ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1776/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 24 tháng 5 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 06/7/2018 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 26-KH/TU ngày 15/3/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 343/TTr-SNN ngày 30/11/2018 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 312/TTr-SNV ngày 17/5/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế các phòng chuyên môn và chi cục chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các nội dung như sau:
a) Lãnh đạo Sở: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc;
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tối đa không quá 5 phòng và sắp xếp, tổ chức lại như sau:
- Thành lập Phòng Kế hoạch - Tổng hợp trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, biên chế, công chức Phòng Khoa học Kỹ thuật và Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Giữ nguyên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Tổ chức cán bộ, Quản lý xây dựng công trình, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở.
c) Chi cục chuyên ngành trực thuộc Sở: Giữ nguyên tên gọi 07 chi cục trực thuộc như hiện nay, thực hiện sắp xếp lại tổ chức bên trong và các tổ chức trực thuộc các Chi cục, cụ thể như sau:
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:
+ Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng, 01 Phó Chi cục trưởng.
+ Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tối đa không quá 3 phòng: (i) Phòng Hành chính, tổng hợp (giữ nguyên tên gọi và bổ sung thêm nhiệm vụ pháp chế từ Phòng Thanh tra, pháp chế); (ii) Phòng Trồng trọt (giữ nguyên tên gọi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Thanh tra, pháp chế); (iii) Phòng Bảo vệ thực vật (giữ nguyên tên gọi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Thanh tra, pháp chế); giải thể Phòng Thanh tra, pháp chế và chuyển nhiệm vụ, nhân sự sang các phòng nêu trên.
+ Tổ chức trực thuộc Chi cục: Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa: Tạm thời giữ nguyên như hiện trạng, thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thực vật nội địa theo quy định. Khi có quy định mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức cùng với các đơn vị sự nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng, 01 Phó Chi cục trưởng.
+ Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tối đa không quá 03 phòng: (i) Phòng Hành chính, tổng hợp (giữ nguyên tên gọi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Thanh tra, pháp chế); (ii) Phòng Thú y (trên cơ sở đổi tên Phòng Quản lý dịch bệnh và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Thanh tra, pháp chế); (iii) Phòng Chăn nuôi (thành lập trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, công chức từ Phòng Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi và Phòng Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Thanh tra, pháp chế); giải thể Phòng Thanh tra, pháp chế và chuyển nhiệm vụ, nhân sự sang các phòng nêu trên.
+ Tổ chức trực thuộc Chi cục:
(i) Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật; Trạm Kiểm dịch động vật Cù Mông: Tạm thời giữ nguyên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế như hiện trạng. Khi có quy định mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức cùng với các đơn vị sự nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(ii) Trạm Vật tư thuốc thú y (đơn vị sự nghiệp tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động): Xây dựng phương án tổ chức lại theo hướng xã hội hóa, hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2020.
- Chi cục Kiểm lâm:
+ Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng, không quá 02 Phó Chi cục trưởng.
+ Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tối đa không quá 03 phòng: (i) Phòng Tổ chức, hành chính (thành lập trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, công chức Phòng Hành chính, tổng hợp và Phòng Tổ chức, tuyên truyền và xây dựng lực lượng); (ii) Phòng Thanh tra, Pháp chế (giữ nguyên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ); (iii) Phòng Quản lý, bảo vệ và Phát triển rừng (thành lập trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, công chức Phòng Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên và Phòng Sử dụng và phát triển rừng).
+ Tổ chức trực thuộc Chi cục: Giữ nguyên trạng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng và 10 Hạt Kiểm lâm cấp huyện gồm: Hạt Kiểm lâm huyện An Lão; Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Ân; Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn; Hạt Kiểm lâm huyện Phù Cát; Hạt Kiểm lâm huyện Phù Mỹ; Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn; Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh; Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh; Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn; Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - thành phố Quy Nhơn.
- Chi cục Thủy sản:
+ Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng, không quá 02 Phó Chi cục trưởng.
+ Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tối đa không quá 04 phòng: (i) Phòng Hành chính, tổng hợp (giữ nguyên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ); (ii) Phòng Kiểm ngư, Thanh tra thủy sản (trên cơ sở đổi tên Phòng Thanh tra, pháp chế và bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức làm công tác tổ chức thực thi pháp luật về kiểm ngư trên địa bàn tỉnh cho đến khi Chính phủ chỉ đạo thành lập kiểm ngư trên địa bàn toàn quốc); (iii) Phòng Nuôi trồng thủy sản (giữ nguyên tên gọi, chức năng, nhiệm và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản); (iv) Phòng Khai thác thủy sản (trên cơ sở đổi tên Phòng Quản lý tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản); giải thể Phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản và chuyển nhiệm vụ, nhân sự của phòng sang các phòng nêu trên.
+ Tổ chức trực thuộc Chi cục: Tạm thời giữ nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế 04 Trạm Thủy sản (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước). Xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại 04 đơn vị này để tránh trùng lắp nhiệm vụ với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện trong lĩnh vực thủy sản, trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2019.
- Chi cục Thủy lợi:
+ Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng, 01 Phó Chi cục trưởng.
+ Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tối đa không quá 03 phòng: (i) Phòng Hành chính, tổng hợp (giữ nguyên tên gọi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Thanh tra, pháp chế); (ii) Phòng Quản lý công trình thủy lợi (trên cơ sở đổi tên Phòng Quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Thanh tra, pháp chế); (iii) Phòng Phòng, chống thiên tai (giữ nguyên tên gọi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Quản lý đê điều); giải thể Phòng Thanh tra, pháp chế và chuyển nhiệm vụ, nhân sự sang các phòng nêu trên.
+ Tổ chức trực thuộc Chi cục: Tạm thời giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế 02 Trạm Thủy lợi (Hà Thanh, La Tinh). Xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại 02 đơn vị này cho phù hợp giữa nhiệm vụ bảo vệ, vận hành hệ thống thủy lợi và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân, trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2020.
- Chi cục Phát triển nông thôn:
+ Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng, 01 Phó Chi cục trưởng.
+ Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tối đa không quá 03 phòng: (i) Phòng Hành chính, tổng hợp (giữ nguyên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ); (ii) Phòng Kinh tế hợp tác và ngành nghề nông thôn (trên cơ sở đổi tên Phòng Kinh tế hợp tác và trang trại và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Cơ điện, ngành nghề nông thôn); (iii) Phòng Phát triển nông thôn và bố trí dân cư (giữ nguyên tên gọi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Cơ điện, ngành nghề nông thôn); giải thể Phòng Cơ điện, ngành nghề nông thôn và chuyển nhiệm vụ, nhân sự của phòng sang các phòng nêu trên.
- Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:
+ Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng, 01 Phó Chi cục trưởng.
+ Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tối đa không quá 03 phòng: (i) Phòng Hành chính, tổng hợp (giữ nguyên tên gọi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ công tác pháp chế từ Phòng Thanh tra, pháp chế); (ii) Phòng Quản lý chất lượng (giữ nguyên tên gọi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Thanh tra, pháp chế); (iii) Phòng Chế biến, thương mại nông sản (giữ nguyên tên gọi và tiếp nhận bổ sung thêm nhiệm vụ, công chức từ Phòng Thanh tra, pháp chế); giải thể Phòng Thanh tra, pháp chế và chuyển nhiệm vụ, nhân sự sang các phòng nêu trên.
+ Tổ chức trực thuộc Chi cục: Tạm thời giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế Trạm Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại theo quy định mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Biên chế công chức và vị trí việc làm (không bao gồm biên chế viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc):
a) Biên chế công chức (năm 2018): Tổng cộng 364 biên chế công chức, được bố trí như sau:
- Vị trí Giám đốc Sở: 01 người;
- Vị trí Phó Giám đốc Sở: 03 người;
- Vị trí Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở: 05 người;
- Vị trí Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở: 07 người
- Vị trí Chi cục trưởng: 07 người;
- Vị trí Phó Chi cục trưởng: 09 người;
- Vị trí Trưởng phòng thuộc Chi cục trực thuộc Sở: 33 người;
- Vị trí Phó Trưởng phòng thuộc Chi cục trực thuộc Sở: 39 người;
- Vị trí chuyên môn nghiệp vụ: 260 người (chưa bao gồm số tinh giản biên chế giai đoạn 2019 - 2021).
b) Lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 27 người.
3. Thực hiện tinh giản biên chế
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện tinh giản 26 biên chế công chức (trong đó: Giảm 23 biên chế theo đề án tinh giản biên chế và giảm 03 biên chế do sắp xếp tổ chức bộ máy), đạt tỉ lệ 10,8%, với lộ trình như sau:
a) Năm 2019: Thực hiện tinh giản 07 biên chế.
b) Năm 2020: Thực hiện tinh giản 09 biên chế.
c) Năm 2021: Thực hiện tinh giản 10 biên chế.
4. Chính sách đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo khi sắp xếp: Công chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ theo quy định tại Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy. Việc sắp xếp số lượng lãnh đạo cấp phòng, chi cục trực thuộc theo cơ cấu tại Điểm a Khoản 2 Điều này hoàn thành trong năm 2020 (trường hợp có quy định mới của Chính phủ thì thực hiện theo quy định của Chính phủ).
Điều 2. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo nội dung được phê duyệt; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác và trách nhiệm người đứng đầu phòng chuyên môn, chi cục chuyên ngành trực thuộc; xây dựng phương án sắp xếp, bố trí công chức theo vị trí việc làm, đảm bảo các tiêu chuẩn chức danh, ngạch công chức và bố trí cấp phó đúng số lượng, phù hợp từng phòng chuyên môn, chi cục chuyên ngành trực thuộc theo quy định.
2. Rà soát, đánh giá phân loại công chức theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công, bảo đảm thực chất, khách quan, dân chủ, công bằng; thực hiện tinh giản biên chế đối với những người dôi dư do sắp xếp, do không hoàn thành nhiệm vụ, thay thế kịp thời những người kém năng lực, phẩm chất đạo đức, có hành vi, biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết công việc; thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác công chức chuyên môn và luân chuyển hợp lý công chức lãnh đạo quản lý theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.