ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1804/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 25 tháng 8 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 20/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt nội dung văn kiện dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2” do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ;
Căn cứ Quyết định số 3628/QĐ-BYT ngày 15/9/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện năm 2014 - 2015 Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ;
Căn cứ Quyết định số 3741/QĐ-BYT ngày 22/9/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phân bổ vốn ODA và vốn đối ứng năm 2014 - 2015 Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ;
Xét đề nghị của Ban Quản lý Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2 tại Tờ trình số 17/TTr-BQLDA ngày 30/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2” sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) năm 2014 - 2015 với tổng kinh phí thực hiện là 561.808 USD (Năm trăm sáu mươi mốt ngàn, tám trăm lẻ tám đô la Mỹ), trong đó:
- Vốn vay ODA: 461.363 USD.
- Vốn đối ứng: 100.445 USD (vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 21.675 USD và vốn hành chính sự nghiệp: 78.770 USD).
Điều 2. Ban quản lý Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2” chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch thực hiện năm 2014 - 2015 với những nội dung được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này, đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả và tiến độ; quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách theo đúng quy định pháp luật hiện hành; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước và Nhà tài trợ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Ban Quản lý Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI DỰ ÁN “CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG, GIAI ĐOẠN 2” NĂM 2014 – 2015
(Kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 25/8/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
1. Tên Dự án: |
- Tiếng Việt: Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2. - Tiếng Anh: Second period of Health care in Lâm Đồng province Project. |
2. Số hiệu khoản vay: |
3038-VIE (SF). |
3. Tên nhà tài trợ: |
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) |
4. Cơ quan chủ quản: |
Bộ Y tế. |
5. Chủ Dự án: |
Bộ Y tế. |
6. Đơn vị thực hiện Dự án: |
Ban Quản lý Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2”. |
7. Địa điểm thực hiện: |
Tỉnh Lâm Đồng. |
8. Thời gian thực hiện: |
2014 - 2019. |
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu chung:
Hỗ trợ phát triển hệ thống y tế tỉnh Lâm Đồng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) ngày càng cao của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng thiệt thòi khác, góp phần hướng tới đạt được các mục tiêu 4 và 5 của mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
2. Mục tiêu cụ thể:
Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở thông qua việc (i) cải thiện cơ sở vật chất: Xây mới Phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), nâng cấp Trung tâm Y tế (TTYT) huyện bao gồm hệ thống xử lý chất thải; (ii) cung cấp trang thiết bị và hệ thống quản lý thông tin y tế cho các tuyến tỉnh, huyện, xã và túi y tế thôn bản; (iii) phát triển nguồn nhân lực y tế thông qua các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn và dài hạn trên lĩnh vực chuyên môn và năng lực quản lý và (iv) hỗ trợ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tại cộng đồng.
CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN
1. Hợp phần A: Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã.
- Tiểu hợp phần A1: Cải thiện dịch vụ y tế tại tuyến xã và tuyến PKĐKKV.
- Tiểu hợp phần A2: Tăng cường dịch vụ CSSK dựa vào cộng đồng.
2. Hợp phần B: Cải thiện chất lượng và tiếp cận dịch vụ y tế tại Trung tâm y tế huyện.
- Tiểu hợp phần B1: Cải thiện chất lượng và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế tại TTYT huyện.
- Tiểu hợp phần B2: Phát triển nguồn nhân lực y tế.
3. Hợp phần C: Tăng cường năng lực quản lý tại các tuyến.
- Tiểu hợp phần C1: Tăng cường năng lực quản lý tại các tuyến.
- Tiểu hợp phần C2: Thực hiện và quản lý Dự án hiệu quả.
TỔNG VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN TẠI TỈNH
LÂM ĐỒNG
(2014
- 2019)
Nguồn |
Ngân sách (USD) |
Tỷ lệ (%) |
Vốn vay ưu đãi từ ADB |
12.821.614 |
90,2 |
Vốn đối ứng của địa phương |
1.390.962 |
9,8 |
Tổng ngân sách |
14.212.576 |
100 |
(Chưa bao gồm dự phòng phí và lãi suất vay)
II. Cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án 2014 - 2015
1. Hiệp định khoản vay (số hiệu 3038 - VIE) ký ngày 08/11/2013 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
2. Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 20/01/2014 của Bộ Y tế phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2” sử dụng vốn vay ADB.
3. Quyết định số 3628/QĐ-BYT ngày 15/9/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện năm 2014 - 2015 Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2” do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ (kèm theo Kế hoạch thực hiện Dự án năm 2014 - 2015).
4. Quyết định số 3741/QĐ-BYT ngày 22/9/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phân bổ vốn ODA và vốn đối ứng năm 2014 - 2015 Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ.
5. Văn bản thỏa thuận số 982/BYT-UBND ngày 18/9/2014 giữa Bộ Y tế và UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2 sử dụng vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á.
6. Quyết định số 1650a/QĐ-UBND ngày 31/7/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2, sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);
III. Kế hoạch thực hiện Dự án năm 2014 - 2015 tại tỉnh Lâm Đồng
1. Mục tiêu:
Hoàn thiện bộ máy quản lý và thực hiện Dự án tại địa phương; đảm bảo có đủ số lượng cán bộ tối thiểu và thành thạo các kỹ năng để quản lý và thực hiện Dự án theo quy định của Nhà nước và ADB. Khảo sát nhu cầu đầu tư trang thiết bị tại các tuyến trình Ban Quản lý Dự án Trung ương (CPMU); khảo sát hiện trạng và thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định; xác định nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tổ chức các lớp đào tạo theo hướng dẫn của CPMU.
2. Giải pháp thực hiện:
a) Thành lập Ban chỉ đạo và Ban Quản lý Dự án:
- Quyết định số 1196/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thành lập Ban Chỉ đạo Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2.
- Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thành lập Ban Quản lý Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2 (PPMU).
b) Ký kết văn bản thỏa thuận thực hiện Dự án giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Y tế (văn bản thỏa thuận số 982/BYT-UBND ngày 18/9/2014).
c) Phê duyệt Báo cáo khả thi Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2 sử dụng vốn vay ADB.
d) Phê duyệt vốn đối ứng cho Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2 do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ.
đ) Tuyển chọn các chuyên gia trong nước trên lĩnh vực: Tài chính/giải ngân; điều phối viên/đào tạo; đấu thầu/xây dựng cơ bản và hợp đồng cán bộ cho các vị trí: Kế toán; thủ quỹ, văn thư; lái xe để triển khai thực hiện Dự án tại địa phương.
e) Khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu đầu tư trang thiết bị tại Trung tâm y tế các huyện, phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã; lập danh mục trang thiết bị của từng đơn vị thụ hưởng trình CPMU.
g) Phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát địa chất, địa hình, đo vẽ hiện trạng các công trình xây dựng mới 09 Phòng khám đa khoa khu vực, nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai và Lâm Hà.
h) Khảo sát nhu cầu tập huấn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn tại các tuyến từ tỉnh đến thôn bản; lập danh sách học viên; ký kết hợp đồng với Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo thuộc trách nhiệm của PPMU.
i) Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn và đào tạo do CPMU tổ chức.
k) Giám sát các hoạt động liên quan đến Dự án tại tuyến huyện và xã.
l) Phối hợp với CPMU tổ chức hội thảo lập kế hoạch và triển khai kế hoạch của Dự án.
3. Nội dung hoạt động:
a) Hợp phần A: Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã.
- Tiểu hợp phần A1: Cải thiện dịch vụ y tế tại tuyến xã.
+ Xây dựng 09 Phòng khám đa khoa khu vực:
PPMU có trách nhiệm phối hợp đơn vị tư vấn và Trung tâm Y tế các huyện khảo sát địa chất, địa hình, đảm bảo kết nối hạ tầng cơ sở, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng.
Cung cấp cho đơn vị tư vấn thiết kế của CPMU các số liệu báo cáo liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của 09 công trình xây dựng Phòng khám Đa khoa khu vực: Ka Đơn/huyện Đơn Dương; Đà Loan, Ninh Gia/huyện Đức Trọng; Đạ Nhim/huyện Lạc Dương; Phi Liêng/huyện Đam Rông; Xuân Trường/thành phố Đà Lạt; Phước Cát 1 /huyện Cát Tiên; Lộc Thanh/thành phố Bảo Lộc và Lộc An/huyện Bảo Lâm.
Sau khi hoàn thành thiết kế bản vẽ, PPMU chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
+ Cung cấp trang thiết bị y tế cho tuyến xã và Phòng khám Đa khoa khu vực:
Đối với 17 Trạm Y tế xã thuộc 2 huyện Đạ Tẻh và Đam Rông; 09 Phòng khám Đa khoa khu vực được Dự án đầu tư xây mới đề nghị CPMU cung cấp trang thiết bị đầy đủ theo danh mục của Bộ Y tế.
Khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu đầu tư và lập danh mục trang thiết bị trình CPMU phê duyệt để cung cấp trang thiết bị cho 86 Trạm Y tế xã, 02 Phòng khám Đa khoa khu vực của 2 huyện (Mỹ Đức/huyện Đạ Tẻh, Đạ Tông/huyện Đam Rông) và 11 Phòng khám Đa khoa khu vực tại các huyện.
- Tiểu hợp phần A2: Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng.
Tiểu hợp phần A2 trong kế hoạch năm 2015 tập trung cho công tác đào tạo nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản và cấp học bổng (bao gồm chi phí ôn thi) cho học viên dân tộc thiểu số học Điều dưỡng và kỹ thuật viên:
+ Các khóa đào tạo thực hiện trong năm 2015:
Theo kế hoạch của CPMU năm 2014 - 2015, tỉnh Lâm Đồng tổ chức đào tạo lại cho cô đỡ thôn bản; tuy nhiên hiện nay toàn tỉnh chỉ có 01 cô đỡ thôn bản đang hoạt động, vì vậy chuyển hoạt động đào tạo mới cô đỡ thôn bản sang cho đào tạo lại nhân viên y tế thôn bản, số lượng học viên dự kiến là 30 học viên, thời gian đào tạo lại là 01 tuần.
Theo kế hoạch của CPMU giao cho tỉnh Lâm Đồng năm 2014 - 2015 tổ chức đào tạo mới cho cô đỡ thôn bản; tuy nhiên do địa phương không có nhu cầu đào tạo mới cô đỡ thôn bản nên chuyển hoạt động đào tạo mới cô đỡ thôn bản sang cho đào tạo mái nhân viên y tế thôn bản, số lượng học viên dự kiến là 30 học viên, thời gian đào tạo là 3 tháng/đợt x 2 đợt/năm 2015.
Cấp học bổng cho học viên dân tộc thiểu số học Điều dưỡng và kỹ thuật viên, số lượng học viên dự kiến là 31 học viên, thời gian đào tạo là 2 năm.
+ Tổ chức thực hiện:
Khảo sát nhu cầu đào tạo và lập danh sách đào tạo lại, đào tạo mới nhân viên y tế thôn bản và đào tạo Điều dưỡng, Kỹ thuật viên cho các học viên là người dân tộc thiểu số trình CPMU phê duyệt.
Căn cứ các tiêu chí tuyển chọn học viên của CPMU về đào tạo mới nhân viên y tế thôn bản và đào tạo Điều dưỡng, Kỹ thuật viên người dân tộc thiểu số; PPMU (hoặc ủy quyền cho Trung tâm y tế các huyện) ký kết thỏa thuận với người được đào tạo để đảm bảo rằng sau đào tạo học viên trở về phục vụ công tác tại địa phương.
Ký kết hợp đồng đào tạo giữa PPMU và Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng và tổ chức các khóa đào tạo theo kế hoạch.
b) Hợp phần B: Cải thiện chất lượng và tiếp cận dịch vụ y tế tại Trung tâm Y tế huyện.
- Tiểu hợp phần B1: Cải thiện chất lượng và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế Trung tâm y tế huyện.
+ Cải thiện cơ sở vật chất Trung tâm y tế huyện:
PPMU có trách nhiệm phối hợp với đơn vị tư vấn và Trung tâm y tế huyện Đạ Huoai và Lâm Hà khảo sát địa chất, địa hình, đảm bảo kết nối hạ tầng cơ sở, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng. Cung cấp cho đơn vị tư vấn thiết kế của CPMU các số liệu báo cáo có liên quan đến đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất cho Trung tâm y tế huyện Đạ Huoai và Lâm Hà.
Sau khi hoàn thành thiết kế bản vẽ, PPMU chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
+ Cung cấp trang thiết bị và phương tiện cho các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh:
Khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu đầu tư và lập danh mục trang thiết bị trình CPMU phê duyệt để cung cấp trang thiết bị cho 10 Trung tâm y tế huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương, Đam Rông.
Khảo sát địa hình, mặt bằng để chuẩn bị cho việc tiếp nhận và vận hành sử dụng trang thiết bị xử lý chất thải rắn cho Trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh, Khu điều trị Phong Di Linh và trang thiết bị xử lý nước thải cho Trung tâm y tế huyện Đam Rông và Lạc Dương.
Tiếp nhận xe chuyên dụng phòng chống dịch, ô tô cứu thương cho các đơn vị (theo danh sách phân bổ ô tô tại Báo cáo nghiên cứu khả thi của Bộ Y tế).
+ Quản lý chất lượng:
PPMU thực hiện các cuộc khảo sát, giám sát tại các huyện về các nội dung liên quan đến chất lượng y tế và các yêu cầu có liên quan đến các hợp phần của Dự án theo hướng dẫn của CPMU.
- Tiểu hợp phần B2: Phát triển nguồn nhân lực y tế.
+ Đào tạo liên tục và tập huấn ngắn hạn:
Xác định nhu cầu đầu tư và lập danh mục đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học cho Ban Đào tạo liên tục của ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng và thiết bị dạy học cho Trường Cao đẳng y tế Lâm Đồng (bao gồm thiết bị giảng dạy nghe nhìn, các mô hình thực tập, các thiết bị labo thực hành) trình CPMU phê duyệt.
Phối hợp với CPMU xác định chương trình và đơn vị đào tạo.
Phối hợp với CPMU xây dựng các tiêu chí tuyển chọn học viên và các định mức hỗ trợ đào tạo cho các khóa đào tạo liên tục và đào tạo ngắn hạn.
Lập kế hoạch cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do CPMU tổ chức.
+ Đào tạo dài hạn nguồn nhân lực y tế tuyến tỉnh và huyện: Khảo sát nhu cầu đào tạo bác sỹ, dược sỹ liên thông, đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp 1, bác sỹ chuyên khoa cấp 2 tại các cơ sở y tế trong ngành:
Đào tạo bác sỹ, dược sỹ liên thông cho tuyến huyện và tỉnh (nếu có), có thể đào tạo cho tuyến xã (trong trường hợp cần thiết), dự kiến chỉ tiêu đào tạo là 23 học viên, thời gian đào tạo 4 năm.
Đào tạo bác sỹ CK cấp 1 cho tuyến huyện và tỉnh, dự kiến chỉ tiêu đào tạo là 24 học viên, thời gian đào tạo 2 năm.
Đào tạo bác sỹ CK cấp 2 cho tuyến tỉnh, có thể xem xét cho tuyến huyện (nếu có nhu cầu), dự kiến chỉ tiêu đào tạo là 10 học viên, thời gian đào tạo 2 năm.
Dự án hỗ trợ học bổng cho các khóa đào tạo này (bao gồm chi phí ôn thi); sau khi khảo sát PPMU lập danh sách học viên trình CPMU phê duyệt với số học viên tham gia ôn thi sẽ cao hơn khoảng 30% so với chỉ tiêu đào tạo để đảm bảo chỉ tiêu đào tạo của Dự án sau khi tuyển sinh.
Phối hợp với CPMU xây dựng các tiêu chí tuyển chọn học viên và các định mức hỗ trợ đào tạo cho các khóa đào tạo dài hạn này.
c) Hợp phần C: Tăng cường năng lực quản lý tại các tuyến.
- Tiểu hợp phần C1: Tăng cường năng lực quản lý tại các tuyến.
+ Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do CPMU tổ chức về lập kế hoạch, quản lý y tế và hệ thống quản lý thông tin y tế, quản lý bệnh viện, theo dõi và đánh giá các chương trình y tế, quản lý tài chính.
+ Tổ chức các đoàn giám sát tại tuyến huyện và tuyến xã.
- Tiểu hợp phần C2: Thực hiện và quản lý Dự án hiệu quả.
+ Hoàn thiện Ban Quản lý Dự án tỉnh, tuyển chọn chuyên gia trong nước các vị trí: Tài chính/giải ngân; điều phối viên/đào tạo; đấu thầu/xây dựng cơ bản và hợp đồng cán bộ cho các vị trí: Kế toán; thủ quỹ, văn thư; lái xe.
+ Thuê, sửa chữa văn phòng làm việc của PPMU, mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, thực hiện Dự án.
+ Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý và thực hiện Dự án do CPMU tổ chức.
+ Tổ chức tập huấn về lập kế hoạch cho Trung tâm y tế các huyện.
+ Tổ chức hội thảo triển khai kế hoạch Dự án.
IV. Biểu kế hoạch và kinh phí thực hiện năm 2014 - 2015
Tổng kinh phí dự kiến theo phân bổ của Bộ Y tế cho kế hoạch thực hiện năm 2014-2015 tỉnh Lâm Đồng là: 561.808 USD, trong đó:
- Vốn ADB: 461.363 USD
- Vốn đối ứng: 100.445 USD
Chia theo hợp phần:
- Hợp phần A: 260.947 USD
- Hợp phần B: 86.063 USD
- Hợp phần C: 214.798 USD
(Biểu kế hoạch và kinh phí thực hiện năm 2014 - 2015 theo phụ lục đính kèm Tờ trình số 17-TTr-BQLDA ngày 30/7/2015 của Ban Quản lý Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh)./.
VỀ VIỆC: XIN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2014 - 2015 DỰ ÁN “CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG, GIAI ĐOẠN 2” SỬ DỤNG VỐN VAY NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Căn cứ Quyết định số 3628/QĐ-BYT ngày 15/9/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện năm 2014 - 2015 Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ;
Căn cứ Quyết định số 3741/QĐ-BYT ngày 22/9/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phân bổ vốn ODA và vốn đối ứng năm 2014 - 2015 Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ;
Căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ” của Ban Quản lý Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2 trình và đã được Sở Xây dựng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt tại Tờ trình số 786/TTr-SXD ngày 30/7/2015;
Ban Quản lý Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2 lập Tờ trình kính trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện năm 2014 - 2015 Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với các nội dung như Dự kế hoạch kèm theo để tổ chức triển khai thực hiện.
Trân trọng kính trình.
THỰC
HIỆN NĂM 2014 - 2015 DỰ ÁN “CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG, GIAI ĐOẠN
2”
(Kèm
theo Tờ trình số 17/TTr-BQLDA ngày 30/7/2015 của BQLDA CSSKND tỉnh Lâm Đồng)
I. Thông tin cơ bản về Dự án
1. Tên Dự án: |
Tên dự án (Tiếng Việt): Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2. Tên dự án (Tiếng Anh): Second Health care in Lâm Đồng province Project. |
2. Số hiệu khoản vay: |
3038-VIE (SF). |
3. Tên nhà tài trợ: |
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) |
4. Cơ quan chủ quản: |
Bộ Y tế |
5. Chủ dự án: |
Bộ Y tế |
6. Đơn vị thực hiện dự án: |
Ban quản lý dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2”. |
7. Địa điểm thực hiện: |
Tỉnh Lâm Đồng. |
8. Thời gian thực hiện: |
2014 - 2019. |
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu chung:
Hỗ trợ phát triển hệ thống y tế tỉnh Lâm Đồng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) ngày càng cao của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng thiệt thòi khác, góp phần hướng tới đạt được các mục tiêu 4 và 5 của mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
2. Mục tiêu cụ thể
Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở thông qua việc (i) cải thiện cơ sở vật chất: Xây mới Phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), nâng cấp Trung tâm Y tế (TTYT) huyện bao gồm hệ thống xử lý chất thải; (ii) cung cấp trang thiết bị và hệ thống quản lý thông tin y tế cho các tuyến tỉnh, huyện, xã và túi y tế thôn bản; (iii) phát triển nguồn nhân lực y tế thông qua các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn và dài hạn trên lĩnh vực chuyên môn và năng lực quản lý và (iv) hỗ trợ tiếp cận dịch vụ CSSK có chất lượng tại cộng đồng.
CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN
1. Hợp phần A: Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã
- Tiểu hợp phần A1: Cải thiện dịch vụ y tế tại tuyến xã và tuyến PKĐKKV.
- Tiểu hợp phần A2: Tăng cường dịch vụ CSSK dựa vào cộng đồng.
2. Hợp phần B: Cải thiện chất lượng và tiếp cận dịch vụ y tế tại Trung tâm y tế huyện
- Tiểu hợp phần B1: Cải thiện chất lượng và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế tại TTYT huyện.
- Tiểu hợp phần B2: Phát triển nguồn nhân lực y tế.
3. Tăng cường năng lực quản lý tại các tuyến
- Tiểu hợp phần C1: Tăng cường năng lực quản lý tại các tuyến.
- Tiểu hợp phần C2: Thực hiện và quản lý Dự án hiệu quả.
TỐNG VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Nguồn |
Ngân sách (USD) |
Tỷ lệ (%) |
Vốn vay ưu đãi từ ADB |
12.821.614 |
90,2 |
Vốn đối ứng của địa phương |
1.390.962 |
9,8 |
Tổng ngân sách |
14.212.576 |
100 |
(Chưa bao gồm dự phòng phí và lãi suất vay)
II. Cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch thực hiện dự án 2014 - 2015
1. Hiệp định khoản vay (số hiệu 3038 - VIE) ký ngày 08/11/2013 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2” sử dụng vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB được phê duyệt tại Quyết định số 266/QĐ-BYT, ngày 20/01/2014 của Bộ Y tế.
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ” của Ban Quản lý Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2 trình và đã được Sở Xây dựng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt tại Tờ trình số 786/TTr-SXD ngày 30/7/2015;
4. Văn bản thỏa thuận số 982/BYT-UBND, ngày 18/9/2014 được ký kết giữa Bộ Y tế và UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2 sử dụng vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á.
5. Quyết định số 3628/QĐ-BYT, ngày 15/9/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện năm 2014 - 2015 Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2” do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ (kèm theo Kế hoạch thực hiện dự án năm 2014 - 2015).
6. Quyết định số 3741/QĐ-BYT ngày 22/9/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phân bổ vốn ODA và vốn đối ứng năm 2014 - 2015 Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ.
7. Quyết định số 2696/QĐ-UBND, ngày 10/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015 kèm Thông báo số 313/TB-STC ngày 18/3/2015 của Sở Tài chính về Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2015.
8. Quyết định số 703/QĐ-UBND ngày 20/3/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc giao danh mục và mức vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2015 (đợt 2) cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
III. Kế hoạch thực hiện dự án năm 2014 - 2015 tại tỉnh Lâm Đồng
1. Mục tiêu
Tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý và thực hiện dự án tại địa phương; đảm bảo có đủ số lượng cán bộ tối thiểu và thành thạo các kỹ năng để quản lý và thực hiện dự án theo quy định của Nhà nước và ADB. Khảo sát nhu cầu đầu tư trang thiết bị tại các tuyến trình Ban quản lý dự án trung ương (CPMU); khảo sát hiện trạng và thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định; xác định nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tổ chức các lớp đào tạo theo hướng dẫn của CPMU.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án:
+ Quyết định số 1196/QĐ-UBND, ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Thành lập Ban chỉ đạo dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2.
+ Quyết định số 1197/QĐ-UBND, ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Thành lập Ban Quản lý dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2 (PPMU).
2.2. Ký kết văn bản thỏa thuận thực hiện dự án giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Y tế (Văn bản thỏa thuận số 982/BYT-UBND, ngày 18/9/2014).
2.3. Lập Báo cáo khả thi dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2 sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á gửi Sở Xây dựng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt (Tờ trình số 55/TTr-SYT ngày 16/7/2015 của Sở Y tế).
2.4. Lập báo cáo đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định nguồn vốn đối ứng cho dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2 do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ để trình UBND tỉnh phê duyệt (Báo cáo số 189/SYT-KHTH, ngày 28/11/2014 của Sở Y tế Lâm Đồng).
2.5. Tuyển chọn các chuyên gia trong nước trên lĩnh vực: Tài chính/giải ngân; điều phối viên/đào tạo; đấu thầu/xây dựng cơ bản và hợp đồng cán bộ cho các vị trí: Kế toán; thủ quỹ, văn thư; lái xe để triển khai thực hiện dự án tại địa phương.
2.6. Khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu đầu tư trang thiết bị tại Trung tâm y tế các huyện, phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã; lập danh mục trang thiết bị của từng đơn vị thụ hưởng trình CPMU.
2.7. Phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát địa chất, địa hình, đo vẽ hiện trạng các công trình xây dựng mới 09 Phòng khám đa khoa khu vực, nâng cấp Trung tâm y tế huyện Đạ Huoai và Lâm Hà.
2.8. Khảo sát nhu cầu tập huấn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn tại các tuyến từ tỉnh đến thôn bản; lập danh sách học viên; ký kết hợp đồng với Trường Cao đẳng y tế Lâm Đồng tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo thuộc trách nhiệm của PPMU.
2.9. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn và đào tạo do CPMU tổ chức.
2.10. Giám sát các hoạt động liên quan đến dự án tại tuyến huyện và tuyến xã.
2.11. Phối hợp với CPMU tổ chức hội thảo lập kế hoạch và triển khai kế hoạch của dự án.
3. Nội dung hoạt động
3.1. Hợp phần A: Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã
3.1.1. Tiểu hợp phần A1: Cải thiện dịch vụ y tế tại tuyến xã
A.1.1. Xây dựng 09 Phòng khám đa khoa khu vực
- PPMU có trách nhiệm phối hợp đơn vị tư vấn và Trung tâm y tế các huyện khảo sát địa chất, địa hình, đảm bảo kết nối hạ tầng cơ sở, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng. Cung cấp cho đơn vị tư vấn thiết kế của CPMU các số liệu báo cáo có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của 09 công trình xây dựng Phòng khám đa khoa khu vực: Ka Đơn/huyện Đơn Dương; Đà Loan, Ninh Gia/huyện Đức Trọng; Đạ Nhim/huyện Lạc Dương; Phi Liêng/huyện Đam Rông; Xuân Trường/thành phố Đà Lạt; Phước Cát 1/huyện Cát Tiên; Lộc Thanh/thành phố Bảo Lộc và Lộc An/huyện Bảo Lâm.
- Sau khi hoàn thành thiết kế bản vẽ, PPMU chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
A.1.2. Cung cấp trang thiết bị y tế cho tuyến xã và Phòng khám đa khoa khu vực
- Đối với 17 Trạm y tế xã thuộc 2 huyện nghèo Đạ Tẻh và Đam Rông, đề nghị CPMU cung cấp trang thiết bị đầy đủ theo danh mục của Bộ Y tế.
- Đối với 09 Phòng khám đa khoa khu vực được dự án đầu tư xây mới, đề nghị CPMU cung cấp trang thiết bị đầy đủ theo danh mục của Bộ Y tế.
- Khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu đầu tư và lập danh mục trang thiết bị trình CPMU phê duyệt để cung cấp trang thiết bị cho 86 trạm y tế xã, 02 Phòng khám đa khoa khu vực của 2 huyện nghèo (Mỹ Đức/huyện Đạ Tẻh, Đạ Tông/huyện Đam Rông) và 11 Phòng khám đa khoa khu vực tại các huyện (bao gồm: Gia Viễn/huyện Cát Tiên, Đạm Ri/huyện Đạ Huoai, Tân Thương/huyện Di Linh, Hòa Ninh/huyện Di Linh, Phòng khám đa khoa Trung tâm/thành phố Bảo Lộc, Dran/huyện Đơn Dương, Phòng khám đa khoa Trung tâm/thành phố Đà Lạt, Trại Mát/thành phố Đà Lạt, Nhà hộ sinh thành phố Đà Lạt, Tân Hà/huyện Lâm Hà và Nam Ban/huyện Lâm Hà).
3.1.2. Tiểu hợp phần A2: Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng
Tiểu hợp phần A2 trong kế hoạch năm 2015 tập trung cho công tác đào tạo nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản và cấp học bổng (bao gồm chi phí ôn thi) cho học viên dân tộc thiểu số học Điều dưỡng và kỹ thuật viên:
- Các khóa đào tạo thực hiện trong năm 2015:
+ Đào tạo lại cho nhân viên y tế thôn bản, số lượng học viên dự kiến 30 học viên, thời gian đào tạo lại là 01 tuần.
+ Theo kế hoạch của CPMU năm 2014 - 2015, Lâm Đồng tổ chức đào tạo lại cho cô đỡ thôn bản; tuy nhiên hiện nay toàn tỉnh chỉ có 01 cô đỡ thôn bản đang hoạt động, vì vậy chuyển hoạt động đào tạo mới cô đỡ thôn bản sang cho đào tạo lại nhân viên y tế thôn bản, số lượng học viên dự kiến là 30 học viên, thời gian đào tạo lại là 01 tuần.
+ Theo kế hoạch của CPMU giao cho tỉnh Lâm Đồng năm 2014 - 2015 tổ chức đào tạo mới cho cô đỡ thôn bản; tuy nhiên do địa phương không có nhu cầu đào tạo mới cô đỡ thôn bản nên chuyển hoạt động đào tạo mới cô đỡ thôn bản sang cho đào tạo mới nhân viên y tế thôn bản, số lượng học viên dự kiến là 30 học viên, thời gian đào tạo là 3 tháng/đợt x 2 đợt/năm 2015.
+ Cấp học bổng cho học viên dân tộc thiểu số học Điều dưỡng và kỹ thuật viên, số lượng học viên dự kiến là 31 học viên, thời gian đào tạo là 2 năm.
- Tổ chức thực hiện:
+ Khảo sát nhu cầu đào tạo và lập danh sách đào tạo lại nhân viên y tế thôn bản, đào tạo mới nhân viên y tế thôn bản và đào tạo Điều dưỡng, Kỹ thuật viên cho các học viên là người dân tộc thiểu số trình CPMU phê duyệt.
+ Căn cứ các tiêu chí tuyển chọn học viên của CPMU về đào tạo mới nhân viên y tế thôn bản và đào tạo Điều dưỡng, Kỹ thuật viên người dân tộc thiểu số; ký kết thỏa thuận giữa PPMU (hoặc ủy quyền cho Trung tâm y tế các huyện) với người được đào tạo để đảm bảo rằng sau đào tạo học viên trở về phục vụ công tác tại địa phương.
+ Ký kết hợp đồng đào tạo giữa PPMU và Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng và tổ chức các khóa đào tạo theo kế hoạch.
3.2. Hợp phần B: Cải thiện chất lượng và tiếp cận dịch vụ y tế tại Trung tâm y tế huyện
3.2.1. Tiểu hợp phần B1: Cải thiện chất lượng và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế Trung tâm y tế huyện
B.1.1. Cải thiện cơ sở vật chất Trung tâm y tế huyện
- PPMU có trách nhiệm phối hợp với đơn vị tư vấn và Trung tâm y tế huyện Đạ Huoai và Lâm Hà khảo sát địa chất, địa hình, đảm bảo kết nối hạ tầng cơ sở, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng. Cung cấp cho đơn vị tư vấn thiết kế của CPMU các số liệu báo cáo có liên quan đến đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất cho Trung tâm y tế huyện Đạ Huoai và Lâm Hà.
- Sau khi hoàn thành thiết kế bản vẽ, PPMU chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
B.1.2. Cung cấp trang thiết bị và phương tiện cho các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh
- Khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu đầu tư và lập danh mục trang thiết bị trình CPMU phê duyệt để cung cấp trang thiết bị cho 10 Trung tâm y tế huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương, Đam Rông.
- Khảo sát địa hình, mặt bằng để chuẩn bị cho việc tiếp nhận và vận hành sử dụng trang thiết bị xử lý chất thải rắn cho Trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh, Khu điều trị Phong Di Linh và trang thiết bị xử lý nước thải cho Trung tâm y tế huyện Đam Rông và Lạc Dương.
- Tiếp nhận xe chuyên dụng phòng chống dịch, ô tô cứu thương cho các đơn vị (theo danh sách phân bổ ô tô tại Báo cáo nghiên cứu khả thi của Bộ Y tế).
B.1.4. Quản lý chất lượng
- PPMU thực hiện các cuộc khảo sát, giám sát tại các huyện về các nội dung liên quan đến chất lượng y tế và các yêu cầu có liên quan đến các hợp phần của dự án theo hướng dẫn của CPMU.
3.2.2. Tiểu hợp phần B2: Phát triển nguồn nhân lực y tế
B.2.1. Đào tạo liên tục và tập huấn ngắn hạn
- Xác định nhu cầu đầu tư và lập danh mục đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học cho Ban đào tạo liên tục của ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng và thiết bị dạy học cho Trường Cao đẳng y tế Lâm Đồng (bao gồm thiết bị giảng dạy nghe nhìn, các mô hình thực tập, các thiết bị labo thực hành) trình CPMU phê duyệt.
- Phối hợp với CPMU xác định chương trình và đơn vị đào tạo.
- Phối hợp với CPMU xây dựng các tiêu chí tuyển chọn học viên và các định mức hỗ trợ đào tạo cho các khóa đào tạo liên tục và đào tạo ngắn hạn.
- Lập kế hoạch cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do CPMU tổ chức.
B.2.2. Đào tạo dài hạn nguồn nhân lực y tế tuyến tỉnh và huyện
- Khảo sát nhu cầu đào tạo bác sỹ, dược sỹ liên thông, đào tạo bác sỹ CK cấp 1, bác sỹ CK cấp 2 tại các cơ sở y tế trong ngành:
+ Đào tạo bác sỹ, dược sỹ liên thông cho tuyến huyện và tỉnh (nếu có), có thể đào tạo cho tuyến xã (trong trường hợp cần thiết), dự kiến chỉ tiêu đào tạo là 23 học viên, thời gian đào tạo 4 năm.
+ Đào tạo bác sỹ CK cấp 1 cho tuyến huyện và tỉnh, dự kiến chỉ tiêu đào tạo là 24 học viên, thời gian đào tạo 2 năm.
+ Đào tạo bác sỹ CK cấp 2 cho tuyến huyện, có thể xem xét cho tuyến huyện (nếu có nhu cầu), dự kiến chỉ tiêu đào tạo là 10 học viên, thời gian đào tạo 2 năm.
- Dự án sẽ hỗ trợ học bổng cho các khóa đào tạo này (bao gồm chi phí ôn thi); sau khi khảo sát PPMU lập danh sách học viên trình CPMU phê duyệt với số học viên tham gia ôn thi sẽ cao hơn khoảng 30% so với chỉ tiêu đào tạo để đảm bảo chỉ tiêu đào tạo của dự án sau khi tuyển sinh.
- Phối hợp với CPMU xây dựng các tiêu chí tuyển chọn học viên và các định mức hỗ trợ đào tạo cho các khóa đào tạo dài hạn này.
3.3. Hợp phần C: Tăng cường năng lực quản lý tại các tuyến
3.3.1. Tiểu hợp phần C1: Tăng cường năng lực quản lý tại các tuyến
- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do CPMU tổ chức về lập kế hoạch, quản lý y tế và hệ thống quản lý thông tin y tế, quản lý bệnh viện, theo dõi & đánh giá các chương trình y tế, quản lý tài chính.
- Tổ chức các đoàn giám sát tại tuyến huyện và tuyến xã.
3.3.2. Tiểu hợp phần C2: Thực hiện và quản lý dự án hiệu quả
- Hoàn thiện Ban quản lý dự án tỉnh, tuyển chọn chuyên gia trong nước các vị trí: Tài chính/giải ngân; điều phối viên/đào tạo; đấu thầu/xây dựng cơ bản và hợp đồng cán bộ cho các vị trí: Kế toán; thủ quỹ, văn thư; lái xe.
- Thuê, sửa chữa văn phòng làm việc của PPMU, mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, thực hiện dự án.
- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý và thực hiện dự án do CPMU tổ chức.
- Tổ chức tập huấn về lập kế hoạch cho Trung tâm y tế các huyện.
- Tổ chức hội thảo triển khai kế hoạch dự án
IV. Biểu kế hoạch và kinh phí thực hiện năm 2015
Tổng kinh phí dự kiến theo phân bổ của Bộ Y tế cho kế hoạch thực hiện năm 2014-2015 tỉnh Lâm Đồng là: 561.808 USD, trong đó:
- Vốn ADB: 461.363 USD
- Vốn đối ứng: 100.445 USD
* Chia theo hợp phần:
- Hợp phần A: 260.947 USD
- Hợp phần B: 86.063 USD
- Hợp phần C: 214.798 USD
(Biểu kế hoạch và kinh phí thực hiện năm 2014 - 2015 theo phụ lục đính kèm)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.