ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1772/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 07 tháng 9 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
Theo Tờ trình của Giám đốc Sở: Nội vụ, Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 04 (Bốn) thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ, giám định y khoa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh (kèm theo Phụ lục).
Điều 2. Giao Sở Nội vụ, Sở Y tế dự thảo văn bản thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC, sáng kiến cải cách TTHC thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi được Chính phủ thông qua.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Y tế, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN THƯ, LƯU TRỮ, GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC PHẠM
VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
(Kèm theo Quyết định số: 1772/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VĂN THƯ-LƯU TRỮ
1. Thủ tục phục vụ việc sử dụng tài liệu của độc giả tại phòng đọc
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 01 đến 04 ngày làm việc xuống còn 01 đến 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Cắt giảm thành phần hồ sơ thủ tục từ 04 loại giấy tờ1 xuống còn 03 loại giấy tờ2. Trên cơ sở ứng dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử, không yêu cầu đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải cung cấp giấy tờ tùy thân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu).
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đề xuất sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư số 10/2014/TT-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về việc sử dụng tài liệu tại phòng đọc của các Lưu trữ lịch sử, cụ thể như sau:
“2. Thời hạn phê duyệt và cung cấp tài liệu cho độc giả
a) Thời hạn phê duyệt và cung cấp tài liệu thuộc diện sử dụng rộng rãi chậm nhất là 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận phiếu yêu cầu.
b) Thời hạn phê duyệt và cung cấp tài liệu thuộc diện hạn chế sử dụng, tài liệu đặc biệt quý, hiếm, chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận phiếu yêu cầu”.
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 10/2014/TT-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về việc sử dụng tài liệu tại phòng đọc của các Lưu trữ lịch sử, như sau:
“1. Thủ tục đăng ký sử dụng tài liệu tại Phòng đọc
a) Độc giả đến sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử để phục vụ công tác thì phải có Giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục của tổ chức, cá nhân, vẫn đảm bảo đúng quy trình.
- Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 33.633.440 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 30.078.200 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 3.555.240 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10.57%.
2. Thủ tục cấp bản sao và chứng thực tài liệu lưu trữ
Đề nghị giữ nguyên.
3. Thủ tục cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống còn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Cắt giảm thành phần hồ sơ thủ tục:
+ Đối với trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, giảm từ 05 loại giấy tờ3 xuống còn 04 loại giấy tờ4. Thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, không yêu cầu đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải cung cấp sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
+ Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, giảm từ 04 loại giấy tờ5 xuống còn 03 loại giấy tờ6. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh về việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, các trường hợp do Sở Nội vụ cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ (hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục đã được số hóa) khi yêu cầu cấp lại không phải cung cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đề xuất bãi bỏ khoản 5 Điều 20 và điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ.
- Đề xuất sửa đổi khoản 3 Điều 21 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ, cụ thể như sau:
“3. Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, Giám đốc Sở Nội vụ cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định”.
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ, cụ thể như sau:
“2. Trường hợp phôi Chứng chỉ hành nghề bị hư hỏng hoặc bị mất, Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Nội vụ) báo cáo và đề nghị Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ cấp lại”.
- Đề xuất điều chỉnh thành phần hồ sơ tại mẫu Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ (Mẫu 3) ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục của cá nhân, vẫn đảm bảo đúng quy trình.
- Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 34.842.945 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 25.756.165 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 9.086.780 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26.08%.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH - Y KHOA
1. Thủ tục Khám Giám định đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 45 ngày làm việc xuống còn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, cụ thể như sau:
“2. Thời hạn giải quyết
a) Hội đồng GĐYK các cấp phải thực hiện khám giám định cho đối tượng và ban hành Biên bản khám GĐYK trong thời gian không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục của tổ chức, cá nhân, vẫn đảm bảo đúng quy trình.
- Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 323.526.840 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 284.419.200 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 39.107.640 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12.09%.
2. Khám Giám định Y khoa đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 45 ngày làm việc xuống còn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, cụ thể như sau:
“2. Thời hạn giải quyết
a) Hội đồng GĐYK các cấp phải thực hiện khám giám định cho đối tượng và ban hành Biên bản khám GĐYK trong thời gian không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục của tổ chức, cá nhân, vẫn đảm bảo đúng quy trình.
- Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 26.545.792 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 18.961.280 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 7.584.512 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28.57%.
5. Các thủ tục đã được Bộ y tế công bố bãi bỏ: Công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, bệnh viện tư nhân thuộc địa bàn quản lý đủ điều kiện thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính; Đề nghị được thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính đối với người đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; Đề nghị được thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính đối với người đủ 18 tuổi trở lên; Đề nghị được thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính đối với người chưa đủ 16 tuổi; Khám GĐYK đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và con đẻ của họ đã được công nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trước ngày 01 tháng 9 năm 2012; Cấp giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học./.
1 Giấy tờ tùy thân; giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác; phiếu đăng ký sử dụng tài liệu, phiếu yêu cầu đọc tài liệu
2 Giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác; phiếu đăng ký sử dụng tài liệu; phiếu yêu cầu đọc tài liệu
3 Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ; giấy xác nhận thời gian làm việc từ 05 năm trở lên trong lĩnh vực lưu trữ của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc; bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp từng lĩnh vực hành nghề; sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
4 Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ; giấy xác nhận thời gian làm việc từ 05 năm trở lên trong lĩnh vực lưu trữ của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc; bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp từng lĩnh vực hành nghề
5 Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ; bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ; giấy xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực liên quan
6 Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ; giấy xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực liên quan
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.