợp.
Trong một số trường hợp đặc biệt, người bị thương sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét, đề nghị công nhận thương binh theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Đối với trường hợp bị thiệt hại về tính mạng.
Thẩm quyền quyết định trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có người bị thiệt hại về tính mạng xem xét, quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng không quá 10.000.000 đồng (mười triệu) đồng cho một trường hợp.
Trường hợp gia đình hoặc người đại diện hợp pháp quá khó khăn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét trợ cấp mức cao hơn.
Trong một số trường hợp đặc biệt, người bị chết sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét, đề nghị công nhận liệt sỹ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Đối với trường hợp bị thiệt hại về tài sản được thực hiện tại Điều 9, Nghị định số 16/2006/NĐ-CP .
4. Kinh phí trợ cấp cho người bị thương, thiệt hại về tính mạng, đền bù thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thực hiện chi theo phân cấp ngân sách hiện hành.
1. Công an tỉnh.
Chủ trì, làm đầu mối có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
2. Sở Tài chính.
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan bảo đảm về kinh phí và hướng dẫn việc lập hồ sơ thực hiện mức trợ cấp, đền bù cho tổ chức, cá nhân khi tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc bị thương, thiệt hại về tính mạng, bị thiệt hại về tài sản.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn lập hồ sơ thủ tục, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận thương binh, liệt sỹ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đối với các trường hợp đặc biệt người tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc bị thương, thiệt hại về tính mạng.
4. Sở Thông tin - Truyền thông.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, truyền thông đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác đảm bảo an ninh, trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức các cuộc thi, hội thi tuyên truyền, cổ động; hướng dẫn xây dựng các khẩu hiệu, panô, áp phích tuyên truyền, phổ biến về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; trong đó các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm thẩm định giá trị tài sản bị thiệt hại trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
7. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
Lập hồ sơ đề nghị các mức trợ cấp, đền bù cho tổ chức, cá nhân khi tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc bị thương, thiệt hại về tính mạng, bị thiệt hại về tài sản trên địa bàn quản lý. Đồng thời, giới thiệu các trường hợp bị thương đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Công an tỉnh để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.