ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1764/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 30 tháng 6 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Công văn số 4529/LĐTBXH-BTXH ngày 14/11/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 97/TTr-SLĐTBXH ngày 14/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thành lập, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Thành lập, nhân rộng mô hình các Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (gọi tắt là Câu lạc bộ) trên cơ sở duy trì và phát triển các câu lạc bộ chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng, thông qua cách tiếp cận liên thế hệ, tự giúp nhau nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập, bảo vệ quyền lợi, góp phần chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng.
b) Tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số, trong đó Hội Người cao tuổi là nòng cốt.
2. Chỉ tiêu
- Giai đoạn 2017 - 2018: Thí điểm xây dựng 13 Câu lạc bộ (năm 2017 thành lập 05 mô hình Câu lạc bộ; năm 2018 thành lập nhân rộng thêm 08 Câu lạc bộ);
- Giai đoạn 2019 - 2020: Duy trì 13 Câu lạc bộ hiện có và nhân rộng thêm 38 Câu lạc bộ tại các xã, phường, thị trấn mới của 8 huyện, thành phố.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Phạm vi: Đề án thành lập, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2017 đến năm 2020.
2. Đối tượng: Người cao tuổi và các thành viên trong gia đình của họ, phụ nữ và các thành viên khác trong cộng đồng, đặc biệt là người cao tuổi nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
III. NGUYÊN TẮC, CƠ CHẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ
1. Nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản, hoạt động theo quy chế của Câu lạc bộ, dân chủ, bình đẳng, quyết định theo đa số, đoàn kết và hợp tác tương trợ lẫn nhau dưới sự điều hành của Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
2. Cơ cấu, quy mô: Mỗi Câu lạc bộ có khoảng từ 50 đến 70 thành viên thuộc các hộ gia đình ở cùng khu dân cư, tổ dân phố hoặc trong cùng thôn tự nguyện tham gia (trong đó tỷ lệ Hội viên tham gia là người cao tuổi, phụ nữ; người nghèo, cận nghèo hoặc người có hoàn cảnh khó khăn phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, theo Quy chế Câu lạc bộ); mỗi Câu lạc bộ có Ban chủ nhiệm gồm 5 người, có tổ tình nguyện viên chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có tổ văn nghệ, tổ quản lý vốn vay tăng thu nhập...
3. Các hoạt động chủ yếu của Câu lạc bộ:
1) Hoạt động chăm sóc sức khỏe: Câu lạc bộ tổ chức tập thể dục dưỡng sinh, phối hợp các cơ sở y tế địa phương tổ chức truyền thông về chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và lập sổ theo dõi sức khỏe và hỗ trợ các thành viên tiếp cận bảo hiểm y tế.
2) Hoạt động chăm sóc tại nhà thông qua các tình nguyện viên: Câu lạc bộ tổ chức đội tình nguyện viên nhằm chăm sóc cho những trường hợp cần giúp đỡ tại nhà với các hoạt động đa dạng như trò chuyện, nấu cơm, giặt giũ, giúp đỡ việc nhà, luyện tập phục hồi chức năng.
3) Hoạt động tự giúp nhau và hỗ trợ cộng đồng: Hoạt động tự giúp nhau là một điển hình của Câu lạc bộ. Các thành viên câu lạc bộ tự bàn bạc và tình nguyện giúp nhau về ngày công, tiền, hiện vật, hoặc kỹ thuật. Đặc biệt câu lạc bộ còn tổ chức các hoạt động cộng đồng như dọn vệ sinh thôn xóm, bảo vệ môi trường xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị ở địa phương.
4) Hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích: Câu lạc bộ phổ biến, tuyên truyền về chế độ chính sách của Đảng và nhà nước cho người cao tuổi, các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng. Đồng thời tham gia phát hiện, đề xuất việc thực hiện quyền của người cao tuổi theo quy định của luật pháp, chính sách.
5) Hoạt động nâng cao kiến thức: Tại các buổi sinh hoạt, Câu lạc bộ tổ chức truyền thông, phổ biến kiến thức phương pháp tăng thu nhập, nâng cao sức khỏe và các chế độ chính sách. Hoạt động này không chỉ nâng cao nhận thức, kiến thức mà còn giúp người cao tuổi tự tin hơn.
6) Hoạt động chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh thần thông qua văn hóa văn nghệ thăm hỏi, giao lưu: Các câu lạc bộ đều có tổ văn nghệ để các thành viên tham gia các tiết mục hát, múa, thơ, tiểu phẩm. Phong trào văn nghệ tập thể tạo không khí vui tươi trong mỗi buổi sinh hoạt và tham gia biểu diễn trong các dịp hội họp của cộng đồng và các thành viên, động viên thăm hỏi lẫn nhau.
7) Vận động nguồn lực để hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo: Câu lạc bộ có các hình thức vận động nguồn từ các dự án, từ ngân sách hỗ trợ, từ các tổ chức, cá nhân, lập Sổ tấm lòng vàng để hỗ trợ người gặp khó khăn, cho thành viên vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tăng thu nhập. Phối hợp với khuyến nông hoặc cá nhân làm ăn giỏi tổ chức truyền thông về kỹ thuật sản xuất, giúp đỡ nhau khi khó khăn để hạn chế rủi ro.
1. Truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về Câu lạc bộ, gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách đối với người cao tuổi, cung cấp tài liệu về quyền và lợi ích của người cao tuổi để hỗ trợ Câu lạc bộ giám sát, tổ chức thực hiện tại địa phương.
- Hướng dẫn việc chăm sóc sức khỏe, tổ chức truyền thông về cách phòng tránh các bệnh hay gặp của người cao tuổi; hướng dẫn luyện tập thể dục thể thao, tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe cho hội viên người cao tuổi. Tổ chức tham quan học tập mô hình, giao lưu học hỏi kinh nghiệm để phổ biến, xây dựng Câu lạc bộ.
2. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, gồm:
- Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, kỹ năng điều hành, cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho Câu lạc bộ về cách quản lý và tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ, tổ chức cho Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ đi học tập kinh nghiệm thực tế để vận dụng tổ chức thực hiện quản lý và điều hành các mảng hoạt động chính của Câu lạc bộ.
- Hỗ trợ tập huấn khoa học kỹ thuật, truyền thông, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ có hiệu quả; hướng dẫn cách làm các chế phẩm vi sinh thân thiện với môi trường, hướng dẫn phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương phù hợp với khả năng và sức khỏe của người cao tuổi.
- Tổ chức giao ban định kỳ hàng quý giữa các Câu lạc bộ, tạo điều kiện cho các Câu lạc bộ được trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật bổ sung những kiến thức mới để vận dụng vào việc quản lý, điều hành hoạt động của câu lạc bộ đạt hiệu quả bền vững.
3. Giải pháp về huy động nguồn lực, gồm:
- Khuyến khích các cấp Hội người cao tuổi đa dạng hóa các nguồn lực vận động từ ngân sách nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, các chương trình, dự án theo quy định hiện hành tạo nguồn vốn cho các thành viên Câu lạc bộ vay phát triển sinh kế tăng thu nhập cho gia đình vươn lên thoát nghèo. Huy động sự đóng góp của hội viên Hội Người cao tuổi và các thành viên của Câu lạc bộ.
- Vận dụng từ nguồn quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi và các nguồn quỹ hợp pháp khác.
4. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hỗ trợ xây dựng nội dung hoạt động Câu lạc bộ.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các hoạt động sau: Quản lý Đề án chỉ đạo, tuyên truyền, sơ kết, tổng kết về Câu lạc bộ; Tổ chức tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng tài liệu hướng dẫn về Câu lạc bộ; Giám sát nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
- Huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, huy động sự đóng góp của hội viên, từ các nguồn quỹ địa phương; vận động nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế.
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
- Là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động người cao tuổi, cơ quan thường trực của Ban công tác Người cao tuổi tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án; tổ chức Hội nghị triển khai đề án; tập huấn nghiệp vụ quản lý, điều hành cho Ban chủ nhiệm câu lạc bộ; tập huấn nội dung cơ bản các hoạt động chính cho các thành viên trong câu lạc bộ;
- Chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan thành lập, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ theo kế hoạch; tổ chức giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện và các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai, kiến nghị những điều chỉnh cần thiết, phù hợp với thực tiễn của từng giai đoạn. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết sau khi đề án kết thúc vào năm 2020 để làm cơ sở triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Phối hợp với Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh lồng ghép các nhiệm vụ, kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung Đề án đã được phê duyệt, lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh:
- Phối hợp cùng với Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Hội người cao tuổi cấp huyện triển khai thực hiện Đề án ở cấp xã được lựa chọn thành lập; duy trì hoạt động, nhân rộng mô hình các câu lạc bộ, tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện;
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ các cấp vận động nguồn lực cho việc nhân rộng Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, sử dụng nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ thực hiện đề án.
3. Sở Nội vụ:
Hướng dẫn các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan thành lập Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi theo Quy định của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, quỹ từ thiện và Thông tư số 02/TT-BNV ngày 10/04/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các sở, ngành và cơ quan liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nguồn vốn phi chính phủ (NGO) cho việc thực hiện Kế hoạch; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tài chính:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí triển khai Đề án theo quy định tại Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan liên quan chỉ đạo, tạo điều kiện để người cao tuổi là thành viên của câu lạc bộ còn đủ sức khỏe tham gia các hoạt động tạo việc làm và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
7. Sở Y tế:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2025, trong đó đưa hoạt động Câu lạc bộ vào nội dung Đề án. Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện, thành phố; trạm y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với Câu lạc bộ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các thành viên Câu lạc bộ, tuyên truyền phổ biến kiến thức bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật cho thành viên Câu lạc bộ tại địa phương.
8. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:
Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người cao tuổi;
Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ tổ các loại hình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp cho người cao tuổi: hát chèo, thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền hơi, cầu lông, bóng bàn...;
9. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp chỉ đạo tuyên truyền nâng cao nhận thức về Câu lạc bộ và việc huy động nguồn lực để nhân rộng mô hình Câu lạc bộ.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được lựa chọn trên địa bàn tỉnh:
Phối hợp triển khai thực hiện Đề án tại địa phương theo hướng dẫn; tổ chức thành lập, duy trì và tạo điều kiện cho Câu lạc bộ triển khai các hoạt động của mình để thực hiện chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng đạt kết quả thiết thực; chủ động xây dựng kế hoạch, huy động mọi nguồn lực tại cộng đồng để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:
Phối hợp tuyên truyền về Câu lạc bộ và công tác chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi tại địa phương. Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và các cấp Hội vận động nguồn lực hỗ trợ nhân rộng Câu lạc bộ. Giám sát tình hình hoạt động của Câu lạc bộ.
Trong quá triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời giải quyết.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.