ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1699/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 19 tháng 10 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022 - 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 504/TTr-SNV ngày 17/10/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xác định Chỉ số cải cách hành chính các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1926/QĐ-UBND ngày 05/12/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định xác định Chỉ số cải cách hành chính các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
XÁC ĐỊNH
CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN,
THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết
định số 1699/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Lạng Sơn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định tiêu chí, quy trình xác định Chỉ số cải cách hành chính các Sở, Ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các Sở, Ban, ngành tỉnh gồm:
a) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Điều 3. Nguyên tắc xác định Chỉ số cải cách hành chính
1. Chỉ số cải cách hành chính các Sở, Ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bám sát nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022 - 2030 của Bộ Nội vụ và phù hợp với thực tiễn các cơ quan, đơn vị.
2. Xác định Chỉ số cải cách hành chính đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, khoa học và chính xác, phản ánh đúng tình hình thực tế kết quả hoạt động cụ thể của từng Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Chỉ số cải cách hành chính và phương pháp đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính
1. Chỉ số cải cách hành chính các Sở, Ban, ngành tỉnh
a) Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính các Sở, Ban, ngành tỉnh được đánh giá trên 8 lĩnh vực, 36 tiêu chí, 54 tiêu chí thành phần với tổng số điểm tối đa là 100 điểm, cụ thể:
a) Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 10 điểm;
b) Cải cách thể chế: 8,5 điểm;
c) Cải cách thủ tục hành chính: 20 điểm;
d) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 10 điểm;
đ) Cải cách chế độ công vụ: 12 điểm;
e) Cải cách tài chính công: 8,5 điểm;
g) Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: 11 điểm;
h) Kết quả đo lường hài lòng của người dân, tổ chức: 20 điểm.
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính các Sở, ban, ngành được quy định chi tiết tại Phụ lục I.
2. Chỉ số cải cách hành chính Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được đánh giá trên 09 lĩnh vực, 44 tiêu chí, 59 tiêu chí thành phần với tổng số điểm tối đa là 100 điểm, cụ thể:
a) Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 10 điểm;
b) Cải cách thể chế: 7 điểm;
c) Cải cách thủ tục hành chính: 16 điểm;
d) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 9 điểm;
đ) Cải cách chế độ công vụ: 12,5 điểm;
e) Cải cách tài chính công: 8,5 điểm;
g) Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: 10 điểm;
h) Tác động của cải cách hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố: 7 điểm;
i) Kết quả đo lường hài lòng của người dân, tổ chức: 20 điểm.
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được quy định chi tiết tại Phụ lục II.
3. Phương pháp chấm điểm, xác định Chỉ số cải cách hành chính
Điểm đánh giá Chỉ số cải cách hành chính gồm: điểm thực hiện qua điều tra xã hội học (20 điểm) và điểm đánh giá qua các tiêu chí, tiêu chí thành phần (80 điểm), cụ thể như sau:
a) Điểm thực hiện qua điều tra xã hội học, đo lường sự hài lòng (viết tắt là HL) của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (theo Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh) được tính theo công thức:
Điểm đo lường hài lòng = |
Tỷ lệ hài lòng x 20 |
100% |
b) Điểm đánh giá qua các tiêu chí, tiêu chí thành phần
- Tổng điểm tối đa của các tiêu chí, tiêu chí thành phần là 80 điểm (cụ thể theo Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo), các cơ quan, đơn vị không có nội dung thực hiện theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần thì không đánh giá tiêu chí (viết tắt là TC), tiêu chí thành phần (viết tắt là TCTP) đó.
- Điểm của mỗi tiêu chí Chỉ số cải cách hành chính được căn cứ vào kết quả, mức độ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của từng cơ quan, đơn vị.
- Trường hợp cơ quan, đơn vị trên thực tế có thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo tiêu chí chấm điểm của Chỉ số cải cách hành chính nhưng không có tài liệu kiểm chứng thì phải có báo cáo thuyết minh làm rõ kết quả và cung cấp những tài liệu liên quan để xác định kết quả thực hiện của tiêu chí.
Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị được xác định theo tỷ lệ % kết quả đạt được và xếp hạng từ cao đến thấp, theo công thức:
Chỉ số CCHC (%) = |
Điểm đánh giá qua các TC, TCTP + điểm đo lường HL |
× 100% |
Tổng điểm tối đa đánh giá qua các TC, TCTP của đơn vị + 20 |
Điều 5. Trình tự đánh giá và thời gian thực hiện
1. Các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tự theo dõi, đánh giá và chấm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị theo các nội dung, tiêu chí quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định. Báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) và cập nhật kết quả tự đánh giá, chấm điểm, tài liệu kiểm chứng trên hệ thống phần mềm trước ngày 05 tháng 01 năm sau liền kề năm đánh giá.
2. Hội đồng thẩm định Chỉ số cải cách hành chính các Sở, Ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xem xét, quyết định công nhận hoặc điều chỉnh kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị và xác định điểm thực hiện qua điều tra xã hội học, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Căn cứ kết quả thẩm định Chỉ số cải cách hành chính đã được Hội đồng thẩm định thông qua, Sở Nội vụ tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả Chỉ số cải cách hành chính đối với các Sở, Ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trước ngày 31 tháng 01 năm sau liền kề năm đánh giá.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
a) Tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, thực hiện tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính và báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) đảm bảo thời gian quy định.
b) Tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, nội dung, kết quả công bố Chỉ số cải cách hành chính dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Sở Nội vụ
a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính theo quy định tại Quyết định này; tổng hợp kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính và xây dựng báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính.
b) Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định, xác định Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.
c) Tham mưu Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định, tổng hợp kết quả tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, Ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Ngoài các nội dung xác định Chỉ số cải cách hành chính theo khoản 1 Điều này, căn cứ vào tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính theo Quy định này, xây dựng và triển khai Chỉ số cải cách hành chính áp dụng đối với các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, thành phố để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan tham gia Hội đồng thẩm định
Theo dõi, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các nội dung công tác cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của ngành để xác định Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đảm bảo chính xác, khách quan./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.