ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2024/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 16 tháng 8 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ Về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 174/TTr-SNN ngày 18 tháng 7 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2024.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN
NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số: 17/2024/QĐ-UBND ngày 16/ 8 /2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Giang)
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định về quản lý, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là cơ sở ngành nghề nông thôn) bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Các làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh quyết định công nhận.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.
Điều 3. Hoạt động ngành nghề nông thôn
Thực hiện theo Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ Về phát triển ngành nghề nông thôn.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Quản lý ngành nghề nông thôn, làng nghề
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về ngành nghề nông thôn, làng nghề.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án phát triển, bảo vệ môi trường ngành nghề nông thôn, làng nghề; bảo tồn và phát triển làng nghề.
3. Thực hiện xét duyệt công nhận, thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh theo Điều 5, Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Thời gian nộp hồ sơ xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.
4. Thanh tra, kiểm tra các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề theo quy định của pháp luật.
5. Định kỳ tổng hợp, báo cáo đánh giá phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 5. Phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề
Các cơ sở ngành nghề nông thôn; làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển quy định tại Chương III và Chương IV của Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ; các chính sách ưu đãi về môi trường và các chính sách khác theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành nghề nông thôn, làng nghề.
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, đề án, dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề ngôn thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành.
c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Chủ trì tham mưu UBND tỉnh công nhận và thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
đ) Hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề; rà soát, kiểm tra hoạt động của làng nghề được công nhận; báo cáo kết quả phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề theo quy định.
2. Sở Công Thương
a) Tổ chức thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, xúc tiến thương mại sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề.
c) Phối hợp với các sở, ngành thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, trung tâm dịch vụ logistics và các khu, cụm công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn, làng nghề.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách về giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định.
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định.
4. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ hoạt động phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, dự án, các nguồn kinh phí khác đảm bảo theo quy định.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề và xử lý vi phạm theo quy định.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Triển khai các đề tài, dự án, kế hoạch hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi trường cho phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, phù hợp với cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề.
c) Chủ trì hướng dẫn đăng ký sở hữu trí tuệ đối với những sáng chế trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, làng nghề; hướng dẫn các đơn vị sản xuất đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chỉ đạo phát triển du lịch gắn với làng nghề; hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch làng nghề; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, thu hút các doanh nghiệp du lịch kết nối, xây dựng tour, tuyến du lịch làng nghề.
b) Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch làng nghề gắn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và các quy định về lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội để phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề; hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân tham gia các hoạt động đào tạo, truyền nghề.
9. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bắc Giang
Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn bố trí nguồn vốn để cho vay thực hiện chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề theo quy định của Nhà nước.
10. Các sở, ban, ngành liên quan khác, các tổ chức chính trị - xã hội
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh.
11. UBND cấp huyện
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.
b) Lập hồ sơ đề nghị xét công nhận và thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh theo quy định.
c) Xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; bố trí, lồng ghép kinh phí từ các chương trình dự án khác và nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân để bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn.
d) Xây dựng kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
đ) Rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động của làng nghề được công nhận; tổng hợp, định kỳ báo cáo phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
12. UBND cấp xã
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ, tạo điều kiện hình thành, phát triển các nghề mới trên địa bàn.
b) Xây dựng, trình UBND cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định.
c) Tổng hợp, báo cáo phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về UBND cấp huyện.
1. Các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, tổ chức thực hiện nghiêm Quy định này; định kỳ báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30 tháng 11 hằng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời kiến nghị bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.