ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1834/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 18 tháng 8 năm 2021 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CUNG ỨNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU TRONG THỜI GIAN TIẾP TỤC THỰC HIỆN GIÃN CÁCH XÃ HỘI THEO CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTg NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19;
Căn cứ Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương;
Căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Phương án thực hiện các biện pháp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo từng cấp độ phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2162/TTr-SCT ngày 15 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện các biện pháp cung ứng hàng hóa thiết yếu trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công Thương, Thành viên Ban Chỉ đạo thành phố phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
V/V
THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CUNG ỨNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU TRONG THỜI GIAN TIẾP TỤC THỰC
HIỆN GIÃN CÁCH XÃ HỘI THEO CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTG NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2020 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Kèm theo Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm
2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, các Bộ Công Thương, Bộ Y tế, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thành ủy Cần Thơ, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, về việc chủ động tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện các biện pháp cung ứng hàng hóa thiết yếu trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ như sau:
1. Tổ chức nhiều điểm cung ứng thực phẩm thiết yếu bình ổn theo từng khu vực dân cư, đảm bảo cung ứng kịp thời các các mặt hàng thiết yếu (gạo, thịt, trứng, thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, rau củ quả,...) phục vụ tiêu dùng tối thiểu cho người dân trên địa bàn, hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác, không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết.
2. Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố, Sở Y tế, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân quận, huyện phối hợp chỉ đạo các trạm kiểm soát hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu hoặc hỗ trợ đầu ra cho nông sản thực hiện vận chuyển thuận lợi, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện an toàn về y tế tham gia vận chuyển hàng hóa cung ứng cho các khu vực bị cách ly/phong tỏa, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động từ thiện - cung ứng thực phẩm đến cho các cụm/khu dân cư gặp khó khăn; góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình kinh tế - chính trị trên địa bàn thành phố khi tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn.
1. Nội dung liên quan đến hoạt động thương mại cần thực hiện trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội, đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu đến tận tay người dân, nhất là ở khu cách ly, khu phong tỏa; địa phương chủ động rà soát, tổ chức hỗ trợ thực phẩm thiết yếu cho người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động mất việc.
b) Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày được hoạt động. Đối với các chợ trên địa bàn thành phố phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại Công văn số 4728/BCT-TTTN ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Bộ Công Thương thì được mở cửa trở lại.
c) Người dân khi đi mua hàng hóa tại các địa điểm nêu trên cần tuân thủ các biện pháp 5K, giãn cách 2 mét khi tiếp xúc, tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên tại địa điểm kinh doanh.
2. Đánh giá cấp độ dịch bệnh của Ban Chỉ đạo thành phố phòng chống dịch COVID-19
Theo đánh giá mức độ nguy cơ tại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 và Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Ban Chỉ đạo thành phố phòng chống dịch COVID-19, đến ngày 15 tháng 8 năm 2021 thành phố có 7/9 quận, huyện thuộc nhóm nguy cơ rất cao (Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, Thới Lai, Ô Môn, Phong Điền, Thốt Nốt), 02/9 quận, huyện nhóm nguy cơ cao (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ).
a) Thị trường hàng hóa tương đối ổn định, nhu cầu mua sắm của người dân không cao do thời gian thực hiện giãn cách kéo dài, người dân có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm hơn. Tuy nhiên hoạt động vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, lưu thông giữa các trạm kiểm soát chậm, các shipper không thể giao hàng liên quận, huyện; cung ứng thực phẩm cho người tiêu dùng không kịp thời theo yêu cầu.
b) Hiện hoạt động của các chợ trên địa bàn tiếp tục tạm ngưng; các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn thành phố hiện phải chuyển sang hình thức kinh doanh Online, bán hàng theo đơn hoặc “combo”, chuyển địa điểm cung ứng hàng hóa từ bên trong siêu thị ra khu vực bên ngoài siêu thị nhằm đảm bảo hoạt động giao nhận hàng hóa được thực hiện ở khu vực thông thoáng khí, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 nếu có ca F0 phát sinh.
c) Hoạt động vận chuyển hàng hóa phải tuân thủ các quy định phòng dịch, thực hiện đăng ký luồng xanh cho xe vận chuyển, gửi thông báo cập nhật đăng ký xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu hàng ngày về cho Sở Công Thương để thông tin kịp thời cho các cơ quan liên quan như Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố. Các doanh nghiệp có nhu cầu giao nhận hàng hóa cho người tiêu dùng bằng xe máy, phải thực hiện đăng ký theo mẫu về Sở Công Thương để được cấp phép hoạt động giao nhận hàng.
a) Căn cứ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố, dự kiến số lượng hàng hóa cần thiết để phục vụ cho khu vực bị cách ly, định mức trong 21 ngày theo từng cấp độ
(Đính kèm Phụ lục)
Hiện nay lượng hàng hóa thiết yếu dự trữ đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của người dân trên địa bàn thành phố trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đảm bảo đủ để cung ứng cho thị trường.
b) Số lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp để phòng chống dịch bệnh Covid-19
(Đính kèm Phụ lục hàng hóa dự trữ phòng chống dịch bệnh Covid-19)
Các doanh nghiệp tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn thành phố đều có phương án để dự trữ hàng hóa, chuẩn bị sẵn nguồn hàng hóa để kịp thời điều tiết hàng hóa khi có tình huống xảy ra. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 09 siêu thị, 137 cửa hàng tiện ích, 11 điểm bán hàng bình ổn do Sở Công Thương chủ trì phối hợp với quận, huyện tổ chức và 37 điểm bán hàng bình ổn của các quận, huyện (tính đến ngày 14 tháng 8 năm 2021); ngoài ra còn các địa điểm bán hàng bình ổn khác của các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính phối hợp cùng Sở Công Thương, cụ thể 9 điểm bán hàng bình ổn của Viettel, 8 điểm bán hàng lưu động của VNPT, 17 điểm bán hàng bình ổn của Vietpost.
Tổng lượng hàng hóa nhập kho hàng ngày của các doanh nghiệp dao động tùy theo lượng hàng thực tế còn tồn tại kho và nhu cầu của khách hàng. Khả năng nhập hàng về mỗi ngày của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn có thể đạt tối đa 118 tấn/ngày. Đối với 03 quận đứng đầu trong nhóm nguy cơ cao (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy), số lượng siêu thị, cửa hàng tiện lợi phân bố tương đối nhiều, cụ thể Ninh Kiều (6 siêu thị, 60 cửa hàng tiện lợi), Bình Thủy (1 siêu thị, 19 cửa hàng tiện lợi), Cái Răng (1 siêu thị, 23 cửa hàng tiện lợi).
III. TRIỂN KHAI NỘI DUNG THỰC HIỆN THEO TỪNG CẤP ĐỘ
Bám sát sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với các cấp các ngành trên địa bàn phối hợp, tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó, thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Nhiệm vụ triển khai thường xuyên
a) Công tác thu thập, xử lý thông tin được triển khai thường xuyên, nắm bắt tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân khi xảy ra dịch bệnh và diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Chỉ đạo các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán hàng bình ổn, điểm bán theo hình thức “Mang chợ ra phố”, bán hàng lưu động đánh giá nguy cơ COVID-19 và triển khai thực hiện khai báo y tế bắt buộc; ưu tiên thực hiện khai báo y tế qua mã QR Code.
b) Chỉ đạo các doanh nghiệp rà soát, đánh giá và củng cố lại kế hoạch dự trữ hàng hóa, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu cao khi có dịch trong hệ thống phân phối để sẵn sàng ứng phó, không để xảy ra bất ngờ, bị động khi dịch bệnh bùng phát.
c) Phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về tình hình thị trường, công tác chuẩn bị, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân, vận động người dân không tích trữ hàng hóa gây thiếu hàng, tăng giá.
d) Thông tin đến các siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện lợi, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu đăng ký danh sách phương tiện lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, thông tin đến các điểm tập kết hàng hóa, tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu được lưu thông thông suốt, tránh ùn tắc, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn thành phố.
đ) Ủy ban nhân dân quận, huyện tăng cường theo dõi, cập nhật thường xuyên về tình hình cung cầu hàng hóa và diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn để chủ động triển khai phương án đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa. Rà soát, cập nhật danh sách các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán lương thực thực phẩm trên địa bàn, thông tin để người dân được biết.
e) Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến.
g) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan đề xuất các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, có biện pháp đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, kinh doanh.
h) Sở Thông tin và Truyền thông chủ động thông tin, cập nhật thường xuyên các điểm bán bình ổn hàng hóa; rà soát, cập nhật vị trí, tình trạng hoạt động của các điểm cung ứng dịch vụ thiết yếu trên bản đồ COVID thành phố Cần Thơ.
i) Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải và Sở Y tế phối hợp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn y tế, vận chuyển hàng hóa thông qua các trạm kiểm soát trên địa bàn.
2. Nhiệm vụ khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng (tương ứng cấp độ 3):
a) Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các sở, ban ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ và các tổ chức đoàn thể các cấp để phối hợp, hỗ trợ cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân. Ngoài việc triển khai thực hiện các biện pháp nêu trên, cần tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Các siêu thị, cửa hàng tiện ích, các doanh nghiệp bình ổn thị trường và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng cường dự trữ hàng hóa. Thực hiện các phương án điều tiết hàng hóa giữa các khu vực, tập trung bổ sung hàng hóa kịp thời, đảm bảo đầy đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, có phương án cung ứng hàng hóa đến các điểm bán bị cách ly. Phối hợp với chính quyền địa phương điều tiết, phân luồng người dân khi tham gia mua sắm, giảm áp lực mua sắm tại một số khu vực, thời điểm và đảm bảo giữ khoảng cách an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.
- Huy động mọi nguồn lực để cung cấp hàng hóa cho các khu vực bị phong tỏa. Nắm các các chốt cung ứng hàng hóa tại các điểm phong tỏa để chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường thiết lập các điểm bán hàng lưu động để cung ứng hàng hóa cho khu vực bị cách ly.
- Chuyển đổi phương thức mua bán, cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu theo hình thức phân tán, lưu động nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn, nhân rộng mô hình “Mang chợ ra phố” trên địa bàn các quận, huyện. Thực hiện các hình thức bán hàng thông qua hình thức trực tuyến, các chuyến xe bán hàng lưu động đến các quận, huyện.
- Chỉ đạo các đơn vị sản xuất trên địa bàn thành phố tăng cường cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp bán hàng trên địa bàn thành phố. Trường hợp cấp thiết xảy ra hiện tượng thiếu hàng, huy động các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn thành phố ưu tiên cung cấp hàng hóa cho thành phố để phục vụ phòng chống dịch.
- Trường hợp hàng hóa không thể vận chuyển bằng đường bộ gặp khó khăn do bị phong tỏa. Nhanh chóng triển khai phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, đề nghị các lực lượng chức năng huy động các phương tiện vận tải đường thủy của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hỗ trợ vận chuyển hàng hóa đến khu vực bị phong tỏa một cách nhanh chóng.
- Sở Công Thương thường xuyên liên hệ với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố lân cận để kịp thời hỗ trợ, cung ứng hàng hóa cho thành phố. Đề nghị các sở, ngành chỉ đạo các đơn vị sản xuất trên địa bàn kết nối với các đơn vị phân phối để điều động hàng hóa đến các khu vực thiếu hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức gây bất ổn thị trường.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ động phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan như Sở Công Thương, Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Hội Phụ nữ thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Cần Thơ và các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức các hoạt động cung ứng hàng hóa với “giá 0 đồng” để hỗ trợ các hộ dân gặp khó khăn về kinh tế do thời gian giãn cách lâu.
a) Theo dõi sát tình hình cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu cao để kịp thời triển khai các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường và tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố để kịp thời đề ra các giải pháp hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các biện pháp để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa một các kịp thời, nhanh chóng.
b) Tổ chức làm việc với các doanh nghiệp bình ổn thị trường, các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện ích trên địa bàn thành phố để đảm bảo số lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong khu vực bị cách ly và các khu vực lân cận, để phòng ngừa biến động thị trường đột xuất.
c) Làm đầu mối chỉ đạo các đơn vị cung ứng phân bổ, điều tiết nguồn hàng hóa một cách kịp thời đến vùng bị cách ly. Liên hệ với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố lân cận để nắm chắc nguồn hàng hóa thiết yếu, đề nghị các tỉnh, thành phố lân cận hỗ trợ để kịp thời cung ứng hàng hóa cho thành phố Cần Thơ khi xảy ra hiện tượng thiếu hàng.
d) Chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức tốt hệ thống phân phối từ thành phố xuống quận, huyện, xã, phường, thị trấn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Kiểm soát hàng hóa đảm bảo phục vụ cho người dân không để bị động, bất ngờ.
đ) Tổng hợp danh sách phương tiện vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu, người giao nhận hàng hóa (shipper) gửi Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân quận, huyện để tạo điều kiện cho các phương tiện, vận chuyển, lưu thông hàng hóa, người giao nhận hàng hóa thiết yếu được lưu thông.
e) Chủ động phối hợp các sở, ban ngành và Cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, trữ hàng hóa trái quy định tạo hiện tượng sốt hàng, tăng giá đột biến gây bất ổn thị trường.
a) Phối hợp với Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân quận, huyện hướng dẫn công tác thực hiện vận chuyển và phân phối hàng hóa theo đúng quy định về đảm bảo an toàn phòng dịch của Bộ Y tế. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu thực hiện xét nghiệm COVID-19 theo quy định, đảm bảo yêu cầu lưu thông hàng hóa với các tỉnh, thành phố. Chỉ đạo lực lượng y tế địa phương phối hợp thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn trực tiếp hoạt động tiếp nhận hàng hóa và phân phối hàng hóa đến các hộ dân trong khu vực cách ly.
b) Đẩy nhanh tốc độ tiêm ngừa phòng COVID-19 cho các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn; phấn đấu hoàn thành 100% tiêm ngừa 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ, các chợ trên địa bàn vào tháng 10 năm 2021 để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn có thể khởi động lại an toàn sau giãn cách xã hội.
a) Phối hợp Sở Công Thương theo dõi tình hình giá cả thị trường, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh kịp thời giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong chương trình bình ổn thị trường phù hợp với tình hình thị trường, đảm bảo định hướng, dẫn dắt thị trường.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về giá trên địa bàn thành phố.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí hỗ trợ công dân Việt Nam từ vùng có dịch COVID-19 ở nước ngoài về nước và công dân Việt Nam nghi bị nhiễm COVID-19 và hỗ trợ các đối tượng phòng chống dịch theo đúng quy định.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Cung cấp thông tin về nguồn cung các mặt hàng nông sản thực phẩm của thành phố để Sở Công Thương triển khai đến các doanh nghiệp, đảm bảo phân phối kịp thời hàng hóa đến người dân.
b) Phối hợp với Sở Công Thương thông tin nhu cầu thị trường về nông sản, thủy sản cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố để kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng.
c) Chỉ đạo các đơn vị thuộc sở phối hợp với các quận, huyện tăng cường quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng hóa nông sản, thủy sản khi cung cấp ra thị trường.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và Sở Công Thương đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh, thành phố. Hướng dẫn, hỗ trợ các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu cung ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn thành phố.
b) Chỉ đạo các đơn vị vận tải hàng hóa sẵn sàng hỗ trợ phương tiện cho các đơn vị chức năng để vận chuyển hàng hóa nhanh chóng đến khu vực bị cách ly. Chỉ đạo Cảng vụ đường thủy nội địa, thanh tra giao thông tạo điều kiện cho các phương tiện chuyên chở hàng hóa đường bộ, đường thủy và các phương tiện khác hoạt động 24/24h đến các khu vực thiếu hàng hoặc vận chuyển hàng hóa đến khu vực cách ly để kịp thời cung ứng cho người dân.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực bị cách ly. Nắm chắc tình hình, không để người dân tự ý ra vào khu vực cách ly.
b) Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường điều tra, xử lý các đối tượng tung tin đồn không đúng sự thật, gây hoang mang lo lắng cho người dân, tạo bất ổn xã hội. Chỉ đạo các đơn vị có liên quan hỗ trợ ngành chức năng vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng để điều tiết, ổn định hàng hóa.
7. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí lực lượng tham gia trong quá trình tiếp nhận, phân phối hàng hóa, lương thực, thực phẩm hỗ trợ đến từng hộ dân vùng bị phong tỏa cách ly y tế.
8. Cục Quản lý thị trường thành phố
a) Triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; Chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Chủ động nắm thông tin, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu; kịp thời phối hợp, trao đổi thông tin, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiểm soát thị trường trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm về đầu cơ, găm hàng, lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá, thu lợi bất chính gây bất ổn thị trường.
9. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các phương án hỗ trợ các đơn vị phòng chống dịch trong việc mở tài khoản ngân hàng, hướng dẫn hỗ trợ người dân sử dụng các phương thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng, các dịch vụ thanh toán Online, thanh toán qua các ứng dụng internet banking,... để hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các đoàn thể, đơn vị liên quan và doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động hỗ trợ hàng hóa thiết yếu cho các khu vực dân cư gặp khó khăn trên địa bàn.
11. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Cần Thơ
Chỉ đạo các quận, huyện đoàn, đoàn thanh niên các xã, phường, thị trấn thành lập đội thanh niên tình nguyện tại chỗ, hỗ trợ người dân để tiếp nhận vận chuyển hàng hóa vào bên trong khu vực cách ly, phong tỏa, sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cùng cấp.
12. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố
Chỉ đạo các chi hội, hội viên trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các khu vực bị phong tỏa hỗ trợ các lực lượng chức năng nhằm tổ chức cung ứng, phân phối hàng hóa thiết yếu cho người dân. Phối hợp cung cấp thông tin, kết nối nhu cầu tiêu thụ nông sản đến vụ thu hoạch đang gặp khó khăn về đầu ra trên địa bàn.
13. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Xây dựng phương án đảm bảo về lương thực, thực phẩm cho người dân trên địa bàn, cung cấp lương thực, thực phẩm cho các vùng bị cách ly y tế, trong đó xác định cụ thể lượng hàng hóa địa phương có khả năng cung ứng tại chỗ và lượng hàng hóa còn thiếu để đề nghị Sở Công Thương có kế hoạch điều phối, luân chuyển hàng hóa. Chịu trách nhiệm đảm bảo 4 tại chỗ đủ hàng hóa phục vụ người dân và các khu vực bị cách ly trên địa bàn.
b) Xây dựng kế hoạch ứng phó đảm bảo chủ động nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn theo đánh giá nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn thành phố; chỉ đạo lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp đầu cơ, găm hàng, đẩy giá bán lên cao bất hợp lý. Hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu nhanh chóng lưu thông qua các trạm kiểm soát trên địa bàn.
c) Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa, tổ chức các điểm bán hàng bình ổn, nhân rộng các mô hình “Mang chợ ra phố”. Nắm chắc về nguồn cung hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Đẩy mạnh tuyên truyền về các danh sách các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán lương thực thực phẩm trên địa bàn trên các phương tiện truyền thông để người dân được biết, không tích trữ hàng hóa.
d) Rà soát, chỉ đạo việc đánh giá để mở cửa trở lại đối với các chợ truyền thống phải đóng cửa theo hướng dẫn tại Công văn số 4728/BCT-TTTN ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Bộ Công Thương báo cáo về Sở Công Thương.
d) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trong hoạt động thương mại trên địa bàn.
đ) Có phương án bố trí, tổ chức các đội tình nguyện và phương tiện để sẵn sàng điều phối vận chuyển hàng hóa, phối hợp với các đơn vị cung ứng hàng hóa để tổ chức bán hàng phục vụ nhân dân khi trên địa bàn có khu vực bị cách ly.
e) Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện việc cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân.
14. Đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
a) Xây dựng phương án để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện xuyên suốt, liên tục trong tình huống bị phong tỏa, có kế hoạch dự trữ hàng hóa, phương án điều phối vận chuyển hàng hóa và phương án đảm bảo an toàn cho người lao động, phương án tổ chức các điểm bán hàng lưu động để đảm bảo phục vụ được nhiều người tiêu dùng nhất, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá tại các điểm bán. Việc xây dựng các phương án, kế hoạch phải đảm bảo các nội dung sau:
- Đẩy mạnh công tác bán hàng qua kênh thương mại điện tử để hạn chế việc mua sắm, tập trung nơi đông người tránh lây lan dịch bệnh.
- Hàng hóa phải đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định.
- Xây dựng phương án điều động xe vận chuyển hàng hóa từ các kho của hệ thống vào thành phố, giữa các điểm bán hàng, từ các tỉnh về thành phố đảm bảo nhanh nhất, trong thời gian ngắn nhất.
- Tăng cường lực lượng nhân viên phục vụ tại các điểm bán hàng lưu động để cung ứng hàng hóa kịp thời và có giải pháp đảm bảo an toàn phòng dịch.
b) Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp về Sở Công Thương để phối hợp, triển khai thực hiện.
c) Phối hợp với Sở Công Thương điều tiết nguồn hàng, tổ chức cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn khi dịch bệnh xảy ra theo chỉ đạo của thành phố và Sở Công Thương. Cử 01 đại diện lãnh đạo đơn vị (họ tên, chức vụ, số điện thoại, email liên hệ) làm đầu mối liên hệ và gửi thông tin về Sở Công Thương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện các biện pháp cung ứng hàng hóa thiết yếu trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Đề nghị các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện.
Các tình huống theo Kế hoạch này sẽ được cập nhật và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc các đơn vị phản ánh về Sở Công Thương (cơ quan đầu mối về cung ứng hàng hóa) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
NHU CẦU HÀNG HÓA THIẾT YẾU CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
STT |
Quận, huyện |
Đầu mối |
Điện thoại |
Số dân (người) |
Nhu cầu lương thực/ ngày |
|||||
Các loại thịt Tấn |
Thủy hải sản Tấn |
Gạo (tấn) Tấn |
SP từ mì, gạo khô Gói |
Rau củ quả Tấn |
Trứng Quả/tuần |
|||||
1 |
Quận Cái Răng |
Lê Quang Hiển PTP KT |
0907 428 788 |
107.766 |
17,63 |
10,78 |
17,60 |
107.766 |
21,55 |
391.783 |
2 |
Quận Ninh Kiều |
Nguyễn Thái Bảo PCT |
0939.223.539 |
289.137 |
47,71 |
28,91 |
47,71 |
289.137 |
57,83 |
766.213 |
3 |
Quận Bình Thủy |
Nguyễn Văn Khánh PCT |
0918 934 137 |
144.735 |
23,54 |
14,47 |
23,54 |
144.735 |
28,95 |
524.881 |
4 |
Quận Thốt Nốt |
Võ Văn Tân PCT |
0918 866 752 |
155.385 |
25,02 |
15,54 |
25,02 |
155.385 |
31,08 |
405.555 |
5 |
Quận Ô Môn |
Trần Minh Khiết PCT |
0909 111 191 |
128.626 |
21,61 |
12,86 |
21,61 |
128.626 |
25,73 |
473.344 |
6 |
Huyện Phong Điền |
Nguyễn Văn Thắng PCT |
0949.788.979 |
171.875 |
27,82 |
17,19 |
27,82 |
171.875 |
34,38 |
621.981 |
7 |
Huyện Cờ Đỏ |
Trần Thanh Tâm PTP |
0917.548.020 |
15.862 |
35,65 |
21,74 |
35,65 |
217.358 |
43,47 |
791.183 |
8 |
Huyện Thới Lai |
Huỳnh Thanh Phường PCT |
0918.667.697 |
109.684 |
17,99 |
17,99 |
17,99 |
17.988 |
17,99 |
17.988 |
9 |
Huyện Vĩnh Thạnh |
Trần Xuân Phương PCT |
0908.791.392 |
97.732 |
16,79 |
9,77 |
16,79 |
97.732 |
19,55 |
363.338 |
Tổng |
9 quận, huyện |
|
|
1.220.802 |
233,75 |
149,25 |
233,72 |
1.330.602 |
280,51 |
4.356.267 |
Nhu cầu dinh dưỡng/ngày |
Các loại thịt |
Thủy hải sản |
Gạo |
Mì gói |
Rau củ quả |
Trứng |
Kg |
Kg |
Kg |
Gói |
Kg |
quả/tuần |
|
Trong độ tuổi lao động |
0,2 |
0,1 |
0,2 |
0,1 |
0,2 |
4 |
Trẻ em, người già |
0,1 |
0,1 |
0,1 |
0,1 |
0,2 |
3 |
BẢNG TỔNG HỢP HÀNG HÓA DỰ TRỮ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
COVID-19 NĂM 2021
(Thời gian từ ngày 01/5/2021-31/12/2021)
I. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm (khả năng cung ứng cho 10 ngày thực hiện giãn cách)
Stt |
Doanh nghiệp |
Gạo |
Mì ăn liền |
Nước uống đóng chai |
Thực phẩm CB các loại |
Thịt các loại |
Trứng |
Thủy hải sản |
Rau củ quả |
Đường |
Dầu ăn |
Sữa |
Tổng giá trị (đồng) |
tấn |
thùng |
thùng |
tấn |
tấn |
Quả |
tấn |
tấn |
tấn |
lít |
Thùng |
|||
1 |
CN Liên hiệp HTX TM TP.HCM - CO.OPMART Thốt Nốt |
17 |
5.000 |
3.000 |
840 |
43 |
25.600 |
9,50 |
110 |
20 |
32.000 |
150 |
38.129.940.000 |
2 |
Công ty TNHH MTV CO.OPMART Cần Thơ |
120 |
4.400 |
17.000 |
13 |
50 |
60.000 |
6 |
340 |
102 |
125.000 |
200 |
42.540.000.000 |
3 |
Công ty CP Thương nghiệp Tổng hợp Cần Thơ (CTC) |
1 |
500 |
800 |
0 |
100 |
100.000 |
0 |
0 |
1,2 |
850 |
0 |
5.191.050.000 |
4 |
Chi nhánh Công ty TNHH MM Mega Market tại TPCT |
135 |
37.000 |
158.000 |
158 |
306 |
108.900 |
243 |
750 |
559 |
257.000 |
200 |
128.590.794.000 |
5 |
Công ty TNHH EB Cần Thơ (GO) |
10 |
3.000 |
2.000 |
3 |
5 |
4.000 |
2 |
10 |
5 |
25.000 |
250 |
9.242.000.000 |
6 |
CN Liên hiệp HTX TM TP.Hồ Chí Minh - CO.OP Bình Thủy |
100 |
50.000 |
30.000 |
30 |
8 |
100.000 |
4 |
12 |
50 |
50.000 |
150 |
20.500.000.000 |
7 |
LOTTE MART Cần Thơ |
40 |
40.000 |
37.000 |
130 |
48 |
240.000 |
48 |
168 |
25 |
48.000 |
250 |
48.730.000.000 |
8 |
Hệ thống các cửa hàng Vinmart+ |
336 |
33.600 |
33.600 |
3,36 |
240 |
67.200 |
3,36 |
3,36 |
3,36 |
67.200 |
300 |
18.766.400.000 |
9 |
Hệ thống các cửa hàng Bách hóa xanh |
308 |
72.300 |
111.800 |
54 |
535 |
96.000 |
678 |
220 |
183 |
285.800 |
500 |
139.449.830.000 |
10 |
Công ty CP XNK Ngọc Quang Phát |
4.000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
60.000.000.000 |
11 |
Công ty Cổ phần Gentraco |
2.000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
30.000.000.000 |
12 |
Công ty Lương thực Sông Hậu |
0 |
5.000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
85.000 |
30.000.000.000 |
13 |
Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam, CN tại Cần Thơ |
0 |
0 |
0 |
0 |
325 |
300.000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
38.300.000.000 |
14 |
Chi nhánh Công ty CP Lương thực A An |
300 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4.500.000.000 |
15 |
Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An |
50.000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
600.000.000.000 |
|
Tổng cộng |
7.067 |
245.800 |
393.200 |
1.231 |
1.335 |
801.700 |
994 |
1.613 |
949 |
890.850 |
87.000 |
1.213.940.014.000 |
Ghi chú:
Khả năng cung ứng của Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam cho ĐBSCL mỗi ngày khoảng 2000-3000 con heo (70-80kg thịt thành phẩm), 100.000 quả trứng, 20.000 con gà các loại.
Khả năng cung ứng của Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam- CN tại Cần Thơ mỗi ngày 250-300 con heo, 20.000- 30.000 quả trứng, 5.000 con gà các loại.
Hiện có 03 Công ty cung ứng thịt gà cho ĐBSCL gồm C.P Việt Nam, Emivest Feedmill (Malaysia), Japfa (Indonesia) với tổng sản lượng khoảng 30.000 con/ngày.
DANH SÁCH SỐ LƯỢNG CHỢ, SIÊU THỊ, CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
STT |
Tên quận, huyện |
Phân hạng chợ |
Tổng cộng |
Siêu thị Hàng thiết yếu |
Cửa hàng tiện ích Hàng thiết yếu |
|||
Hạng 1 |
Hạng 2 |
Hạng 3 |
Chợ tạm/tự phát |
|||||
1 |
Quận Ninh Kiều |
3 |
2 |
10 |
2 |
17 |
6 |
60 |
2 |
Quận Bình Thủy |
0 |
3 |
1 |
8 |
12 |
1 |
19 |
3 |
Quận Ô Môn |
0 |
1 |
8 |
5 |
14 |
0 |
10 |
4 |
Quận Thốt Nốt |
1 |
0 |
12 |
9 |
22 |
1 |
7 |
5 |
Quận Cái Răng |
0 |
2 |
1 |
5 |
8 |
1 |
23 |
6 |
Huyện Phong Điền |
0 |
1 |
7 |
0 |
8 |
- |
5 |
7 |
Huyện Vĩnh Thạnh |
1 |
1 |
5 |
0 |
7 |
- |
4 |
8 |
Huyện Thới Lai |
0 |
1 |
7 |
0 |
8 |
- |
5 |
9 |
Huyện Cờ Đỏ |
0 |
2 |
5 |
2 |
9 |
- |
4 |
Tổng cộng |
5 |
13 |
56 |
31 |
105 |
9 |
137 |
Ghi chú: Hiện các chợ trên địa bàn tạm ngưng hoạt động
DANH SÁCH CÁC ĐIỂM BÁN HÀNG (MANG CHỢ RA PHỐ) CÁC QUẬN, HUYỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (15/8/2021)
I. QUẬN NINH KIỀU: 05 điểm |
|||||
1. Phường An Khánh: 01 điểm (đường Trần Bạch Đằng) |
04 lô (01 lô thịt các loại; 01 lô thủy hải sản; 01 lô gia cầm; 01 lô rau củ quả) |
||||
2. Phường Cái Khế: 01 điểm (Ban Quản lý chợ quận Ninh Kiều-nhà lồng 3 TTTM Cái Khế, đường Trần Văn Khéo) |
Hoạt động lại ngày 30/7/2021 |
||||
3. Phường An Nghiệp: 01 điểm (Trường Huỳnh Thúc Kháng, đường Mậu Thân, phường An Nghiệp) |
4 lô (01 lô thịt các loại; 01 lô thủy hải sản; 01 lô rau củ quả, 01 lô khác) |
||||
4. Phường An Hòa: 01 điểm (Trường THCS An Hòa 1, đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa) |
Ngưng hoạt động ngày 30/7/2021 |
||||
5. Phường An Bình: 01 điểm (Chợ An Bình ) |
Tạm ngưng hoạt động ngày 09/8/2021 |
||||
6. Phường An Phú: 02 điểm (105B đường Trần Hưng Đạo, P.An Phú; Vỉa hè bờ kè Mạc Thiên Tích, P. An Phú; Vỉa hè bờ kè Mạc Thiên Tích, P.An Phú) |
06 lô (rau củ quả, thịt các loại, thủy hải sản, trứng gia cầm) |
||||
II. QUẬN CÁI RĂNG: 04 điểm |
|||||
Phường Tân Phú: 02 điểm |
|
||||
Cạnh Căn nhà màu tím (đường Chí Sinh) |
03 lô (01 lô thịt heo; 01 lô rau củ quả; 01 lô thủy hải sản) |
||||
Khu vực Phú Thuận A |
02 tiểu thương (rau củ quả, thịt cá) |
||||
Phường Lê Bình (đường Phạm Hùng) |
03 lô cung ứng rau củ quả, thịt heo, thủy hải sản |
||||
Phường Hưng Phú (đường Lý Thái Tổ, khu vực 9) (tăng 1 điểm) |
Rau củ quả; thủy hải sản; thịt; trứng gia cầm |
||||
III. QUẬN BÌNH THỦY: 04 điểm (giảm 2 điểm) |
|||||
1. Phường An Thới: 01 điểm (hẻm 91, CMT8) |
10 lô (tạm ngưng) |
||||
2. Phường Bình Thủy: 01 điểm (sân Đình Bình Thủy, Lê Hồng Phong) |
Tạm ngưng hoạt động vì không đảm bảo công tác phòng, chống dịch |
|
|||
3. Phường Bùi Hữu Nghĩa: 01 điểm (đường Huỳnh Mẫn Đạt) |
Thực hiện 21/7/2021 (đã triển khai 04/07 lô) (tạm ngưng) |
|
|||
4. Phường Trà Nóc: 01 điểm (cạnh số 84, Nguyễn Chí Thanh) |
13 lô (03 lô thịt các loại; 03 lô thủy hải sản; 05 lô rau củ quả; 02 lô trái cây) |
|
|||
5. Phường Long Hòa: 01 điểm (Bờ kè Rạch cam KV Bình Dương) |
Đã tạm ngưng hoạt động do truy vết các ca nhiễm dịch. |
|
|||
6. Phường Long Tuyền: 03 điểm (Tổ 4 KV Bình Thường; Tổ 9A, KV Bình Dương A; Số 119, QL91B, tổ 11, KV Bình Phó B) |
Thực hiện 22/7/2021 và tăng 1 điểm ngày 06/8/2021 |
|
|||
IV. QUẬN Ô MÔN: 11 điểm |
|||||
1. Phường Thới Long: 03 điểm |
|
|
|
||
a |
Trung tâm VH phường |
Đường Thái Thị Hạnh, phường Thới Long |
08 sạp thịt heo |
|
|
b |
Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm |
|
07 sạp bán cá các loại |
|
|
c |
Công viên UBND phường |
Đường Thái Thị Hạnh, phường Thới Long |
06 sạp rau, củ các loại |
|
|
d |
Trường THCS Thới Long |
Đường Thái Thị Hạnh, phường Thới Long |
Tạm ngưng hoạt động ngày 04/8/2021 |
|
|
2. Phường Thới Hòa: 01 điểm |
|
|
|
||
a |
Nhà Văn hóa phường |
Đường Trần Kiết Tường (Đối diện UBND phường) |
Dừng hoạt động ngày 04/8/2021. UBND phường triển khai Đội Shipper tình nguyện giao hàng đến tận nơi cho các hộ dân |
|
|
b |
Khu vực Hòa Long |
Khu vực Hòa Long, phường Thới Hòa |
03 gian hàng tự sản, tự tiêu |
|
|
3. Phường Thới An: 01 điểm |
|
|
|
||
a |
UBND phường |
Đường Thái Thị Hạnh, phường Thới An |
02 sạp rau củ, 01 sạp thịt, 01 sạp khô |
|
|
4. Phường Châu Văn Liêm: 02 điểm |
|
|
|||
a |
Chợ Đêm Ô Môn |
Đường Trần Hưng Đạo (Đối diện UBND phường) |
17 sạp thịt, 04 sạp rau củ, 02 sạp trái cây - nấm, 01 sạp bánh mì |
|
|
b |
Bờ kè Trưng Vương |
Đường Trưng Nữ Vương, phường Châu Văn Liêm |
Tạm ngưng |
|
|
c |
Đường 26/3 bán hàng bình ổn giá |
Đường 26/3, phường Châu Văn Liêm. |
Tạm ngưng |
|
|
d |
Điểm bán hàng bình ổn giá |
Đường 26/3 KV 4 (Công viên Châu Văn Liêm |
03 sạp thịt heo; 01 sạp thịt gà; 01 sạp rau; 01 sạp |
|
|
5. Phường Phước Thới: 03 điểm |
|
|
|
||
a |
Trước chợ Phước Thới |
KV Bình Phước, phường Phước Thới |
Tạm ngưng do điểm trước Chợ Phước Thới ngay đầu điểm phong tỏa (Khu vực Bình Phước phường Phước Thới) |
|
|
b |
Trước chợ Bến Đò Đu Đủ |
KV Bình lập, phường Phước Thới |
01 sạp rau củ, 01 sạp rau củ - cá |
|
|
c |
Trước chợ Giáo Dẫn |
KV Bình Khánh, phường Phước Thới |
01 sạp rau củ, 02 sạp thịt heo |
|
|
d |
Trước chợ Hai On |
KV Thới Lợi, phường Phước Thới |
01 sạp rau củ, 01 sạp thịt heo, 02 sạp trái cây |
|
|
6. Phường Trường Lạc: 01 điểm |
|
|
|
||
a |
Trung tâm Văn hóa phường |
Lộ Vòng Cung (Đối diện UBND phường) |
01 sạp thịt heo, 01 sạp cá, 04 sạp rau củ |
|
|
V. QUẬN THỐT NỐT: 01 điểm (khu chợ đêm Thốt Nốt) |
31 lô (11 lô rau củ; 02 lô thịt bò; 08 lô thịt heo; 05 lô thịt gia cầm; 05 lô cá thủy sản tươi sống); - Bổ sung mô hình phân tán chợ tại 9 phường |
|
|||
VI. HUYỆN PHONG ĐIỀN: 04 điểm |
|
|
|||
1. Thị trấn Phong Điền (Tại công viên cây xanh khu dân cư thương mại thị trấn Phong Điền) |
Diện tích khoảng 4.000m2 có 37 lô, trong đó: 16 lô rau, củ, 10 lô bán cá, 08 lô thịt |
|
|||
2. Xã Nhơn Ái (Đường tỉnh 926): 27 lô (thịt, thủy hải sản, rau củ quả) |
Thực hiện 03/8/2021 |
|
|||
3. Xã Nhơn Nghĩa (Đường tỉnh 932 - Khu dân cư 932): 21 lô (thịt, thủy hải sản, rau củ quả) |
Thực hiện 03/8/2021 |
|
|||
4. Xã Mỹ Khánh (Khu dân cư Mỹ Khánh): 36 lô (thịt, thủy hải sản, rau củ quả) |
Thực hiện 03/8/2021 |
|
|||
VII. HUYỆN THỚI LAI: 0 điểm (Thị trấn Thới Lai) |
Tạm ngưng hoạt động |
|
|||
VIII. HUYỆN CỜ ĐỎ: 07 điểm |
|
|
|||
1 |
Chợ Cờ Đỏ |
|
|
|
|
2 |
Chợ Thạnh Phú |
|
|
|
|
3 |
Chợ Ba Đá |
Tạm ngưng hoạt động |
|
|
|
4 |
Chợ Số 8 |
|
|
|
|
5 |
Chợ Trung Hưng |
|
|
|
|
6 |
Chợ Trung An |
Tạm ngưng hoạt động |
|
|
|
7 |
Chợ Lấp Vò |
|
|
|
|
8 |
Chợ Nóc Bằng |
|
|
|
|
9 |
Chợ Thới Hưng |
|
|
|
|
IX. HUYỆN VĨNH THẠNH: 1 điểm |
|
||||
1. Xã Vĩnh Trinh: 02 điểm |
|
|
|||
a |
Chợ số 2 |
Cặp quốc lộ 80, ấp Vĩnh Lân |
Tạm ngưng |
|
|
b |
Chợ Bờ Ớt |
Vỉa hè đường T3, ấp Vĩnh Thành |
Tạm ngưng |
|
|
2. Xã Thạnh Lộc: 01 điểm |
bờ kè kênh Thắng Lợi, ấp Tân Lợi (trước trụ sở UBND xã Thạnh Lộc) |
Tạm ngưng |
|
||
3. Thị trấn Vĩnh Thạnh: 01 điểm |
Thị trấn Vĩnh Thạnh |
13 Tổ (rau củ quả, 03, thịt heo: 03, thịt vịt, thịt gà: 01, cá: 04, trái cây: 02 |
|
||
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng các điểm bán hàng (mang chợ ra phố): 37 điểm (giảm 2 điểm)
ĐIỂM BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ SỞ CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ PHỐI HỢP VIETTELPOST CẦN THƠ VÀ HỆ THỐNG SIÊU THỊ
STT |
Họ Và Tên |
Quận / Huyện |
SUB/ Bưu Cục |
Số Điện Thoại |
Địa chỉ |
1 |
Lê Chí Hiếu |
Ninh Kiều |
Trưởng Sub Ninh Kiều |
0965159900 |
Số 9D đường Trần Ngọc Quế- P Xuân Khánh- Q Ninh Kiều- TP Cần Thơ |
2 |
Hoàng Võ Thanh Phong |
Trưởng Sub An Khánh |
0967706060 |
Số 369D Nguyễn Văn Cừ Nối dài- P An Khánh- Q Ninh Kiều- TP Cần Thơ |
|
3 |
Trương Thành Đạt |
Trưởng BC An Phú |
0969690847 |
184A-184B-184D đường 30/4 - P An Phú - Q Ninh Kiều- TP Cần Thơ |
|
4 |
Phạm Quang Khải |
Trưởng BC Cái Khế |
0962848085 |
Số 15 A đường Trần Phú- P Cái Khế- Q Ninh Kiều- TP Cần Thơ |
|
5 |
Cao Thanh Phong |
Trưởng BC Xuân Khánh |
0368135356 |
Số 112 đường 3/2- P Xuân Khánh- Q Ninh Kiều- TP Cần Thơ |
|
6 |
Dương Chí Thanh |
Trưởng BC An Hòa |
0981801919 |
Số 91 Mậu Thân-P An Hòa- Q Ninh Kiều- TP Cần Thơ |
|
8 |
Huỳnh Ngọc Nhiên |
Cái Răng |
Trưởng BC Lê Bình |
0979691525 |
Số 442 KV Yên Hạ, Lê Bình, Cái Răng, TP Cần Thơ |
9 |
Dương Thái Điền |
Trưởng Sub Cái Răng |
0868688000 |
Số 23 Võ Nguyên Giáp - P Phú Thứ- Q Cái Răng - TP Cần Thơ |
DANH SÁCH ĐIỂM BÁN HÀNG HÓA BÌNH ỔN, HÀNG
HÓA THIẾT YẾU
(Đính kèm công văn số 878/CV-BĐCT ngày 23/07/2021)
STT |
Tên điểm giao dịch |
Tên bưu điện huyện |
Địa chỉ |
Họ tên nhân viên |
Điện thoại liên hệ |
1 |
BC Cần Thơ |
BĐTT Ninh Kiều |
02B Hòa Bình, Phường Tân An |
Huỳnh Thị Phượng |
0917216216 |
2 |
BC Cái Khế |
BĐTT Ninh Kiều |
24B Nguyễn Trãi, Phường Cái Khế |
Phạm Thanh Quyên |
0919854292 |
3 |
BC Trà Nóc |
BĐTT Bình Thủy |
Tổ 8 Khu vực 2, Đường Lê Hồng Phong, Phường Trà Nóc |
Thiều Quang Thu Hương |
0919644636 |
4 |
BĐ-VHX Long Tuyền |
BĐTT Bình Thủy |
Tổ 18 Khu vực Bình Dương B, Phường Long Tuyền |
Nguyễn Thị Mộng Tuyền |
0837466485 |
5 |
BC Cái Răng |
BĐTT Cái Răng |
Số 1, Đường Đinh Tiên Hoàng, Phường Lê Bình |
Vũ Thị Huế |
0919462757 |
6 |
BĐ-VHX Trường Lạc |
BĐTT Ô Môn |
Khu vực Tân Xuân, Phường Trường Lạc |
Nguyễn Minh Tiến |
0939077175 |
7 |
BĐ-VHX Phước Thới |
BDTT Ô Môn |
Khu vực Bình Phước, Phường Phước Thới |
Võ Thị Luyến |
0907224378 |
8 |
BC Thốt Nốt |
BĐTT Thốt Nốt |
24 Lê Thị Tạo, Thị trấn Thốt Nốt |
Lê Thị Vân Anh |
0939898559 |
9 |
BC Thới Thuận |
BĐTT Thối Nốt |
Ấp Thời Hòa, xã Thới Thuận |
Nguyễn Thị Kim Tho |
0944340079 |
10 |
BC Phong Điền |
BĐH Phong Điền |
Ấp Thị Tứ, TT. Phong Điền |
Võ Thị Thanh Thúy |
0916268777 |
11 |
BĐ-VHX Tân Thới |
BĐH Phong Điền |
Ấp Tân Long, xã Tân Thới |
Trần Thị Hồng Phượng |
0939037632 |
12 |
BC Cờ Đỏ |
BBH Cờ Đỏ |
Ấp Thới Hòa A, TT. Cờ Đỏ |
Lê Minh Hiếu |
0834865777 |
13 |
BĐ-VXH Trung Hưng |
ĐĐH Cờ Đỏ |
Ấp Thạnh Quới 1, xã Trung Hưng |
Võ Thị Kiều Trang |
0866568196 |
14 |
BC Vĩnh Thạnh |
BĐH Vĩnh Thạnh |
Ấp Quy Lân 5, xã Thạnh Quới |
Lê Thị Kiều Quyên |
0981113402 |
15 |
BĐ-VHX TT. Thạnh An |
BĐH Vĩnh Thạnh |
Ấp Phụng Quới B, TT. Thạnh An |
Nguyễn Thúy Lệ Hằng |
0706978300 |
16 |
BC Thới Lai |
BĐH Thới Lai |
Ấp Thới Thuận A, TT. Thới Lai |
Nguyễn Thị Anh Thư |
0938269091 |
17 |
BĐ-VHX Định Môn |
BĐH Thới Lai |
Ấp Định Hòa A, xã Định Môn |
Nguyễn Kim Ngọc |
0942271732 |
DANH SÁCH CÁC ĐIỂM BÁN HÀNG TRIỂN KHAI BÁN LƯU ĐỘNG HÀNG THIẾT YẾU
(Kèm theo VB số 195/VNPT CTO ngày 06/08/2021 của Viễn thông Cần Thơ)
1. Địa điểm triển khai:
STT |
Địa điểm |
Vị trí |
1 |
Trụ sở VNPT - VinaPhone Cần Thơ |
2 Nguyễn Trãi - P.Tân An - Q.Ninh Kiều |
2 |
Điểm bán bình ổn đường Trần Văn Hoài |
Đường Trần Văn Hoài - P.Xuân Khánh - Q.Ninh Kiều |
3 |
Khu dân cư An Khánh |
Phường An Khánh - Q.Ninh Kiều |
4 |
Khu dân cư 91B |
Phường An Khánh - Q.Ninh Kiều |
5 |
Khu dân cư 586 |
Phường Phú Thứ - Q.Cái Răng |
6 |
Khu đoàn thể cũ quận Cái Răng |
Phường Lê Bình - Q.Cái Răng |
7 |
Điểm bán hàng Hẻm 91 CMT8 |
Phường An Thới - Q.Bình Thủy |
8 |
Khu dân cư Ngân Thuận |
Phường Bình Thủy - Q.Bình Thủy |
2. Thời gian triển khai: Từ ngày 09 đến 16/08/2021, từ 07h00 đến 17h00
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.