BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1746/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2024 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2022 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng các Cục, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
THEO
DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2024 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1746/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP) và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2020/NĐ-CP), Bộ Giao thông vận tải ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai đồng bộ việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020); Nghị định số 118/2021/NĐ-CP , Nghị định số 19/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải;
b) Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thông qua đó kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
2. Yêu cầu
a) Thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP , Nghị định số 19/2020/NĐ-CP một cách hiệu quả;
b) Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong quá trình theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đưa công tác này vào nề nếp, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Xây dựng Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Cục
a) Nội dung thực hiện: ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của các Cục;
b) Thời gian thực hiện: trước ngày 15/01/2024;
c) Cơ quan chủ trì: các Cục: Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường bộ Việt Nam.
2. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Nội dung thực hiện: rà soát, theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng, thông qua đó kịp thời phát hiện các quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn để kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung;
b) Thời gian thực hiện: cả năm;
c) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Các Cục: Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường bộ Việt Nam;
d) Đơn vị phối hợp: các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Công tác phổ biến pháp luật, hướng dẫn tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính
a) Nội dung: tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không dân dụng; hướng dẫn tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính thông qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo, biên soạn tài liệu và các hình thức phù hợp khác;
b) Thời gian thực hiện: cả năm;
c) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Các Cục: Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường bộ Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Cao tốc Việt Nam, Quản lý đầu tư xây dựng;
d) Đơn vị phối hợp: các cơ quan, đơn vị có liên quan.
4. Công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Nội dung: kiểm tra việc theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ;
b) Thời gian thực hiện: cả năm;
c) Đơn vị chủ trì:
- Vụ Pháp chế tham mưu trình Bộ trưởng ký ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP;
- Các Cục: Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường bộ Việt Nam tổ chức thực hiện kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP;
d) Đơn vị phối hợp: các cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Nội dung: báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ;
b) Chế độ báo cáo: thực hiện theo Thông tư số 01/2023/TT-BTP ngày 16/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Đơn vị chủ trì và thời gian thực hiện:
- Vụ Pháp chế tham mưu báo cáo gửi Bộ Tư pháp báo cáo hàng năm trước ngày 21/12/2024;
- Thanh tra Bộ, các Cục: Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường bộ Việt Nam tham mưu báo cáo hàng năm gửi Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 18/12/2024 để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các đơn vị
a) Vụ Pháp chế
- Là đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi của Bộ.
- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện, triển khai Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 của Bộ Giao thông vận tải.
- Thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được giao tại Kế hoạch này.
b) Thanh tra Bộ, các Cục: Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường bộ Việt Nam.
- Bám sát Kế hoạch này để kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị mình cho phù hợp.
- Bố trí cán bộ và các điều kiện đảm bảo cho công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Pháp chế) kết quả thực hiện theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ hàng năm.
c) Các Cục: Đăng kiểm Việt Nam, Đường cao tốc Việt Nam, Quản lý đầu tư xây dựng.
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ theo phân công tại Kế hoạch này.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Pháp chế) kết quả thực hiện nhiệm vụ quy định tại mục 3 Phần II của Kế hoạch này trước ngày 18/12/2024 để tổng hợp.
d) Vụ Tài chính, Văn phòng Bộ: tổng hợp dự toán ngân sách chi cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động của công tác này.
2. Kinh phí thực hiện: kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do ngân sách nhà nước cấp hàng năm và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.