ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2017/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 14 tháng 4 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Phước phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước quy định về chính sách đối với già làng trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 09/TTr-BDT ngày 10 tháng 3 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KIỆN
TOÀN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA GIÀ LÀNG, NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 14/4/2017 của UBND
tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối liền với Nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 6.857,55 km2 gồm 11 huyện, thị xã với 111 xã, phường, thị trấn, trong đó có 107 xã vùng DTTS&MN (38 xã khó khăn, 9 xã đặc biệt khó khăn, 15 xã biên giới). Tỉnh có 40 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS), với 191.431 người, chiếm 20,14% dân số toàn tỉnh, Đồng bào các DTTS sinh sống đan xen, phân bố trên khắp 11 huyện, thị xã, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở những địa bàn miền núi; vùng xa, biên giới, những nơi có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng an ninh.
Hiện nay, toàn tỉnh có 82 Hội đồng già làng, 521 già làng, 349 người có uy tín trong đồng bào DTTS. Qua 16 năm hoạt động của Hội đồng già làng, 06 năm thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS (người có uy tín), già làng, Hội đồng già làng, người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò, vị trí của mình, là trung tâm đoàn kết, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân đồng bào các dân tộc, là điểm tựa của đồng bào các DTTS trong phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương.
Bên cạnh đó, tổ chức và hoạt động của Hội đồng già làng, người có uy tín đến nay chưa có một quy chuẩn thống nhất trên địa bàn tỉnh; tổ chức, hoạt động của Hội đồng già làng còn nhiều mặt chưa phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật, chưa rõ ràng về tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động, chưa phù hợp với chức năng là một tổ chức “Hội đồng”; việc xác định già làng, người có uy tín không thống nhất về mặt lý luận và thực tiễn; quyền, nghĩa vụ, lợi ích của già làng và người có uy tín có nhiều mâu thuẫn; công tác quản lý cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.
Từ những vấn đề trên, việc xây dựng Đề án “Kiện toàn tổ chức, hoạt động của già làng và người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh” là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém trong quản lý và tổ chức hoạt động của các già làng, người có uy tín, huy động hiệu quả các lực lượng tại chỗ này trong việc ổn định và phát triển vùng đồng bào DTTS của địa phương.
2.1 Cơ sở khoa học
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các vị già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo, trí thức dân tộc thiểu số..., là người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, mỗi thời kỳ đều có chính sách phù hợp đối với tầng lớp này; qua đó đã phát huy vai trò của họ để huy động mọi lực lượng yêu nước của dân tộc đấu tranh giành lại chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiến hành sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
Đảng và Nhà nước không có chủ trương, chính sách riêng đối với đội ngũ già làng, mà coi già làng là một trong những đối tượng người có uy tín trong đồng bào DTTS, chỉ phát huy uy tín cá nhân của họ tại cộng đồng nơi họ sinh sống; cũng không có chủ trương tổ chức người có uy tín thành một tổ chức ở các cấp.
Các chính sách đối với già làng không được quy định cụ thể, mà được thực hiện chung với chính sách người có uy tín khi già làng được bình chọn là người tiêu biểu, có uy tín theo quy định. Chủ trương đối với người có uy tín được thể hiện qua các văn kiện của Đảng, thể hiện rõ nhất là Nghị quyết số 24 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc; được Nhà nước cụ thể hóa bằng chính sách, pháp luật về người có uy tín và được quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương một cách cụ thể, rõ ràng; công tác quản lý, thực hiện chính sách đối với người có uy tín được đảm bảo bằng pháp luật.
Trong các tài liệu nghiên cứu của các học giả về thiết chế cơ sở vùng dân tộc thiểu số, về vai trò của già làng, người có uy tín, như Hồ Chí Minh, Phan Hữu Dật, Lù Văn Que, Chu Thái Sơn, Linh Nga Niê Kđăm... đều khẳng định vai trò to lớn của đội ngũ già làng, người có uy tín qua các thời kỳ cách mạng, trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Già làng, người có uy tín, bằng sự hiểu biết và gương mẫu của mình, với uy tín, kinh nghiệm và khả năng xử lý việc làng bản, việc dòng họ và tộc người thấu tình đạt lý, biết thuyết phục và động viên, nói dân nghe, làm dân tin, đã và đang thể hiện trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội ở làng, bản, thôn, ấp, sóc như chăm lo phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở địa phương.
Bên cạnh đó, các tài liệu trên cũng chỉ ra vai trò của cá nhân già làng, người có uy tín mà không đề cập đến vai trò của tập thể già làng, người có uy tín.
2.2 Cơ sở pháp lý
a) Văn bản Trung ương
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10/01/2014 của liên bộ Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố.
2.2 Văn bản địa phương
Báo cáo số 347-BC/TU ngày 28/4/2014 của Tỉnh ủy Bình Phước về tổng kết 14 năm hoạt động của mô hình Hội đồng già làng trên địa bàn tỉnh;
Thông báo số 2319-TB/TU ngày 21/4/2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc thống nhất chủ trương kiện toàn Hội đồng già làng và người có uy tín thành một tổ chức;
Thông báo số 3019-TB/TU ngày 29/5/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết luận của đồng chí Lê Văn Châu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông báo số 2319-TB/TU ngày 21/4/2014;
Thông báo số 149-TB/TU ngày 26/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động già làng và người có uy tín theo Đề án;
Hướng dẫn số 02-HD/BDV ngày 30/6/2000 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về việc thành lập “Hội đồng già làng”;
Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020”;
Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước quy định về chính sách đối với già làng trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 của UBND tỉnh Bình Phước về ban hành Quy định thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Thông báo số 342/TB-UBND ngày 02/11/2015 của UBND tỉnh Bình Phước về kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Huy Phong tại cuộc họp thông qua dự thảo Đề án “Củng cố, kiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng già làng và người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh”.
2.3 Cơ sở thực tiễn
a) Đối với già làng
- Tỉnh ủy Bình Phước đã có chủ trương thành lập Hội đồng già làng (HĐGL) tại các xã trên địa bàn toàn tỉnh (Hướng dẫn 02-HD/BDV của Ban Dân vận Tỉnh ủy). Hội đồng già làng đã được hình thành và hoạt động trên địa bàn tỉnh hơn 15 năm qua, ở mặt nào đó vẫn còn phát huy tác dụng trong đồng bào DTTS.
- Để tạo điều kiện cho các HĐGL hoạt động, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết và UBND tỉnh quyết định cụ thể hóa hỗ trợ kinh phí hàng tháng cho các HĐGL.
- Hiện còn 82 HĐGL tại 82 xã đang hoạt động với nhiệm kỳ 05 năm. Có nhiều HĐGL đã kết thúc nhiệm kỳ, đang chuẩn bị củng cố tổ chức, hoạt động.
- Qua khảo sát điều tra cho thấy, HĐGL không có nhiệm vụ chung ở cấp xã cần phải bàn bạc giải quyết bằng ý kiến tập thể. Qua thực tiễn hoạt động không tổ chức họp cấp xã mà chỉ họp mặt chung với Người có uy tín, trưởng thôn mỗi năm 01 lần vào cuối hoặc đầu năm. Hoạt động của HĐGL chủ yếu thông qua hoạt động cá nhân của già làng tại thôn ấp nơi già làng sinh sống.
b) Đối với Người có uy tín
- UBND tỉnh đã ban hành quyết định cụ thể hóa quy định, chính sách của Trung ương đối với Người có uy tín; cụ thể hóa Nghị quyết của HĐND tỉnh về chế độ hỗ trợ tạo điều kiện cho Người có uy tín hoạt động, nâng cao vai trò của bản thân trong cộng đồng các DTTS ở địa phương (Quyết định số 1739/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 và Quyết định 10/2014/QĐ-UBND ngày 11/6/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh).
- Từng người có uy tín đã phát huy vai trò của mình tại thôn ấp nơi mình sinh sống. Người có uy tín không có nhiệm vụ gì ở cấp xã cần thành lập Hội đồng người có uy tín để quyết định bằng ý kiến tập thể.
II. BỐI CẢNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VÀ THỰC TRẠNG GIÀ LÀNG, NGƯỜI CÓ UY TÍN
Hiện nay, tỷ lệ hộ đồng bào DTTS nghèo của tỉnh còn cao, chiếm 16% trong tổng số hộ DTTS, chiếm 44,37% trong tổng số hộ nghèo; trình độ dân trí của đồng bào DTTS ở địa phương còn hạn chế, hiệu quả sản xuất thấp, kế hoạch chi tiêu thiếu khoa học, nhiều phong tục tập quán lạc hậu gây tốn kém còn tồn tại, một bộ phận không nhỏ đồng bào DTTS nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vượt lên thoát nghèo.
Các HĐGL được thành lập và hoạt động trong 15 năm qua chưa phát huy tốt hiệu quả; về tổ chức Hội đồng chưa phù hợp với quy định của pháp luật; các chế độ chính sách đối với già làng chưa phù hợp; chưa có sự phân công cụ thể cơ quan, tổ chức quản lý, phát huy vai trò hoạt động của già làng.
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin đem lại nhiều thuận lợi hơn cho đồng bào DTTS trong giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... giữa các vùng, miền, trong nước, khu vực và thế giới. Những tác động từ bên ngoài cũng sẽ chi phối, ảnh hưởng nhiều hơn đến tư tưởng, tình cảm, tâm lý dân tộc của đồng bào DTTS nói chung, già làng, người có uy tín nói riêng.
Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi thủ đoạn để lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm can thiệp, thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc, nhất là chia rẽ các DTTS với người Kinh, chia rẽ Nhân dân các dân tộc với Đảng, Nhà nước và chế độ; phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Già làng, người có uy tín cũng là đối tượng mà các thế lực thù địch tập trung móc nối, lôi kéo để tạo dựng ngọn cờ phục vụ cho ý đồ ly khai, tự trị, lập “nhà nước” dân tộc độc lập, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách hạn hẹp, không có nguồn kinh phí lớn để chi cho hoạt động của đông đảo đội ngũ già làng hiện có, các mục tiêu chi cần được cân đối phù hợp trong tổng chi ngân sách của tỉnh hàng năm và giai đoạn.
2. Thực trạng già làng, người có uy tín
2.1 Số lượng già làng, người có uy tín
a) Số lượng già làng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 82 Hội đồng già làng tại 82 xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) phân bố trên 294/866 thôn, ấp, khu phố (sau đây gọi chung là thôn) với 521 già làng, gồm 332 S'tiêng, 26 M’Nông, 66 Khmer, 37 Tày, 36 Nùng, 02 Chăm, 02 Kinh, 9 Hoa (Hội người Hoa) và 11 dân tộc khác. Bình quân 01 HĐGL có 6,35 già làng, cá biệt có những HĐGL có tới 26 người (xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng) và có HĐGL chỉ có 01 người (Phường An Lộc, Phú Đức, thị xã Bình Long; Đồng Nơ, huyện Hớn Quản).
Số già làng phân bố trong 294 thôn như sau:
- 173 thôn có 01 già làng; 67 thôn có 02 già làng; 29 thôn có 03 già làng; 14 thôn có 04 già làng; 6 thôn có 05 già làng; 1 thôn có 06 già làng; 1 thôn có 07 già làng; 2 thôn có 09 già làng; 01 thôn có 10 già làng.
- 275 thôn có từ 35 hộ dân tộc thiểu số trở lên (theo chuẩn bình chọn người có uy tín) có 498 già làng, bình quân 1,8 già làng/thôn. Trong 275 thôn có 158 thôn có già làng được bình chọn là người có uy tín, chiếm 57%; 117 thôn không có già làng được bình chọn là người có uy tín, chiếm 43%.
- 19 thôn có dưới 35 hộ DTTS không đủ điều kiện bình chọn người có uy tín với 23 già làng, bình quân 1,2 già làng/thôn.
Như vậy, có 136 thôn có già làng nhưng già làng không được bầu chọn là người có uy tín, trong đó:
- 51 thôn có 125 hộ DTTS trở lên (1/2 số hộ tối thiểu của thôn loại I);
- 85 thôn có dưới 125 hộ DTTS (thôn loại II, III).
b) Số lượng người có uy tín
Toàn tỉnh hiện có 349 người có uy tín được UBND tỉnh công nhận trên địa bàn 343 thôn có từ 35 hộ DTTS trở lên, trong đó có 158 người có uy tín là già làng.
2.2 Ưu điểm của người có uy tín, mô hình Hội đồng già làng
- Hội đồng già làng là mô hình đặc thù riêng có của tỉnh Bình Phước, được thành lập ở những xã có đông đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh theo chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, được HĐND tỉnh, UBND tỉnh quy định định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động bằng 0,6 mức lương cơ sở/tháng.
- Hội đồng già làng và người có uy tín có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ quốc phòng - an ninh ở địa phương:
+ Tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, giúp đỡ đồng bào DTTS nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống;
+ Là trung tâm đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, vận động đồng bào không nghe kẻ xấu xúi giục, tham gia giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở, giữ vững bình yên nơi thôn, ấp; vận động con em đồng bào DTTS tham gia nghĩa vụ quân sự đầy đủ, không vi phạm quy chế nơi biên giới;
+ Vận động cộng đồng xóa bỏ các tập tục lạc hậu như: Thầy ngải, ma lai, ma chay, cưới hỏi theo phong tục cũ rườm rà, tốn kém. Già làng, người có uy tín có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, lưu giữ, truyền lại cho con cháu các làn điệu dân ca, điệu múa, các lễ hội truyền thống; tham gia xây dựng các hương ước, quy ước ở thôn, ấp, sóc; tham gia việc giám sát, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND cấp xã bầu, giúp cán bộ dân cử hoàn thành nhiệm vụ được giao;
+ Già làng, người có uy tín đã gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cung cấp nhiều thông tin có giá trị giúp các ngành chức năng và chính quyền địa phương đấu tranh ngăn chặn nhiều hoạt động trái pháp luật.
2.3 Hạn chế, yếu kém trong hoạt động và trong tổ chức quản lý, hoạt động của Hội đồng già làng, người có uy tín
a) Hội đồng già làng
Khoảng 50% Hội đồng già làng không có quy chế hoạt động, các Hội đồng có Quy chế hoạt động cũng không thực hiện đầy đủ trong thực tế hoạt động; nhiều thành viên Hội đồng không biết về Quy chế, chủ yếu các già làng hoạt động với vai trò, uy tín cá nhân tại thôn ấp mình sinh sống, không có sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ từ Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc Thư ký của Hội đồng, không có sự phối kết hợp giữa các già làng trong hoạt động trên địa bàn xã. Nhìn chung, ngoài Chủ tịch Hội đồng già làng, nhiều thành viên Hội đồng già làng không nắm rõ nhiệm vụ cụ thể của mình.
Việc hội họp, sơ, tổng kết, báo cáo, Đại hội nhiệm kỳ chủ yếu do UBND xã hoặc UBMTTQVN xã tổ chức thực hiện, Hội đồng già làng không tự tổ chức được. Một số xã quy định nhiệm kỳ của Hội đồng là 05 năm và tổ chức Đại hội để bầu nhiệm kỳ mới. Nhiều Hội đồng không quy định nhiệm kỳ và chỉ bầu lại thành viên Hội đồng khi cần thiết.
Nhiều già làng trong Hội đồng già yếu, không đủ sức khỏe, không tổ chức thực hiện nhiệm vụ của già làng, không đi lại bằng xe (xe đạp, honda) được, không biết chữ nên không cập nhật được chủ trương, chính sách, hiệu quả công tác vận động quần chúng hạn chế, nhất là với thế hệ trẻ đang có xu hướng thoát khỏi các ràng buộc của luật tục, ít tuân phục và nghe theo già làng.
Việc quản lý tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các Hội đồng già làng hoạt động không thống nhất ở các địa phương, có nơi do UBND quản lý, có nơi do UBMTTQ xã quản lý, có nơi giao cán bộ dân tộc - tôn giáo tham mưu, có nơi không giao. Chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn già làng, tùy thuộc vào quan điểm, cách làm của mỗi xã. Theo quy định Hội đồng già làng, các thành viên được phân công phụ trách từng thôn, nhưng thực tế nhiều Hội đồng không thực hiện. Có nhiều xã, thành viên Hội đồng nằm trong 01 thôn, với số lượng lớn như xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh (10); xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú; xã Long Tân, huyện Phú Riềng (9). Rất nhiều xã có 3 - 4 già làng cùng trong 01 thôn, ấp; cá biệt có thôn với 19 hộ DTTS có 4 già làng (Khu phố Tân Trà II, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài).
Các HĐGL được UBND tỉnh khoán kinh phí hoạt động với định mức 0,6% mức lương cơ sở chung/tháng. Tuy nhiên, HĐGL ở nhiều xã được cấp không đủ kinh phí theo định mức. Việc sử dụng kinh phí cho hoạt động của Hội đồng ở một số nơi chia đều cho các thành viên; một số sử dụng thăm hỏi thành viên ốm đau, tai nạn, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, chi trả nước khi hội họp, hỗ trợ xăng xe, nhưng phổ biến được sử dụng như khoản thu nhập cá nhân cho chủ tịch HĐGL. Trường hợp Chủ tịch HĐGL được bầu là người có uy tín thì lại được nhận cả chế độ đối với người có uy tín và khoản hỗ trợ hoạt động cho HĐGL như đã nêu trên.
b) Người có uy tín
Công tác bình xét người có uy tín còn nhiều hạn chế, chưa đưa vào danh sách những cán bộ nghỉ hưu, nhân sĩ, trí thức chế độ cũ, chức sắc tôn giáo... trong khi số lượng đồng bào DTTS theo đạo rất lớn, nhất là đồng bào các DTTS tại chỗ nên chưa tranh thủ được những đối tượng này; chưa chọn được người có uy tín cấp tỉnh, huyện, xã theo quy định.
Người có uy tín phần nhiều không biết được các văn bản quy định về hoạt động của mình, không biết được quyền lợi và nghĩa vụ của người có uy tín, không được thường xuyên giao nhiệm vụ. Ở một số huyện và xã chưa có sự phân công cụ thể và chưa quan tâm đầy đủ trong việc quản lý chăm lo cho người có uy tín.
Việc lập dự toán, phân bổ, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách đối với người có uy tín chưa được các địa phương quan tâm. Năm 2015, do nhiều địa phương không lập dự toán cụ thể hoặc không nắm được quy trình lập dự toán và phân bổ kinh phí thực hiện chính sách đối với người có uy tín, nhất là đối với kinh phí hỗ trợ xăng xe, BHYT cho người có uy tín từ ngân sách tỉnh.
2.4 Những vấn đề rút ra từ kết quả khảo sát trong tỉnh và kinh nghiệm các tỉnh
a) Thiết chế già làng theo luật tục cổ truyền của đồng bào DTTS đã bị mai một nhiều, già làng đã không còn là chủ làng, chủ đất vì đã có luật pháp quy định và tổ chức hệ thống chính trị, chính quyền, đoàn thể đã vươn tới thôn ấp như hiện nay (Bí thư Chi bộ, Trưởng, Phó thôn, Ban công tác Mặt trận, Tổ an ninh, tự quản). Già làng cũng không còn vai trò hướng dẫn sản xuất vì không còn việc phát rừng làm rẫy, du canh, du cư, lập làng mới như trước... Số đông già làng không biết chữ, không cập nhật được luật pháp và các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, không bắt kịp được sự tiến bộ và phát triển của xã hội, không thu hút được giới trẻ đang có nhu cầu tiếp cận với cái mới, tiếp cận với sự tiến bộ và phát triển. Sự phát triển của các tôn giáo cũng làm giảm bớt vai trò của già làng.
Tuy nhiên, già làng hiện nay còn uy tín và ảnh hưởng nhất định trong vùng DTTS, vẫn còn có nhiều đóng góp cho sự giữ gìn ổn định trong cộng đồng và hỗ trợ Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp dựa trên những lợi thế của mình như thông hiểu các luật tục vận dụng vào công tác hòa giải, cung cấp thông tin và xử lý các vấn đề nhạy cảm về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, việc thực hiện các lễ nghi truyền thống và việc giữ gìn các bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Đảng và Nhà nước ta không có chủ trương, chính sách riêng đối với đội ngũ già làng, mà coi già làng là một trong những đối tượng người có uy tín trong đồng bào DTTS. Trung ương cũng không có chủ trương thành lập HĐGL ở cấp xã, kể cả ở cấp thôn.
b) Chính sách, chế độ đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS được quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương và cũng không có chủ trương thành lập Hội đồng người có uy tín ở cấp xã.
c) Tại tất cả các tỉnh đã được khảo sát gồm 05 tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Quảng Ngãi đều thực hiện theo chính sách của Trung ương đối với người có uy tín và không chủ trương thành lập Hội đồng già làng, Hội đồng người có uy tín ở cấp xã.
d) HĐGL của Bình Phước đã được tổ chức thí điểm tại huyện Lộc Ninh, sau đó được tổng kết và nhân rộng ra toàn tỉnh, trở thành mô hình đặc thù riêng có của tĩnh. Tuy nhiên, sau 15 năm hoạt động, bên cạnh những ưu điểm đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và hoạt động thực tiễn, như:
Việc công nhận già làng đã bị hành chính hóa, khi chính quyền tổ chức bầu chọn già làng vào Hội đồng già làng thì mới được gọi là già làng, không còn già làng được cộng đồng suy tôn như tại các tỉnh Tây Nguyên. Không có đầu mối thống nhất trong quản lý, hướng dẫn Hội đồng già làng hoạt động, có sự buông lỏng ở cấp tỉnh và huyện trong thời gian dài sau khi được triển khai nhân rộng từ năm 2000.
Các già làng có phát huy được tác dụng nhưng chủ yếu tại thôn ấp nơi sinh sống, không có nội dung hoạt động gì ở cấp xã phải họp Hội đồng để bàn bạc quyết định bằng ý kiến tập thể, các già làng thường được UBND xã mời họp chung với Người có uy tín mỗi năm 01 - 02 lần vào đầu, giữa hoặc cuối năm mang tính chất động viên, khích lệ chung chung và ít có nội dung công việc để triển khai cụ thể. HĐGL ít nơi tổ chức họp hội định kỳ và thực hiện báo cáo, không tự tổ chức sơ kết, tổng kết, tổ chức đại hội khi hết nhiệm kỳ, do đó Hội đồng già làng chỉ mang tính hình thức và không có nội dung hoạt động mà chủ yếu là do hoạt động của từng già làng phát huy tác dụng tại thôn nơi già làng sinh sống giống như người có uy tín.
Sau khi triển khai thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS thì nhiệm vụ của già làng và người có uy tín cơ bản giống nhau nhưng già làng không được hưởng chính sách như người có uy tín theo quy định của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến có sự so bì giữa hai lực lượng này về chế độ chính sách được thụ hưởng.
Đối với HĐGL không thực hiện phân bổ mỗi thôn một già làng như quy định về người có uy tín, dẫn đến một thôn có nhiều già làng trong HĐGL không phù hợp với quy định thành viên Hội đồng già làng được phân công phụ trách các thôn. Nhiều già làng không biết chữ, già yếu, hoạt động không hiệu quả.
Kinh phí cấp cho HĐGL không đủ theo định mức và được chi chủ yếu như là khoản phụ cấp cá nhân của Chủ tịch HĐGL. Một số trường hợp Chủ tịch Hội đồng già làng là người có uy tín thì được hưởng cả hai đầu chính sách: Chính sách đối với người có uy tín và khoản khoán chi hoạt động đối với Hội đồng già làng.
Từ thực trạng tình hình tổ chức, hoạt động của HĐGL, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh như trên, đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước cần thiết phải đề ra phương án để thực hiện kiện toàn tổ chức, hoạt động của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
- Kiện toàn tổ chức, hoạt động của già làng, người có uy tín không trái với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Công tác đối với già làng, người có uy tín là nội dung quan trọng của công tác dân tộc, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự điều hành thống nhất của chính quyền các cấp.
- Thống nhất trong quản lý, hướng dẫn hoạt động 02 lực lượng già làng và người có uy tín từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện cơ bản thống nhất chế độ, chính sách đối với già làng như người có uy tín nhưng không làm thay đổi lớn đến nguồn ngân sách địa phương chi cho hoạt động của già làng so với khi chưa thực hiện Đề án.
- Tinh gọn, lựa chọn được những già làng tiêu biểu xuất sắc nhất trong tổ chức, củng cố nâng cao vai trò, vị thế, hiệu quả hoạt động của già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS.
- Hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của việc triển khai thực hiện Đề án đến tâm tư tình cảm của đội ngũ già làng hiện nay cũng như tâm tư, tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số về già làng, Hội đồng già làng.
- Tránh hình thức, kém hiệu quả trong thực tế hoạt động.
2.1 Mục tiêu chung
Kiện toàn tổ chức, hoạt động của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện thống nhất chế độ, chính sách đối với già làng tiêu biểu, người có uy tín; tăng cường phát huy vai trò của già làng tiêu biểu, người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số góp phần thực hiện tốt công tác dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tạo sự thống nhất trong nhận thức của các ngành, các cấp và xã hội về vị trí, vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS.
- Thống nhất chế độ, chính sách của tỉnh đối với già làng, người có uy tín; thực hiện chế độ, chính sách đối với già làng ngang bằng người có uy tín.
- Thống nhất về công tác quản lý, phát huy vai trò già làng, người có uy tín trên địa bàn toàn tỉnh.
- Nâng cao kiến thức, năng lực tuyên truyền vận động cho đội ngũ già làng, người có uy tín; tăng cường sự gắn bó của già làng, người có uy tín với cấp ủy, chính quyền địa phương.
- UBND tỉnh công nhận và phê duyệt danh sách 01 già làng tiêu biểu/thôn tại những thôn có già làng trong số 82 Hội đồng già làng hiện có (Phụ lục kèm theo).
- Chi ngân sách tỉnh thực hiện chế độ cho già làng được công nhận ngang bằng với người có uy tín theo quy định của HĐND tỉnh. Thực hiện thống nhất về quyền lợi, nghĩa vụ của già làng ngang bằng đối với người có uy tín.
- Trường hợp già làng được bầu chọn là người có uy tín thì được hưởng chế độ chính sách đối với người có uy tín theo quy định của Trung ương và không được hưởng chế độ chính sách đối với già làng theo quy định của tỉnh.
- Hàng năm rà soát và bầu chọn lại để đưa ra khỏi danh sách những già làng già yếu, không đủ sức khỏe hoặc không còn đủ uy tín để thực hiện nhiệm vụ
- Quy định tiêu chí, thủ tục bầu chọn, rà soát già làng.
4. Phạm vi, đối tượng của Đề án
- Phạm vi: Trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước.
- Đối tượng: Hội đồng già làng, già làng, người có uy tín theo Quyết định 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các sở, ban, ngành liên quan; UBND các cấp.
Già làng và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Bãi nhiệm Hội đồng già làng và các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký, Ủy viên Hội đồng già làng hiện có.
- Xây dựng tiêu chí và thủ tục bầu chọn già làng để bầu chọn lại trong 294 thôn hiện có già làng, mỗi thôn bầu chọn 01 già làng tiêu biểu nhất để được hưởng chính sách ngang bằng với người có uy tín, quy định cụ thể như sau:
+ Tại các thôn có già làng trong danh sách người có uy tín đã được UBND tỉnh phê duyệt không phải bầu chọn lại.
+ Tại các thôn có 125 hộ DTTS trở lên có già làng nhưng già làng không nằm trong danh sách người có uy tín thì được bầu thêm 01 già làng vào danh sách người có uy tín theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg .
+ Tại các thôn có dưới 125 hộ DTTS có già làng nhưng già làng không nằm trong danh sách người có uy tín thì được bầu chọn mỗi thôn 01 già làng tiêu biểu xuất sắc nhất để được hưởng chế độ, chính sách ngang bằng với người có uy tín.
- Trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách già làng tiêu biểu, xuất sắc theo Đề án này.
- Đối với các già làng còn lại trong các Hội đồng già làng hiện nay không nằm trong danh sách già làng tiêu biểu, xuất sắc nhất được bầu chọn thì Đảng ủy, UBND, UBMTTQVN cấp xã tiếp tục tranh thủ, sử dụng và thực hiện chế độ thăm hỏi tùy theo khả năng ngân sách của địa phương.
- Củng cố đội ngũ người có uy tín hiện có, đưa ra khỏi danh sách những người không còn uy tín, yếu kém trong hoạt động. Hàng năm bình chọn bổ sung người có uy tín ở các thôn ấp có đông đồng bào DTTS hoặc nhiều dân tộc cùng sinh sống, ở địa bàn đặc biệt khó khăn, biên giới, xung yếu, phức tạp về an ninh trật tự để tăng số lượng người có uy tín có thể sử dụng, tranh thủ nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng - an ninh vùng DTTS (người được bình chọn có thể là già làng nếu già làng được đồng bào tín nhiệm, có thể không phải già làng).
- Các già làng được bình chọn là người có uy tín được UBND tỉnh công nhận thì được hưởng chính sách đối với người có uy tín theo quy định.
- Xác định phạm vi ảnh hưởng của người có uy tín để phê duyệt danh sách người có uy tín cấp tỉnh, huyện, xã theo quy định tại Quyết định 10/2014/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 của UBND tỉnh.
4. Củng cố quản lý nhà nước đối với già làng, người có uy tín
- Ban hành quy định về: Quản lý, phát huy vai trò già làng, người có uy tín (Tiêu chí già làng tiêu biểu, xuất sắc; Phương pháp bầu chọn, thủ tục đề nghị, phê duyệt danh sách già làng; Chế độ, chính sách; Nhiệm vụ của già làng; Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện, xã).
- Giao cán bộ dân tộc - tôn giáo cấp xã thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước đối với già làng và người có uy tín; triển khai thực hiện chính sách đối với già làng, người có uy tín giao cấp xã thực hiện; làm đầu mối liên hệ giữa Đảng, chính quyền với già làng, người có uy tín trên địa bàn xã.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
Đối với những già làng được bầu chọn là người có uy tín được đảm bảo thực hiện chính sách đối với người có uy tín theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 của UBND tỉnh về quy định thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chế độ, chính sách đối với già làng tiêu biểu, xuất sắc được UBND tỉnh công nhận và phê duyệt danh sách
2.1 Nội dung chi
a) Cung cấp thông tin
- Gặp mặt trao đổi và cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
- Cấp báo, tạp chí theo chính sách người có uy tín được UBND tỉnh quy định.
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh phù hợp.
b) Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
- Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc thiểu số;
- Thăm hỏi, hỗ trợ vật chất khi già làng ốm đau phải nằm viện điều trị từ tuyến huyện trở lên;
- Thăm hỏi gia đình già làng gặp khó khăn do hậu quả thiên tai; Thăm viếng bố (bố đẻ, bố chồng hoặc bố vợ, bố nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật), mẹ (mẹ đẻ, mẹ chồng hoặc mẹ vợ, mẹ nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật), vợ, chồng, con (con đẻ, con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật) của già làng và bản thân già làng qua đời.
- Đón tiếp, tặng quà các đoàn đại biểu già làng đến thăm, làm việc với cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, đón tiếp già làng, người có uy tín.
- Khen thưởng già làng có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự.
c) Hỗ trợ bảo hiểm y tế, xăng xe
- Mua Thẻ Bảo hiểm Y tế cho già làng theo hình thức Bảo hiểm tự nguyện (Đối với già làng chưa được hỗ trợ theo các chính sách khác).
- Hỗ trợ kinh phí xăng xe đi lại.
2.2 Dự tính kinh phí thực hiện Đề án trong 01 năm (tính theo hiện nay)
Kinh phí thực hiện chế độ đối với 85 già làng (tại 85 thôn có già làng nhưng già làng không nằm trong danh sách người có uy tín), gồm:
a) Cung cấp thông tin: 195.019.750 đồng
- Họp mặt, trao đổi cung cấp thông tin (tính trung bình cho tổng số già làng)
85 người x 200.000 đồng/người/năm = 17.000.000 đồng
- Cấp báo:
+ Báo Dân tộc và Phát triển: 85 người x 105 tờ/năm x 3.070 đồng/tờ = 27.399.750 đồng
+ Báo Bình Phước: 85 người x 261 tờ/năm x 2.000 đồng/tờ = 44.370.000 đồng
+ Bản tin DTTS&MN: 85 người x 6 bản/năm x 25.000 đồng/bản = 12.750.000 đồng
- Tập huấn bồi dưỡng kiến thức:
85 người x 500.000 đồng/người/ năm = 42.500.000 đồng.
- Tham quan học tập kinh nghiệm:
85 người x 6.000.000 đồng/người/năm x 10% = 51.000.000 đồng.
b) Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần: 83.606.000 đồng
- Thăm Tết Nguyên đán, Tết DTTS:
85 người x 400.000 đồng/người/năm = 34.000.000 đồng.
- Thăm già làng ốm:
85 người x 400.000 đồng/người/năm x 30% (dự kiến sẽ có khoảng 30% số già làng bị ốm) = 10.200.000 đồng
- Thăm gia đình già làng khó khăn hoạn nạn, có người qua đời:
85 người x 1.500.000 đồng/người/năm x 10% (dự kiến sẽ có khoảng 10% gia đình già làng khó khăn hoạn nạn) = 12.750.000 đồng.
- Đón tiếp, tặng quà các đoàn đại biểu già làng:
85 người x 600.000 đồng/người/năm x 20% (Dự kiến đón tiếp, tặng quà 20% số già làng) = 10.200.000 đồng.
- Khen thưởng già làng có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự.
+ Bằng khen UBND tỉnh:
85 người x 1.210.000 đồng x 10% (Dự kiến khen 10%) = 10.285.000 đồng.
+ Giấy khen Ban Dân tộc, UBND cấp huyện, xã:
85 người x 1.210.000 đồng x 0,3 x 20% (Dự kiến khen 20%) = 6.171.000 đồng.
c) Hỗ trợ bảo hiểm y tế, xăng xe: 138.100.350 đồng
+ Mua thẻ BHYT:
85 người x 1.210.000 đồng x 4,5% x 12 tháng x 65% (dự kiến chỉ có khoảng 65% số già làng chưa có thẻ BHYT) = 36.100.350 đồng.
+ Hỗ trợ xăng xe đi lại:
85 người x 100.000 đồng x 12 tháng = 102.000.000 đồng.
Tổng cộng: 416.726.100 đồng
So sánh với tổng kinh phí chi hoạt động của Hội đồng già làng hiện nay:
- Kinh phí chi hoạt động của Hội đồng già làng hiện nay:
82 HĐGL x 1.210.000 x 0,6 x 12 tháng = 714.384.000 đồng/năm
- Kinh phí thực hiện Đề án: 416.726.100 đồng/năm.
Cho thấy khi thực hiện Đề án, theo hiện nay tỉnh sẽ giảm chi khoảng 297.657.900 đồng/năm. Như vậy, nguồn kinh phí tỉnh hoàn toàn đáp ứng để thực hiện Đề án.
1. Ý nghĩa thực tiễn của Đề án
Kiện toàn tổ chức, hoạt động của già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước vừa thực hiện chính sách đối với già làng thống nhất với chính sách đối với người có uy tín; vừa tăng cường công tác quản lý, phát huy hiệu quả tốt nhất vai trò của già làng, người có uy tín; vừa không làm tăng ngân sách tỉnh khi thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, đảm bảo các điểm sau:
- Tên gọi "già làng" và vai trò già làng trong đồng bào DTTS vẫn được duy trì và phát huy; lựa chọn được những già làng tiêu biểu, xuất sắc nhất để thực hiện các nhiệm vụ đối với người có uy tín theo quy định của Trung ương; đảm bảo mỗi thôn có 01 già làng theo chủ trương của Tỉnh ủy Bình Phước trong mô hình HĐGL. Vai trò, vị thế của già làng, người có uy tín được nâng cao hơn.
- Duy trì được nguồn kinh phí hỗ trợ cho các già làng đã được thực hiện trong 15 năm qua, nhưng tiến bộ hơn, đảm bảo cho già làng được hưởng ngang bằng với người có uy tín, nguồn kinh phí hỗ trợ được đến trực tiếp với già làng. Trong khi tổng kinh phí thực hiện chính sách đối với già làng theo Đề án trên toàn tỉnh giảm hơn so với ngân sách cấp hỗ trợ hoạt động HĐGL đang thực hiện.
- Chuyển đổi được mô hình HĐGL đang mang nặng tính hình thức và thực tế không hoạt động, không phát huy tác dụng, không có hiệu quả sang mô hình mỗi thôn có 01 già làng xuất sắc nhất được UBND tỉnh công nhận và phê duyệt danh sách để hưởng ngang bằng với người có uy tín về chế độ đãi ngộ. Các già làng được quản lý như người có uy tín, phù hợp với quy định của Trung ương về quản lý người có uy tín vì già làng cũng là một người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Già làng, người có uy tín là cầu nối thực tế giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc.
Già làng, người có uy tín được củng cố lại lực lượng hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đồng bào các DTTS phát triển sản xuất bền vững, góp phần nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS; Thực hiện giữ vững được ổn định chính trị và an ninh trật tự xã hội ở địa phương.
- Thống nhất được công tác quản lý già làng và người có uy tín từ tỉnh đến cơ sở. Phân công cụ thể cho cán bộ DT-TG cấp xã thực hiện công tác tham mưu quản lý già làng và người có uy tín, khắc phục được những hạn chế trong thời gian qua, phát huy hiệu quả hơn vai trò già làng và người có uy tín.
2. Đối tượng hưởng lợi của Đề án
- Già làng được nâng cao vị thế khi được UBND tỉnh công nhận và được hưởng chế độ đãi ngộ ngang bằng với người có uy tín sẽ phấn khởi và yên tâm công hiên, phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào DTTS và giữ gìn an ninh chính trị ở địa phương.
- Người có uy tín được UBND tỉnh công nhận vai trò của mình, được quan tâm, tạo điều kiện hơn khi tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức sẽ ngày càng phát huy tốt hơn nữa trong các hoạt động của mình.
3. Khó khăn khi thực hiện Đề án
- Giải thể HĐGL đã và đang hoạt động đóng góp vào sự phát triển KT-XH, giữ gìn quốc phòng - an ninh ở địa phương trong 15 năm qua, trong đó có một số vừa tổ chức đại hội bầu thành viên, chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký nhiệm kỳ mới nếu không làm tốt công tác tuyên truyền vận động sẽ gây tâm lý không tốt đối với già làng nói riêng cũng như người DTTS nói chung.
- Một số già làng hiện đang sinh hoạt trong HĐGL không được hưởng chế độ như người có uy tín có thể có tâm lý không tốt, so bì, bất mãn đối với các già làng được bầu chọn cũng như với Đảng, Chính quyền. Các thế lực thù địch sẽ lợi dụng, tranh thủ các đối tượng này.
VII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Đề án và tiến độ thực hiện
1.1 Ban hành văn bản
Quý I/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định về quy định thủ tục trình phê duyệt danh sách già làng; rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm danh sách già làng; tiêu chí bầu chọn già làng; chế độ, chính sách đối với già làng; nhiệm vụ của già làng; nhiệm vụ của các cơ quan trong quản lý, phát huy vai trò của già làng như người có uy tín.
1.2 Tổ chức triển khai Đề án:
- Từ 01/02 - 31/3/2017: Tổ chức tuyên truyền, vận động để đồng bào DTTS đồng thuận, ủng hộ chính sách.
- 01/02 - 15/03/2017:
+ Củng cố người có uy tín, xác định phạm vi ảnh hưởng của người có uy tín để phê duyệt danh sách người có uy tín cấp tỉnh, huyện, xã.
+ Hoàn thành thủ tục bãi nhiệm HĐGL và các chức danh CT, PCT, Thư ký, Ủy viên HĐGL hiện có; tổ chức bầu chọn già làng tiêu biểu xuất sắc theo tiêu chí, định mức quy định.
- Tháng 3, 4, 5/2017: UBND tỉnh phê duyệt danh sách già làng, danh sách người có uy tín.
- Tháng 5/2017: Thực hiện chế độ và công tác phát huy vai trò của già làng, người có uy tín theo quy định.
1.3 Tiến hành sơ kết
Ba năm một lần, tiến hành sơ kết, đánh giá những mặt làm được và chưa làm được của Đề án từ đó điều chỉnh, rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện đề án ngày càng phát huy hiệu quả hơn.
Đảng lãnh đạo là yếu tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung, của công tác dân tộc nói riêng. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác tổ chức vận động quần chúng của Đảng, là một bộ phận gắn bó chặt chẽ với phong trào cách mạng của Đảng, Nhà nước ở từng cấp, từng ngành, từng tổ chức xã hội.
Già làng, người có uy tín trong dân tộc thiểu số là một bộ phận quần chúng đặc biệt, họ có vai trò vị trí cực kỳ quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của phong trào, vừa nắm bắt vừa đại diện cho tâm tư tình cảm của quần chúng đồng bào dân tộc thiểu số, vừa là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Già làng, người có uy tín bao gồm nhiều thành phần, dân tộc khác nhau; mỗi người có phạm vi uy tín, mức độ ảnh hưởng và trình độ năng lực, nhận thức khác nhau, công tác vận động tranh thủ già làng, người có uy tín phải được định hướng đúng với quan điểm, đường lối chính sách của Đảng mới đảm bảo phát huy được vai trò già làng, người có uy tín trong giải quyết vấn đề dân tộc, do đó phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng các cấp.
3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với già làng, người có uy tín
Tuyên truyền để già làng, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số hiểu, đồng thuận và thực hiện đúng chính sách đối với già làng, người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
Công tác này ở đa phần các địa phương chưa quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của việc tuyên truyền, chưa quan tâm đến lựa chọn đối tượng, phương pháp tuyên truyền, chưa phân công cụ thể cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện. Cần phân công cụ thể đơn vị, cơ quan ở các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình thời sự chính trị, kinh tế ở địa phương, trong nước và quốc tế cho già làng, người có uy tín, tạo điều kiện cho họ theo dõi đài, báo chí, cung cấp đài, báo, mở kênh thông tin tuyên truyền trên truyền hình, đài phát thanh của tỉnh, huyện bằng tiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm dân tộc của từng vùng miền, nhất là đối với người ở vùng xa, vùng khó khăn ít có điều kiện tiếp cận thông tin đại chúng.
4. Vận động, phát huy vai trò của già làng, người có uy tín
- Bố trí sử dụng đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng của già làng, người có uy tín. Tùy theo từng công việc và khả năng đáp ứng của già làng, người có uy tín để lựa chọn người và nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
- Tạo điều kiện thuận lợi để già làng, người có uy tín tham gia hoạt động, phát huy vai trò của họ đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho già làng, người có uy tín. Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, ý thức trách nhiệm của đội ngũ già làng, người có uy tín trong từng thời kỳ giai đoạn cụ thể. Định hướng chiến lược đào tạo già làng, người có uy tín kế cận, có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng trong giai đoạn mới, chú ý xây dựng già làng, người có uy tín trong dân tộc thiểu số là nữ đối với dân tộc chi phối bởi chế độ mẫu hệ.
- Thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với già làng, người có uy tín. Các cấp chính quyền cần quan tâm thường xuyên, đúng mức tới nhu cầu vật chất và tinh thần của già làng, người có uy tín, thực hiện chính sách rõ ràng và thỏa đáng để họ yên tâm, tích cực hơn trong việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội nói chung và cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói riêng.
- Quá trình vận động, phát huy vai trò của già làng, người có uy tín phải bảo vệ bản thân và gia đình họ, củng cố, nâng cao uy tín tích cực cho họ, không để kẻ địch và phân tử xấu tác động, đe dọa, lôi kéo hoặc vu cáo để ly gián. Việc xử lý già làng, người có uy tín trong dân tộc thiểu số vi phạm pháp luật phải cân nhắc thận trọng, đúng pháp luật, đảm bảo yêu cầu chính trị, phù hợp phong tục tập quán và tranh thủ được sự đồng tình của đồng bào nơi người đó có ảnh hưởng, không để sơ hở kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động chống đối.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức vận động, phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong từng điều kiện, từng giai đoạn cụ thể. Tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể để áp dụng các hình thức vận động cho phù hợp.
5. Chính sách vận động, phát huy vai trò già làng, người có uy tín
Thực hiện chính sách đối với người có uy tín cần vận dụng linh hoạt cả vật chất và tinh thần. Việc thực hiện chính sách đối với già làng, người có uy tín phải hết sức linh hoạt, khôn khéo, phù hợp với đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của từng người, kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp thiết, đúng tâm lý để họ luôn tin tưởng, nhiệt tình cộng tác, gắn bó với cách mạng; tránh hình thức bình quân, dàn đều, có thể kết hợp giữa tranh thủ rộng rãi và tranh thủ cá biệt.
Dù sử dụng hình thức nào, việc thực hiện chính sách đối với già làng, người có uy tín đều phải làm cho họ nhận thấy sự quan tâm của Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp động viên họ thêm tin tưởng, gắn bó hết khả năng của mình với cộng đồng dân tộc, động viên con, cháu, dòng họ một lòng theo cách mạng là cơ sở để công tác già làng, người có uy tín đạt hiệu quả.
6. Củng cố hệ thống chính trị cơ sở
Thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống thiết chế chính trị xã hội ở vùng dân tộc làm cơ sở đảm bảo vững chắc cho công tác đối với già làng, người có uy tín đạt hiệu quả. Quan tâm xây dựng củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở vùng dân tộc thiểu số.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong công tác vận động, phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong dân tộc thiểu số. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu thực hiện công tác đối với già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc.
Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh triển khai và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án
2. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy
- Định hướng đúng với quan điểm, đường lối, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Nghiên cứu dự thảo tài liệu cung cấp cho các ngành, các cấp, đặc biệt là cung cấp cho Đảng ủy, UBND, UBMTTQVN cấp xã để tuyên truyền đến già làng, người có uy tín, các già làng trong Hội đồng già làng cũ, Nhân dân đồng bào DTTS hiểu, đồng thuận thực hiện đúng chính sách Đề án đề ra.
- Định hướng việc phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong giải quyết vấn đề dân tộc, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình hành động cách mạng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
3. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Hướng dẫn UBMTTQVN cấp xã phối hợp với chính quyền hướng dẫn các thôn ấp bầu chọn già làng đúng tiêu chí, tiêu chuẩn.
Phối hợp với Ban Dân tộc xây dựng chế độ, chính sách và quy định chế độ lập dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đối với già làng được phê duyệt.
Phối hợp với Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh chính sách, chế độ khen thưởng người có uy tín, già làng theo quy định.
6. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Phối hợp với Ban Dân tộc các ngành và UBND các huyện, thị xã phát huy vai trò của người có uy tín, già làng góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, miền núi, biên giới;
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ động, phối hợp với các phòng, ban cấp huyện liên quan và UBND cấp xã trong việc thực hiện bình chọn, rà soát, đề nghị công nhận già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hướng dẫn cơ quan công tác dân tộc cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện mua thẻ Bảo hiểm y tế cho già làng, người có uy tín theo quy định như đối với cán bộ không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố.
Kịp thời thông tin, tuyên truyền để cộng đồng các DTTS trên địa bàn toàn tỉnh hiểu và có thông tin chính xác về chính sách, chế độ, quy trình bình xét đối với già làng, người có uy tín.
Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai thực hiện Đề án.
- Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với già làng, người có uy tín.
11. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín, già làng tại địa phương; tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với già làng, người có uy tín.
- UBND cấp huyện giao cơ quan công tác dân tộc huyện là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với Ban Dân vận, UBMTTQVN, Công an huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, UBND cấp xã và các đơn vị có liên quan tham mưu giúp UBND huyện quản lý và tổ chức thực hiện chính sách đối với già làng và người có uy tín trên địa bàn.
- Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát, đánh giá, đưa ra khỏi danh sách già làng, người có uy tín và bình chọn, xét công nhận bổ sung, thay thế già làng, người có uy tín hàng năm. Đồng thời kiểm tra, theo dõi, rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả và dự toán thực hiện chính sách đối với già làng, người có uy tín trên địa bàn huyện gửi Ban Dân tộc, Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo tham mưu UBND tỉnh.
Trên đây là Đề án Kiện toàn tổ chức và hoạt động của già làng và người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.