UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2019/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 3 năm 2019 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu;
Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BKHĐT ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị quyết số 150/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Khóa IX, Kỳ họp thứ 7 quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của thành phố Đà Nẵng;
Xét Tờ trình số 292/TTr-STC ngày 30 tháng 10 năm 2018 và Công văn số 553/STC-GCS ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Sở Tài chính về việc ban hành Quyết định quy định về một số nội dung trong mua sắm, thuê tài sản, hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Đà Nẵng, ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 3119/STP-XDKTVB ngày 21 tháng 9 năm 2018, trên cơ sở ý kiến của các thành viên Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về một số nội dung trong mua sắm, thuê tài sản, hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21tháng 3 năm 2019 và thay thế Chương II và các nội dung liên quan đến công tác mua sắm hoặc thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định một số nội dung về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định số 6730/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Đà Nẵng phân cấp thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung trên địa bàn thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG MUA SẮM, THUÊ TÀI SẢN, HÀNG HÓA, DỊCH
VỤ TẠI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18 /2019/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2019 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về một số nội dung trong việc mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung, không bao gồm thuốc chữa bệnh cho người) tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Đà Nẵng.
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các quận, huyện, phường, xã; Văn phòng quận, huyện ủy (là đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp quận, huyện) thuộc phạm vi quản lý của thành phố Đà Nẵng.
b) Các cơ quan quân sự, công an tại thành phố được giao dự toán hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật để thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định.
4. Những nội dung khác liên quan đến việc mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thầu, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và pháp luật có liên quan khác.
1. Việc mua sắm, thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô, máy móc, thiết bị phải tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn, định mức được cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Công tác mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải được tổng hợp từ danh mục, khối lượng tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho một lần mua sắm, thuê hoặc theo kế hoạch hàng năm; không chia nhỏ danh mục, số lượng ra để thực hiện. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn kinh phí mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm thực hiện đúng nguyên tắc này.
Điều 3. Nguồn kinh phí mua sắm thường xuyên
1. Nguồn kinh phí mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
a) Đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước: Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định nhu cầu, kế hoạch mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách của đơn vị mình, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) thẩm định, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách của ngành, lĩnh vực để gửi cơ quan tài chính xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách trình UBND cùng cấp quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan sau khi được HĐND phê chuẩn.
b) Đối với nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn kinh phí được để lại sử dụng theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập: Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách, các đơn vị xác định nhu cầu, kế hoạch mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính xem xét, báo cáo UBND cùng cấp về việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
Điều 4. Công tác quyết định mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ
a) Đơn vị, bộ phận trực tiếp sử dụng nguồn kinh phí căn cứ dự toán ngân sách được giao hoặc các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo Điều 3 Quy định này để lập hồ sơ mua sắm, thuê tài sản công (trong đó ghi rõ về thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công hiện có; quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức của tài sản; nhu cầu, kế hoạch, sự cần thiết và sự phù hợp của danh mục, chủng loại, số lượng, giá dự toán của tài sản đề nghị mua sắm, thuê) gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) kiểm tra thống nhất, trình cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp tại Nghị quyết số 150/2018/NQ-HĐND xem xét, ban hành Quyết định mua sắm, thuê tài sản công.
Trong trường hợp mua sắm, thuê tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố (hoặc UBND quận huyện, Chủ tịch UBND quận huyện) thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài chính (hoặc phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện) về sự cần thiết, sự phù hợp của đề nghị mua sắm so với tiêu chuẩn, định mức (trong đó có giá dự toán) trước khi thực hiện thủ tục trình UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố (hoặc UBND quận huyện, Chủ tịch UBND quận huyện) xem xét, ban hành Quyết định mua sắm, thuê tài sản công.
b) Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản công theo phân cấp tại Nghị quyết số 150/2018/NQ-HĐND sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, xem xét, ban hành Quyết định mua sắm, thuê tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp không phù hợp.
a) Giá trị danh mục (gói) hàng hóa, dịch vụ mua sắm, thuê không quá 100 triệu đồng: Người đứng đầu đơn vị dự toán các cấp xem xét, ban hành Quyết định mua sắm, thuê hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mình.
b) Giá trị danh mục (gói) hàng hóa, dịch vụ mua sắm, thuê trên 100 triệu đồng đến 02 tỷ đồng:
- Đối với đơn vị, bộ phận trực tiếp sử dụng nguồn kinh phí thuộc các sở, ban, ngành: Trình hồ sơ mua sắm cho cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) kiểm tra thống nhất, trình Người đứng đầu sở, ban, ngành xem xét, ban hành Quyết định mua sắm, thuê hàng hóa, dịch vụ.
- Đối với đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn kinh phí là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố xem xét, ban hành Quyết định mua sắm, thuê hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mình.
- Đối với đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn kinh phí là đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp quận, huyện, phường, xã: Trình hồ sơ mua sắm cho cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) kiểm tra thống nhất, trình Chủ tịch UBND quận, huyện xem xét, ban hành Quyết định mua sắm, thuê hàng hóa, dịch vụ.
c) Giá trị danh mục (gói) hàng hóa, dịch vụ mua sắm, thuê trên 02 tỷ đồng:
- Đối với hóa chất, vật tư y tế: Cơ sở y tế trình hồ sơ đề nghị mua sắm cho Sở Y tế để chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính (tham gia ý kiến về giá dự toán) và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra thống nhất, trình Chủ tịch UBND thành phố xem xét, ban hành Quyết định mua sắm hóa chất, vật tư y tế.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ khác: Đơn vị, bộ phận trực tiếp sử dụng nguồn kinh phí gửi hồ sơ đề nghị mua sắm cho cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) kiểm tra thống nhất, gửi Sở Tài chính để chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, trình Chủ tịch UBND thành phố xem xét, ban hành Quyết định mua sắm, thuê hàng hóa, dịch vụ.
3. Nội dung chủ yếu của Quyết định mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 và Khoản 3, Điều 4 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP .
Điều 5. Công tác lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên
1. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Trên cơ sở đề nghị của đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn kinh phí mua sắm (hoặc đơn vị được người có thẩm quyền quyết định giao nhiệm vụ làm bên mời thầu): Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại Điều 4 Quy định này tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật về đấu thầu.
Đối với các gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố: Sở Y tế tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu hóa chất, vật tư y tế (theo Khoản 3, Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP); Sở Tài chính tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu tài sản, hàng hóa, dịch vụ còn lại.
2. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu: Người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn kinh phí mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ (hoặc đơn vị được người có thẩm quyền quyết định giao nhiệm vụ làm bên mời thầu) tổ chức công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên.
Điều 6. Danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung
2. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn về quy cách, tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật đối với danh mục tài sản, hàng hóa mua sắm tập trung thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Điều 7. Đơn vị mua sắm tập trung
1. Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung đối với trang thiết bị dạy và học từ nguồn ngân sách cấp thành phố hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác của các đơn vị trực thuộc Sở.
2. Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung đối với hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế từ nguồn ngân sách cấp thành phố hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác của các đơn vị trực thuộc Sở.
Điều 8. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung
1. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung bao gồm các nguồn kinh phí theo quy định tại Khoản 1, Điều 70 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP .
2. Chủ tịch UBND thành phố quyết định việc sử dụng các nguồn kinh phí sau đây để mua sắm theo phương thức tập trung bảo đảm hiệu quả:
a) Nguồn kinh phí từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
b) Nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập trong trường hợp mua sắm trang thiết bị y tế.
Điều 9. Cách thức và quy trình thực hiện mua sắm tập trung
Việc mua sắm tập trung tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố được thực hiện theo cách thức ký thỏa thuận khung (trừ các trường hợp thực hiện theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP) với quy trình cụ thể như sau:
1. Lập, phê duyệt dự toán mua sắm (chi tiết tại Điều 73 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP):
a) Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền quy định, nhu cầu và hiện trạng sử dụng tài sản, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đề xuất nhu cầu mua sắm tài sản cùng với việc lập dự toán ngân sách, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; trong đó, xác định cụ thể chủng loại, số lượng, dự toán kinh phí mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung, nguồn kinh phí.
b) Cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước quyết định giao dự toán cho đơn vị có nhu cầu và đủ điều kiện được mua sắm tài sản.
2. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung (Chi tiết tại Điều 74 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP):
a) Căn cứ văn bản phân bổ dự toán của cơ quan, người có thẩm quyền, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm lập văn bản đăng ký mua sắm tập trung, gửi cơ quan quản lý cấp trên (gọi là đầu mối đăng ký mua sắm tập trung) để tổng hợp gửi Đơn vị mua sắm tập trung trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
b) Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu.
3. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (chi tiết tại Điều 75 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP):
a) Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Đơn vị mua sắm tập trung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung.
b) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Sở Y tế tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung hóa chất, vật tư y tế theo Khoản 3, Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
- Sở Tài chính tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung tất cả các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ còn lại.
c) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung.
4. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu; Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo thỏa thuận khung, hợp đồng mua sắm tài sản; Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu (chi tiết tại Điều 76 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP):
Người đứng đầu Đơn vị mua sắm tập trung tổ chức công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung theo quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật Đấu thầu.
5. Ký kết thỏa thuận khung (chi tiết tại Điều 77 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP):
a) Thỏa thuận khung về mua sắm tập trung được ký kết giữa Đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu cung cấp tài sản được lựa chọn.
b) Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung.
c) Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của Đơn vị mua sắm tập trung, các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung thông báo cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản biết để ký hợp đồng mua sắm tài sản.
6. Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký Hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu đã được Đơn vị mua sắm tập trung ký thỏa thuận khung trong thời hạn do Đơn vị mua sắm tập trung thông báo.
7. Thanh toán, bàn giao, tiếp nhận tài sản, quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản; Bảo hành, bảo trì tài sản; Quản lý thu, chi liên quan đến mua sắm tập trung được thực hiện theo quy định tại Điều 79, Điều 80, Điều 81, Điều 82 và Điều 83 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP .
LỰA CHỌN NHÀ THẦU QUA MẠNG VÀ BÁO CÁO VỀ ĐẤU THẦU
1. Trước ngày 01 tháng 3 hàng năm, các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện tổng hợp toàn bộ danh mục các gói thầu mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua sắm tập trung) dự kiến sẽ phát sinh trong năm tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý (bao gồm: tên gói thầu, giá gói thầu dự kiến, nguồn kinh phí, hình thức lựa chọn nhà thầu, đề xuất áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với từng gói thầu, tỷ lệ % các gói thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng dự kiến thực hiện đảm bảo không thấp hơn so với Kế hoạch áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng được UBND thành phố ban hành) gửi Sở Tài chính để theo dõi, giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện và tổng kết, đánh giá.
Định kỳ hàng quý, các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nội dung tại Khoản 1 Điều này về Sở Tài chính trước ngày 10 của tháng đầu quý sau để theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
2. Trước ngày 10 tháng 01 hàng năm, các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua sắm (kể cả mua sắm tập trung) của năm trước gửi về Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nội dung báo cáo bao gồm:
a) Danh mục các gói thầu mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý (bao gồm: tên gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, giá gói thầu, giá trúng thầu, số tiền tiết kiệm qua đấu thầu, tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng).
b) Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu hàng năm theo quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BKHĐT ngày 05/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Hàng năm, trên cơ sở báo cáo của các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện tại Khoản 2 Điều này, Sở Tài chính tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan, đơn vị; gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung vào báo cáo của thành phố.
1. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm, thuê trước ngày Quy định này có hiệu lực thì không phải phê duyệt lại theo Quy định này. Các công việc tiếp theo được thực hiện theo Quy định này.
2. Các nội dung mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ chưa được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì các công việc tiếp theo thực hiện theo Quy định này.
Điều 12. Trách nhiệm và tổ chức thực hiện
1. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thầu, hướng dẫn của Bộ Tài chính và theo Quy định này.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn kinh phí và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính pháp lý đối với danh mục, chủng loại, số lượng, chất lượng, đơn giá và các nội dung công việc đề xuất để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
3. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4, Điều 35 Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.