BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2005/QĐ-BKHCN |
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẤU KIỂM ĐỊNH, TEM KIỂM ĐỊNH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 54/2003/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về dấu kiểm định, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định.
Điều 2. Quyết định này hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 59/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 13/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
Điều 3. Tổng cục Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ DẤU KIỂM ĐỊNH, TEM
KIỂM ĐỊNH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BKHCN ngày 01 tháng 11 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Điều 1. Mục đích sử dụng
Dấu kiểm định, tem kiểm định (sau đây viết tắt là dấu, tem kiểm định) và giấy chứng nhận kiểm định của các tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận khả năng kiểm định (sau đây viết tắt là tổ chức kiểm định) để đóng, kẹp, in, ghi khắc, sơn... (đối với dấu) và dán (đối với tem) lên phương tiện đo hoặc cấp (đối với giấy chứng nhận) cho phương tiện đo sau khi kiểm định đạt các yêu cầu quy định.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
Dấu, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định của các tổ chức kiểm định có giá trị pháp lý trên toàn quốc.
Điều 3. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định
1. Thực hiện việc chế tạo dấu kiểm định, in tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định phục vụ cho hoạt động kiểm định của mình theo đúng mẫu quy định nêu trong Chương II của Quy định này.
2. Lập sổ để quản lý việc chế tạo, in ấn và sử dụng dấu, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định. Hàng năm, trước ngày 31/12 phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về đo lường các cấp và cấp trên của mình về tình hình thực hiện Quy định này.
3. Thủ trưởng tổ chức kiểm định chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về quản lý việc chế tạo và sử dụng dấu, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định.
Điều 4. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Tổng cục) chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC DẤU, TEM KIỂM ĐỊNH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH
Điều 5. Dấu kiểm định
Dấu kiểm định (sau đây viết tắt là dấu) có 2 kiểu với nội dung và hình thức như trong bảng dưới đây:
Ghi chú: TCĐLCL: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Điều 6. Dấu kiểu 1
1. Nội dung và hình thức
Dấu kiểu 1 có thiết diện hình tròn được chia thành hai phần bằng nhau được thiết kế chi tiết tại Phụ lục I: phần trên có chữ VN (viết tắt chữ Việt Nam); phần dưới là ký hiệu của tổ chức kiểm định, ký hiệu này quy định như sau:
a) Trung tâm Đo lường: hình một ngôi sao 5 cánh ();
b) Các Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL: các chữ số La mã I, II, III... theo tên gọi của các Trung tâm;
c) Các Chi cục TCĐLCL tỉnh, thành phố: các chữ in hoa viết tắt tên của tỉnh, thành phố theo quy định của Tổng cục;
d) Các tổ chức kiểm định khác được công nhận khả năng kiểm định: chữ N và các số ký hiệu công nhận khả năng kiểm định theo Quyết định của Tổng cục (ví dụ: N01; N02...).
3. Cỡ dấu
Dấu kiểu 1 được chế tạo bằng vật liệu thích hợp có các kích thước f6; f10; f16.
Điều 7. Dấu kiểu 2
Dấu kiểu 2 gồm hai phần:
1. Phần trên là hình tròn được thiết kế theo dấu kiểu 1 được quy định tại Điều 6 của Quy định này.
2. Phần dưới gồm hai nhóm số Ả rập: nhóm số đầu có 2 chữ số chỉ tháng (01; 02...12) và nhóm số sau có 2 chữ số chỉ hai số cuối của năm (00; 01; 02...), giữa hai nhóm số này cách nhau bằng một dấu gạch ngang (-). Tháng và năm được ghi trên dấu quy định thời điểm hết giá trị pháp lý của dấu kiểm định.
3. Trường hợp sử dụng dưới dạng dấu kẹp chì, cho phép chế tạo dấu kiểu 2 gồm hai mặt: một mặt được thiết kế theo dấu kiểu 1 được quy định tại Điều 6 của Quy định này và mặt kia là hai nhóm số chỉ tháng và năm là thời điểm hết giá trị pháp lý của dấu kiểm định.
Điều 8. Tem kiểm định
Tem kiểm định gồm 3 phần:
1. Phần trên in số hiệu của tem.
2. Phần giữa in logo quy ước hoạt động kiểm định đo lường. Chính giữa logo in dấu kiểm định kiểu 1 của tổ chức kiểm định. Góc trên, bên trái in số seri của tem.
3. Phần dưới gồm hai hàng chữ và số. Hàng trên in dòng chữ "Hiệu lực kiểm định đến". Hàng dưới để ghi hai số chỉ tháng và hai số cuối của năm là thời điểm hết giá trị pháp lý của tem kiểm định, giữa hai nhóm số này cách nhau bằng một dấu gạch ngang (-).
Tem kiểm định có hai cỡ kích thước là (18 x 25) mm và (25 x 35) mm, được thể hiện theo hình vẽ dưới đây:
Kích thước (18x25) mm Kích thước (25x35) mm
Điều 9. Giấy chứng nhận kiểm định
1. Giấy chứng nhận kiểm định có 02 kiểu với nội dung, hình thức trình bày quy định ở Phụ lục II đối với khổ giấy A4 (210x297) mm và quy định ở Phụ lục III đối với khổ giấy A5 (148 x 210) mm.
Trong Giấy chứng nhận kiểm định khổ A4, chữ tiếng Anh phải có cỡ chữ nhỏ hơn và trình bày ở dưới chữ tiếng Việt.
Giấy chứng nhận kiểm định được phép có trang phụ để ghi kết quả kiểm định.
2. Quy ước về một số nội dung khi ghi giấy chứng nhận kiểm định
a) Số của phương tiện đo: ghi theo số hiệu sản xuất của phương tiện đo. Trường hợp phương tiện đo không có số sản xuất, kiểm định viên phải đánh số lên phương tiện đo và coi đó là số của phương tiện đo.
b) Phần đặc trưng kỹ thuật: ghi tóm tắt các đặc trưng đo lường chính của phương tiện đo như phạm vi đo, cấp chính xác... Trường hợp phương tiện đo không ghi cấp chính xác thì ghi sai số cho phép hoặc giá trị độ chia nhỏ nhất của nó (đối với phương tiện đo có nhiều chức năng thì ghi các đặc trưng này theo từng chức năng của phương tiện đo).
c) Phương pháp kiểm định: ghi số hiệu và tên văn bản hoặc quy trình kiểm định thực hiện việc kiểm định.
d) Phần kết luận được ghi như sau:
“ Đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường”.
đ) Tem kiểm định: phải ghi đầy đủ số seri và số hiệu của tem kiểm định. Trong trường hợp không phải sử dụng tem, mục này để trống.
e) Những nội dung ghi vào giấy chứng nhận kiểm định phải rõ ràng, sạch, không viết tắt, không tẩy xoá. Tên và kí hiệu đơn vị đo lường, giá trị đại lượng, giá trị sai số... phải trình bày đúng quy định về hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
g) Ký giấy chứng nhận kiểm định:
- Kiểm định viên trực tiếp kiểm định ký và ghi rõ họ tên vào phần dành cho kiểm định viên ;
- Thủ trưởng tổ chức kiểm định hoặc người được uỷ quyền ký và ghi rõ họ tên, chức danh vào phần dành cho Thủ trưởng Tổ chức kiểm định.
h) Dấu đóng lên Giấy chứng nhận kiểm định là dấu hành chính của tổ chức kiểm định.
1. Dấu kiểu 1 được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng độc lập cho loại phương tiện đo không có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ;
b) Sử dụng đồng thời với tem kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định đối với loại phương tiện đo có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ.
2. Dấu kiểu 2: được sử dụng độc lập để thực hiện đồng thời hai chức năng niêm phong và thông báo hết hiệu lực kiểm định (đối với loại phương tiện đo có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ) mà không cần phải sử dụng kèm theo với tem kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định.
3. Tem kiểm định: được sử dụng kết hợp với dấu kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định để thông báo thời hạn hết hiệu lực kiểm định đối với phương tiện đo có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ.
4. Giấy chứng nhận kiểm định: được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với dấu kiểm định và/hoặc tem kiểm định trong các trường hợp quy định ở khoản 1, khoản 2 và khoản 3 theo yêu cầu sử dụng và quy định của quy trình kiểm định phương tiện đo.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.