BỘ
THỦY SẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2002/QÐ-BTS |
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2002 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 50/CP
ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản ngày 25 tháng 4 năm
1989;
Căn cứ Nghị định số 93/CP, ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ về việc hướng
dẫn thi hành Pháp lệnh thú y;
Căn cứ Nghị định số 14/CP ngày 19 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về việc quản
lý giống vật nuôi;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 19 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về việc quản
lý thức ăn chăn nuôi;
Xét đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Cục trưởng Cục Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản.
QUYẾT ĐỊNH :
Ðiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Ðiều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Ðiều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Giám đốc các Sở Thủy sản và Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thủy sản, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thủy sản III và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN |
KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN, THỨC ĂN, THUỐC, HOÁ CHẤT VÀ CHẾ
PHẨM SINH HỌC DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2002/QÐ-BTS ngày 03 tháng 6 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Thủy sản)
Ðiều 1. Quy chế này quy định thống nhất đối tượng, nội dung và thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Ðiều 2. Ðối tượng và phạm vi điều chỉnh của Quy chế là giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học lần đầu tiên dùng trong nuôi trồng thủy sản, không có tên trong danh mục hàng hoá chuyên ngành thủy sản sử dụng thông thường trong nước, bao gồm hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nước được công bố theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (sau đây các sản phẩm nêu trên gọi là sản phẩm mới).
Ðiều 3. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. Giống thủy sản là quần thể thủy sản nuôi trồng cùng loài, cùng nguồn gốc; ngoại hình và cấu trúc di truyền được hình thành, củng cố và phát triển do tác động của con người; phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
2. Thuốc là chế phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng chất, hoá chất; vắc- xin và các chế phẩm sinh học khác dùng để phòng và trị bệnh; điểu chỉnh sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thủy sản; xử lý và cải tạo môi trường nuôi.
3. Thức ăn là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho động vật thủy sản các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
4. Hoá chất là sản phẩm hoá học được dùng để xử lý, cải tạo môi trường, phòng và trị bệnh cho thủy sản nuôi trồng.
5. Chế phẩm sinh học là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh vật; các thực liệu lấy từ nấm, vi trùng, virut và các nguyên sinh; độc tố, nọc độc từ nguồn động vật hoặc thực vật gây hại cho động vật để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho thủy sản nuôi trồng và xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản;
6. Khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học là :
a/ Lưu giữ và nuôi trồng giống thủy sản trong phòng thí nghiệm hoặc trong ao hồ theo quy phạm để xác định tính hiệu quả, tác hại có thể có, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống thủy sản đó;
b/ Sử dụng thức ăn cho thủy sản nuôi trồng trong khoảng thời gian, quy mô và điều kiện nhất định nhằm đánh giá tác động của thức ăn đó đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của thủy sản nuôi trồng và môi trường;
c/ Sử dụng thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản với quy mô và điều kiện nhất định để xác định tính hiệu quả và tác hại có thể có của chúng đối với an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.
Ðiều 4. Các cơ quan có chức năng khảo nghiệm được gọi là cơ quan khảo nghiệm gồm : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III thuộc Bộ Thủy sản; Viện Khoa học thủy sản - Trường Ðại học Cần Thơ, Trường Ðại học Thủy sản Nha Trang và Khoa thủy sản Trường Ðại học Nông - Lâm Thủ Ðức. Việc quy định bổ sung danh sách các cơ quan khảo nghiệm do Bộ trưởng Bộ Thủy sản quyết định.
Ðiều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có sản phẩm cần được khảo nghiệm (sau đây gọi là Cơ sở) :
1. Thực hiện đầy đủ quy định của Quy chế này trước khi đưa sản phẩm mới vào sản xuất, lưu thông hay sử dụng đại trà trong nước;
2. Cung cấp cho cơ quan khảo nghiệm hồ sơ về sản phẩm gồm lý lịch sản phẩm (đối với giống) quy trình sản xuất (đối với sản phẩm sản xuất trong nước), thành phần, công dụng và cách sử dụng của sản phẩm (đối với thuốc, thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học) và các tài liệu cần thiết khác liên quan đến sản phẩm; xác định mẫu vật cho việc khảo nghiệm trước khi tiến hành khảo nghiệm đảm bảo đủ số lượng theo yêu cầu;
3. Sau khi ký hợp đồng khảo nghiệm phải sao gửi hợp đồng cho Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để Cục theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm;
4. Ðược quyền chọn cơ quan khảo nghiệm (nêu tại Ðiều 4) và lựa chọn địa điểm để khảo nghiệm sản phẩm mới của mình;
5. Ðược quyền đề nghị cơ quan khảo nghiệm hướng dẫn mọi thủ tục cần thiết cho khảo nghiệm và các nội dung liên quan đến quy trình, kế hoạch triển khai, chi phí khảo nghiệm;
6. Có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền cấp trên xem xét, giải quyết trong trường hợp Cơ quan khảo nghiệm đưa ra kết quả khảo nghiệm không chính xác, gây thiệt hại cho Cơ sở.
Ðiều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan khảo nghiệm
1. Tiếp nhận hồ sơ của Cơ sở về việc xin khảo nghiệm sản phẩm mới, xem xét và tiến hành khảo nghiệm;
2. Hướng dẫn Cơ sở xác định mẫu vật và thực hiện các nội dung nêu tại khoản 6 Ðiều 5 Quy chế này; chịu trách nhiệm về các kết luận đối với sản phẩm đưa vào khảo nghiệm;
3. Có trách nhiệm bảo mật theo yêu cầu của Cơ sở về công nghệ đối với sản phẩm do Cơ sở tạo ra trong và sau quá trình khảo nghiệm;
4. Chậm nhất là 7 ngày sau khi có kết quả khảo nghiệm, cơ quan khảo nghiệm phải gửi báo cáo kết quả kèm theo biên bản đánh giá về Cục bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản và Cơ sở có sản phẩm khảo nghiệm;
5. Có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ kết quả khảo nghiệm các sản phẩm sau khi kết thúc, ít nhất là 03 năm;
6. Trong trường hợp kết quả khảo nghiệm không chính xác, gây thiệt hại tới sản xuất kinh doanh của Cơ sở và người sử dụng, Cơ quan khảo nghiệm phải chịu trách nhiệm bồi thường số kinh phí khảo nghiệm do Cơ sở chi trả và bồi thường thiệt hại trong quá trình sản xuất tại Cơ sở do khảo nghiệm sai gây ra.
7. Ðược quyền yêu cầu Cơ sở cung cấp các tài liệu có liên quan đến sản phẩm cần khảo nghiệm và gửi mẫu vật đến Cơ quan khảo nghiệm đúng thời gian và số lượng theo yêu cầu khảo nghiệm;
8. Ðược quyền chọn cơ quan phối hợp trong quá trình tiến hành khảo nghiệm.
Ðiều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản :
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ Thủy sản về việc theo dõi, giám sát công tác khảo nghiệm các sản phẩm mới và giao nhiệm vụ cho các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện nhiệm vụ này tại các địa phương;
2. Xem xét đánh giá kết quả hoạt động khảo nghiệm và trình Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành danh mục hàng hoá chuyên ngành thủy sản được sử dụng thông thường hằng năm vào đầu năm và giữa năm.
Ðiều 8. Các Sở Thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có quản lý thủy sản) với chức năng và quyền hạn của mình thực hiện các công việc sau :
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có chức năng kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm mới nêu tại Ðiều 2 thực hiện Quy chế này nhằm ngăn chặn việc sử dụng và lưu thông các sản phẩm mới chưa qua khảo nghiệm và chưa được Bộ Thủy sản công nhận theo quy định.
2. Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ về các hoạt động khảo nghiệm thuộc địa bàn quản lý;
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thủy sản về tình hình thực hiện Quy chế thuộc phạm vi quản lý.
NỘI DUNG YÊU CẦU KHẢO NGHIỆM VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ
Ðiều 9. Nội dung yêu cầu khảo nghiệm cho từng loại sản phẩm mới được quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chế này.
Ðiều 10. Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các cơ quan khảo nghiệm phải đầy đủ các nội dung sau :
1. Tên Cơ quan khảo nghiệm và Tên Cơ sở có yêu cầu khảo nghiệm;
2. Tên sản phẩm khảo nghiệm kèm theo hồ sơ như được nêu tại khoản 2 Ðiều 5 Quy chế này;
3. Tình trạng ban đầu (trước khi khảo nghiệm) của các sản phẩm;
4. Nội dung yêu cầu khảo nghiệm;
5. Ðịa điểm, thời gian và quy mô khảo nghiệm;
6. Kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm : biểu bảng thống kê ghi nhận kết quả khảo nghiệm sản phẩm mới.
7. Ðánh giá kết quả khảo nghiệm;
8. Kết luận và đề nghị.
Ðiều 11. Phí khảo nghiệm đối với từng loại sản phẩm mới do Cơ sở chi trả theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
XỬ LÝ VI PHẠM, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Ðiều 12. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ðiều 13. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về những hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy chế này. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Ðiều 14. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Ðiều 15. Mọi sửa đổi, bổ sung nội dung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Thủy sản xem xét và quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.