ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1692/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 17 tháng 10 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Tiếp công dân năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân”;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Chánh Thanh tra Tỉnh, Trưởng Ban tiếp công dân Tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và các công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân Tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Nội quy ban hành kèm theo Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1692/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của Chủ tịch UBND
tỉnh Phú Yên)
Trụ sở tiếp công dân tỉnh Phú Yên là nơi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, UBND Tỉnh. Người tiếp công dân, người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Phú Yên phải thực hiện nghiêm các quy định sau đây:
I. ĐỐI VỚI NGƯỜI KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
1. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân.
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch.
e) Được tiếp theo thứ tự đã đăng ký tại Trụ sở tiếp công dân, trừ trường hợp đặc biệt sẽ do người chủ trì buổi tiếp công dân quyết định.
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có).
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại.
c) Phải ăn mặc chỉnh tề, có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân; không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị để kích động, gây rối trật tự, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ.
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân.
đ) Giữ gìn trật tự, vệ sinh chung; không được tự do đi lại trong Trụ sở tiếp công dân; không đem theo chất nổ, chất gây cháy, chất cháy, vũ khí, các chất bị cấm sử dụng; không đưa người bị mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi của mình, trẻ em, súc vật vào nơi tiếp công dân; không được can thiệp, dự nghe việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người khác.
e) Việc quay phim, ghi hình, chụp ảnh, ghi âm phải được sự đồng ý của người chủ trì buổi tiếp công dân.
g) Trường hợp nhiều người (có từ 05 đến 10 người thì cử 01 hoặc 02 người đại diện; có trên 10 người thì có thể cử thêm người đại diện nhưng không quá 05 người) cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
k) Hết giờ làm việc, người đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị không được lưu lại Trụ sở tiếp công dân.
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu, bảng tên theo quy định.
2. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
3. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý theo thẩm quyền hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo có yêu cầu.
8. Được quyền từ chối không tiếp những trường hợp vi phạm quy chế, nội quy tiếp công dân.
III. NHỮNG TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI TIẾP CÔNG DÂN
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy tiếp công dân.
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản lần cuối cùng và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn theo quy định pháp luật rồi nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.
4. Người đại diện hoặc người được ủy quyền khiếu nại, tố cáo không hợp pháp.
5. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
IV. XỬ LÝ NHỮNG TRƯỜNG HỢP VI PHẠM
1. Những người vi phạm nội quy tiếp công dân và các vi phạm pháp luật khác tại Trụ sở tiếp công dân thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể bị buộc rời khỏi Trụ sở tiếp công dân hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người có nhiệm vụ bảo vệ buổi tiếp công dân có trách nhiệm thi hành lệnh của người chủ trì buổi tiếp công dân phối hợp chặt chẽ với người có thẩm quyền lập đầy đủ các thủ tục buộc người vi phạm rời khỏi Trụ sở tiếp công dân hoặc tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
V. THỜI GIAN VÀ LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
1. Thời gian tiếp công dân: Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; Buổi chiều từ 14 giờ 00 đến 17 giờ.
2. Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân chuyên trách thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân Tỉnh vào các ngày làm việc trong tuần.
3. Lịch tiếp công dân định kỳ của Lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Phú Yên được thông báo bằng văn bản niêm yết tại Trụ sở tiếp công dân của Tỉnh, đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Phú Yên và công khai trên các phương tiện thông tin, đại chúng./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.