ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1752/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 24 tháng 10 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TƯ PHÁP CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 64/TTr-STP ngày 18/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này : 02 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực tư pháp cấp tỉnh; 02 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực tư pháp cấp huyện (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan rà soát các thủ tục hành chính nội bộ tại Điều 1 Quyết định này đưa ra phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua trước ngày 15/11/2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TƯ PHÁP CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Bình).
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TƯ PHÁP CẤP TỈNH
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Stt |
Tên thủ tục hành chính |
Cơ quan thực hiện |
Căn cứ pháp lý |
1 |
Lấy ý kiến cơ quan tư pháp về kết quả rà soát văn bản của HĐND, UBND tỉnh |
Sở Tư pháp. |
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020; - Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ; - Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ; - Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ; - Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh. |
2 |
Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần |
- UBND tỉnh; - Sở Tư pháp; |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục 1: Lấy ý kiến cơ quan tư pháp về kết quả rà soát văn bản của HĐND, UBND tỉnh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh/cơ quan khác đã chủ trì soạn thảo văn bản của HĐND, UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh và các sở, ngành có liên quan rà soát văn bản của HĐND, UBND tỉnh có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình; gửi Sở Tư pháp tham gia góp ý kết quả rà soát.
- Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận văn bản đề nghị góp ý và các tài liệu kèm theo.
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc Sở Tư pháp có văn bản góp ý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua Mạng Văn phòng điện tử liên thông của tỉnh Thái Bình hoặc dịch vụ bưu chính công ích.
3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị góp ý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.
+ Các tài liệu trong Hồ sơ rà soát quy định tại Điều 152 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan khác đã chủ trì soạn thảo văn bản của HĐND, UBND tỉnh.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản góp ý kết quả rà soát của Sở Tư pháp.
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
- Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Thủ tục 2: Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước ngày 01/10 hằng năm, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Thủ trưởng cơ quan khác có trách nhiệm gửi Danh mục văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm liền trước đó và văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố thuộc trách nhiệm rà soát của cơ quan, đơn vị gửi Sở Tư pháp.
- Bước 2: Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát, lập dự thảo Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần để trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố.
- Bước 3: Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố chậm nhất là ngày 30/01 hằng năm.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua Mạng Văn phòng điện tử liên thông của tỉnh Thái Bình hoặc dịch vụ bưu chính công ích.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Các danh mục văn bản được lập theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trước ngày 30/01 hằng năm.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan khác.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định công bố Danh mục văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần;
- Danh mục văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần được Văn phòng UBND tỉnh đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; đăng Công báo tỉnh.
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Các danh mục văn bản được lập theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
- Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TƯ PHÁP CẤP HUYỆN
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Stt |
Tên thủ tục hành chính |
Cơ quan thực hiện |
Căn cứ pháp lý |
1 |
Lấy ý kiến cơ quan tư pháp về kết quả rà soát văn bản của HĐND, UBND cấp huyện |
Phòng Tư pháp cấp huyện |
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020; - Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ; - Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ; - Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ; - Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh. |
2 |
Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần |
- Phòng Tư pháp cấp huyện; - UBND cấp huyện. |
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục 1: Lấy ý kiến cơ quan tư pháp về kết quả rà soát văn bản của HĐND, UBND cấp huyện
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chủ trì phối hợp với Trưởng ban Pháp chế HĐND cấp huyện và các cơ quan liên quan rà soát văn bản của của HĐND, UBND cấp huyện có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình; gửi Phòng Tư pháp tham gia góp ý kết quả rà soát.
- Bước 2: Phòng Tư pháp tiếp nhận văn bản đề nghị góp ý và các tài liệu kèm theo.
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc Phòng Tư pháp có văn bản góp ý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua Mạng Văn phòng điện tử liên thông của tỉnh Thái Bình hoặc dịch vụ bưu chính công ích.
3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị góp ý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
+ Các tài liệu trong Hồ sơ rà soát quy định tại Điều 152 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ban Pháp chế HĐND cấp huyện, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện và cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản góp ý kết quả rà soát của Phòng Tư pháp.
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
- Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Thủ tục 2: Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước ngày 01/10 hằng năm, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan khác có trách nhiệm gửi Danh mục văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm liền trước đó và văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố thuộc trách nhiệm rà soát của cơ quan mình gửi Phòng Tư pháp.
- Bước 2: Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát lập dự thảo Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố.
- Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định công bố chậm nhất là ngày 30/01 hằng năm.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua Mạng Văn phòng điện tử liên thông của tỉnh Thái Bình hoặc dịch vụ bưu chính công ích.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Các danh mục văn bản được lập theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trước ngày 30/01 hằng năm.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan khác.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ban Pháp chế HĐND cấp huyện, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện và cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định công bố Danh mục văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
- Danh mục văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần được niêm yết theo quy định.
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Các danh mục văn bản được lập theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
- Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.