ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1710/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm2012;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Công văn số 1458/SCT- NL ngày 06 tháng 1 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý, giám sát các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh theo Quy chế phối hợp kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã và thành phố Huế; Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định những nguyên tắc, nhiệm vụ và trách nhiệm chủ trì, phối hợp giữa các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã; chủ trang trại; chủ đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà trong việc thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong việc quản lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã nơi có dự án; chủ trang trại; chủ đầu tư các hệ thống điện mặt trời mái nhà (hệ thống lắp đặt trên mái nhà trang trại nông nghiệp; khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích các từ ngữ viết tắt
1. Hệ thống điện mặt trời mái nhà (viết tắt là hệ thống ĐMTMN) là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW (1,25MWp), đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của bên mua điện.
2. UBND huyện, thị xã, thành phố gọi chung là UBND cấp huyện.
3. UBND xã, phường, thị trấn gọi chung là UBND cấp xã.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp, quản lý
1. Nội dung chủ trì, phối hợp phải đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ trì, phối hợp.
2. Bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.
4. Bảo đảm yêu cầu về chuyên môn, chất lượng và tiến độ thời gian trong quá trình phối hợp.
5. Đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức được tham gia phối hợp.
1. Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
a) Cơ quan chủ trì gửi văn bản, hồ sơ (nếu có) cho cơ quan phối hợp và phải xác định rõ thời gian và những nội dung cụ thể cần lấy ý kiến đối với từng cơ quan. Thời gian để trả lời ý kiến phải đảm bảo để cơ quan phối hợp nghiên cứu và trả lời.
b) Đối với các nội dung, thủ tục hành chính đã quy định thời hạn giải quyết và thời gian trả lời ý kiến tham gia thì thực hiện theo quy định hiện hành.
c) Cơ quan phối hợp phải chấp hành tiến độ thời gian trong việc tham gia ý kiến theo đề nghị của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước UBND tỉnh và pháp luật (nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan được hỏi không có ý kiến thì coi như đồng ý).
d) Trường hợp cơ quan chủ trì không tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp thì phải giải thích rõ lý do, thông báo cho cơ quan phối hợp biết và phải chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình.
2. Hình thức lấy ý kiến tại cuộc họp
a) Chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày họp, cơ quan chủ trì phải gửi cơ quan phối hợp hồ sơ, tài liệu có liên quan và các vấn đề cần lấy ý kiến tại cuộc họp; công văn mời họp, trong đó xác định thời gian, địa điểm, nội dung chính của cuộc họp và thành phần tham dự;...
b) Thủ trưởng cơ quan phối hợp phải cử cán bộ, công chức tham gia theo đúng thành phần và theo yêu cầu của cơ quan chủ trì; chịu trách nhiệm về các ý kiến phát biểu tại cuộc họp về vấn đề theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan chủ trì; có quyền yêu cầu cơ quan chủ trì cung cấp tài liệu bổ sung, hoặc giải trình các nội dung chưa rõ để tham gia ý kiến về nội dung yêu cầu.
c) Nội dung họp phải được cơ quan chủ trì ghi thành biên bản, lưu hồ sơ và do Chủ tọa ký xác nhận (trong đó ghi rõ cơ quan không tham gia họp hoặc không chuẩn bị nội dung đã được yêu cầu) và gửi cho các cơ quan phối hợp.
MỘT SỐ NỘI DUNG PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỆ THỐNG ĐMTMN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 5. Một số nội dung phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối hệ thống ĐMTMN
1. Quản lý quy hoạch;
2. Quản lý đầu tư;
3. Quản lý môi trường;
4. Quản lý đất đai;
5. Quản lý chất lượng công trình;
6. Quản lý hoạt động điện lực và an toàn điện;
7. Quản lý về phòng cháy, chữa cháy;
8. Quản lý công nghệ.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỦ TRÌ, PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu quản lý về an toàn điện, hoạt động điện lực gồm một số nội dung chủ yếu sau:
1. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư hệ thống ĐMTMN việc thực hiện một số nội dung quy định về an toàn điện;
2. Hướng dẫn, kiểm tra trách nhiệm của Chủ đầu tư có đấu nối vào cấp điện áp trung áp;
3. Kiểm tra việc chấp hành quy định về giấy phép hoạt động điện lực đối với đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát hệ thống điện mặt trời, đường dây và trạm biến áp;
4. Phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan thực hiện quản lý quy hoạch; quản lý đầu tư; quản lý chất lượng công trình, công nghệ được sử dụng khi xây dựng hệ thống ĐMTMN.
5. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương định kỳ hằng năm về hoạt động đăng ký đầu tư, tình hình triển khai thực hiện hệ thống ĐMTMN nối lưới trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, quản lý về đất đai, môi trường gồm một số nội dung sau:
1. Thực hiện thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của Sở;
2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các quy định của chủ trang trại về đất đai; bảo vệ môi trường.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra và giám sát đầu tư các chủ đầu tư lắp đặt HTĐMTMN triển khai thực hiện phù hợp với nội dung chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện quy định về các tiêu chí trang trại được quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định tiêu chí kinh tế trang trại (viết tắt là Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT).
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp, bao gồm một số nội dung sau:
1. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng, đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng;
2. Hướng dẫn các địa phương thực hiện quy định về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị theo phân cấp và quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thu thuế cho ngân sách tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thu thuế cho ngân sách tỉnh.
2. Hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư các hệ thống điện mặt trời mái nhà mở công ty hoặc chi nhánh tại địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế tại địa phương.
Điều 13. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, triển khai thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an ninh kinh tế đối với hoạt động đầu tư các hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà trang trại nông nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh; phối hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của chủ trang trại.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy bao gồm một số nội dung sau:
a) Hướng dẫn, kiểm tra các chủ đầu tư lắp đặt hệ thống ĐMTMN việc thực hiện một số nội dung quy định về phòng cháy, chữa cháy;
b) Thực hiện thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy của Chủ đầu tư đối với hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.
Điều 14. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn, gồm một số nội dung sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu hướng dẫn, kiểm tra các chủ trang trại và chủ đầu tư lắp đặt hệ thống ĐMTMN triển khai thực hiện phù hợp với chủ trương đầu tư được phê duyệt.
2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các dự án trang trại đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn huyện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt;
3. Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền;
4. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng, đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng;
5. Hướng dẫn các địa phương thực hiện quy định về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị theo phân cấp và quy định của pháp luật về xây dựng;
6. Chỉ đạo UBND cấp xã, giám sát chủ trang trại trong việc tuân thủ các quy định Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ;
7. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kinh tế trang trại trên địa bàn trong năm;
8. Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các công việc cần thiết đối với công trình đầu tư xây dựng ở khu vực chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt;
9. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan chủ trì.
Điều 15. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện quản lý nhà nước trong khu kinh tế, công nghiệp tỉnh gồm một số nội dung sau:
1. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình, xây dựng, cấp giấy phép xây dựng trong khu kinh tế, khu công nghiệp;
2. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan chủ trì.
Điều 16. Trách nhiệm của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế
1. Thực hiện công khai khả năng giải tỏa công suất các tuyến đường dây, giải quyết thủ tục đăng ký, thỏa thuận đấu nối một cách công khai, minh bạch, theo trình tự thời gian đăng ký và đúng quy định;
2. Ký kết mua điện đối với các đơn vị lắp đặt hệ thống ĐMTMN đảm bảo phù hợp với quy định và chịu trách nhiệm không gây quá tải lưới điện hạ áp, trung áp hiện hữu;
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng về sản lượng điện mua từ các hệ thống ĐMTMN gửi về Sở Công Thương trước ngày 19 hàng tháng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý.
1. Đối với chủ trang trại
a) Kê khai thông tin về trang trại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT , gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 15 tháng 11 hằng năm; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai;
b) Tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn; tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác có liên quan trong việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống ĐMTMN.
2. Đối với chủ đầu tư hệ thống ĐMTMN
a) Đăng ký nhu cầu lắp đặt hệ thống ĐMTMN trước khi thực hiện đầu tư đế được hướng dẫn cụ thể phù hợp các quy định, khả năng đấu nối vào lưới điện nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư với các nội dung: Địa điểm lắp đặt, công suất dự kiến, thời điểm lắp đặt hệ thống ĐMTMN gửi UBND cấp huyện, BQL Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế;
b) Thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi việc đầu tư xây dựng và vận hành công trình gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan trong việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống ĐMTMN;
d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng về sản lượng sản xuất điện gửi về Sở Công Thương, UBND cấp huyện trước ngày 19 hàng tháng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương.
CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO
Điều 18. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chủ trì thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực được giao chủ trì tham mưu quản lý.
2. Trong trường hợp tổ chức kiểm tra liên ngành đối với hệ thống ĐMTMN lắp đặt trên mái nhà trang trại nông nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra để tổ chức kiểm tra việc tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng, đất đai, môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan của chủ đầu hệ thống ĐMTMN lắp đặt trên mái nhà trang trại nông nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không quá 01 lần/năm.
1. Các cơ quan chủ trì quyết định việc thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với chủ đầu tư hệ thống ĐMTMN lắp đặt trên mái nhà trang trại nông nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh khác khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
1. Thủ trưởng các cơ quan chủ trì có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh định kỳ (06 tháng lần chậm nhất là ngày 25 của tháng cuối Quý II và Quý IV) hoặc đột xuất bằng văn bản về tình hình thực hiện công tác chủ trì, công tác phối hợp trong quản lý hệ thống ĐMTMN lắp đặt trên mái nhà trang trại nông nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh đồng thời gửi về Sở Công Thương để theo dõi, tổng hợp.
2. Báo cáo về công tác phối hợp phải thể hiện tình hình chấp hành tiến độ trong công tác phối hợp, việc thực hiện trách nhiệm phối hợp của từng cơ quan được phân công và chất lượng hoạt động phối hợp của các cơ quan đó, những đề xuất, kiến nghị về công tác phối hợp (nếu có).
Thực hiện theo phân cấp nhiệm vụ chi hiện hành của Nhà nước.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quy chế này, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp thực hiện. Sở Công Thương có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.