BAN
BÍ THƯ |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 185-QĐ/TW |
Hà Nội, ngày 3 tháng 9 năm 2008 |
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí
thư (khoá X);
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X)
về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ
chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,
BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp uỷ và uỷ ban nhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện.
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1- Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương trình lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện.
2- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (là cấp uỷ viên cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.
3- Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng viên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên cơ sở.
4- Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách... cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.
5- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có đội ngũ cán bộ gồm giám đốc (giám đốc có thể là trưởng ban tuyên giáo cấp uỷ cấp huyện kiêm nhiệm), 1 phó giám đốc giáo vụ, hành chính; biên chế từ 4 đến 6 người.
- Ngoài số biên chế theo quy định, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện được thực hiện chế độ giảng viên kiêm chức và cộng tác viên theo quy định.
Điều 4. Về con dấu, thể thức văn bản, văn bằng, chứng chỉ
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện sử dụng con dấu, thể thức văn bản là tổ chức sự nghiệp trực thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ký và cấp các loại văn bằng, chứng chỉ của các loại chương trình thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao; văn bằng có giá trị, đủ điều kiện để xếp ngạch, bậc cán bộ, công chức.
3- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn chính sách có liên quan (phong chức danh khoa học, phong danh hiệu nhà giáo...) đối với trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
4- Cấp ủy huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) trực tiếp lãnh đạo thực hiện về nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng; các quy định về chế độ, chính sách cho cán bộ, giảng viên, học viên.
Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quản lý đầu tư về cơ sở vật chất, cấp kinh phí hoạt động của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
5- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
6- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
T/M
BAN BÍ THƯ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.