BỘ VĂN HOÁ,
THỂ THAO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1873/QĐ-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2021 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT THÍ ĐIỂM “BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH”
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”; Kế hoạch số 4747/KH-BVHTTDL ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”;
Căn cứ Quyết định số 737/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai kinh phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ năm 2021 của Vụ Gia đình;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”.
Điều 2. Giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
- Kinh phí thực hiện tổng kết tại trung ương từ nguồn sự nghiệp gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp qua Văn phòng Bộ năm 2021.
- Kinh phí thực hiện tổng kết tại địa phương từ ngân sách địa phương
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Văn hóa và Thể thao/Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔNG KẾT THÍ ĐIỂM “BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA
ĐÌNH”
(Kèm theo Quyết định số 1873 /QĐ-BVHTTDL ngày 15 tháng 06 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
1. Mục đích
- Đánh giá việc thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” theo Kế hoạch số 4747/KH-BVHTTDL ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” nhằm làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập (nếu có); đề xuất giải pháp hoàn thiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” triển khai trên phạm vi toàn quốc.
- Tổ chức tuyên truyền bài học kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm hiệu quả của các đơn vị, địa phương trên các phương tiện truyền thông.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan kết quả thực hiện thí điểm từ trung ương tới địa phương
- Việc tổ chức tổng kết được thực hiện thiết thực, hiệu quả và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan.
1. Xây dựng báo cáo tổng kết
- Việc xây dựng báo cáo tổng kết thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nhận kinh phí hỗ trợ của Bộ), gồm: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, An Giang, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành chủ động thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” từ ngân sách địa phương, cần tập trung vào các nội dung chính sau:
+ Đánh giá thực trạng hiểu biết của người dân tại địa bàn thí điểm về các tiêu chí ứng xử trong gia đình (có số liệu dẫn chứng cụ thể trước và sau khi thực hiện thí điểm);
+ Đánh giá tình hình, tác động của việc áp dụng thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” đối với các gia đình cũng như sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa bàn thí điểm, nguyên nhân và hướng giải quyết; có sự so sánh với các địa bàn không thực hiện thí điểm;
+ Thống kê các kết quả đạt được về tình hình xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, kết quả tổ chức thực hiện thí điểm;
+ Đề xuất, kiến nghị của địa phương về việc hoàn thiện và thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” trong thời gian tới.
- Báo cáo tổng kết của các cơ quan, đơn vị, địa phương cần có đầy đủ thông tin, số liệu, dữ liệu về kết quả triển khai, tổ chức thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”, được minh họa bằng các sản phẩm truyền thông, tư liệu, tài liệu đã được sản xuất, phát hành (chi tiết theo mẫu gửi kèm).
2. Tổ chức Hội nghị tổng kết
- Hình thức tổ chức: Hội nghị được tổ chức tập trung tại Hà Nội hoặc trực tuyến tùy theo tình hình thực tiễn và bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
- Thời gian tổ chức: Tháng 7 năm 2021.
- Thành phần đại biểu tham dự: Mời đại diện các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể ở trung ương; đại diện 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” từ ngân sách hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động triển khai thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” từ ngân sách địa phương; đại diện các cơ quan truyền thông tại trung ương.
- Chương trình Hội nghị:
+ Khai mạc;
+ Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”;
+ Báo cáo tham luận của các cơ quan trung ương và địa phương về thực hiện và phối hợp triển khai, thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”;
+ Thảo luận, tham gia ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị;
+ Phát biểu chỉ đạo của Bộ trưởng;
+ Bế mạc.
3. Tuyên truyền kết quả thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” trên các phương tiện truyền thông.
1. Phân công nhiệm vụ
- Vụ Gia đình:
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
+ Tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng kết, đề xuất nội dung, chương trình Hội nghị, các cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết;
+ Phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Tài chính thực hiện video clip về kết quả thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” tại trung ương và địa phương;
+ Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch và quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Văn phòng Bộ: Hướng dẫn sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành và phối hợp với Vụ Gia đình thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch.
- Các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Vụ Gia đình thực hiện Kế hoạch.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Văn hóa và Thể thao các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, An Giang, TP Hồ Chí Minh và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Văn hóa và Thể thao/Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch chủ động thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” từ ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức tổng kết đánh giá và gửi báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Gia đình) trước ngày 30 tháng 6 năm 2021.
2. Đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo các cấp Hội đánh giá công tác phối hợp thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” tại các địa phương (theo nội dung tại mục 2.5 của Chương trình phối hợp số 639/CTPH-BVHTTDL-HLHPNVN ngày 23 tháng 02 năm 2018 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về “Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch giai đoạn 2018-2022”).
3. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo tổng kết đánh giá hoạt động thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” tại địa phương./.
ỦY BAN NHÂN
DÂN… |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
Phần thứ nhất
I. BỐI CẢNH KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN THÍ ĐIỂM.
II. TÌNH HÌNH HIỂU BIẾT VỀ CÁC TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI ĐỊA BÀN THÍ ĐIỂM
1. Thực trạng hiểu biết về các tiêu chí ứng xử trong gia đình của người dân tại địa bàn thí điểm.
(Căn cứ Phiếu đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình và Phiếu đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình sau khi đã được các thành viên trong gia đình điền).
2. Đánh giá tình hình, các tác động đối với các gia đình và sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của địa bàn thí điểm, nguyên nhân và hướng giải quyết
Phần thứ hai
Tình hình thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (trong thời gian báo cáo)
1. Tình hình xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình ở địa bàn thí điểm: hình thức, nội dung, thời gian, cơ quan và/hoặc đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, kết quả, hạn chế, yếu kém. Liệt kê các văn bản được cơ quan liên quan, cơ quan cấp tỉnh ban hành để thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (Phụ lục 1). Thống kê số lượng huyện, xã đã ban hành văn bản thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
2. Về tổ chức thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình: nêu rõ hình thức, nội dung, thời gian, đối tượng, kết quả, hạn chế của các vấn đề sau:
2.1. Việc đăng ký thực hiện của các thành viên gia đình, gia đình và địa bàn thí điểm. Những tiêu chí không được đăng ký thực hiện, lý do. Những biến động, thay đổi trong việc đăng ký của các thành viên gia đình, gia đình và địa bàn thí điểm.
2.2. Việc thực hiện các hoạt động thí điểm tại địa bàn, khó khăn, vướng mắc. Nêu rõ những lý do không thực hiện của từng tiêu chí và những ý kiến khác trong đánh giá từng tiêu chí của thành viên gia đình; những đánh giá, đề xuất của cơ quan báo cáo.
2.3. Tình hình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, báo cáo, sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
3. Đánh giá, phân tích nguyên nhân (khách quan và chủ quan, thuận lợi và khó khăn) của kết quả đạt được, những hạn chế, bài học kinh nghiệm và hướng giải quyết (trên cơ sở mục đích đã được đề ra trong Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2017).
3.1. Về kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
3.2. Về sự chuyển biến trong nhận thức của các thành viên gia đình, gia đình và địa bàn thí điểm, thể hiện qua các việc sau đây:
- Nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi thành viên gia đình và gia đình, hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.
- Ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
- Các vấn đề xã hội của địa bàn thí điểm nói riêng và tỉnh/thành nói chung.
3.3. Đánh giá hoạt động của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
3.4. Các giải pháp để thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình một cách có hiệu quả, đạt mục đích đề ra.
4. Đề xuất, kiến nghị
4.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có liên quan.
4.3. Đối với địa phương.
Các phụ lục, bảng biểu gửi kèm theo báo cáo:
- Danh mục văn bản được ban hành thực hiện thí điểm tại địa phương cấp tỉnh, huyện, xã (Phụ lục 1).
- Phiếu tổng hợp đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (theo mẫu số 04B).
- Phiếu tổng hợp đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (theo mẫu số 06D)
Tên cơ quan báo cáo
DANH MỤC VĂN BẢN ĐƯỢC BAN HÀNH THỰC HIỆN
THÍ ĐIỂM BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
(Ban hành theo Báo cáo số / ngày tháng năm của )
STT |
THUỘC TÍNH VĂN BẢN (Nghị quyết, Chỉ thị, thông tri, Chương trình hành động, kế hoạch…) |
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH/KÝ HIỆU/NGÀY THÁNG NĂM BAN HÀNH/TÊN VĂN BẢN (ghi đầy đủ) |
1 |
|
|
2 |
|
|
… |
|
|
|
|
|
Mẫu số 04B (Dành cho Sở VHTTDL tổng hợp)
ỦY BAN NHÂN
DÂN… |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., Ngày……..tháng…….năm…….. |
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
Tỉnh/Thành phố…………………….
1. Tổng số hộ gia đình đăng ký:
- Số hộ gia đình 1 thế hệ ................................. hộ.
- Số hộ gia đình 2 thế hệ ................................. hộ.
- Số hộ gia đình 3 thế hệ trở lên:.....................hộ.
2. Tổng số người đại diện đăng ký: ............... người.
2.1. Tổng số người đại diện đăng ký thuộc nhóm vợ chồng:....................người.
Nhóm vợ chồng |
Độ tuổi |
Dân tộc |
Tôn giáo |
Quan hệ với chủ hộ |
|||||||||||||||
chồng |
vợ |
18 -40 |
40 -60 |
60 trở lên |
Kinh |
Khác |
Không |
Có |
Là chủ hộ |
Chồng /vợ |
Cha /mẹ |
Con /cháu |
Anh /chị /em |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
Trình độ học vấn |
Nghề nghiệp |
||||||||||||||||||
Tiểu học |
THCS |
THPT |
Đại học trở lên |
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang |
Doanh nhân |
Công nhân, nông dân |
Nội trợ, lao động tự do |
Khác |
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Tổng số người đại diện đăng ký thuộc nhóm cha mẹ, ông bà:……người.
Nhóm cha mẹ, ông bà |
Độ tuổi |
Dân tộc |
Tôn giáo |
Quan hệ với chủ hộ |
||||||||||||||||
Cha mẹ |
Ông bà |
18 -40 |
40 -60 |
60 trở lên |
Kinh |
Khác |
Không |
Có |
Là chủ hộ |
Chồng /vợ |
Cha /mẹ |
Con /cháu |
Anh /chị /em |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
Trình độ học vấn |
Nghề nghiệp |
|||||||||||||||||||
Tiểu học |
THCS |
THPT |
Đại học trở lên |
Cán bộ, công chức, viên chức |
Doanh nhân |
Công nhân, nông dân |
Nội trợ, lao động tự do |
Khác |
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3. Tổng số người đại diện đăng ký thuộc nhóm con, cháu .................... người.
Nhóm con, cháu |
Độ tuổi |
Dân tộc |
Tôn giáo |
Quan hệ với chủ hộ |
||||||||||||||||
Con |
cháu |
Từ 6- 18 |
Từ 18- 60 |
Từ 60 trở lên |
Kinh |
Khác |
Không |
Có |
Là chủ hộ |
Chồng /vợ |
Cha /mẹ |
Con /cháu |
Anh /chị /em |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
Trình độ học vấn |
Nghề nghiệp |
|||||||||||||||||||
Tiểu học |
THCS |
THPT |
Đại học trở lên |
Cán bộ, công chức, viên chức |
Doanh nhân |
Công nhân, nông dân |
Nội trợ, lao động tự do |
Khác |
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4. Tổng số người đại diện đăng ký thuộc nhóm anh, chị, em ................. người.
Nhóm anh, chị, em |
Độ tuổi |
Dân tộc |
Tôn giáo |
Quan hệ với chủ hộ |
||||||||||||||||
Anh, chị |
em |
Từ 6- 18 |
Từ 18- 60 |
Từ 60 trở lên |
Kinh |
Khác |
Không |
Có |
Là chủ hộ |
Chồng /vợ |
Cha /mẹ |
Con /cháu |
Anh /chị /em |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
Trình độ học vấn |
Nghề nghiệp |
|||||||||||||||||||
Tiểu học |
THCS |
THPT |
Đại học trở lên |
Cán bộ, công chức, viên chức |
Doanh nhân |
Công nhân, nông dân |
Nội trợ, lao động tự do |
Khác |
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Ghi rõ số lượng người vào các ô tương ứng.
NGƯỜI TỔNG HỢP |
SỞ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH |
- Mẫu số 06D (Dành cho Sở VHTTDL tổng hợp)
ỦY BAN NHÂN
DÂN… |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., Ngày……..tháng…….năm…….. |
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
Tỉnh/Thành phố…………………….
1. Tổng số hộ gia đình thực hiện đánh giá .............................................hộ.
- Số hộ gia đình 1 thế hệ ................................. hộ.
- Số hộ gia đình 2 thế hệ .................................. hộ.
- Số hộ gia đình 3 thế hệ trở lên:.....................hộ.
2. Tổng số người đại diện đánh giá................. người.
- Là đại diện đăng ký .........................người.
- Không phải là đại diện đăng ký................................ người.
2.1. Tổng số người đại diện đánh giá thuộc nhóm vợ chồng……người.
Là đại diện đăng ký |
Không phải là đại diện đăng ký |
Đã đăng ký |
Có |
Không |
Góp ý về việc thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình |
|
Cần thiết |
Không cần thiết |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Tổng số người đại diện đánh giá thuộc nhóm cha mẹ, ông bà:……người.
Là đại diện đăng ký |
Không phải là đại diện đăng ký |
Đã đăng ký |
Có |
Không |
Góp ý về việc thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình |
|
Cần thiết |
Không |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
2.3. Tổng số người đại diện đánh giá ý thuộc nhóm con, cháu .....................người.
Là đại diện đăng ký |
Không phải là đại diện đăng ký |
Đã đăng ký |
Có |
Không |
Góp ý về việc thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình |
|
Cần thiết |
Không |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
2.4. Tổng số người đại diện đánh giá thuộc nhóm anh, chị, em................. người.
Là đại diện đăng ký |
Không phải là đại diện đăng ký |
Đã đăng ký |
Có |
Không |
Góp ý về việc thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình |
|
Cần thiết |
Không |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Ghi rõ số lượng người vào các ô tương ứng
NGƯỜI TỔNG HỢP |
SỞ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.