ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1896/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 13 tháng 7 năm 2021 |
QUY ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, ĐỊNH MỨC VÀ THỦ TỤC HỖ TRỢ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 THEO ĐIỂM 12 MỤC II NGHỊ QUYẾT SỐ 68/NQ-CP NGÀY 01/07/2021 CỦA CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;
Căn cứ Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tại Tờ trình 425/TTr-SLĐTBXH ngày 12 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định đối tượng, mức hỗ trợ cho người lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 của Chính phủ, như sau:
a) Đối tượng lao động tự do được hỗ trợ:
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị mất việc làm, không có việc làm do yêu cầu của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh để phòng chống dịch hoặc bị tác động trực tiếp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh bị mất việc, bao gồm:
- Buôn bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
- Bán lẻ vé số lưu động;
- Thu gom rác, thu mua phế liệu;
- Bốc xếp, vận chuyển hàng hóa;
- Lái xe ôm, xe xích lô, xe ba gác; lái xe chở khách, chở hàng thuê;
- Tự làm hoặc làm việc cho cá nhân, làm việc trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, du lịch, vận tải, sản xuất không có hợp đồng lao động.
b) Mức hỗ trợ:
- Mức hỗ trợ tháng đầu tiên (đủ 30 ngày liên tục): 1.500.000 đồng/người.
Trong trường hợp mất việc không đủ 01 tháng hoặc không liên tục trong tháng, mức hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày.
- Nếu người lao động mất việc trên 01 tháng, cứ mất việc làm 01 tháng (đủ 30 ngày) hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ không quá 03 tháng, mức hỗ trợ tối đa không quá 3.500.000 đồng/người.
Riêng với đối tượng là người bán vé số đã được hỗ trợ 750.000 đồng/người theo văn bản 8310/UBND-VP ngày 10/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thì thời gian hỗ trợ do mất việc làm tại Quyết định này sẽ thực hiện từ ngày thứ 16 mất việc làm trở đi.
Thời gian thực hiện hỗ trợ:
- Thời gian người lao động bị mất việc được hưởng hỗ trợ áp dụng từ ngày 01/5/2021 đến 31/12/2021.
- Thời gian thực hiện hỗ trợ (thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ) từ ngày ban hành Quyết định này đến hết ngày 31/01/2022.
c) Hồ sơ và thủ tục hỗ trợ:
- Hồ sơ bao gồm:
+ Đề nghị hỗ trợ của người lao động (theo mẫu kèm theo) có xác nhận của khu phố, thôn, ấp nơi cư trú hợp pháp (thường trú, tạm trú) của người đề nghị hoặc nơi làm việc bị mất việc của người lao động (trường hợp nơi làm việc và nơi ở của người lao động khác nhau).
+ Văn bản của UBND huyện, thị xã, thành phố đề nghị UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ kèm danh sách tổng hợp người lao động đề nghị hỗ trợ (theo mẫu kèm theo).
+ Văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND tỉnh phê duyệt kèm theo danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ.
- Trình tự, thủ tục giải quyết hỗ trợ như sau:
+ Trong vòng 30 ngày tính từ ngày trở lại làm việc nhưng không quá ngày 31/01/2022, người lao động tự do có nhu cầu hỗ trợ làm đề nghị hỗ trợ gửi UBND xã, phường, thị trấn. Đề nghị hỗ trợ phải có xác nhận của khu phố, thôn, ấp. Trường hợp người lao động đã được nhận hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ chưa quá 3 tháng mà sau đó lại bị mất việc trở lại thì vẫn được làm đơn đề nghị trong thời gian nêu trên.
+ Trưởng Ban điều hành khu phố, trưởng thôn, ấp hoặc người quản lý lao động (nơi cơ sở sản xuất kinh doanh người lao động làm việc) có trách nhiệm xác nhận đơn của người lao động trong vòng 01 ngày làm việc; trường hợp không đồng ý cũng phải có nhận xét trong đơn.
+ UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận đơn của người lao động phải rà soát, tổng hợp, niêm yết công khai tại UBND xã, phường, thị trấn và sau đó gửi danh sách cùng đơn của người lao động về UBND huyện, thị xã, thành phố.
+ UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm rà soát, tổng hợp và gửi danh sách và đề nghị hỗ trợ của người lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 02 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ.
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách người lao động được hỗ trợ không quá 02 ngày làm việc. Trường hợp không đồng ý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản trả lời UBND huyện, thị xã, thành phố.
+ UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.
Điều 2. Kinh phí thực hiện hỗ trợ cho lao động tự do:
- Dự kiến số lao động tự do bị ảnh hưởng: 40.000 người.
- Tổng kinh phí dự kiến: 140.000.000.000 đồng.
Nguồn kinh phí hỗ trợ: UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm dự phòng cấp huyện và dự phòng cấp xã); nguồn cải cách tiền lương năm 2021 còn dư và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện chi trả cho đối tượng thụ hưởng. Trường hợp địa phương đã sử dụng hết nguồn lực theo quy định thì báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Tài chính để được hỗ trợ.
Điều 3. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai, hướng dẫn các địa phương và người dân về đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ cho người lao động tự do. Rà soát, tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ từ UBND huyện, thị xã, thành phố để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Việc tổ chức thực hiện Quyết định này sẽ được thực hiện cùng với theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 11/7/2021 của UBND tỉnh.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Dành cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn
...................................................................
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và tên: ................................................................... Ngày/tháng/năm sinh: …/…/……
2. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số: ........................................
Ngày cấp: …/…/…… Nơi cấp: ............................................................................................
3. Nơi ở hiện tại: ..................................................................................................................
- Nơi thường trú: ..................................................................................................................
- Nơi tạm trú: ........................................................................................................................
4. Điện thoại liên hệ: ............................................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHÍNH TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM
1. Công việc chính1
□ Buôn bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
□ Thu gom rác, thu mua phế liệu
□ Bốc vác, vận chuyển hàng hóa
□ Lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô, xe ba gác, ô tô chở khách, hàng hóa
□ Bán lẻ vé số lưu động
□ Tự làm hoặc làm việc cho cá nhân, trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, du lịch, vận tải, sản xuất không có hợp đồng lao động.
Ghi cụ thể: ........................................................................................................................
2. Nơi làm việc:2 ...............................................................................................................
3. Thời điểm mất việc làm: ngày....tháng...năm 2021.
4. Thời điểm có việc làm trở lại: ngày ... tháng ... năm 2021.
5. Tổng thời gian bị mất việc làm để hưởng trợ cấp: ......... ngày ........ tháng.
Tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết hỗ trợ cho tôi theo quy định. Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh toán qua hình thức:
□ Tài khoản (Tên tài khoản .................................... Số tài khoản .................................... tại ngân hàng .................................... )
□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi ở)
□ Trực tiếp
Tôi và xin cam đoan chưa được nhận chính sách hỗ trợ của nhà nước do ảnh hưởng Covid-19 theo quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP , những nội dung trình bày trong đơn này là hoàn toàn sự thật. Nếu sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và tự giác hoàn số tiền hỗ trợ trả nhà nước./.
|
……….,
ngày ... tháng ... năm 2021 |
XÁC NHẬN CỦA KHU PHỐ, THÔN, ẤP HOẶC NGƯỜI QUẢN LÝ CỦA CS.XDKD |
|
Ghi chú:
1. Công việc đem lại thu nhập chính cho người lao động
2. Trường hợp làm việc cho cơ sở kinh doanh thì ghi tên, địa chỉ cơ sở kinh doanh.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.