ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2014/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 30 tháng 07 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 497/TTr-SCT ngày 03 tháng 6 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH
CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Cao Bằng (sau đây gọi tắt là Chương trình).
2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình (sau đây gọi tắt là đơn vị chủ trì), các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình (sau đây gọi tắt là đơn vị tham gia), cơ quan quản lý Chương trình và cơ quan cấp hỗ trợ kinh phí.
Điều 2. Mục tiêu Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng.
Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng là chương trình được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển xuất khẩu; thị trường trong nước và thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm:
1. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại; phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước và thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
2. Tạo cơ hội, khuyến khích mở rộng loại hình, quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng, thương hiệu, năng lực sản xuất, cạnh tranh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm đặc trưng, chủ lực có lợi thế của tỉnh. Củng cố và phát triển thương mại miền núi; từng bước nâng cao thị phần hàng hóa sản xuất trong nước thông qua thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
3. Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch.
Điều 3. Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình
1. Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình gồm: Trung tâm Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương; các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong tỉnh có đề án hoạt động xúc tiến thương mại đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu, điều kiện và tiêu chí quy định tại Quy chế này.
2. Đơn vị chủ trì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân.
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện Chương trình.
c) Nắm rõ nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp địa phương.
d) Có chiến lược phát triển ngành hàng cụ thể trên thị trường mục tiêu.
đ) Có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
e) Thực hiện Chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, không nhằm mục đích lợi nhuận.
3. Các đơn vị chủ trì tiếp nhận kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện Chương trình và có trách nhiệm quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 4. Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình
Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình là các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình được hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Quy chế này, chịu trách nhiệm nâng cao hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại mà đơn vị mình tham gia.
Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình
Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng là cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ quản lý Chương trình, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển ngành thương mại theo chiến lược, quy hoạch và các đề án phát triển ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Hướng dẫn xây dựng đề án xúc tiến thương mại theo quy định tại Quy chế này;
c) Quy định tiêu chí đối với các đề án xúc tiến thương mại phù hợp mục tiêu, yêu cầu của Chương trình;
d) Thẩm định và phê duyệt các đề án xúc tiến thương mại để tổng hợp đưa vào Chương trình hàng năm;
đ) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch xúc tiến thương mại của tỉnh hàng năm;
e) Tổ chức triển khai công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh;
g) Quản lý kinh phí xúc tiến thương mại của tỉnh;
h) Tổng hợp, đánh giá kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện Chương trình.
Điều 6. Kinh phí thực hiện Chương trình
1. Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm theo kế hoạch (thông qua Sở Công Thương);
b) Đóng góp của các đơn vị tham gia Chương trình;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện Chương trình theo nguyên tắc:
a) Giao dự toán kinh phí hỗ trợ Chương trình nằm trong tổng dự toán chi ngân sách hàng năm của Sở Công Thương;
b) Kinh phí hỗ trợ đơn vị tham gia Chương trình được cấp thông qua đơn vị thực hiện Chương trình;
c) Kinh phí xúc tiến thương mại do ngân sách tỉnh cấp chưa sử dụng hết trong năm kế hoạch được kết chuyển để sử dụng trong năm tiếp theo.
Điều 7. Quản lý kinh phí xúc tiến thương mại tỉnh
1. Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí xúc tiến thương mại và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Sở Công Thương, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và Sở Tài chính thông báo dự toán chi ngân sách cho Chương trình xúc tiến thương mại, Giám đốc Sở Công Thương chỉ đạo triển khai Chương trình theo nguyên tắc tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện các đề án của Chương trình không vượt quá tổng dự toán được phê duyệt.
3. Căn cứ vào Quyết định phê duyệt đề án của Giám đốc Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại ký hợp đồng thực hiện các đề án thuộc Chương trình đối với các đơn vị chủ trì và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo hợp đồng đã ký; thực hiện trực tiếp các đề án thuộc Chương trình do Trung tâm Xúc tiến thương mại chủ trì. Giám đốc Sở Công Thương quy định cụ thể về việc ký kết và thực hiện hợp đồng nêu trên.
4. Sở Tài chính phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí xúc tiến thương mại tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Đơn vị thực hiện Chương trình và các đơn vị tham gia Chương trình phải đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC HỖ TRỢ
Điều 8. Nội dung Chương trình và mức hỗ trợ
1. Chương trình xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu
a) Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Tỉnh. Hỗ trợ 70% các khoản chi phí:
- Chi phí mua tư liệu;
- Chi phí điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu: Định mức chi áp dụng theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;
- Chi phí xuất bản và phát hành.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Quy chế này không quá 700.000 đồng (bảy trăm ngàn đồng)/1 doanh nghiệp đăng ký và nhận thông tin.
b) Tổ chức cho chuyên gia trong và ngoài nước gặp gỡ, phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp Cao Bằng về phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài. Hỗ trợ 100% chi phí thuê hội trường, thiết bị, trang trí, nhân bản tài liệu tư vấn, biên dịch, phiên dịch, phương tiện đi lại cho chuyên gia.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Quy chế này không quá 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/1 doanh nghiệp tham gia.
c) Đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến thương mại. Hỗ trợ 50% đối với đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã; hỗ trợ 100% đối với đối tượng là các tổ chức xúc tiến thương mại, gồm các khoản chi sau:
- Chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu cho học viên: định mức chi áp dụng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Hoặc học phí trọn gói của khóa học.
d) Tham gia hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
- Chi phí thuê gian hàng; trang trí gian hàng;
- Chi phí làm thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, vận chuyển người, hàng hóa tham gia hội chợ;
- Chi phí tuyên truyền, quảng bá và mời khách đến giao dịch;
- Công tác phí cho cán bộ của đơn vị chủ trì đi nước ngoài thực hiện công tác tổ chức (tối đa 3 người/hội chợ), định mức áp dụng theo Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 Quy chế này không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)/1 kỳ tham gia hội chợ tại nước ngoài.
đ) Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài:
- Đoàn đa ngành: Có tối thiểu 09 doanh nghiệp tham gia;
- Đoàn chuyên ngành: Có tối thiểu 03 doanh nghiệp tham gia.
Được hỗ trợ 100% các khoản chi:
- Vé máy bay khứ hồi hoặc chi phí phương tiện vận tải khác cho các thành viên tham gia thực hiện chương trình;
- Tổ chức hội thảo giao thương: Thuê hội trường, thiết bị, giấy mời, phiên dịch, tài liệu;
- Công tác phí cho cán bộ tổ chức chương trình: Định mức áp dụng theo Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 8 Quy chế này không quá 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng)/1 doanh nghiệp tham gia.
e) Tổ chức hoạt động xúc tiến tổng hợp (thương mại kết hợp đầu tư và du lịch) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Cao Bằng ra nước ngoài, đồng thời thu hút đầu tư, khách du lịch nước ngoài đến Cao Bằng. Hỗ trợ 70% các khoản chi:
- Vé máy bay khứ hồi hoặc chi phí phương tiện vận tải khác cho các thành viên tham gia thực hiện chương trình;
- Tổ chức hội thảo giao thương, đầu tư, du lịch: Thuê hội trường, thiết bị, giấy mời, phiên dịch, tài liệu;
- Công tác phí cho cán bộ tổ chức chương trình: Định mức áp dụng theo Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 8 Quy chế này không quá 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng)/1 doanh nghiệp tham gia.
g) Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Cao Bằng giao dịch mua hàng. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí: Chi phí nhập xuất cảnh, chi phí ăn ở, đi lại tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài; chi phí thuê và trang trí hội trường, trang thiết bị, phiên dịch, in ấn tài liệu, tuyên truyền quảng bá; công tác phí cho cán bộ đơn vị chủ trì đi cùng đoàn để thực hiện công tác tổ chức. Các khoản chi nêu trên không được quá 0,5% so với giá trị được ký kết với đoàn doanh nghiệp đó.
h) Các hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước
a) Tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc vật tư, máy móc thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến người tiêu dùng theo quy mô thích hợp với địa bàn của Tỉnh. Hỗ trợ 50% các khoản chi phí sau:
- Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng;
- Dịch vụ phục vụ: điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ;
- Chi phí quản lý;
- Trang trí chung của hội chợ triển lãm;
- Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng;
- Tổ chức hội thảo: Chi phí thuê hội trường, thiết bị;
- Chi phí phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng về giới thiệu hội chợ triển lãm.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Quy chế này không quá 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)/1 đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia.
b) Tổ chức các hoạt động bán hàng, thực hiện các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các khu cụm công nghiệp, khu đô thị theo các đề án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hỗ trợ 70% các khoản chi phí:
- Chi phí vận chuyển;
- Chi phí thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng quầy hàng;
- Dịch vụ phục vụ: điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ;
- Trang trí chung của khu vực tổ chức hoạt động bán hàng;
- Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng;
- Chi phí quản lý, nhân công phục vụ;
- Chi phí phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng về giới thiệu việc tổ chức hoạt động bán hàng.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Quy chế này không quá 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng)/1 đợt bán hàng.
c) Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại; các ấn phẩm để phổ biến kết quả điều tra, khảo sát, phổ biến pháp luật, tập quán, thói quen mua sắm.
Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
- Chi phí mua tư liệu;
- Chi phí điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu: định mức chi áp dụng theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;
- Chi phí xuất bản và phát hành.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 Quy chế này không quá 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/1 doanh nghiệp đăng ký và nhận thông tin.
d) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; hàng hóa, dịch vụ địa phương đến người tiêu dùng qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác.
Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện nội dung sản phẩm truyền thông và phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 8 Quy chế này không quá 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng)/1 chuyên đề tuyên truyền.
đ) Đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ. Hỗ trợ 100% các khoản chi:
- Chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu cho học viên: Định mức chi áp dụng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.
- Hoặc học phí trọn gói của khóa học.
e) Tổ chức cho doanh nghiệp địa phương tham gia hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh và hội chợ triển lãm trong nước. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
- Chi phí thuê gian hàng; trang trí gian hàng;
- Chi phí vận chuyển hàng hóa tham gia hội chợ;
- Chi phí tuyên truyền, quảng bá và mời khách đến giao dịch;
- Công tác phí cho cán bộ của đơn vị chủ trì thực hiện công tác tổ chức (tối đa 3 người/hội chợ), định mức chi công tác phí áp dụng theo Quyết định số: 2386/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc quy định mức chi công tác phí, tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 8 Quy chế này như sau:
- Đối với tham gia hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh không quá 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng)/1 kỳ tham gia hội chợ.
- Đối với tham gia hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành phố khác trong nước không quá 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng)/1 kỳ tham gia hội chợ.
g) Các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Chương trình xúc tiến thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới
a) Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
- Chi phí tổ chức bán hàng: thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng, điện nước, an ninh, vệ sinh;
- Chi phí phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng về giới thiệu chương trình tổ chức bán hàng và hệ thống phân phối hàng hóa.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Quy chế này không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)/1 đợt bán hàng.
b) Xây dựng và cung cấp thông tin thị trường biên giới, cửa khẩu trên địa bàn tỉnh và các nước có chung biên giới. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
- Chi phí mua tư liệu;
- Chi phí điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu: định mức chi áp dụng theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;
- Chi phí xuất bản và phát hành.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 Quy chế này không quá 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/1 doanh nghiệp đăng ký và nhận thông tin.
c) Tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí lập dự án đầu tư, chi phí thiết kế, chi phí các thủ tục hành chính, thẩm tra phê duyệt nhằm xây dựng bến bãi vận tải, giao nhận, tập kết hàng hóa, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu tại các cửa khẩu khu vực biên giới.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 8 Quy chế này không quá 350.000.000 đồng (ba trăm năm mươi triệu đồng)/1 cụm, điểm quy hoạch.
d) Tổ chức hoạt động giao dịch thương mại và đưa hàng vào Khu kinh tế cửa khẩu. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí tổ chức giao dịch: Thuê hội trường, thiết bị, trang trí, đón tiếp, tài liệu, phiên dịch.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 8 Quy chế này không quá 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/1 doanh nghiệp tham gia.
đ) Tổ chức, phát triển hoạt động phân phối hàng Việt sang các khu vực biên giới với nước có chung biên giới. Hỗ trợ 100% các khoản chi:
- Chi phí xin giấy phép chính quyền sở tại;
- Chi phí tổ chức bán hàng: thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng, điện nước, an ninh, vệ sinh;
- Chi phí phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng về giới thiệu chương trình tổ chức bán hàng và hệ thống phân phối hàng hóa.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 8 Quy chế này không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)/1 đợt bán hàng.
e) Nâng cao năng lực cho thương nhân trong tỉnh tham gia xuất khẩu hàng hóa qua biên giới. Hỗ trợ 100% các khoản chi:
- Chi phí điều tra, khảo sát, và tổng hợp tư liệu: Định mức chi áp dụng theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;
- Chi phí xuất bản và phát hành sổ tay, cẩm nang, chuyên đề liên quan tới phát triển thương mại biên giới miền núi;
- Chi phí tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các chủ nhiệm hợp tác xã, thương nhân về công tác tổ chức mua bán tiêu thụ sản phẩm vùng biên giới, miền núi và tổ chức thực hiện các chính sách của Chính phủ: Định mức chi áp dụng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.
Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 8 Quy chế này không quá 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/1 đơn vị tham gia, đăng ký và nhận thông tin.
g) Các hoạt động xúc tiến thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
(Khi các Thông tư, Quyết định trích dẫn trên đây thay đổi thì áp dụng theo văn bản mới)
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 9. Xây dựng đề án xúc tiến thương mại tỉnh
1. Các đơn vị chủ trì xây dựng đề án xúc tiến thương mại tỉnh thực hiện theo biểu mẫu do Sở Công Thương quy định.
2. Các đề án xúc tiến thương mại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp địa phương;
b) Phù hợp với định hướng xuất khẩu của tỉnh;
c) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Phù hợp với nội dung Chương trình quy định tại Quy chế này;
đ) Đảm bảo tính khả thi về: Phương thức triển khai; thời gian, tiến độ triển khai; nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật;
e) Đối với các đề án mà quá trình thực hiện kéo dài qua 2 năm tài chính, đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí cho từng năm.
Điều 10. Tiếp nhận, đánh giá, thẩm định và phê duyệt đề án, kế hoạch
1. Hàng năm, trước ngày 15 tháng 5 của năm trước năm kế hoạch, các đơn vị chủ trì nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề xuất chương trình trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Công Thương Cao Bằng; Sở Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trong vòng 7 ngày làm việc, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đề xuất Chương trình đến đơn vị chủ trì. (Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, đơn vị chủ trì phải hoàn chỉnh hồ sơ và gửi về Sở Công Thương trong vòng 7 ngày làm việc). Sở Công Thương tiến hành thẩm định và ra quyết định phê duyệt Chương trình trước ngày 15 tháng 01 của năm kế hoạch.
2. Hồ sơ đề xuất Chương trình bao gồm:
- Công văn đề xuất Chương trình (Mẫu số 1)
- Hồ sơ đơn vị chủ trì (Mẫu số 2)
- Đề án (Mẫu số 3)
- Dự toán kinh phí (Mẫu số 3.1)
- Thông tin chủ nhiệm Đề án (Mẫu số 3.2)
3. Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao kinh phí xúc tiến thương mại hàng năm, Sở Công Thương căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung quy định tại Quy chế này và tổng mức kinh phí được cấp, tiến hành thẩm định, phê duyệt các đề án xúc tiến thương mại của các đơn vị chủ trì.
Điều 11. Điều chỉnh và chấm dứt thực hiện đề án
1. Trường hợp có điều chỉnh, thay đổi nội dung hoặc chấm dứt thực hiện đề án đã được phê duyệt, các đơn vị chủ trì phải có văn bản giải thích rõ lý do và kiến nghị phương án điều chỉnh gửi Sở Công Thương.
2. Trường hợp xét thấy cần thay đổi nội dung đề án cho phù hợp với yêu cầu và tình hình cụ thể, trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị chủ trì, Giám đốc Sở Công Thương xem xét, quyết định.
3. Trường hợp đơn vị chủ trì không thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đề án đã được phê duyệt hoặc xét thấy nội dung đề án không còn phù hợp, Giám đốc Sở Công Thương xem xét, quyết định chấm dứt việc thực hiện đề án.
4. Trường hợp không thực hiện được hoặc không hoàn thành đề án xúc tiến thương mại của Tỉnh trong năm kế hoạch, đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương xem xét, quyết định.
5. Sau khi có quyết định điều chỉnh hoặc chấm dứt thực hiện đề án, Sở Công Thương thực hiện việc điều chuyển kinh phí còn dư (nếu có) để bổ sung cho các đề án đã phê duyệt phát sinh tăng kinh phí, các đề án mới.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Công Thương
1. Chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, bảo đảm Chương trình được thực hiện theo đúng yêu cầu, mục tiêu, nội dung, tiến độ và quy định của pháp luật.
3. Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp việc thực hiện Chương trình; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề ngoài quy định của Quy chế này hoặc vượt thẩm quyền.
4. Tổng kết việc thực hiện Quy chế hàng năm; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế trong trường hợp cần thiết.
5. Không tiếp nhận đề án trong năm tiếp theo đối với đơn vị chủ trì vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 14 Quy chế này.
6. Đình chỉ tham gia Chương trình trong 3 năm kế tiếp trong trường hợp đơn vị chủ trì vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 5 Điều 14 Quy chế này.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị chủ trì trong việc tổ chức hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.
Điều 14. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì
1. Tổ chức thực hiện các đề án đã được phê duyệt theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, dự toán trong Hợp đồng đã ký; đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
2. Đối với đề án có nhiều đơn vị tham gia Chương trình, đơn vị chủ trì có trách nhiệm phối hợp và phân công các đơn vị tham gia thực hiện từng nội dung của đề án.
3. Có trách nhiệm lựa chọn đơn vị tham gia phù hợp với tiêu chí đã cam kết trong đề án. Nội dung tham gia của doanh nghiệp phải phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
4. Khi thực hiện xong đề án, các đơn vị chủ trì phải gửi báo cáo tình hình thực hiện về Sở Công Thương trong thời gian 15 ngày kể từ khi kết thúc đề án, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị tham gia đề án thực hiện các báo cáo có liên quan.
5. Cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin trung thực liên quan đến tình hình thực hiện đề án và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.
Các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Điều 16. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Công Thương để nghiên cứu, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh cho phù hợp./.
MẪU SỐ 1 - CÔNG VĂN ĐỀ XUẤT (gửi Sở Công Thương)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ
TRÌ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
/
|
Cao Bằng, ngày tháng năm |
Kính gửi: Sở Công Thương Cao Bằng
(Tên đơn vị chủ trì) đề xuất ………… hoạt động Xúc tiến Thương mại Cao Bằng năm .... với tổng kinh phí đề nghị nhà nước hỗ trợ là …………………………………….. triệu đồng.
(Tên đơn vị chủ trì) gửi kèm đây các tài liệu sau:
1. Danh mục đề xuất các hoạt động XTTM Cao Bằng 2013 (theo mẫu);
2. Hồ sơ đơn vị chủ trì (theo mẫu);
3. Đề án chi tiết các hoạt động XTTM Cao Bằng năm….. (theo mẫu).
4. Đĩa CD/USB chứa phần mềm các nội dung trên.
(Tên đơn vị chủ trì) cử các nhân sự sau chịu trách nhiệm tổ chức triển khai chương trình XTTM Cao Bằng:
Chủ nhiệm chương trình: Ông/Bà ...........................................................................
Điện thoại cố định: ………………………………. Di động: ..........................................
Fax: ……………………………………………….. Email: .............................................
Điều phối viên chương trình: Ông/Bà .....................................................................
Điện thoại cố định: ………………………………. Di động: ..........................................
Fax: ……………………………………………….. Email: .............................................
Kính đề nghị Sở Công Thương Cao Bằng tiếp nhận, xem xét và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt./.
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ |
MẪU SỐ 2 - HỒ SƠ ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
I. |
Thông tin chung |
||||
|
Tên đơn vị: |
|
Năm thành lập: |
||
|
Địa chỉ: |
|
|||
|
Điện thoại: |
|
Fax: |
||
|
Email: |
|
Website: |
||
|
Loại hình đơn vị: |
Có thu |
Không có thu |
||
|
Trực thuộc: |
UBND Tỉnh |
Sở Công Thương |
Loại khác |
|
|
Lãnh đạo ĐVCT: |
Ông/Bà: |
Tel.: |
Mobile: |
|
|
Lãnh đạo phụ trách công tác XTTM: |
Ông/Bà: |
Tel: |
Mobile |
|
|
|
|
|
|
|
II. |
Nguồn lực dành cho xúc tiến thương mại |
||||||
1 |
Nguồn nhân lực: |
||||||
1.1 |
Tổng số cán bộ, nhân viên: |
|
Số lượng Lãnh đạo (tính từ cấp Trưởng phòng trở lên): |
|
|||
1.2 |
Số lượng cán bộ phân theo trình độ: |
||||||
|
Trên Đại học: |
|
Đại học: |
Dưới Đại học |
|||
1.3 |
Số lượng cán bộ có khả năng ngoại ngữ thông thạo |
||||||
|
Tiếng Anh: …………………..Người |
Tiếng Pháp: …………………..người |
Tiếng Trung: ………………..Người |
Ngôn ngữ khác: ……………người |
|||
2 |
Điều kiện cơ sở vật chất: |
||||||
|
Đánh giá mức độ đáp ứng của điều kiện cơ sở vật chất hiện tại so với yêu cầu của công việc: |
||||||
□ Tốt |
□ Khá |
□ Trung bình |
□ Kém |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU SỐ 3 - ĐỀ ÁN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CAO BẰNG NĂM …………..
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
Cao Bằng, ngày ……. tháng …… năm ……
ĐỀ ÁN
Tên đề án: …………………………………..
1. Sự cần thiết
- Phân tích tính phù hợp của đề án này với định hướng phát triển kinh tế xã hội, chiến lược xuất khẩu địa phương/phát triển thị trường nội địa/miền núi, biên giới.
- Chứng minh sự phù hợp của đề án với thực trạng về mặt hàng, thị trường, doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh.
- Chứng minh đề án xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp.
- Nêu rõ lý do và sự cần thiết phải triển khai thực hiện đề án.
- Làm rõ, cụ thể hóa và chi tiết hóa đề án sẽ góp phần phát triển xuất khẩu/thị trường trong nước/miền núi, biên giới như thế nào.
- Làm rõ, cụ thể hóa và chi tiết hóa đề án sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp như thế nào.
- Đề án đóng vai trò gì trong kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương? Chương trình giúp phát huy hoặc khai thác lợi thế của địa phương như thế nào? Hay chương trình khắc phục được hạn chế gì của doanh nghiệp địa phương?
2. Mục tiêu:
3. Nội dung chương trình:
- Thời gian:
- Địa điểm:
- Đối tượng mục tiêu: nêu rõ thành phần doanh nghiệp dự kiến tham gia, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp.
- Mặt hàng mục tiêu:
- Thị trường mục tiêu:
- Quy mô: số lượng doanh nghiệp dự kiến tham gia
- Nội dung hoạt động chính:
4. Phương thức triển khai:
MẶT HÀNG HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
STT |
Tên mặt hàng |
I |
Sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo |
1 |
Nhóm khoáng sản chế biến |
1.1. |
Gang đúc, sắt xốp, phôi thép |
1.2. |
Thiếc thỏi |
1.3. |
Fê rô Măng gan và Mn chế biến |
1.4. |
Chì thỏi, Tinh quặng chì |
1.5. |
Tinh quặng kẽm |
2 |
Nhóm sản phẩm từ nông, lâm sản |
2.1. |
Chiếu trúc và sản phẩm từ trúc |
2.2. |
Ván công nghiệp các loại |
2.3. |
Đường kính |
II |
Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp |
1 |
Thực phẩm chế biến |
1.1. |
Thịt Lợn Đen (bảo quản) |
1.2. |
Thịt Bò (bảo quản) |
1.3. |
Các loại thịt xông khói, thịt chua, lạp sườn, xúc xích, phô mai, giò, chả, thực phẩm chế biến khác... |
1.4. |
Các sản phẩm bánh, kẹo mang tính đặc sản của địa phương (bánh khảo, ngà hooc, khẩu shi, khẩu phảng...) |
1.5. |
Rượu đóng chai |
1.6. |
Sản phẩm Miến dong |
1.7. |
Sản phẩm Trà đã qua chế biến các loại (trà xanh, trà ô long, trà phja đén, chè Dây, chè Giảo Cổ Lam, chè Đắng, các loại trà mang tính tổng hợp khác...); |
2 |
Sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ |
2.1. |
Sản phẩm rèn (dao, cuốc, búa, liềm...) |
2.2. |
Sản phẩm dệt, thêu, ren (thổ cẩm...); |
III. |
Sản phẩm nông nghiệp |
1. |
Sản phẩm chăn nuôi (bò, lợn đen, gà chăn thả...) |
2. |
Sản phẩm trồng trọt |
2.1. |
Thuốc lá lá nguyên liệu |
2.2. |
Hạt Dẻ |
2.3. |
Các loại măng, nấm |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.