BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1856/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2022 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SAU NHIỄM COVID-19 Ở TRẺ EM
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn nghiệm thu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sau nhiễm COVID-19 được thành lập theo Quyết định số 1405/QĐ-BYT ngày 01/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em.
Điều 2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHẨN
ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SAU NHIỄM COVID-19 Ở TRẺ EM
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2022)
Chỉ đạo biên soạn
PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế
Chủ biên
GS.TS. Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam
PGS.TS, Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
Tham gia biên soạn và thẩm định
1. GS.TS. Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam
2. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
3. TS.BS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
4. TS. BS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
5. PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy
6. PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi TW
7. BSCKII. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW
8. TS.BS. Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW
9. PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai
10. BSCKII. Nguyễn Thanh Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP.HCM
11. BSCKII. Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TP.HCM
12. TTND. BS. Bạch Văn Cam, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM
13. PGS.TS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Chủ nhiệm bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Trưởng khoa COVID-19 Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM
14. BSCKII. Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM
15. BSCK2. Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM
16. TS.BS. Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Hồi sức Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP.HCM
17. PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
18. BSCKII. Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW
19. PGS.TS. Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi TW
20. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Phó trưởng khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
21. TS.BS. Phan Hữu Phúc, Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, Bệnh viện Nhi TW
22. ThS.BS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Phụ trách phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
23. ThS.BS. Trương Lê Vân Ngọc, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
24. ThS. Cao Đức Phương, Chuyên viên chính phòng Nghiệp vụ - Thanh tra và Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý KCB
25. TS.BS. Dương Bích Thủy, Phó trưởng khoa cấp cứu - HSTC -Chống độc Bệnh viện Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM
26. ThS.BS. Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương
27. ThS.BS. Nguyễn Tuấn Hải, Trưởng phòng C6, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai
28. ThS.BS. Nguyễn Thị Phương Anh, Trưởng khoa thăm dò và phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương
29. TS.BS. Nguyễn Phương Mai, Chuyên viên, phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
30. DS. Đỗ Thị Ngát, Chuyên viên, phòng Nghiệp vụ - Thanh tra và Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
Thư ký biên soạn
1. TS.BS. Nguyễn Phương Mai, Chuyên viên phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
2. DS. Đỗ Thị Ngát, Chuyên viên, phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
l. ĐẠI CƯƠNG
II. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
a) Hỏi bệnh
b) Khám lâm sàng
c) Cận lâm sàng
2.2. Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân của các triệu chứng sau nhiễm nhiễm COVID-19
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em
III. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
3.2. Điều trị
a) Cấp cứu ngay khi người bệnh có dấu hiệu cấp cứu
b) Điều trị hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)
c) Điều trị ngoại trú
d) Chỉ định chuyển khám chuyên khoa hoặc BV đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối
đ) Hướng dẫn theo dõi tại nhà và tái khám
3.3. Phòng ngừa
3.4. Phân tầng điều trị
PHỤ LỤC 1. THANG ĐÁNH GIÁ STRESS - LO ÂU - TRẦM CẢM (DASS 21)
PHỤ LỤC 2. LƯU ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SAU NHIỄM COVID-19 Ở TRẺ EM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảng 1. Một số gợi ý chỉ định xét nghiệm dựa trên các triệu chứng lâm sàng
Bảng 2. Dấu hiệu sau nhiễm nhiễm COVID-19 và các nguyên nhân thường gặp
Bảng 3. Điều trị ngoại trú
Bảng 4. Chỉ định chuyển khám chuyên khoa hoặc BV đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối
Hình 1. Các triệu chứng thường gặp sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em
Hình 2. Phân tầng điều trị
HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU
TRỊ SAU NHIỄM COVID-19 Ở TRẺ EM
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-BYT
ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hướng
dẫn này sẽ được thường xuyên cập nhật, điều chỉnh để phù hợp với
những bằng chứng khoa học mới nhất trong nước và quốc tế.)
Đa số trẻ nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ,
- Sau khi khỏi bệnh, một số trẻ có hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính (Post Acute COVID-19 Syndrome), trong hướng dẫn này gọi là hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em.
- Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ 2021: Hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính khi các triệu chứng xuất hiện sau đợt nhiễm SARS-CoV-2 ≥ 4 tuần khi trẻ đã khỏi bệnh và các triệu chứng này không giải thích được bởi bất kỳ chẩn đoán nào khác.
- Hội chứng sau nhiễm COVID-19 cơ chế sinh bệnh chưa rõ:
+ Triệu chứng hô hấp là thường gặp nhất.
+ Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em ít gặp nhưng nặng cần nhập cấp cứu.
- Các yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em:
+ Trẻ dư cân, béo phì
+ Trẻ lớn > 6 tuổi
+ Giới: nữ
+ Có bệnh nền, bệnh lý mạn tính
+ Tiền sử dị ứng, hen, cơ địa dị ứng
+ Điều trị trước đó có thở máy, hồi sức sốc, lọc máu, ECMO, nằm khoa hồi sức cấp cứu.
+ Chưa tiêm chủng vắc xin COVID-19
+ COVID-19 nặng
+ Nằm viện kéo dài
a) Hỏi bệnh
- Bằng chứng nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính trước đó (nghi ngờ hoặc xác định) theo hướng dẫn của Bộ Y tế dựa trên:
+ Giấy tờ liên quan COVID-19 do y tế cung cấp
+ Kết quả PCR (+) với SARS-CoV-2
+ Kết quả test nhanh SARS-CoV-2 dương tính
+ Test kháng thể SARS-CoV-2 dương tính (nếu chưa tiêm ngừa) hoặc kháng thể kháng Nucleocapsid (nếu có tiêm ngừa)
+ Có tiếp xúc gần với người nhiễm SARS-CoV-2
- Mức độ nặng của các triệu chứng trong đợt cấp.
- Thời điểm xuất hiện và thời gian kéo dài của các triệu chứng tính từ lúc khởi phát đợt COVID-19 cấp.
- Bệnh nền, mạn tính.
- Cơ địa dị ứng, suyễn, dị ứng thuốc.
- Thuốc đang điều trị.
- Mức độ nặng của các triệu chứng hậu COVID-19 và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tổng trạng - Sốt - Đau nhức toàn thân - Mệt mỏi |
|
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)* |
|
Thần kinh - Nhức đầu - Giảm tập trung - Rối loạn giấc ngủ - Chóng mặt - Nói sảng - Co giật |
|
|
|||||
Tai mũi họng - Đau tai - Ù tai - Đau họng - Mất vị giác - Nghe kém |
|||||
Tâm thần - tâm lý - Trầm cảm - Rối loạn lo âu |
|||||
Hô hấp - Ho - Khó thở |
Tim mạch - Đau ngực - Đau thắt ngực - Đánh trống ngực - Rối loạn nhịp tim |
||||
Tiêu hóa - Đau bụng - Nôn ói - Tiêu chảy - Biếng ăn |
|||||
|
|||||
Cơ xương khớp - Đau khớp - Đau cơ |
|||||
|
Da Nổi mẩn đỏ Rụng tóc |
|
|||
|
|
Hình 1. Các triệu chứng thường gặp sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em
* Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)
Sau mắc COVID-19 khoảng 2-6 tuần:
1. Sốt
VÀ
2. Có tăng các chỉ số viêm (CRP ≥ 5 mg/L, máu lắng, procalcitonin)
VÀ
3. Tổn thương ≥ 2 cơ quan (da niêm, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh)
Xem Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em của Bộ Y tế năm 2022 (Ban hành tại Quyết định số 405/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2022)
b) Khám lâm sàng
- Dấu hiệu sinh tồn: Nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp, SpO2
- Tìm dấu hiệu nguy hiểm, cấp cứu:
■ Khó thở hoặc SpO2 < 95%.
■ Sốc.
■ Đau ngực vùng trước tim.
■ Rối loạn nhịp tim.
■ Rối loạn tri giác, co giật.
- Hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em (MIS-C).
- Mức độ tri giác: đánh giá theo A (tỉnh táo), V (đáp ứng lời nói), P (đáp ứng kích thích đau), U (hôn mê).
- Tai mũi họng.
- Mắt: kết mạc mắt.
- Hô hấp:
■ Khó thở, thở nhanh, rút lõm ngực.
■ Ran phổi, phế âm.
- Tim mạch: nghe tim, rối loạn nhịp tim.
- Tiêu hóa: khám bụng điểm đau, chướng, báng, kích thước gan, lách.
- Cơ xương khớp: nổi mẩn đỏ, đau viêm cơ khớp, sức cơ, trương lực cơ.
- Da lông tóc móng: hồng ban ở mặt, lưng ngực bụng, bong tróc da đầu ngón tay chân, rụng tóc.
- Khác: môi, lưỡi đỏ, hạch cổ.
- Dinh dưỡng: đánh giá tình trạng dinh dưỡng, BMI.
c) Cận lâm sàng
- Chỉ định các Xét nghiệm/thăm dò cận lâm sàng tùy theo từng người bệnh, dựa trên các dấu hiệu/triệu chứng lâm sàng ở thời điểm thăm khám và định hướng chẩn đoán/chẩn đoán phân biệt. Mục tiêu chính là loại trừ biến chứng nặng ảnh hưởng tính mạng; hỗ trợ chẩn đoán phân biệt hội chứng sau nhiễm nhiễm COVID-19 với các bệnh lý khác. Không sử dụng các “gói” xét nghiệm/thăm dò cận lâm sàng áp dụng giống nhau cho mọi bệnh nhân tới khám sau nhiễm covid-19.
- Một số gợi ý chỉ định xét nghiệm dựa trên các triệu chứng như sau:
Bảng 1. Một số gợi ý chỉ định xét nghiệm dựa trên các triệu chứng lâm sàng
|
CTM |
CRP |
Đông máu |
XQ ngực |
CN hô hấp |
SA bụng |
SA tim |
ECG |
SA khớp |
XQ xương khớp |
Nội soi tiêu hóa |
CN gan/thận |
CT MRI não |
Troponin I, Ferritin, LDH |
Sốt |
X |
± |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ho |
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khó thở |
X |
|
|
X |
± |
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
Đau ngực |
|
|
|
X |
|
|
X |
X |
|
|
|
|
|
|
Đau bụng, nôn ói |
|
|
|
|
|
X |
|
|
|
|
± |
|
|
|
Đau đầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
± |
|
Đau xương khớp |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
X |
X |
|
|
|
|
MIS-C |
X |
X |
X |
X |
|
|
X |
X |
|
|
|
X |
|
X |
- Xét nghiệm tiếp theo cho từng bệnh cụ thể: tùy theo biểu hiện ở từng chuyên khoa
2.2. Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân của các triệu chứng sau nhiễm nhiễm COVID-19
Bảng 2. Dấu hiệu sau nhiễm nhiễm COVID-19 và các nguyên nhân thường gặp
Dấu hiệu sau nhiễm nhiễm COVID-19 |
Nguyên nhân thường gặp |
Khó thở Thiếu oxy SpO2 < 94% |
Viêm phổi Cơn hen phế quản Tràn khí màng phổi Thuyên tắc phổi Nhồi máu cơ tim Viêm cơ tim Xơ phổi |
Đau ngực cấp |
Nhồi máu cơ tim Thuyên tắc phổi Rối loạn nhịp tim |
Tụt huyết áp, sốc |
Sốc nhiễm khuẩn Viêm cơ tim Nhồi máu cơ tim Thuyên tắc phổi |
Rối loạn tri giác Hôn mê Dấu hiệu thần kinh khu trú. |
Hạ đường huyết Thuyên tắc mạch máu não Xuất huyết não Viêm não màng não |
Rối loạn nhịp tim |
Viêm cơ tim MIS-C Tăng hoặc hạ Kali máu |
Sốt |
Tái phát COVID-19 MIS-C Sốt xuất huyết Dengue Nhiễm khuẩn huyết Viêm phổi Lao phổi |
Ho dai dẳng |
Viêm mũi xoang Hen phế quản / COPD Trào ngược dạ dày thực quản Viêm phổi |
Đau bụng Nôn ói |
Bệnh lý bụng ngoại khoa Viêm dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản |
Đau khớp |
Viêm khớp mủ Thấp khớp cấp Viêm đa khớp dạng thấp |
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em
Chẩn đoán hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em khi có đủ 3 tiêu chuẩn:
(1) Các triệu chứng xuất hiện sau nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính ≥ 4 tuần.
(2) Khi trẻ đã khỏi bệnh COVID-19.
(3) Các triệu chứng này không giải thích được bởi bất kỳ chẩn đoán nào khác.
1) Cấp cứu ngay khi người bệnh có dấu hiệu cấp cứu.
2) Điều trị triệu chứng.
3) Dinh dưỡng đầy đủ.
4) Phục hồi chức năng, tập thể dục, khuyến khích vận động.
5) Tư vấn tâm lý cho trẻ và gia đình.
6) Hướng dẫn theo dõi tại nhà và tái khám.
a) Cấp cứu ngay khi người bệnh có dấu hiệu cấp cứu
- Hỗ trợ hô hấp
+ Thở oxy gọng mũi, thở không xâm lấn giữ SpO2 94-98%.
+ Đặt nội khí quản, thở máy khi có chỉ định.
- Chống sốc nếu có
+ Truyền dịch Ringer Lactat hoặc Natriclorit 0,9% nhanh 20 ml/kg/15-60 phút.
+ Truyền tĩnh mạch adrenaline (sốc lạnh) hoặc noradrenaline (sốc ấm).
+ Kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch khi nghi ngờ nhiễm khuẩn.
- Hôn mê:
+ Tư thế an toàn.
+ Thông đường thở.
+ Thở oxy.
+ Điều trị hạ đường huyết nếu có với TM Glucose 30% liều 1-2 ml/kg sau đó truyền Glucose 10%.
b) Điều trị hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)
Nhập viện cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc chuyên khoa nhi Xem Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em của Bộ Y tế năm 2022 (Ban hành kèm theo Quyết định số 405/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2022).
c) Điều trị ngoại trú
Phần lớn người bệnh sau nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú và các triệu chứng sẽ khỏi sau 2-8 tuần.
Bảng 3. Điều trị ngoại trú
Dấu hiệu sau nhiễm COVID-19 |
Điều trị ngoại trú |
Sốt |
- Thuốc hạ nhiệt paracetamol (U) 10-15 mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ - Lau mát hạ sốt - Uống nhiều nước - Dinh dưỡng đầy đủ |
Ho |
- Tập thở - Thuốc ho dược liệu nếu cần |
Khó thở |
- Tập thở - Tập thể dục, khuyến khích vận động - Ngủ đủ, giảm stress - Khám chuyên khoa hô hấp hoặc tim mạch nếu cần |
Đau ngực |
- Tập thể dục, khuyến khích vận động - Ngủ đủ, giảm stress - Khám chuyên khoa tim mạch nếu cần |
Nhức đầu Mệt mỏi Hay quên, mất tập trung Học kém Biếng ăn Mất mùi vị |
- Thuốc giảm đau paracetamol (U) 10-15 mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ nếu cần - Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin - Tập thể dục, khuyến khích vận động - Ngủ đủ, giảm stress - Tư vấn tâm lý cho trẻ và gia đình. - Khám chuyên khoa thần kinh nếu cần. |
Trầm cảm Rối loạn lo âu Rối loạn hành vi |
- Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin - Tập thể dục, khuyến khích vận động - Ngủ đủ, giảm stress - Khám chuyên khoa tâm lý |
Đau cơ, xương khớp |
- Thuốc giảm đau paracetamol (U) 10-15 mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ hoặc Ibuprofen (U) 10 mg/kg/lần mỗi 8 giờ - Tập thể dục, khuyến khích vận động - Vật lý trị liệu |
- Chỉ định nhập viện
+ Có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
+ Có dấu hiệu cảnh báo nặng theo chuyên khoa.
+ Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C).
d) Chỉ định chuyển khám chuyên khoa hoặc BV đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối
Các trường hợp sau nhiễm COVID-19 cần hỗ trợ hô hấp tuần hoàn hoặc cần can thiệp chuyên khoa sâu hoặc triệu chứng kéo dài trên 2 tuần không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường, cần được hội chẩn chuyên khoa hoặc chuyển tuyến trên để trẻ được điều trị tốt hơn.
Bảng 4. Chỉ định chuyển khám chuyên khoa hoặc BV đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối
Khám chuyên khoa |
Chỉ định |
Hô hấp |
- Khó thở - Ho kéo dài - Nặng ngực - Hen hen phế quản - Có rối loạn khi đo chức năng hô hấp. |
Tim mạch |
- MIS-C Nghi ngờ loạn nhịp tim như hồi hộp đánh trống ngực, choáng, ngất khi thay đổi tư thế, - Rối loạn nhịp tim trên Điện tâm đồ (ECG) - Bất thường trên siêu âm tim. |
Thần kinh |
- Rối loạn tri giác - DH thần kinh khu trú. - Nhức đầu thất bại với thuốc giảm đau - Chóng mặt - Giảm tập trung - Rối loạn giấc ngủ |
Phục hồi chức năng |
Khi có suy giảm chức năng hô hấp vận động, thần kinh |
Dinh dưỡng |
Suy dinh dưỡng |
Tâm lý* |
- Trầm cảm - Rối loạn lo âu - Rối loạn hành vi |
* Hướng dẫn và thực hiện các test tầm soát sức khỏe tâm thần cho trẻ tùy theo độ tuổi phù hợp như DASS 21 (đánh giá 3 yếu tố: mức độ trầm cảm, lo âu, stress), PSS-10-C (Stress do COVID-19 (Xem Phụ lục 1):
đ) Hướng dẫn theo dõi tại nhà và tái khám
- Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà:
+ Uống thuốc theo đơn.
+ Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin.
+ Tập thể dục, khuyến khích vận động.
- Ngủ đủ, giảm stress.
- Luôn động viên trẻ.
- Hướng dẫn dấu hiệu cấp cứu hoặc nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện cấp cứu ngay.
- Hướng dẫn tái khám theo hẹn.
Theo dõi và tái khám MIS-C
- Siêu âm tim kiểm tra: Nếu có bất thường mạch vành hay bất thường trên siêu âm tim (chức năng tim giảm, tràn dịch màng tim, hở van tim...) chuyển đến phòng khám tim mạch.
- Nếu không bất thường: Aspirin liều 3-5 mg/kg/ngày và Prednisone 1mg/kg trong 5 ngày đầu, giảm liều 0,5 mg/kg ở 5 ngày kể tiếp sau rồi ngưng.
- Tái khám mỗi 1-2 tuần trong tháng đầu. Sau đó nếu diễn tiến thuận lợi, tái khám mỗi tháng trong 3-6 tháng.
Biện pháp phòng ngừa sau nhiễm COVID-19 là tránh bệnh co VID-19 bằng cách:
- Tiêm chủng vắc xin ngừa SARS-CoV-2 cho trẻ từ 5-16 tuổi đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Đa số các trường hợp hội chứng hậu COVID-19 thường nhẹ, được điều trị ở tầng 1 (Trạm y tế phường, xã, thị trấn, phòng khám BS gia đình, trung tâm y tế, Bệnh viện quận/huyện) hoặc tầng 2 (Bệnh viện Đa khoa quận, huyện),
Một số ít trường hợp mức độ nặng hoặc nguy kịch hoặc có chỉ định chuyển khám chuyên khoa sẽ được điều trị tầng 3 (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối).
Hình 2. Phân tầng điều trị
PHỤ LỤC 1. THANG ĐÁNH GIÁ STRESS - LO ÂU - TRẦM CẢM (DASS 21)
Họ và tên: ………………………… Năm sinh: …………… Giới: ……………
Đơn vị: ……………………………. Ngày làm: ……………
Hãy đọc mỗi câu và khoanh tròn vào các số 0, 1, 2 và 3 ứng với tình trạng mà bạn cảm thấy trong SUỐT MỘT TUẦN QUA. Không có câu trả lời đúng hay sai. Và đừng dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu nào.
Mức độ đánh giá:
0 Không đúng với tôi chút nào cả
1 Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng
2 Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là
3 Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng
S |
1. |
Tôi thấy khó mà thoải mái được |
0 |
1 |
2 |
3 |
A |
2. |
Tôi bị khô miệng |
0 |
1 |
2 |
3 |
D |
3. |
Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào |
0 |
1 |
2 |
3 |
A |
4. |
Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng) |
0 |
1 |
2 |
3 |
D |
5. |
Tôi thấy khó bắt tay vào công việc |
0 |
1 |
2 |
3 |
S |
6. |
Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống |
0 |
1 |
2 |
3 |
A |
7. |
Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay...) |
0 |
1 |
2 |
3 |
S |
8. |
Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều |
0 |
1 |
2 |
3 |
A |
9. |
Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười |
0 |
1 |
2 |
3 |
D |
10. |
Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả |
0 |
1 |
2 |
3 |
S |
11. |
Tôi thấy bản thân dễ bị kích động |
0 |
1 |
2 |
3 |
S |
12. |
Tôi thấy khó thư giãn được |
0 |
1 |
2 |
3 |
D |
13. |
Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng |
0 |
1 |
2 |
3 |
S |
14. |
Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm |
0 |
1 |
2 |
3 |
A |
15. |
Tôi thấy mình gần như hoảng loạn |
0 |
1 |
2 |
3 |
D |
16. |
Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa |
0 |
1 |
2 |
3 |
D |
17. |
Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người |
0 |
1 |
2 |
3 |
S |
18. |
Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái |
0 |
1 |
2 |
3 |
A |
19. |
Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp) |
0 |
1 |
2 |
3 |
A |
20. |
Tôi hay sợ vô cớ |
0 |
1 |
2 |
3 |
D |
21. |
Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa |
0 |
1 |
2 |
3 |
Cách tính điểm:
Điểm của Trầm cảm, Lo âu và Stress được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần, rồi nhân hệ số 2.
Mức độ |
Trầm cảm (D) |
Lo âu (A) |
Stress (S) |
Bình thường |
0 - 9 |
0 - 7 |
0 - 14 |
Nhẹ |
10 - 13 |
8 - 9 |
15 - 18 |
Vừa |
14 - 20 |
10 - 14 |
19 - 25 |
Nặng |
21 - 27 |
15 - 19 |
26 - 33 |
Rất nặng |
≥28 |
≥20 |
≥34 |
Stress (S): 1, 6, 8, 11, 12, 18
Lo âu (A): 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20
Trầm cảm (D): 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.