ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1819/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 29 tháng 12 năm 2016 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường;
Cần cứ Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh (Có Đề án kèm theo), gồm các nội dung chính sau:
1. Mục tiêu bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020
1.1. 100% các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý ô nhiễm triệt để.
1.2. Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa, nhuộm và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong khu dân cư vào cụm công nghiệp làng nghề.
1.3. 100% các cơ sở còn tồn tại trong làng nghề có biện pháp xử lý chất thải theo đúng quy định.
1.4. Tiếp tục phát triển làng nghề theo định hướng bảo tồn làng nghề truyền thống, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
1.5. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành liên quan với UBND các huyện, thành phố, thị xã nhằm tạo chuyển biến tốt trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề.
2. Quan điểm và nguyên tắc đầu tư
2.1. Quán triệt và vận dụng có hiệu quả cơ chế cho phép chủ đầu tư được trực tiếp thu để bù chi phí xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí”, coi đây là giải pháp căn bản để huy động nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước.
2.2. Về xử lý nước thải:
a. Đối với các doanh nghiệp mới đầu tư: Phải tự đầu tư và vận hành công trình xử lý nước thải đảm bảo theo quy định.
b. Đối với làng nghề lâu đời truyền thống:
- Đối với nước thải phát sinh tại các cơ sở: Các cơ sở phải tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý tập trung.
- Đối với công trình xử lý nước thải tập trung: Đề nghị áp dụng như làng nghề sản xuất giấy tại phường Phong Khê. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 80% tổng kinh phí thực hiện dự án, 20% còn lại do doanh nghiệp, cơ sở phát sinh chất thải đóng góp (UBND cấp huyện yêu cầu các doanh nghiệp trong làng nghề phải ký cam kết đóng góp 20% tổng kinh phí thì mới cho thực hiện dự án). Kinh phí vận hành công trình xử lý chất thải tập trung do các doanh nghiệp trong làng nghề đóng góp 100%.
2.3. Về xử lý chất thải rắn:
- Đối với chất thải rắn tồn đọng tại các làng nghề từ trước đến nay: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí để thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Đối với chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở sản xuất trong làng nghề: Các cơ sở sản xuất phải thuê đơn vị có đủ năng lực để thu gom, vận chuyển và xử lý.
2.4. Về xử lý khí thải: Các cơ sở sản xuất trong làng nghề phải đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý khí thải đảm bảo khí thải sau khi xử lý đạt Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
3. Các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
3.1. Các giải pháp chung
3.1.1. Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo, nâng cao năng lực BVMT làng nghề (trong đó có triển khai xây dựng Phong trào toàn dân tham gia BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh).
3.1.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách BVMT làng nghề.
- Quy định về hạn chế đầu tư đối với loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Quy định về việc ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng.
3.1.3. Tăng cường quản lý nhà nước.
- Giữ nguyên hiện trạng sản xuất, tiến tới giảm dần và đóng cửa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong các làng nghề.
- Không cấp mới Đăng ký kinh doanh, Đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với các cơ sở có ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong các làng nghề; không cho vay vốn, đáo hạn ngân hàng đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, không cho phép hình thành mới các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực dân cư. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường bằng các hình thức: phạt tiền; tạm đình chỉ hoạt động sản xuất; buộc di dời, cấm hoạt động.
3.1.4. Triển khai di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chuyển đổi ngành nghề sản xuất.
- Xây dựng Kế hoạch di dời, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư đối với các cơ sở không đầu tư, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Lập danh mục các làng nghề cần có lộ trình chuyển đổi ngành nghề sản xuất, trước mắt tập trung vào các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
3.1.5. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ.
- Tăng cường kiểm soát công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu tại các làng nghề ô nhiễm môi trường hiện nay; tiến hành rà soát phân loại công nghệ và máy móc thiết bị hiện có của các cơ sở sản xuất để xem xét và yêu cầu đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại thân thiện với môi trường đảm bảo phù hợp với loại hình sản xuất hiện tại.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư mới vào các CCN, làng nghề. Chỉ tiếp nhận các dự án đầu tư công nghệ hiện đại, công nghệ tiêu tốn ít nguyên nhiên liệu và năng lượng.
3.2. Giải pháp cụ thể cho các làng nghề ô nhiệm môi trường nghiêm trọng.
Đối với từng làng nghề, Đề án đưa ra các giải pháp cụ thể về tuyên truyền; quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải cho các làng nghề:
- Làng nghề tái chế giấy tại phường Phong Khê và xã Phú Lâm.
- Làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong.
- Làng nghề đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình.
- Làng nghề tái chế sắt, thép tại phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn.
- Làng nghề sản xuất bún bánh phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh.
- Làng nghề sản xuất rượu Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong.
4. Các Chương trình, đề án, dự án xử lý môi trường làng nghề
Đề án đã đưa ra 03 chương trình, đề án và 16 dự án để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn của làng nghề để triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020.
Nguồn kinh phí thực hiện: Từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.