ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1708/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 02 tháng 9 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 371/TTr-SNN ngày 13/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố thực hiện liên thông một số thủ tục hành chính lĩnh vực khai thác thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có Quy định kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh), Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính và Quy định đã được ban hành tại Điều 1 Quyết định này theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, Giám đốc Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN LIÊN THÔNG MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KHAI
THÁC THỦY SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số: 1708/QĐ-UBND ngày 02/9/2021 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Cà Mau)
Quy định này quy định về nguyên tắc, hồ sơ, thời gian, quy trình và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến việc tiếp nhận, chuyển giao, giải quyết hồ sơ và trả kết quả trong quá trình thực hiện liên thông các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Thủy sản gồm:
1. Liên thông thủ tục Xóa đăng ký tàu cá với các thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và cấp Giấy phép khai thác thủy sản.
2. Liên thông thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá với các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và cấp Giấy phép khai thác thủy sản.
3. Liên thông thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, thủ tục cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản
4. Liên thông thủ tục Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá với thủ tục cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục thủy sản; Trung tâm Đăng kiểm tàu cá Cà Mau).
2. Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện liên thông các thủ tục hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc, mục đích liên thông giải quyết thủ tục hành chính
1. Tuân thủ đúng Quy định này, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và các văn bản khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân, người đại diện hộ gia đình có quyền lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng thực hiện liên thông các thủ tục hành chính.
3. Bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện liên thông các thủ tục hành chính
1. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết liên thông đối với các thủ tục hành chính đã thực hiện theo quy định trong lĩnh vực Thủy sản.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản; Trung tâm Đăng kiểm tàu cá Cà Mau) chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan mình.
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Xóa đăng ký tàu cá (đối với tàu được mua bán, tặng cho)
MSHS “1.003681.000.00.00.H12”
a) Tờ khai xóa đăng ký tàu cá theo Mẫu số 10.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do.
1.2. Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
MSHS “1.003563.000.00.00.H12”
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 03.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ;
b) Bản sao hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (đối với trường hợp tàu cá đóng mới, cải hoán);
c) Theo tiến độ thi công, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải trình Cơ sở đăng kiểm tàu cá bản sao chứng thực giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu kèm theo đối với máy móc, trang thiết bị sản xuất trong nước hoặc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin - CO), giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality - CQ) và tài liệu kỹ thuật hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, sửa chữa thiết bị của nhà sản xuất đối với máy móc, trang thiết bị nhập khẩu trước khi lắp đặt trên tàu.
1.3. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá
MSHS “1.003650.000.00.00.H12”
a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ;
b) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;
c) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);
d) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên);
đ) Bản chính Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định;
e) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu;
g) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký.
1.4. Cấp Giấy phép khai thác thủy sản
MSHS “1.004359.000.00.00.H12”
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ;
b) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
c) Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
2. Số lượng hồ sơ
01 bộ hồ sơ đối với mỗi thủ tục. Trong trường hợp có giấy tờ trùng nhau giữa các thủ tục trong quy trình thực hiện liên thông thì người nộp chỉ cần nộp duy nhất 01 lần (đối với loại giấy tờ nộp bản chứng thực, bản chụp thì có kèm theo bản chính đối chiếu hoặc đối với loại giấy tờ yêu cầu nộp bản chính thì thực hiện theo quy định). Các đơn vị liên thông phải có trách nhiệm sử dụng lại bản số hóa (đã được xác thực điện tử tại Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính) để tiến hành thẩm định, giải quyết hồ sơ ở các bước tiếp theo hoặc các khâu của quy trình (không được yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp lại hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đã có trong hệ thống).
3. Phí, lệ phí
- Phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá: thu theo từng hạng mục tại Thông tư số 230/2016/TT-BTC. Đơn vị thu: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá.
- Lệ phí cấp Giấy phép khai thác thủy sản: theo quy định tại Thông tư số 118/2018/TT-BTC, cụ thể: Lệ phí cấp mới 40.000 đồng/lần (Bốn mươi ngàn đồng). Đơn vị thu: Chi cục Thủy sản.
4. Thời gian giải quyết
Trong thời hạn 8,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (cắt giảm 3,5/12 ngày làm việc, tỷ lệ cắt giảm 29%).
5. Quy trình giải quyết
- Bước 1: Bộ phận tiếp nhận trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh hướng dẫn, kiểm tra; tiếp nhận hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân, tạo hồ sơ điện tử gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá) để xử lý hồ sơ: 0,25 ngày làm việc.
- Bước 2: Phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá thuộc Chi cục Thủy sản thẩm định, xử lý hồ sơ; chuyển Lãnh đạo phòng kiểm duyệt trình Lãnh đạo Chi cục Thủy sản phê duyệt Xóa đăng ký tàu cá: 02 ngày làm việc.
- Bước 3: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá thẩm định, xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá: 1,5 ngày làm việc.
- Bước 4: Phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ; chuyển Lãnh đạo phòng kiểm duyệt trình Lãnh đạo Chi cục Thủy sản phê duyệt cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và cấp Giấy phép khai thác thủy sản: 4,5 ngày làm việc.
- Bước 5: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển toàn bộ hồ sơ, kết quả về Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh trả kết quả tổ chức, cá nhân: 0,25 ngày làm việc.
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm 1.2, khoản 1, Điều 5 Quy định này.
1.2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (đối với tàu cá đóng mới; mua bán, tặng cho, nhập khẩu và thuê tàu trần)
1.2.1. Đối với tàu cá đóng mới
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại các mục a, b, c, d điểm 1.3, khoản 1, Điều 5 Quy định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ;
c) Bản chính Văn bản chấp thuận đóng mới tàu cá.
1.2.2. Đối với tàu cá được mua bán, tặng cho (tàu cá ngoài tỉnh về Cà Mau)
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm 1.3, khoản 1, Điều 5 Quy định này.
b) Văn bản chấp thuận mua bán tàu cá;
1.2.3. Đối với tàu cá nhập khẩu
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại các mục a, b, c, d điểm 1.3, khoản 1, Điều 5 Quy định này;
b) Bản sao có chứng thực văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu cá đã qua sử dụng;
d) Bản sao có chứng thực Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan;
đ) Bản sao có chứng thực biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2.4. Đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại các mục a, c, d điểm 1.3, khoản 1, Điều 5 và tại các mục c, d, đ điểm 1.2.3, khoản 1.2, Điều 6 Quy định này;
b) Bản chính văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;
c) Bản chính hợp đồng thuê tàu trần.
1.3. Cấp Giấy phép khai thác thủy sản
Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm 1.4, khoản 1, Điều 5 Quy định này.
2. Số lượng hồ sơ
Số lượng hồ sơ theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Quy định này.
3. Phí, lệ phí
- Phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá: thu theo từng hạng mục tại Thông tư số 230/2016/TT-BTC. Đơn vị thu: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá.
- Lệ phí cấp Giấy phép khai thác thủy sản: theo quy định tại Thông tư số 118/2018/TT-BTC, cụ thể: Lệ phí cấp mới 40.000 đồng/lần (Bốn mươi ngàn đồng). Đơn vị thu: Chi cục Thủy sản.
4. Thời gian giải quyết
Trong thời hạn 7,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (cắt giảm 02/9,5 ngày làm việc, tỷ lệ cắt giảm 21%).
5. Quy trình giải quyết
- Bước 1: Bộ phận tiếp nhận trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh hướng dẫn, kiểm tra; tiếp nhận hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân, tạo hồ sơ điện tử gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá) để xử lý hồ sơ: 0,25 ngày làm việc.
- Bước 2: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá: 1,5 ngày làm việc.
- Bước 3: Phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ; chuyển Lãnh đạo phòng kiểm duyệt trình Lãnh đạo Chi cục Thủy sản phê duyệt cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và cấp Giấy phép khai thác thủy sản: 5,5 ngày làm việc.
- Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển toàn bộ hồ sơ, kết quả về Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh trả kết quả tổ chức, cá nhân; 0,25 ngày làm việc.
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm 1.2, khoản 1, Điều 5 Quy định này.
1.2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (đối với tàu cải hoán)
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại các mục a, b, c, d điểm 1.3, khoản 1, Điều 5 Quy định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu theo Mẫu số 04.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký cũ;
d) Văn bản chấp thuận cải hoán tàu cá.
1.3. Cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản
MSHS “1.004359.000.00.00.H12”
- Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ;
- Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.
2. Số lượng hồ sơ
Số lượng hồ sơ theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Quy định này.
3. Phí, lệ phí
- Phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá: thu theo từng hạng mục tại Thông tư số 230/2016/TT-BTC. Đơn vị thu: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá.
- Lệ phí cấp giấy phép khai thác thủy sản: theo quy định tại Thông tư số 118/2018/TT-BTC, cụ thể: Lệ phí cấp lại 20.000 đồng/lần (Hai mươi ngàn đồng). Đơn vị thu: Chi cục Thủy sản.
4. Thời gian giải quyết
Trong thời hạn 5,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (cắt giảm 1,5/07 ngày làm việc tỷ lệ cắt giảm 21%).
5. Quy trình giải quyết
- Bước 1: Bộ phận tiếp nhận trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh hướng dẫn, kiểm tra; tiếp nhận hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân, tạo hồ sơ điện tử gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá) để xử lý hồ sơ: 0,25 ngày làm việc.
- Bước 2: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá: 1,5 ngày làm việc.
- Bước 3: Phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ; chuyển Lãnh đạo phòng kiểm duyệt trình Lãnh đạo Chi cục Thủy sản phê duyệt cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản: 3,5 ngày làm việc.
- Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển toàn bộ hồ sơ, kết quả về Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh trả kết quả tổ chức, cá nhân; 0,25 ngày làm việc. Hoàn thiện kết thúc quy trình liên thông các thủ tục hành chính.
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm 1.2, khoản 1, Điều 5 Quy định này.
1.2. Cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản
Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm 1.3, khoản 1, Điều 7 Quy định này.
2. Số lượng hồ sơ
Số lượng hồ sơ theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Quy định này.
3. Phí, lệ phí
- Phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá: thu theo từng hạng mục tại Thông tư số 230/2016/TT-BTC. Đơn vị thu: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá.
- Lệ phí cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản: theo quy định tại Thông tư số 118/2018/TT-BTC , cụ thể: Lệ phí cấp lại 20.000đồng/lần (Hai mươi ngàn đồng). Đơn vị thu: Chi cục Thủy sản.
4. Thời gian giải quyết
Trong thời gian 3,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (cắt giảm 01/4,5 ngày làm việc tỷ lệ cắt giảm 22%).
5. Quy trình giải quyết
- Bước 1: Bộ phận tiếp nhận trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh hướng dẫn, kiểm tra; tiếp nhận hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân, tạo hồ sơ điện tử gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá) để xử lý hồ sơ: 0,25 ngày làm việc.
- Bước 2: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá: 1,5 ngày làm việc.
- Bước 3: Chuyên viên phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ; chuyển Lãnh đạo phòng kiểm duyệt, trình Lãnh đạo Chi cục Thủy sản phê duyệt cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản: 1,5 ngày làm việc.
- Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển toàn bộ hồ sơ, kết quả về Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh trả kết quả tổ chức, cá nhân: 0,25 ngày làm việc.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì triển khai, hướng dẫn, công khai quy trình liên thông các thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý của ngành.
2. Định kỳ hàng năm hoặc theo tình hình thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc (nếu có).
3. Phối hợp triển khai thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi bằng các hình thức thích hợp để các tổ chức, cá nhân dễ tiếp cận và thực hiện khi có nhu cầu.
Điều 10. Trách nhiệm của Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính
Làm đầu mối phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính bảo đảm việc luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan và thực hiện dịch vụ tiếp nhận, trả kết quả theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính liên thông. Đồng thời phối hợp với Ngân hàng tổ chức thu, nộp phí, lệ phí theo quy định trong quá trình giải quyết thủ tục./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.