UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 188/2004/QĐ-UB |
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 11 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 19 tháng 11 năm 2003 của Thành Ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Căn cứ Quyết định số 109/2004/QĐ-UB ngày 22 tháng 6 năm 2004 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Chương trình Tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình Tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước (ban hành kèm theo quyết định 109/2004/QĐ-UB) kèm theo quyết định này.
Điều 2: Giao Sở Du lịch thành phố là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể nội dung Chương trình.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN MẠNH DU LỊCH VÀ CÁC DỊCH
VỤ MÀ THÀNH PHỐ CÓ THẾ MẠNH, XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG TRUNG
TÂM THƯƠNG MẠI, DU LỊCH, DỊCH VỤ LỚN CỦA CẢ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định 188/2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 11 năm 2004 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Thực hiện Quyết định của UBND thành phố số 109/2004/QĐ-ƯB ngày 22 tháng 6 năm 2004 về việc phê duyệt Chương trình "Tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước" (dưới đây gọi tắt là Chương trình). Sau khi tổng hợp kế hoạch của các ngành có liên quan, Sở Du lịch xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNH DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN CỦA THÀNH PHỐ
1. Tại bán đảo SơnTrà:
a. Tháng 3/2005, khai thác giai đoạn I dự án khu du lịch Bãi Bụt. Công ty Cổ phần Hải Duy thực hiện.
b. Tháng 10/2005: Khu du lịch Bãi Trẹm đưa vào khai thác. Công ty TNHH Trường Phúc thực hiện.
c. Tháng 9/2004: Khởi công xây dựng dự án Bãi Nam. Cty Cổ phần Sơn Trà thực hiện.
d. Tháng 3/2005: Khởi công các dự án Bãi Trẹm. Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn thực hiện.
đ. Tháng 5/2005: Khởi công xây dựng dự án Bãi Tiên Sa. Công ty Cổ phần Tiên sa thực hiện.
e. Tháng 10/2005: Hoàn thành hệ thống điện. Điện lực Đà Nẵng thực hiện.
g. Tháng 10/2005: Hoàn thành hệ thống cấp nước. Công ty cấp nước thực hiện. Hoàn thành hệ thống điện thoại. Bưu điện Đà Nẵng thực hiện.
h. Tháng 3/2005: Hoàn thành thiết kế đường quanh bán đảo Sơn Trà, Sở Du lịch thực hiện.
2. Khu vực Nam Furama - Non Nước:
a. Tháng 7/2004 khai trương giai đoạn I; tháng 9/2004 đưa vào khai thác dự án Bến Thành - Non Nước. Công ty Liên doanh Bến Thành - Non Nước thực hiện.
b. Tháng 12/2005 đưa vào sử dụng giai đoạn I dự án Vegas Club. Công ty Magnium thực hiện.
c. Tháng 11/2004: Khởi công xây dựng khu du lịch Hoàng Anh Gia Lai.
d. Tháng 3/2005: Khởi công xây dựng khu du lịch Đông Hải. Công ty Du lịch Đà Nẵng thực hiện.
đ. Tháng 3/2005 khởi công dự án khu du lịch Nam Non Nước. Tông Cty Saigontourist thực hiện.
e. Tháng 9/2005 khởi công xây dựng khu Làng Vân, Cty cổ phần Quảng Đại thực hiện.
g. Từ nay đến cuối năm 2004 kêu gọi đầu tư khu giải trí cao cấp casino và khu du lịch chất lượng cao Nam Furama do Công ty WATG quy hoạch. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Sở Du lịch thực hiện.
3. Vệt đường Phạm Văn Đổng, khu vực Mỹ Khê, Bắc Mỹ An:
a. Tháng 6/2004 cải tạo nâng cấp khách sạn Tourane 60 phòng . Hoàn thành tháng 3/2005.
b. Tháng 3/2005 khởi công xây dựng dự án Red Star Hotel và Red Star Resort. Công ty TNHH Alphanam thực hiện.
c. Năm 2005 khởi công xây dựng khu du lịch DBC. Tổ chức thực hiện Cty Liên doanh Mỹ An.
4. Phát triển một số khách sạn lớn tai trung tâm thành phố và hai bên Sông Hàn:
a. Tháng 8/2004 mở rộng khách sạn Cosevco Star 4 sao. Cty Xây lắp Điện lực 3 thực hiện.
b. Tháng 1/2005 khởi công xây dựng khách sạn 74 Bạch Đằng. Công ty LEDA Úc thực hiện.
c. Tháng 3/2005: Khu khách sạn 4 sao đường Trần Hưng Đạo.
d. Năm 2007 khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tại 24 Trần Phú. Tổng Công ty Xây dựng số 1 thực hiện.
đ. Năm 2005 khởi công xây dựng khách sạn Đảo Xanh - bắc Tượng đài 2/9. Cty TNHH Nam Việt Á thực hiện.
1. Phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí trọng điểm, xây dựng các tour tuyến mới.
a. Năm 2004 xây dựng sân golf Nam Non Nước. Công ty TNHH Huy Hoàng thực hiện.
b. Năm 2005 triển khai xây dựng khu giải trí đặc biệt cho người nước ngoài tại Làng Vân và tại phía Nam Furama. Công ty Cổ phần Quảng Đại thực hiện.
c. Năm 2005 khởi công xây dựng sân golf Hòa Ninh. Công ty LADO Hàn Quốc thực hiện.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch:
d. Xây dựng các khu thương mại, siêu thị, phố ẩm thực (Sở Thương Mại có kế hoạch cụ thể triển khai).
đ. Xây dựng phố du lịch. Tháng 9/2004 Sở Du lịch báo cáo đề án cho UBND thành phố.
e. Tháng 11/2004 Sở Du lịch báo cáo Đề án Phát triển tour du lịch đường biển Đà Nẵng - Hải Nam, Đà Nẵng - Singapore, Đà Nẵng - Hồng Kông và dự án phát triển các tour du lịch đường bộ: Tour du lịch Caravan qua Lào, Thái Lan, tour du lịch Con đường di sản, tour du lịch sinh thái lịch sử "Con đường huyền thoại"; tour tham quan hầm đường bộ Hải Vân cho UBND thành phố.
g. Năm 2004-2005 phát triển tuyến du lịch đường thủy Sông Hàn: Tàu du lịch cao tốc, du thuyền, nhà hàng nổi.
h. Năm 2005, tour du lịch sinh thái sông Cu Đê - Trường Định. Tổ chức thực hiện: Sở Du lịch, Cty XL Điện 3, Công ty Green Lines, Công ty 579 và các chủ phương tiện du lịch đường thủy khác.
2. Xây dựng các sản phẩm văn hóa du lịch đặc thù:
a. Năm 2005: Xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng, tôn tạo khu Thành Điện Hải và các công trình văn hóa du lịch khác, Sở Văn hóa - Thông tin thực hiện.
b. Năm 2005: Khôi phục nhà trưng bày chiến tranh, Sở Văn hóa - Thông tin thực hiện.
c. Đầu tư nâng cấp khu du lịch Ngũ Hành Sơn thành sản phẩm du lịch văn hóa - sinh thái đặc thù theo hướng phát triển làng đá mỹ nghệ, xây dựng Công viên vườn tượng, tôn tạo các di tích chùa chiền, hang động (2006-2010). Sở Văn hóa - Thông tin và UBND Quận Ngũ Hành Sơn thực hiện.
d. Từ nay đến 2006: Phục hồi các thiết chế làng văn hóa dân tộc Phú Túc (Hòa Phú) Tà Lang, cầu Sụp (Hòa Bắc): Nhà Gươl, nhà sàn, dệt thổ cẩm, các lễ hội của đồng bào Cơ Tu thành sản phẩm du lịch làng văn hóa dân tộc. Sở Văn hóa - Thông tin và UBND Huyện Hòa Vang thực hiện.
đ. Năm 2005: Hoàn thành xây dựng Nhà hát Trưng Vương, Nhà biểu diễn đa năng, Sở Văn hóa Thông tin thực hiện
I. Tăng cường xúc tiến thị trường, giới thiệu sẵn phẩm du lịch trong và ngoài nước:
a. Từ năm 2005, mỗi năm tổ chức một lần khảo sát, nghiên cứu thị trường du lịch nước ngoài qua các hoạt động giới thiệu sản phẩm du lịch (Roadshow), các đoàn Du lịch làm quen (Famtour) tại một số thị trường trọng điểm như ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Úc... Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế, các tổ chức du lịch quốc tế để quảng bá du lịch ở nước ngoài.
b. Từ 10/2004 có kế hoạch tổ chức quảng bá du lịch tại Nhật Bản, thông qua văn phòng đại diện của thành phố tại Tokyo.
c. Xúc tiến các đường bay mới đến Singapore (2005), Hàn Quốc (2005), Trung Quốc (2006). Sở Du lịch chủ trì xây dựng chương trình quảng bá phối hợp với Cụm cảng Hàng không miền Trung, Sở Ngoại vụ.
2. Tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch hằng năm bằng cách khai thác và nâng cấp các lễ hội truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương.
a. Lễ hội Quán Thế Âm hàng năm. Quận Ngũ Hành Sơn chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin, Sở Du lịch.
b. Lễ hội Cầu ngư: Quận Sơn Trà chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin, Sở Du lịch.
c. Liên hoan văn hóa du lịch 2 năm 1 lần. Sở Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin và các địa phương thực hiện.
d. Năm Du lịch Đà Nẵng 5 năm 1 lần. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin và các sở, ban ngành, địa phương.
đ. Liên hoan du lịch Gặp gỡ Bà Nà hàng năm. Sở Du lịch thực hiện.
1. Sở Du lịch phối hợp với Sở Thủy sản Nông lâm, các địa phương và các ngành liên quan xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường vùng biển, các khu sinh thái Sơn Trà, Bà Nà - Suối Mơ, Hải Vân...
a. Tháng 5/2005: Sở Du lịch báo cáo UBND thành phố Đề án phát triển du lịch sinh thái Làng Vân, Hải Vân, Sơn Trà, Bà Nà – Suối Mơ.
b. Tháng 10/2005: Sở Thủy sản Nông lâm báo cáo đề án tôn tạo môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái tại Bà Nà – Suối Mơ, Sơn Trà, Hải Vân
2. Ngành Công an chủ trì phối hợp với Quân đội, Hải quan, Biên phòng, Thương binh Xã hội và các địa phương xây dựng điểm đến an toàn, an tâm cho khách, đảm bảo môi trường du lịch, tạo sự thông thoáng trong công tác XNC tại sân bay quốc tế và cảng Đà Nẵng.
a. Tháng 12/2004 Công an thành phố tổ chức sơ kết một năm thực hiện đề án đảm bảo an ninh trong du lịch.
b. Tháng 10/2004 phối hợp với Ban Chỉ đạo Du lịch sơ kết quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan đơn vị tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.
c. Công an chủ trì phương án cải tiến quy trình NXC sân bay, cảng biển.
d. Các địa phương có kế hoạch đảm bảo môi trường du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn.
Trong năm 2005, Sở Du lịch phối hợp với Sở Nội vụ tiến hành rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ toàn ngành, ưu tiên bố trí cán bộ lãnh đạo và quản lý ngành có trình độ, có tâm huyết và quyết tâm cao đối với sự phát triển của ngành.
1. Trong năm 2005, Sở Du lịch phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất UBND tăng cường cán bộ lãnh đạo cho Sở Du lịch.
2. Trong năm 2005, Sở Du lịch có kế hoạch tuyển dụng mới, tại chỗ hoặc thu hút cán bộ các nơi khác về. Từ nay đến năm 2010, mỗi năm Sở Du lịch phối hợp đào tạo từ 80-100 cán bộ lãnh đạo quản lý kinh doanh du lịch; bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nghiệp vụ; chú trọng đào tạo ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch.
3. Năm 2005 Sở Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Nội Vụ và các ngành có liên quan xây dựng đề án thành lập Trường Cao đẳng Du lịch tại Đà Nẵng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để đào tạo cán bộ phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch thời kỳ mới; đồng thời tranh thủ vốn ODA của Nhật xây dựng Học viện Du lịch tại Đà Nẵng
4. Từ nay đến 2005, tập trung triển khai bước xây dựng Công ty du lịch Đà Nẵng trở thành công ty du lịch mạnh của thành phố.
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG THÀNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI LỚN CỬA ĐẤT NƯỚC
Giai đoạn 2004-2005:
1. Khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế. Sở Thương mại, BQL các dự án xây dựng thực hiện, hoàn thành trước ngày 29/3/2005.
2. Khẩn trương thực hiện giai đoạn 2, trước tháng 6/2005: nâng cấp chợ Hàn để kịp thời phục vụ Năm Du lịch 2005. Sở Thương mại thực hiện.
3. Khởi công, xây dựng hoàn thành Chợ cồn, hoàn thành vào tháng 6 năm 2007. Sở Thương mại thực hiện.
4. Rà soát Quy hoạch mạng lưới các chợ địa bàn, để tổ chức lại mạng lưới bán lẻ, phát triển hệ thống siêu thị vừa và nhỏ, đảm bảo mỗi khu dân cư (nhà chung cư) đều có cửa hàng bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày (nhằm giảm chợ cóc, chợ tạm...), Sở Thương mại chủ trì, phối hợp thực hiện với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện. Thực hiện và hoàn thành năm 2004-2005.
5. Khảo sát, quy hoạch các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố bao gồm 2 chợ đầu mối ở phía Nam và phía Bắc thành phố; đảm bảo tiêu chí phải nằm trên trục đường giao lưu thương mại sầm uất, có kho hàng bến bãi, thực sự là điểm bán buôn, phát luồng hàng hóa... Tổ chức thực hiện: Sở Thương mại chủ trì thực hiện, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện. Hoàn thành, năm 2004-2005.
6. Xây dựng cổng giao tiếp thương điện tử của Thương mại Đà Nẵng (giai đoạn 1 của Dự án Thương mại điện tử thành phố Đà Nẵng). Tổ chức thực hiện: Sở Thương mại chủ trì, phối hợp thực hiện với Sở Khoa học Công nghệ. Hoàn thành năm 2004-2005.
7. Đầu tư xây dựng, kinh doanh mạng lưới kho hàng, bến bãi để phục vụ hoạt động nội-ngoại thương. Trước mắt, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công xây dựng 01 Kho ngoại quan tại cảng Tiên Sa. Tổ chức thực hiện: Sở Thương mại (chủ trì), Cảng Đà Nẵng, Cục Hải quan, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường (phối hợp). Thời gian: năm 2004-2005.
8. Đầu tư, xây dựng một điểm dừng (trung tâm cung ứng dịch vụ tổng hợp phục vụ hành khách) ở phía Nam Hầm đèo Hải Vân, trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Sở Thương mại chủ trì, Sở Giao thông Công chính, Sở Du lịch (phối hợp). Thời gian: năm 2004 - 2005.
9. Khảo sát, hình thành các phố đi bộ, chợ đêm, phố ẩm thực, các điểm dịch vụ phục vụ du lịch, Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại trong năm 2004-2005.
10. Hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác Trung tâm giao dịch thủy sản (chợ đầu mối thủy sẵn) tại Thọ Quang, Sở Thủy sản Nông lâm chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại trong năm 2004-2005.
11. Khảo sát chọn địa điểm, quy hoạch mặt bằng, thiết kế xây dựng Trung tâm thương mại - siêu thị bán buôn tại quận Liên Chiểu (địa điểm theo quy hoạch), Sở Thương mại chủ trì, phối hợp thực hiện với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch & Đầu tư, năm 2004-2005.
12. Khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị dự án cơ hội đầu tư xây dựng theo hình thức đầu tư tư bản Nhà nước (toàn bộ hoặc một phần) một Trung tâm thương mại Đà Nẵng (Trade Building) có quy mô mang tầm khu vực nằm trên Tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, dành cho những tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển kinh doanh hàng hóa chất lượng cao và làm biểu tượng của thương mại Đà Nẵng (địa điểm đề xuất theo quy hoạch: Khu đất Trường Chính trị hiện nay), Sở Thương mại chủ trì, phối hợp thực hiện với Sở Xây dựng và Sở Kế hoạch & Đầu tư (phối hợp), năm 2004-2005.
Giai đoạn 2006-2010:
13. Phối hợp, tạo điều kiện để Bộ Thương mại triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng Sàn giao dịch thương mại điện tử. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại, Sở Tài Nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học Công nghệ, năm 2006.
14. Khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả các hộ kinh doanh, đầu tư, kinh doanh theo phương thức siêu thị, cửa hàng tự chọn với hệ thống kiểm soát bán hàng theo mã vạch (barcode), thanh toán bằng thẻ tín dụng, ứng dụng thương mại điện tử. Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Khoa học Công nghệ, Cục thuế, Ngân hàng Nhà nước, năm 2004. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, triển khai thực hiện và kết thúc vào năm 2007.
15. Đầu tư xây dựng và hoàn thành Trung thương mại siêu thị bán buôn tại quận Liên Chiểu và Trung tâm thương mại Đà Nẵng (Trade Building) (nếu được UBND thành phố phê duyệt khảo sát địa điểm và thiết kế mặt bằng... trong giai đoạn 2004-2005). Sở Thương mại Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, năm 2006-2009.
1. Tổ chức Hội thảo về Hành lang kinh tế Đông Tây tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với VP UBND Thành phố, Sở Kế hoạch & Đầu tư (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư), Sở Du lịch (Trung tâm Xúc tiến Du lịch), Sở Ngoại vụ và một số tổ chức xúc tiến thương mại - đầu tư trong và ngoài nước. Dự kiến tháng 11/2004.
2. Tổ chức Đoàn khảo sát 4 tỉnh Salavan, Sekong, Savanakhet và Champasak của Lào, nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng phát huy thế mạnh của Lào phục vụ cho xuất khẩu, hoặc tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Sở Thương mại tổ chức vào tháng 8/2004.
3. Rà soát lại việc triển khai thực hiện các thỏa thuận thương mại - đầu tư đã ký kết giữa Đà Nẵng với tỉnh Yaroslavl và thành phố Nhizegorod (Liên bang Nga), đặc biệt là tính khả thi và hiệu quả thiết thực của các dự án đã ký Biên bản ghi nhớ giữa các doanh nghiệp của các địa phương, Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Đà Nẵng, chính quyền tỉnh Yaroslavl, thành phố Nhizegorod, các thành viên của Tổ công tác Đà Nẵng, Yaroslavl vào tháng 10/2004.
4. Thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế với các cá nhân, tổ chức kinh tế của Việt Kiều ở các nước, đặc biệt là ở các thị trường trọng điểm (Đông Nam Á, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, EU, Nga...) để hình thành mạng lưới kênh phân phối các sản phẩm xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng vào các thị trường này, trong đó chú trọng các sản phẩm TCMN, các sản phẩm có hàm lượng nguyên liệu sản xuất trong nước cao. Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở ngoại vụ, các ngành, doanh nghiệp liên quan hàng năm.
5. Rà soát đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên viên trực tiếp làm công tác kinh tế đối ngoại về trình độ, năng lực, phẩm chất; bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sắp tới của ngành. Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, hoàn thành trong quý 3/2004.
6. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ, cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại của ngành (ở cả hai khối QLNN và doanh nghiệp) về ngoại ngữ, luật quốc tế, kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, kỹ năng xúc tiến thương mại... Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, hoàn thành vào đầu quý 4/2004.
7. Cử cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại của ngành tham gia các khóa đào tạo ở trong và ngoài nước. Một mặt khuyến khích việc tự học nâng cao trình độ bằng cách hỗ trợ học phí; mặt khác, chú trọng tranh thủ các chương trình đào tạo do các tổ chức chính phủ, phi chính phủ các nước và các bộ, ngành Trung ương (Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, ủy ban hợp tác kinh tế quốc tế...) tài trợ. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thương mại và các ngành liên quan vào hàng năm.
1. Đề xuất UBND thành phố điều chỉnh, hoặc ban hành các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu, xây dựng thương hiệu... để định hướng xuất khẩu mặt hàng, thị trường phù hợp với chiến lược xuất khẩu của thành phố. Sở Thương mại chủ trì, phối hợp thực hiện vơi Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan hàng năm.
Cụ thể trong năm 2004:
a. Đề xuất UBND thành phố điều chỉnh Quy chế thưởng khuyến khích xuất khẩu (Quyết định 02/2004/QĐ-UB ngày 05.01.2004), chính sách hỗ trợ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại (Quyết định 72/2004/QĐ-UB Ngày 26.4.2004) để áp dụng vào năm 2005.
b. Đề xuất, tham mưu xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm giai đoạn 2005-2006 của thành phố (tập trung vào thị trường châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc; thị trường EU và thị trường Mỹ; ưu tiên ngành hàng thủ công mỹ nghệ (chạm trổ, điêu khắc đá mỹ nghệ, dệt, tơ tằm, mây tre lá...); các sản phẩm gỗ, hàng trang trí nội thất...).
2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm tổ chức, tạo điều kiện, giới thiệu, hướng dẫn để các doanh nghiệp tham gia khảo sát thị trường, hội chợ - triển lãm trong và ngoài nước theo kế hoạch định hướng thị trường xuất khẩu; tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành Trung ương, phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế để quảng bá, giới thiệu các doanh nghiệp tiêu biểu, sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của thành phố; triển khai cho một số doanh nghiệp thành lập VPĐD, CN tại một số thị trường xuất khẩu trọng điểm...
Chú trọng việc tham gia hội chợ thường niên và chuyên ngành được tổ chức tại các tỉnh, thành bạn trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên; nghiên cứu, đề xuất ƯBND thành phố đăng cai tổ chức Hội chợ - Triển lãm các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, sổ Thương mại chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan vào tháng 8 hàng năm (xây dựng kế hoạch cụ thể báo cáo, trình UBND thành phố).
3. Tăng cường việc trao đổi, cung cấp thông tin thương mại - xuất nhập khẩu; phối hợp, liên kết chặt chẽ với các tỉnh bạn, các vùng kinh tế trọng điểm, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua hàng hóa xuất khẩu, hoặc có nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định để phục vụ chế biến xuất khẩu, Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thường xuyên.
4. Nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố xin phép Chính phủ đăng cai tổ chức Hội chợ - Triển lãm quốc tế hàng năm với sự tham gia của các địa phương các nước trên Tuyển hành lang kinh tế Đông Tây và Tiểu vùng sông Mê Kông (Hội chợ này có thể tổ chức luân phiên hàng năm ở địa phương các nước), tạo sự giao lưu hàng hóa liên hoàn giữa các thị trường trong khu vực. Sở Thương mại chủ trì vào tháng 12/2004.
5. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải, quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, ngân hàng... (đặc biệt các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng), khai thác những lợi thế và cơ hội mà Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây khi tuyến hành lang này được hình thành, Sở Thương mại thực hiện, phối hợp với các ngành chức năng liên quan (Ngân hàng, Bưu chính viễn thông, Tài chính, Du lịch...) từ năm 2004-2006.
6. Cập nhật, triển khai kịp thời và phát huy hiệu quả cơ chế chính sách của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế. Liên kết với các Bộ, ngành chức năng tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng, cung cấp thông tin nhằm tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cho các doanh nghiệp trên địa bàn, để doanh nghiệp có hướng phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp. Sở Thương mại chủ trì trong thời gian 2004-2006.
7. Tập trung đầu tư về vón, cơ sở hạ tầng thương mại... để hình thành một doanh nghiệp thương mại Nhà nước thực sự mạnh, có khả năng dẫn dắt, điều phối, góp phần bình ổn thị trường đồng thời đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu tại địa phương, Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan, năm 2004-2006.
8. Phối hợp với Sở Công nghiệp trong việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Đà Nẵng đầu tư chiều sâu cho sản xuất, chế biến; đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ; cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, để hàng hóa do doanh nghiệp Đà Nẵng sản xuất đủ uy tín và thế đứng tại thị trường nội địa, tiến tới hình thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố một cách vững chắc, chủ động; song song với việc đẩy mạnh thu mua hàng hóa ở các địa phương khác để xuất khẩu. Thực hiện theo kế hoạch của Sở Công nghiệp.
9. Phối hợp với Sở Công nghiệp trong việc quy hoạch, khôi phục, phát triển các làng nghề TCMN (chạm trỗ đồ gỗ, điêu khắc đá mỹ nghệ, dệt thảm, tơ tằm, đồ gỗ gia dụng,....); có chính sách đào tạo và xúc tiến thương mại nhằm phát huy tay nghề của các nghệ nhân vả đẩy mạnh xuất khẩu. Thực hiện theo kế hoạch của Sở Công nghiệp.
NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG THÀNH TRUNG TÂM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC
I- ĐA DẠNG HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
Tiếp tục hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngân hàng, phát triển các dịch vụ hiện có, từng bước áp dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng là phương châm hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trước quá trình cạnh tranh, hội nhập quốc tế và khu vực.
1. Đổi mới phong cách phục vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, đẩy mạnh các hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng, linh hoạt để tạo nguồn cho vay.
2. Mở rộng các loại hình cho vay đáp ứng nhu cầu của tổ chức kinh tế và dân cư. Bên cạnh dịch vụ cho vay, ngân hàng còn mở rộng các dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, cho thuê tài chính, góp phần đa dạng hóa dịch vụ tín dụng làm cho môi trường tín dụng thêm sôi động, tạo cho khách hàng lựa chọn ngân hàng phục vụ.
3. Tiếp tục thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, tiến tới 100% thành viên ngân hàng đều tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng để đẩy nhanh tốc độ thanh toán đáp ứng nhu cầu chu chuyển vón của nền kinh tế, tăng cường phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại để phục vụ khách hàng như thanh toán thẻ ATM, thanh toán Online, Phonebanking, Mobile banking, Intemetbanking, Homebanking, phát hành thẻ, đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Mater, JCB, Amex, Diners Club, American, Express...
Tuy nhiên để từng bước áp dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng, nhất là dịch vụ thanh toán vẫn còn một số trở ngại nhất định như thanh toán điện tử liên ngân hàng chỉ mới áp dụng ở 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Thời gian đến ngân hàng sẽ thành lập Trung tâm thanh toán séc, đồng thời trình Chính phủ ban hành Nghị định thanh toán tiền mặt với những qui định cụ thể trong việc sử dụng tiền mặt, nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
II- TỪNG BƯỚC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Về thị trường vốn ở Đà Nẵng không thực hiện nghiệp vụ này do các ngân hàng thương mại trên địa bàn chỉ là chi nhánh, không có Hội sở chính.
Về thị trường chứng khoán là nơi mua bán các giấy tờ có giá dài hạn, chủ yếu là cổ phiếu, trái phiếu. Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Đà Nẵng nằm trong mục tiêu chung của Chính phủ về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam đến 2010 nhằm phát triển thị trường chứng khoán cả về qui mô lẫn chất lượng hoạt động, tạo ra kênh huy động vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
Hiện nay tại Đà Nẵng chỉ có 3 ngân hàng hoạt động dịch vụ chứng khoán như: Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Á Châu; Ngân hàng Ngoại thương.
Để từng bước hình thành thị trường chứng khoán ở Đà Nẵng với mục tiêu sau năm 2005 thành lập Công ty cổ phần chứng khoán, năm 2007 chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Sàn giao dịch chứng khoán của miền Trung tại Đà Nằng. Để hình thành thị trường chứng khoán trước năm 2010 đòi hỏi phải có những giải pháp sau:
1. Tập trung thị trường trái phiếu Chính phủ; trái phiếu Ngân hàng; trái phiếu của các Tổng công ty 90, 91; trái phiếu đô thị; trái phiếu công trình để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của thành phố, tăng khối lượng trái phiếu trên địa bàn, tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán, từng bước đưa trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình niêm yết trên thị trường chứng khoán.
2. Để đa dạng hóa cho thị trường chứng khoán về số lượng, chất lượng, chủng loại cần tăng số lượng cổ phiếu có thể niêm yết trên thị trường nhằm tăng qui mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả cho công ty niêm yết. Điều này đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước địa phương theo Quyết định 78/2003/QĐ-TTg của Thủ trưởng Chính phủ, nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương.
3. Mở rộng việc chuyển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần, lựa chọn các doanh nghiệp lớn có đủ điều kiện để phát hành thêm cổ phiếu và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.
4. Có chính sách ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước có đủ điều kiện thành lập công ty chứng khoán. Khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, địa lý nhận lệnh ổ Đà Nẵng để từng bước hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở khu vực miền Trung.
5. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân:
+ Thiết lập các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân hàng thương mại các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư... tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường.
+ Mỏ rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, tạo điếu kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.
Chiến lược về kế hoạch phát triển đến năm 2010, định hướng chiến lược của ngành bưu chính viễn thông bao gồm tiếp tục và đổi mới mọi hoạt động, duy trì tốc độ táng trưởng cao và bền vững của Bưu điện thành phố trong những năm qua, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân từ 16-18%/năm; tiếp tục đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng về truyền thông, tin học có công nghệ hiện đại, vững chắc vđi dung lượng và chất lượng cao hoạt động có hiệu quả đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo chỉ thị 58 của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết của Chính phủ và Bộ Bưu chính Viễn thông liên quan đến công nghệ thông tin.
1. Về lĩnh vực Bưu chính - phát hành báo chí:
- Xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh thực hiện công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đề ra biện pháp nâng cao chất lượng khai thác, chất lượng phục vụ. Tổ chức in ấn từ 22h đến 5h để phục vụ trong ngày và vận chuyển báo nhanh cùng với giá cả thích hợp và thu hút nhiều đại lý.
a. Phấn đấu 100% xã có ít nhất 2 tờ báo (Nhân dân & Đà Nẵng); làm dịch vụ ngành Viễn thông.
b. Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm Bưu điện; Các loại hình tiết kiệm Bưu điện đã được triển khai, mỗi năm trung bình tăng thêm 2.000 tỉ đồng.
c. Tăng cường kiến thức trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
d. Mở rộng các loại hình Bưu cục, đại lý Bưu điện đa dịch vụ, đưa bán kính phục vụ bình quân Bưu cục xuống dưới 3,5km/BC và số dân phục vụ bình quân dưới 3.000 người/BC.
2. Về lĩnh vực Viễn thông:
a. Xây dựng một mạng lưới Viễn thông đến năm 2010 chính xác, an toàn, bố trí hợp lý vị trí lắp đặt tổng đài, dự báo nhu cầu phát triển thuê bao điện thoại để có kế hoạch mở rộng dung lượng tổng đài lên tương ứng.
b. Hoàn thiện mô hình quản lý kinh doanh các dịch vụ BCVT theo định hướng chung của VNPT.
c. Xây dựng và phát triển mạng lưới BCVT đồng bộ, phát huy năng lực sẵn có trên mạng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, du lịch, an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai trên địa bàn thành phố.
d. Phát triển mạnh các dịch vụ truyền thống và dịch vụ mới, dịch vụ thông tin di động, truy cập internet tốc độ cao, thương mại điện tử, dịch vụ lai ghép BCVT và tin học, công nghệ kết nối chủ yếu là ADSL, cung cấp dịch vụ viễn thông đa dạng đa phương tiện.
đ. Đến năm 2010 cáp quang hóa 100% các tuyến trục nội thành, ngầm hóa thuê bao điện thoại ở các quận và các khu dân cư mới trong thành phố, phát triển các loại dịch vụ điện thoại thẻ để đưa vào các khu công cộng như sân bay, nhà hàng, khách sạn và các khu du lịch.
e. Dự báo đến năm 2010 mật độ điện thoại trên địa bàn thành phố đạt xấp xỉ 40 máy/100 dân.
Lộ trình hoàn thành phát triển và nâng cấp hệ thống mạng lưới giao thông của thành phố như sau:
1. Đường bộ:
a. Nâng cấp các tuyến đường nội thành Đà Năng, chiều dài 840km, thời gian triển khai và hoàn thành 2003-2010, tổng mức đầu tư 6.790 tỉ đồng do UBND thành phố đầu tư.
b. Xây dựng đường Sơn Trà Điện Ngọc, chiều dài 23,4km, thời gian triển khai và hoàn thành 2003-2005, tổng mức đầu tư 400 tỉ đồng, do Sở Du lịch làm chủ đầu tư.
c. Xây dựng đường Quốc lộ 1A & Quốc lộ 14B, chiều dài 27,3km, thời gian triển khai và hoàn thành 2003-2005, tổng mức đầu tư 550 tỉ đồng, do UBND thành phố & Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
d. Xây dựng đường Đà Năng - Hội An, chiều dài 8,3km, thời gian triển khai và hoàn thành 2004-2005, tổng mức đầu tư 250 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
đ. Xây dựng đường cao tốc Đà Năng-Quảng Ngãi, chiều dài 5km, thời gian triển khai và hoàn thành 2005-2007, tống mức đầu tư 300 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
e. Xây dựng đường Hồ Chí Minh qua Đà Nẵng, chiều dài 22km, thời gian triển khai và hoàn thành 2005-2013, tống mức đầu tư 1.050 đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
2. Đường thủy:
a. Nâng cấp cụm cảng Đà Nẵng, công suất 3 triệu tấn/năm, thời gian triển khai và hoàn thành 2000-2005, tổng mức đầu tư 1.590 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
b. Xây dựng Bến khách và Nhà ga hành khách, 85md & tàu
3. tấn, thời gian triển khai và hoàn thành 2004-2005, tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng, do doanh nghiệp đầu tư.
c. Phát triển Đội tàu du lịch, thời gian triển khai và hoàn thành 2005-2006, tổng mức đầu tư 100 tỉ đồng, do doanh nghiệp đầu tư.
d. Xây dựng cảng Liên Chiểu, công suất 6,5 triệu tấn/năm, thời gian triển khai và hoàn thành 2006-2013, tổng mức đầu tư 1.850 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
đ. Nâng cấp Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 và cả trang thiết bị, công suất 5 triệu tấn/năm, thời gian triển khai và hoàn thành 2010-2015, tổng mức đầu tư 2.900 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
3. Đường sắt:
a. Di chuyển nhà ga đến Hòa Khánh, xây dựng nhà ga 16 đường, thời gian triển khai và hoàn thành 2004-2010, tổng mức đầu tư 500 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
b. Nâng cấp đường sắt hiện hữu, chiều dài 40km, thời gian triển khai và hoàn thành 2004-2010, tổng mức đầu tư 500 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
c. Xây dựng đường sắt Đà Nẵng - Tây nguyên, chiều dài 20km, thời gian triển khai và hoàn thành 2011-2015, tổng mức đầu tư 1.200 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
d. Xây dựng đường sắt mới Huế - Đà Nẵng, chiều dài 90km, thời gian triển khai và hoàn thành 2011-2020, tổng mức đầu tư 5. tỉ đồng.
đ. Xây dựng đường sắt 2 chiều Đà Năng - Dung Quất, chiều dài 40 km, thời gian triển khai và hoàn thành 2011-2020, tổng mức đầu tư 10.000 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
4. Đường hàng không:
a. Nâng cấp và kéo dài đường băng, chiều dài 3,5km cho B747, thời gian triển khai và hoàn thành 2003-2010, tổng mức đầu tư 280 tỉ đồng, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
b. Mở các đường bay mới Quốc tế từ năm 2004 các tuyến đến Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc... do Bộ giao thông Vận tải đầu tư.
c. Xây dựng nhà ga hành khách giai đoạn 1: 4 triệu hành khách, thời gian khởi công từ năm 2003 đến 2010 và 7 triệu hành khách, thời gian khởi công từ năm 2011 đến 2020, với tổng mức đầu tư là 2.400 tỉ đồng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.