ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1706/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
Căn cứ Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 30/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh số: 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; 127/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 về việc ban hành Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2022;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 71/TTr-SNN&PTNT ngày 25/4/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
LẤY MẪU GIÁM SÁT AN TOÀN THỰC PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025;
Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 30/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025;
Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa;
Quyết định số 127/QĐ-UBND , ngày 07/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2022;
Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định khác của Nhà nước có liên quan về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.
1. Mục đích
- Lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) nhằm đánh giá, nhận diện các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước các cấp có giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn năm 2022 - 2025, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
- Thông qua hoạt động lấy mẫu để kịp thời phát hiện, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xử lý đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
- Phát huy tối đa hiệu quả đầu tư dự án Nâng cao năng lực Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa, đáp ứng các mục tiêu xây dựng Trung tâm thành đơn vị thử nghiệm đồng bộ, hiện đại giúp tỉnh chủ động giám sát, kiểm soát chất lượng ATTP; đồng thời hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai, thực hiện phải đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đúng đối tượng, nội dung và tiến độ; tạo chuyển biến rõ rệt và toàn diện đối với công tác quản lý nhà nước về ATTP.
- Công tác lấy mẫu giám sát, đánh giá các nguy cơ về ATTP phải tập trung vào các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao, được người dân sử dụng hàng ngày nhằm phát hiện và ngăn chặn tối đa các nguy cơ gây mất ATTP.
- Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không đảm bảo ATTP, công khai cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được thực hiện kịp thời, nghiêm túc và đúng theo quy định của pháp luật.
1. Đối tượng lấy mẫu giám sát ATTP
Các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao gây mất ATTP được người dân sử dụng hàng ngày.
2. Phạm vi lấy mẫu giám sát ATTP
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành về ATTP trên địa bàn quản lý.
3. Cơ quan lấy mẫu giám sát ATTP
a) Cấp tỉnh: Các cơ quan chuyên môn thuộc các sở: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
b) Cấp huyện, cấp xã: UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã).
4. Yêu cầu đối với người lấy mẫu giám sát ATTP
Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về lấy mẫu giám sát ATTP do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
5. Phương thức lấy mẫu giám sát ATTP
Lấy mẫu ngẫu nhiên, đảm bảo tính đại diện để kiểm nghiệm nhanh tại hiện trường hoặc kiểm nghiệm trong phòng thử nghiệm nhằm đánh giá sự phù hợp so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của một hoặc một số chỉ tiêu ATTP đối với một sản phẩm, nhóm sản phẩm cụ thể.
6. Trình tự thực hiện lấy mẫu giám sát ATTP
Bước 1: Các cơ quan được giao nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát gồm các nội dung: Sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm được lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu, số lượng mẫu, chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, dự kiến thời gian lấy mẫu và dự trù kinh phí thực hiện.
Bước 2: Tổ chức lấy mẫu thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý thực hiện thử nghiệm nhanh tại hiện trường hoặc gửi mẫu đến Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản để thử nghiệm các chỉ tiêu theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Bước 3: Tổng hợp và báo cáo kết quả lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý của các ngành, địa phương.
Bước 4: Thông báo kết quả lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.
7. Nội dung lấy mẫu giám sát ATTP
a) Phân công lấy mẫu giám sát ATTP:
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Tổ chức lấy mẫu giám sát ATTP đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý được quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 4 Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh và khoản 4, Điều 1 Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh.
- Sở Y tế: Tổ chức lấy mẫu giám sát ATTP đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý được quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 3 Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh và khoản 1, khoản 2, Điều 1; khoản 1, khoản 3, Điều 2 Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh.
- Sở Công Thương: Tổ chức lấy mẫu giám sát ATTP đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý được quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 5 Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh và khoản 2, Điều 2 Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh.
- UBND cấp huyện: Tổ chức lấy mẫu giám sát ATTP đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 6, Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh và khoản 6, Điều 1 Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh.
- UBND cấp xã: Tổ chức lấy mẫu giám sát ATTP đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý quy định tại khoản 1, Điều 7 Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh và khoản 7, Điều 1 Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh.
b) Số lượng mẫu giám sát ATTP:
- Số lượng mẫu thực phẩm được lấy để giám sát của từng sở, ngành, UBND các huyện, UBND các xã cụ thể tại Phụ lục 01.
- Các sở, ngành, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát phù hợp với từng thời điểm, mùa vụ và tập trung vào các đợt cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, mùa lễ hội, mùa du lịch và tháng hành động vì an toàn thực phẩm; tùy theo tình hình thực tế có thể tăng số lượng mẫu giám sát, sản phẩm thực phẩm cần giám sát hoặc các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao gây mất ATTP thuộc trách nhiệm quản lý.
c) Kiểm nghiệm mẫu giám sát ATTP:
- Các cơ quan được phân công lấy mẫu giám sát thực hiện kiểm nghiệm nhanh tại hiện trường hoặc gửi mẫu phân tích tại phòng kiểm nghiệm theo hướng dẫn tại Phụ lục 02.
- Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định khác của nhà nước có liên quan về chất lượng, an toàn thực phẩm là cơ sở để xác định chỉ tiêu kiểm nghiệm tại Phụ lục 03.
8. Xử lý kết quả lấy mẫu giám sát ATTP
a) Đối với kết quả lấy mẫu giám sát không phát hiện nguy cơ gây mất ATTP: Cơ quan lấy mẫu giám sát thông báo kết quả bằng văn bản đến cơ sở được lấy mẫu biết để tiếp tục duy trì thực hiện các điều kiện về đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh tại cơ sở.
b) Đối với kết quả lấy mẫu giám sát phát hiện mẫu thực phẩm không đáp ứng quy định về ATTP, cơ quan lấy mẫu giám sát thực hiện các nội dung:
- Có thông báo bằng văn bản tới cơ sở được lấy mẫu giám sát và cơ quan quản lý cơ sở; yêu cầu cơ sở thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm không đảm bảo ATTP; xác định nguyên nhân vi phạm và thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan lấy mẫu giám sát và cơ quan quản lý cơ sở theo quy định.
- Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tăng cường lấy mẫu giám sát đối với cơ sở có mẫu vi phạm; tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật khi cần thiết.
c) Công khai kết quả lấy mẫu giám sát ATTP:
Các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương; UBND cấp huyện; UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thực hiện công khai kết quả lấy mẫu giám sát ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương, phần mềm hệ thống thông tin quản lý nhà nước về ATTP, phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn để người tiêu dùng được biết.
V. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2025.
2. Kinh phí thực hiện
a) Cấp tỉnh: Nguồn kinh phí từ nguồn Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.
b) Cấp huyện, xã: Nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương.
- Lập dự toán kinh phí lấy mẫu giám sát ATTP theo lĩnh vực được phân công lồng ghép với các nội dung của hoạt động giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với dự toán giao đầu năm của các cơ quan đơn vị gửi Sở Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở: Công Thương, Y tế đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình này; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh số lượng mẫu thực phẩm, chỉ tiêu cần giám sát phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý vi phạm đối với các cơ sở có mẫu giám sát không đáp ứng yêu cầu về ATTP theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Văn phòng điều phối về VSATTP tỉnh hướng dẫn tập huấn phương pháp lấy mẫu và sử dụng bộ test nhanh ATTP cho cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm nghiệm nhanh tại hiện trường.
- Định kỳ báo cáo kết quả lấy mẫu giám sát ATTP gửi về Văn phòng Điều phối về VSATTP tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
- Lập dự toán kinh phí lấy mẫu giám sát ATTP theo lĩnh vực được phân công lồng ghép với các nội dung của hoạt động giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với dự toán giao đầu năm của các cơ quan đơn vị gửi Sở Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý vi phạm đối với các cơ sở có mẫu giám sát không đáp ứng yêu cầu về ATTP theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Văn phòng điều phối về VSATTP tỉnh hướng dẫn tập huấn phương pháp lấy mẫu và sử dụng bộ test nhanh ATTP cho cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm nghiệm nhanh tại hiện trường.
- Định kỳ báo cáo kết quả lấy mẫu giám sát ATTP gửi về Văn phòng Điều phối về VSATTP tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh
- Tổng hợp nhu cầu sử dụng kitest của các đơn vị, lập dự toán kinh phí cùng với hoạt động giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm gửi Sở Tài chính thẩm định cùng với dự toán chi thường xuyên giao đầu năm.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn phương pháp lấy mẫu và sử dụng bộ test nhanh ATTP cho cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu, kiểm nghiệm nhanh tại hiện trường của các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Tổng hợp kết quả lấy mẫu giám sát ATTP của các ngành, địa phương, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh thẩm định kinh phí lấy mẫu giám sát của các cơ quan đơn vị cấp tỉnh cùng với các hoạt động của Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, UBND huyện hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở thực hiện công khai kết quả lấy mẫu giám sát ATTP theo đề nghị của các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Thực hiện công khai kết quả lấy mẫu giám sát ATTP trên các chuyên trang, chuyên mục theo đề nghị của các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời cảnh báo nguy cơ gây mất ATTP đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chương trình lấy mẫu giám sát ATTP trên địa bàn theo quy định. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt chương trình lấy mẫu (tập trung vào các xã, phường theo Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 27/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh).
- Bố trí ngân sách của địa phương, tranh thủ kinh phí hỗ trợ của các dự án (nếu có) và huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp để tổ chức thực hiện chương trình lấy mẫu giám sát đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý vi phạm đối với các cơ sở có mẫu giám sát không đáp ứng yêu cầu về ATTP theo quy định của pháp luật.
- Chủ động, phối hợp các cơ quan liên quan trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm ATTP.
- Định kỳ báo cáo kết quả lấy mẫu giám sát ATTP trên địa bàn huyện gửi về Văn phòng Điều phối về VSATTP tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
8. Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản
- Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị kiểm nghiệm ATTP đã được đầu tư, nâng cấp; mở rộng năng lực thử nghiệm ATTP; tiếp nhận và phân tích mẫu theo yêu cầu của các cơ quan lấy mẫu giám sát.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thử nghiệm do đơn vị thực hiện; tư vấn, hướng dẫn các đơn vị lấy mẫu giám sát thực hiện việc gửi mẫu và thử nghiệm các chỉ tiêu ATTP theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, giải quyết./.
GIAO SỐ LƯỢNG MẪU GIÁM SÁT
ATTP CHO CÁC NGÀNH, UBND CÁC HUYỆN, UBND CÁC XÃ THỰC HIỆN TỪ NĂM 2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: Mẫu
STT |
Cơ quan, đơn vị |
Số lượng mẫu |
|||
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
I |
Cấp tỉnh |
540 |
1250 |
1250 |
1350 |
1 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
320 |
800 |
800 |
850 |
2 |
Sở Y tế |
120 |
250 |
250 |
270 |
3 |
Sở Công Thương |
100 |
200 |
200 |
230 |
II |
Cấp huyện |
0 |
1680 |
1680 |
1860 |
1 |
Thành phố Thanh Hóa |
- |
100 |
100 |
120 |
2 |
Thành phố Sầm Sơn |
- |
100 |
100 |
120 |
3 |
Thị xã Nghi Sơn |
|
100 |
100 |
120 |
4 |
Thị xã Bỉm Sơn |
- |
70 |
70 |
80 |
5 |
Huyện Hoằng Hóa |
- |
70 |
70 |
80 |
6 |
Huyện Quảng Xương |
- |
70 |
70 |
80 |
7 |
Huyện Hậu Lộc |
- |
70 |
70 |
80 |
8 |
Huyện Hà Trung |
- |
70 |
70 |
80 |
9 |
Huyện Nga Sơn |
- |
70 |
70 |
80 |
10 |
Huyện Thiệu Hóa |
- |
70 |
70 |
80 |
11 |
Huyện Triệu Sơn |
- |
70 |
70 |
80 |
12 |
Huyện Yên Định |
- |
70 |
70 |
80 |
13 |
Huyện Đông Sơn |
- |
70 |
70 |
80 |
14 |
Huyện Nông Cống |
- |
70 |
70 |
80 |
15 |
Huyện Thọ Xuân |
- |
70 |
70 |
80 |
16 |
Huyện Ngọc Lặc |
- |
45 |
45 |
45 |
17 |
Huyện Cẩm Thủy |
- |
45 |
45 |
45 |
18 |
Huyện Thạch Thành |
- |
45 |
45 |
45 |
19 |
Huyện Vĩnh Lộc |
- |
45 |
45 |
45 |
20 |
Huyện Như Thanh |
- |
45 |
45 |
45 |
21 |
Huyện Như Xuân |
- |
45 |
45 |
45 |
22 |
Huyện Thường Xuân |
- |
45 |
45 |
45 |
23 |
Huyện Lang Chánh |
- |
45 |
45 |
45 |
24 |
Huyện Bá Thước |
- |
45 |
45 |
45 |
25 |
Huyện Quan Hóa |
- |
45 |
45 |
45 |
26 |
Huyện Quan Sơn |
- |
45 |
45 |
45 |
27 |
Huyện Mường Lát |
- |
45 |
45 |
45 |
III |
Cấp xã: |
Số lượng xã |
|||
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
|
Thực hiện giám sát an toàn thực phẩm đối với tất cả các xã nằm trong kế hoạch xây dựng xã ATTP nâng cao, số lượng mẫu: 12 mẫu/năm/xã (theo Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 27/01/2022 của UBND tỉnh). |
- |
67 |
104 |
130 |
HƯỚNG DẪN KIỂM NGHIỆM MẪU
GIÁM SÁT ATTP
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)
STT |
Nhóm sản phẩm |
Sản phẩm |
Kiểm nghiệm |
|
Chỉ tiêu giám sát |
Phương thức thực hiện |
|||
1 |
Rau, củ, quả |
Rau ăn sống |
Thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Cabamat, nhóm cúc, nhóm lân hữu cơ); kích thích sinh trưởng (Auxin, Xytokinine); VSV (E.coli, Salmonella). |
* Thực hiện kiểm tra nhanh tại hiện trường đối với các chỉ tiêu: - Thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Cabamat, nhóm cúc, nhóm lân hữu cơ); - Chất cấm: trong nhóm Beta Agonist; - Kháng sinh: (Chloramphenicol, tetracyline, Furazolidone, Quinolone). - Chất bảo quản, phụ gia: (Ure, hàn the, formadehyd, Nitrit). - Acid vô cơ - Trong trường hợp phát hiện dương tính với các chỉ tiêu trên, tổ giám sát thực hiện lấy, gửi mẫu để kiểm nghiệm trong phòng. * Gửi mẫu kiểm nghiệm trong phòng với các chỉ tiêu: - Chất kích thích sinh trưởng (Auxin, Xytokinine); - Chất bảo quản 2,4D - Phẩm màu (Sudan, Rhodamine B…) - Thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Cabamat, nhóm cúc, lân hữu cơ) - Chất cấm: nhóm Beta Agonist; - Auramine O; - Kháng sinh: Nitrofuran; Amocyline; Tetracyline; Chloramphenicol; Quinolone; Malachite green. - Vi sinh vật (Salmonella, E.coli; Tổng VSV hiếu khí; Clostridium perfringens; Staphylococus aureus; Enterobacteriaceae; Vibrio parahaemolyticus; Tổng số nấm men, nấm mốc; Pseudomonas aeruginosa; Listeriamonocytogens; Bacilus cereus; Clostridium botulium); - Poly Phosphate, Hàn the; Nitrit - Aflatoxin; - Kim loại nặng (Cd, Pb, Hg, As); - Ure - Foocmandehyd; - Trichlophon; - Metanol, Andehyd; - Histamine - Chất tạo ngọt tổng hợp: Saccarin, dulsin, Cyclamate. * Định danh hóa chất độc hại nhóm thuốc BVTV; dư lượng kháng sinh; độc tố; phụ gia; VSV gây hại trong thực phẩm |
Rau chế biến |
Thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Cabamat, nhóm cúc, nhóm lân hữu cơ); Chất kích thích sinh trưởng (Auxin, Xytokinine); VSV (Salmonella), Cd; Pb. |
|||
Hoa quả |
Chất bảo quản; Thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Cabamat, nhóm cúc, nhóm lân hữu cơ); Chất kích thích sinh trưởng (Xytokinine, Auxin); VSV (E.coli; Salmonella); Cd; Pb. |
|||
Tương ớt |
Phẩm màu, Benzoat, Sorbat. |
|||
Măng |
Auramine O; Sufit (SO2) |
|||
2 |
Thịt, sản phẩm từ thịt |
Thịt tươi sống (gia súc, gia cầm) |
Chất kích thích tăng trưởng (thuộc nhóm Beta Agonist); Nhóm kháng sinh: (Tetracyline, Nitrofuran, Amocyline), VSV (E.coli, Salmonella, tổng VSV hiếu khí), Auramine O (thịt gia cầm); Kim loại nặng (Cd, Pb, Hg, As); |
|
Nem, giò, chả, xúc xích |
Vi sinh (E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens), hàn the, Polyphosphate; Beta Agonist, Nitrit; Kim loại nặng (Cd, Pb, Hg, As); |
|||
|
|
Trứng |
Salmonella; Enterobacteriaceae |
|
3 |
Thủy sản, sản phẩm từ thủy sản |
Thủy sản tươi sống |
Thủy sản khai thác (Ure, Formadehyd, Chloramphenicol); histamine; Kim loại nặng (Hg, As); thủy sản nuôi (Chloramphenicol, Quinolone; Malachite green); Kim loại nặng (Hg, As). |
|
Thủy sản khô |
Nấm men, nấm mốc, Salmonella, Trichlophon, Chloramphenicol; Sufit (SO2). |
|||
Mắm (nước mắm, mắm tôm, mắm chua) |
Phẩm màu, ure, chất tạo ngọt Cyclamate; Clostridium perfringens; Staphylococcus aureus; As vô cơ. |
|||
Chả mực, chả cá |
Vi sinh vật (Salmonella, Clostridium perfringens), Hàn the, Polyphosphate.; Kim loại nặng (Hg; As); |
|||
Thủy sản đông lạnh |
Histamine; Kim loại nặng (Hg; As); Vibrio parahaemolyticus |
|||
Tôm đông lạnh |
Tạp chất trong tôm |
|||
4 |
Ngũ cốc |
Gạo, đậu đỗ, lạc |
Baccilus cereus; Tổng số nấm men, nấm mốc; chất chống mốc (SO2), Aflatoxin B1, thuốc BVTV (nhóm cúc); Kim loại nặng (Pb). |
|
5 |
Chè, cà phê |
Chè khô, cà phê (nguyên hạt, xay, bột) |
Thuốc BVTV (nhóm Carbamate, nhóm cúc); Chất bảo quản; Chất kích thích sinh trưởng; Tổng bào tử nấm men, nấm mốc; Kim loại nặng (Cd, Pb). |
|
6 |
Nước |
Nước đóng chai |
Vi sinh Pseudomonas aeruginosa, Kim loại nặng (Cd, Pb). |
|
7 |
Đá |
Đá dùng liền và nước nước đá dùng để chế biến thực phẩm |
Vi sinh (E.coli, Salmonella; Pseudomonas aeruginosa); Kim loại nặng (Cd, Pb). |
|
8 |
Rượu |
Rượu chưng cất, rượu vodka |
Rượu chưng cất (Metanol); rượu vodka (Andehyd, Metanol; Furfural); hàm lượng rượu bậc cao, tính theo mgmethyl 2-propanon/lcoonf 100 độ (QCVN 6-3/2010/BYT) |
|
9 |
Nước giải khát |
Nước giải khát, nước giải khát có ga, nước khát có màu |
Phẩm màu (nước giải khát có màu), chất tạo ngọt tổng hợp: Saccarin, Dulsin, Cyclamate; Chất bảo quản; VSV: Streptococcus feacalis; Staphylococcus areus; Kim loại nặng (Pb, Cd, Hg...) |
|
10 |
Sữa |
Sữa bột, Sữa tươi |
Độc tố nấm mốc (Aflatoxin) (dạng bột); Kim loại nặng (Cd, Pb,As, Hg); Thuốc BVTV (Endosulfan; 2,4-D; Abamectui..); VSV (Listeriamonocytogens); E.coli, Salmonella spp, Listeriamono cytogens (dạng lỏng, bột, lên men); Tổng VSVHK (dạng lỏng, bột); Baccilus cereus (dạng bột); Staphylococcus areus (dạng bột, lên men); Tổng nấm men và nấm mốc (dạng lên men) |
|
11 |
Bột, tinh bột |
Bột ngũ cốc |
Độc tố nấm mốc (Aflatoxin); VSV Bacilus cereus; Kim loại nặng (Pb; Cd) |
|
12 |
Mứt, bánh |
Mứt hoa quả |
Phẩm màu; Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc; Aflatoxin t/s |
|
13 |
Các loại hạt |
Hạt hướng dương, bầu, bí. |
Phẩm màu; Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc; Aflatoxin t/s |
|
14 |
Bún, phở |
Bún, phở |
Hàn the, Formandehyd. |
|
15 |
Dấm ăn |
Dấm gạo |
Acid vô cơ |
|
16 |
Mật ong |
Mật ong |
Thuốc BVTV, Aflatoxin, kim loại nặng; Staphylococcus areus; Streptococcus feacalis; Clostridiumperfringens; E.coli |
|
17 |
Đồ hộp |
Sản phẩm thịt; cá; đồ chay đóng hộp |
Clostridium botulium; chất bảo quản, kim loại nặng (As; Hg; Cd; Pb) |
|
18 |
Dầu ăn |
|
Aflatoxin, Kim loại nặng (As; Hg; Cd; Pb) |
DANH MỤC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN
VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC CÓ LIÊN QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ATTP
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)
1. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”;
2. Thông tư số 12/2021/TT-BYT ngày 06/9/2021 Bộ Y tế bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm hóa học trong thực phẩm.
4. Thông tư số 05/2012/TT-BYT ngày 01/3/2012 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
5. Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02/6/2010 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai;
6. Thông tư số 24/2013/TT-BYT , ngày 14/8/2013 của Bộ Y tế “Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm”;
7. Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm;
8. Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm;
9. Thông tư số 44/2015/TT-BYT ngày 30/11/2015 của Bộ Y tế ban hành “danh mục vi chất dinh dưỡng sử dụng trong thực phẩm”;
10. Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2012 của Bộ NN&PTNT, Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi;
11. Thông tư số 07/2018/TT-BNNPTNT ngày 10/7/2018 của Bộ NN&PTNT, Quy định về tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm.
12. Thông tư số 28/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019 của Bộ NN&PTNT, Quy định về yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản.
13. Thông tư 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của của Bộ NN&PTNT, Ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.
14. Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2021 của Bộ NN&PTNT, Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
15. Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
16. Quyết định 3762/QĐ-BNN-CN năm 2008 về quản lý chất melamine trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
17. Thông tư 07/2013/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.
18. Thông tư 03/2017/TT-BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản.
19. Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt.
20. QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.
21. QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn.
22. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7043:2013 về rượu trắng.
23. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1858:2018 về Trứng gà.
24. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5251:2015 về cà phê bột và sản phẩm cà phê.
25. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7397:2014 về tương ớt.
26. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5289: 2006 : thủy sản đông lạnh - yêu cầu vệ sinh.
27. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7048:2002 về thịt hộp.
28. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5170:2018 Nước mắm.
29. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11216:2015 về Sữa và sản phẩm sữa.
30. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7597:2018 về Dầu thực vật./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.