ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1678/QĐ-SYT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2024 |
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 09 tháng 01 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
Căn cứ Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
Căn cứ Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung chương trình hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sĩ y khoa để cấp giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề y khoa.
Điều 2. Áp dụng “Khung chương trình hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sĩ y khoa để cấp giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề y khoa” trong tổ chức triển khai hướng dẫn thực hành tại các Bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở Y tế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 217/QĐ-SYT ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Giám đốc Sở Y tế về ban hành thí điểm Khung chương trình thực hành lâm sàng dành cho bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đa khoa.
Điều 4. Chánh Văn phòng Sở Y tế, Chánh Thanh tra Sở Y tế, các Trưởng phòng chuyên môn thuộc Sở Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
GIÁM ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1678/QĐ-SYT ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh)
Chương trình thực hành lâm sàng được xây dựng dựa trên các chuẩn năng lực giúp người thực hành sau khi hoàn thành có khả năng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các mốc phát triển năng lực trong chương trình được quy định cụ thể và mô tả đầy đủ để người thực hành biết cần phải làm gì để đạt được năng lực sau 12 tháng.
Bác sĩ y khoa hoặc bác sĩ đa khoa chưa được cấp giấy phép hành nghề.
6 lĩnh vực năng lực chính mà người thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh 12 tháng y khoa cần phải có và đạt được
Lĩnh vực 1 (LV1): Tính chuyên nghiệp (3 năng lực) |
1.1. Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, lấy người bệnh làm trung tâm |
1.2. Đảm bảo sức khỏe bản thân để cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả |
1.3. Tổ chức làm việc hiệu quả |
Lĩnh vực 2 (LV2): Học từ thực tế và tự đào tạo (2 năng lực) |
2.1. Lập kế hoạch học tập, tham gia vào các hoạt động khoa học |
2.2. Tự đánh giá, nhận ra ưu nhược điểm và giới hạn của bản thân, tham gia các buổi sinh hoạt khoa học về cải thiện chất lượng, hội chẩn. |
Lĩnh vực 3 (LV3): Tuân thủ pháp luật trong hành nghề y khoa (2 năng lực) |
3.1. Làm việc nhóm và phối hợp điều trị đa chuyên khoa; ứng dụng cách vận hành và các yếu tố liên quan để mang lại kết quả chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. |
3.2. Phát hiện những sai sót trong hệ thống y tế, đưa ra những giải pháp, quy trình để giảm sai sót, giảm chi phí, tăng hiệu quả điều trị. |
Lĩnh vực 4 (LV4): Kỹ năng giao tiếp (1 năng lực) |
Giao tiếp tốt và hiệu quả với đồng nghiệp, nhân viên y tế, người bệnh và gia đình. |
Lĩnh vực 5 (LV5): Cập nhật kiến thức y khoa trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh (2 năng lực) |
5.1. Áp dụng kiến thức về bệnh học để chẩn đoán và xử trí các vấn đề sức khỏe, các bệnh lý thường gặp ở người bệnh COVID-19 và người mắc dịch bệnh mới nổi. |
5.2. Áp dụng kiến thức liên quan để thực hiện thủ thuật, chăm sóc người bệnh trước, trong, sau thủ thuật, và những biến chứng sau thủ thuật. |
Lĩnh vực 6 (LV6): Chăm sóc và điều trị người bệnh (2 năng lực) |
6.1. Chẩn đoán chính xác, điều trị, theo dõi và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp theo phác đồ điều trị. (Phụ lục 2) |
6.2. Thực hiện các kỹ thuật và thủ thuật các chuyên khoa cơ bản theo quy trình chuẩn đã được Bộ Y tế, Sở Y tế hoặc bệnh viện ban hành. (Phụ lục 3) |
4.1. Yêu cầu về kiến thức:
4.1.1. Áp dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở và lâm sàng vào giải quyết các vấn đề sức khỏe, các bệnh lý thường gặp ở người bệnh (bao gồm chẩn đoán và lọc bệnh ban đầu để xử lý hoặc chuyển tuyến phù hợp và kịp thời; điều trị; chăm sóc; phòng ngừa).
4.1.2. Áp dụng được y học dựa trên chứng cứ trong thực hành chăm sóc sức khỏe người bệnh.
4.2. Yêu cầu về kỹ năng:
4.2.1. Hỏi bệnh, khám, tổng hợp và diễn giải thông tin lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán (chẩn đoán ban đầu, chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán xác định) các bệnh lý thường gặp.
4.2.2. Lập kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
4.2.3. Thực hiện được sơ cấp cứu và điều trị bệnh phù hợp với vai trò, chức năng bác sĩ đa khoa, đảm bảo quy định kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn người bệnh.
4.2.4. Giao tiếp và phối hợp hiệu quả với người bệnh và người thân, đồng nghiệp và cộng đồng.
4.2.5. Thực hiện tổ chức, quản lý và duy trì môi trường làm việc chuyên môn một cách an toàn và hiệu quả.
4.3. Yêu cầu về thái độ:
4.3.1. Tuân thủ các quy định pháp lý và chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong thực hành chăm sóc sức khỏe người bệnh.
4.3.2. Tôn trọng và thấu cảm với người bệnh và thân nhân người bệnh.
4.3.3. Tự phản ánh, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để học hỏi liên tục.
4.3.4. Khiêm tốn và sẵn sàng tiếp nhận phản hồi từ đồng nghiệp và người bệnh để cải thiện bản thân.
4.3.5. Trung thực báo cáo những sai sót của bản thân và của hệ thống y tế trong thực hành nghề nghiệp.
5. CÁC MỐC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chương trình 12 tháng đa khoa tập trung chủ yếu vào thực hành, nên mục tiêu học tập sẽ là những yêu cầu về các hoạt động nghề nghiệp, tương ứng với 6 lĩnh vực năng lực nêu trên và được phân thành 6 mức phát triển năng lực.
MỨC DIỄN GIẢI CÁC MỨC
0 Không đánh giá
1 Chỉ quan sát - Chưa thực hiện được
2 Thực hiện được, có giám sát trực tiếp (*)
3 Thực hiện được, có giám sát gần (**)
4 Chỉ cần kiểm tra kết quả chính, giám sát từ xa (***)
5 Thực hiện thành thạo và có thể hướng dẫn người khác
NĂNG LỰC |
LĨNH VỰC |
KỸ NĂNG |
MỨC ĐỘ KHI TỐT NGHIỆP |
||||
1 |
|
Hỏi bệnh sử và khám thực thể |
|||||
1.1 |
LV4,5 |
Thu thập bệnh sử đầy đủ, chính xác và sắp xếp theo trình tự thời gian, trong trường hợp có cấp cứu phải hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1.2 |
LV5 |
Chọn lọc được các thông tin giá trị |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1.3 |
LV1,5 |
Sử dụng được ngôn ngữ vùng miền trong hỏi bệnh sử |
|
|
|
|
|
1.4 |
LV5,6 |
Khám đầy đủ, chính xác, phù hợp với lý do đi khám theo trình tự hợp lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1.5 |
LV5 |
Phát hiện những dấu hiệu bất thường khi khám và mô tả, ghi nhận trong hồ sơ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1.6 |
LV1,4 |
Đảm bảo an toàn, tạo sự thoải mái và tôn trọng riêng tư của người bệnh trong lúc khám |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
2 |
|
Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt |
|||||
2.1 |
LV5,6 |
Tổng hợp thông tin từ bệnh sử, khám thực thể, hồ sơ từ tuyến trước (nếu có) để đưa ra chẩn đoán ban đầu. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
2.2 |
LV5,6 |
Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt dựa trên kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, biện luận lâm sàng. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
2.3 |
LV1,4 |
Giải thích cho người bệnh và hội chẩn với đồng nghiệp trong trường hợp các chẩn đoán ban đầu chưa rõ ràng |
|
|
|
|
|
3 |
|
Chỉ định và phân tích kết quả xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán |
|||||
3.1 |
LV5,6 |
Chỉ định các xét nghiệm phù hợp và giải thích được lý do. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
3.2 |
LV1,5,6 |
Cân nhắc chi phí, hiệu quả trong chỉ định xét nghiệm và thông tin cho người bệnh biết chi phí xét nghiệm. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
3.3 |
LV5,6 |
Giải thích kết quả và giá trị của các xét nghiệm (tình huống khẩn cấp và không khẩn cấp). |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
4 |
|
Kê đơn thuốc |
|||||
4.1 |
LV5,6 |
Kê đơn phù hợp với quy chế kê đơn của Bộ Y tế |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
4.2 |
LV5,6 |
Kê đơn theo phác đồ hiện hành |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
4.3 |
LV5,6 |
Nhận biết và sử dụng được các nguồn thông tin để kê đơn an toàn |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
5 |
|
Ghi chép hồ sơ bệnh án |
|||||
5.1 |
LV3 |
Ghi thông tin người bệnh chính xác, đúng thời điểm thăm khám và dễ đọc |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
5.2 |
LV3 |
Tuân thủ quy chế hồ sơ bệnh án |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
5.3 |
LV3 |
Ghi chính xác các dữ liệu trong việc ra quyết định chẩn đoán và điều trị (dấu hiệu diễn tiến lâm sàng và cận lâm sàng, ý kiến chuyên gia, mong muốn của người bệnh, người nhà) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Báo cáo tình trạng của người bệnh |
|||||
6.1 |
LV1, LV3-6 |
Báo cáo thông tin đã thu thập, chỉ ra thông tin nào xác thực và thông tin nào chưa chắc chắn. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6.2 |
LV1,3,4 |
Báo cáo bằng lời ngắn gọn, chính xác và mạch lạc |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6.3 |
L1,3,4 |
Đảm bảo người trình bày và người nghe đều hiểu như nhau về tình trạng của người bệnh. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
7 |
|
Truy cập và sử dụng tài liệu y học chứng cứ |
|||||
7.1 |
LV2 |
Sử dụng công nghệ thông tin truy cập tài liệu có giá trị và tin cậy dựa vào y học chứng cứ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
7.2 |
LV2,5,6 |
Lý luận và áp dụng nguồn thông tin tin cậy truy cập được vào chăm sóc và điều trị người bệnh |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
7.3 |
LV1,3,4 |
Trao đổi với đồng nghiệp trong nhóm chăm sóc và thân nhân về nguồn thông tin truy cập được để thống nhất trong quá trình điều trị. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
8 |
|
Bàn giao và tiếp nhận người bệnh |
|
|
|
|
|
8.1 |
LV3,4 |
Bàn giao trực tiếp, bàn giao trên hồ sơ những diễn biến mới nhất của người bệnh. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
8.2 |
LV5,6 |
Tóm tắt ngắn gọn mức độ nặng của người bệnh, những vấn đề cần lưu ý, kế hoạch xử trí. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
8.3 |
LV3-6 |
Trao đổi, đặt câu hỏi làm rõ thông tin được bàn giao |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
9 |
|
Làm việc nhóm |
|||||
9.1 |
LV1,4 |
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên đối với mỗi nhiệm vụ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
9.2 |
LV1,4 |
Trao đổi với thái độ tôn trọng, tự trọng, trung thực, tạo điều kiện để thành viên nhóm tham gia trao đổi thông tin |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
9.3 |
LV1,4 |
Biết lắng nghe khi trao đổi với các thành viên nhóm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
9.4 |
LV1,4 |
Điều chỉnh nội dung và cách diễn đạt để phù hợp với từng thành viên nhóm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
9.5 |
LV1-4 |
Hiểu rõ vai trò, giới hạn của bản thân và tìm trợ giúp từ những thành viên khác nhằm tối ưu hóa việc chăm sóc sức khỏe người bệnh |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
9.6 |
LV1-4 |
Sẵn sàng giúp đỡ khi đồng nghiệp cần |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
9.7 |
LV1-4 |
Đặt mục tiêu chăm sóc người bệnh của nhóm lên cao nhất |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
10 |
|
Nhận biết các tình huống cấp cứu, đánh giá vá xử trí ban đầu |
|||||
10.1 |
LV5,6 |
Xác định được tình trạng cấp cứu của người bệnh |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
10.2 |
LV5,6 |
Xác định các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nặng của người bệnh |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
10.3 |
LV5,6 |
Hồi sức cơ bản thành thạo |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
11 |
|
Giải thích, tư vấn, để tạo sự đồng thuận của người bệnh hoặc người thân trước khi làm xét nghiệm, thủ thuật, phẫu thuật |
|||||
11.1 |
LV3,5,6 |
Hiểu rõ chỉ định, lợi ích, rủi ro, nguy cơ biến chứng và lựa chọn thay thế của thủ thuật. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
11.2 |
LV1, LV4-6 |
Thông tin cho người bệnh và gia đình, đảm bảo họ hiểu rõ chỉ định, lợi ích, rủi ro, nguy cơ biến chứng và lựa chọn thay thế. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
11.3 |
LV1,3,6 |
Ghi lại các thảo luận và lưu giữ giấy cam kết đồng thuận trong hồ sơ bệnh án |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
12 |
|
Thực hiện thủ thuật, kỹ thuật cơ bản trong các chuyên khoa cơ bản |
|||||
12.1 |
LV5,6 |
Thực hiện được các thủ thuật, kỹ thuật cơ bản |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
12.2 |
LV1, LV4-6 |
Giải thích cho người bệnh và thân nhân trước và sau khi tiến hành các thủ thuật, kỹ thuật kể trên |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
13 |
|
Phát hiện lỗi cá nhân và hệ thống, giúp cải thiện chăm sóc người bệnh |
|||||
13.1 |
LV3 |
Phát hiện được sai sót trong hệ thống y tế (sự cố y khoa và lỗi tiềm ẩn) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
13.2 |
LV3 |
Dám nói khi thấy có sai sót hoặc lỗi tiềm ẩn |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
13.3 |
LV1,2 |
Biết nhận ra sai sót của bản thân và có kế hoạch cải tiến. |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Ghi chú:
(*) Giám sát trực tiếp: Người thực hành cùng với người hướng dẫn thực hành trực tiếp thực hiện chăm sóc người bệnh (cầm tay chỉ việc).
(**) Giám sát gần: Người thực hành tự thực hiện chăm sóc người bệnh dưới sự giám sát trực tiếp của người hướng dẫn thực hành.
(***) Giám sát từ xa: Người thực hành tự thực hiện chăm sóc người bệnh sau đó báo cáo kết quả thực hiện cho người hướng dẫn thực hành kiểm tra lại. (Lưu ý: Người hướng dẫn thực hành không giám sát trực tiếp nhưng khi cần có thể hỗ trợ được ngay).
6. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH 12 THÁNG Y KHOA
Tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ y khoa là 12 tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ, được phân bổ như sau:
TT |
Nội dung |
Tổng số tiết học |
Tổng thời lượng |
1 |
Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa; lồng ghép hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; đạo đức hành nghề; ứng xử người hành nghề,...(Phụ lục 1) |
480 |
3 tháng (12 tuần) |
Kiểm tra, đánh giá kỹ năng khám bệnh, chữa bệnh sau khi kết thúc thực hành chuyên môn Hồi sức cấp cứu. |
|||
2 |
Thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Nội |
320 |
02 tháng (08 tuần) |
Kiểm tra, đánh giá kỹ năng khám bệnh, chữa bệnh sau khi kết thúc thực hành chuyên khoa Nội. |
|||
3 |
Thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Ngoại |
320 |
02 tháng (08 tuần) |
Kiểm tra, đánh giá kỹ năng khám bệnh, chữa bệnh sau khi kết thúc thực hành chuyên khoa Ngoại. |
|||
4 |
Thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Sản phụ khoa |
320 |
02 tháng (08 tuần) |
Kiểm tra, đánh giá kỹ năng khám bệnh, chữa bệnh sau khi kết thúc thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa. |
|||
5 |
Thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Nhi |
320 |
02 tháng (08 tuần) |
Kiểm tra, đánh giá kỹ năng khám bệnh, chữa bệnh sau khi kết thúc thực hành chuyên khoa Nhi. |
|||
6 |
Thực hành lâm sàng một số kỹ thuật của chuyên khoa: Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Mắt, Tâm Thần, Da và lớp bao phủ |
160 |
01 tháng (04 tuần) |
Kiểm tra, đánh giá kỹ năng khám bệnh, chữa bệnh sau khi kết thúc thực hành mỗi chuyên khoa. |
|||
|
Thi tốt nghiệp (lý thuyết và thực hành) lồng ghép vào tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa. |
16 |
4 buổi |
|
TỔNG (1+2+3+4+5+6): |
1.920 |
12 tháng |
Ghi chú: Tổng số khối lượng học tập là 48 tuần (8 tiết/ngày x 5 ngày/tuần) tương đương 1.920 tiết.
- Tùy theo mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa có thể lồng ghép thực hành các bệnh thuộc chuyên khoa lẻ tại khoa Khám bệnh để thực hành khám phát hiện và xử lý đúng các kỹ thuật cơ bản của các bệnh chuyên khoa lẻ.
- Trường hợp Bệnh viện đa khoa chưa có đủ các chuyên khoa cần thực hành (sản phụ khoa, nhi khoa, tâm thần) theo quy định tại Khung thực hành này, Bệnh viện đa khoa được quyền ký hợp đồng hợp tác Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện chuyên khoa khác có chuyên khoa đó.
7. LƯỢNG GIÁ NGƯỜI HỌC VÀ LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
7.1. Lượng giá kiến thức
● Hình thức lượng giá
- Lượng giá quá trình: điểm trung bình các bài kiểm tra trước các buổi học dựa trên tình huống.
- Lượng giá kết thúc: Trắc nghiệm.
● Lượng giá kết thúc: câu hỏi trắc nghiệm với mức độ áp dụng theo phân bậc nhận thức của Bloom (dạng tình huống)
|
Chẩn đoán |
Điều trị |
Chăm sóc |
Phòng ngừa |
Tổng cộng |
Hồi sức cấp cứu |
|
|
|
|
|
Nội khoa |
|
|
|
|
|
Ngoại khoa |
|
|
|
|
|
Sản phụ khoa |
|
|
|
|
|
Nhi khoa |
|
|
|
|
|
Tai Mũi Họng |
|
|
|
|
|
Răng Hàm Mặt |
|
|
|
|
|
Mắt |
|
|
|
|
|
Tâm thần |
|
|
|
|
|
Da và Lớp bao phủ |
|
|
|
|
|
Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
100 |
● Công cụ lượng giá: Bộ câu hỏi trắc nghiệm
7.2. Lượng giá thực hành: kỹ năng và thái độ
● Hình thức lượng giá
Lượng giá quá trình
- Kỹ năng lâm sàng:
+ Mỗi ngày bác sĩ hướng dẫn thực hành phụ trách giường bệnh lượng giá và phản hồi cho người thực hành theo mô hình RIME (Reporter, Interpreter, Manager, Educator).
+ Mini-CEX (Mini-Clinical Evaluation Exercise) trên người bệnh thật: 01 lần/khoa.
+ Kết thúc mỗi chuyên khoa, trưởng khoa đánh giá người thực hành theo năng lực xem có đạt mức năng lực quy định.
- Kỹ năng thực hiện thủ thuật: hoàn thành chỉ tiêu
- Thái độ: phản hồi từ bác sĩ, điều dưỡng; bác sĩ trưởng khoa, điều dưỡng trưởng, người bệnh khi kết thúc mỗi chuyên khoa.
Lượng giá kết thúc: SOE (Structured Oral Exam) trên người bệnh thật: bốc thăm chọn bệnh nhân, thực hiện hỏi bệnh sử, thăm khám, làm bệnh án, lý luận lâm sàng trong 1 giờ, sau đó được hỏi thi vấn đáp bởi hội đồng hỏi thi, ít nhất 2 người, theo một bảng kiểm cấu trúc được xây dựng dựa trên năng lực và đã công bố trước cho người học ngay từ đầu khóa học.
● Công cụ lượng giá
- Bảng kiểm mini-CEX → lượng giá quá trình thực hành.
- Bảng kiểm SOE → lượng giá kết thúc thực hành.
- Phiếu phản hồi → lượng giá của Bác sĩ Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng, người bệnh.
- Các bảng kiểm về thủ thuật chuyên môn ở các khoa.
7.3. Người thực hành lượng giá chương trình đào tạo
Kết thúc mỗi chuyên khoa vào ngày cuối cùng, tất cả người thực hành phản hồi cho công tác huấn luyện đào tạo và chương trình theo mẫu thống nhất được đơn vị đào tạo của bệnh viện ban hành. Đây là cơ sở đảm bảo chất lượng và cải thiện chương trình liên tục.
→ Bảng câu hỏi lượng giá chương trình và công tác huấn luyện đào tạo.
Kết thúc khoá học 12 tháng sẽ có buổi phỏng vấn trực tiếp một nhóm người thực hành sau khi có kết quả tốt nghiệp (bao gồm người đại diện cho nhóm giỏi, khá, trung bình và kém) để lấy ý kiến cụ thể nhằm cải tiến chương trình.
→ Bộ câu hỏi phỏng vấn người thực hành.
7.4. Điều kiện thi tốt nghiệp
- Điểm trung bình của lượng giá lý thuyết quá trình tại các khoa lâm sàng ≥ 5 và lượng giá thực hành quá trình tại mỗi chuyên khoa đạt mốc năng lực quy định.
- Phản hồi của các bên liên quan (Bác sĩ, Điều dưỡng; Bác sĩ trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng, thân nhân người bệnh): Đạt
7.5. Điều kiện tốt nghiệp
- Điểm lý thuyết = (điểm trung bình lượng giá lý thuyết quá trình x 0,3) + (điểm lượng giá kết thúc x 0,7) ≥ 5.
- Điểm thi thực hành kết thúc ≥ 5.
8. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
8.1. Lý thuyết
CHUYÊN KHOA |
CHỦ ĐỀ |
PHƯƠNG PHÁP |
Hồi sức & cấp cứu |
1. Cấp cứu ngưng hô hấp, tuần hoàn. 2. Cấp cứu dị vật đường thở. 3. Cấp cứu người bệnh tự sát. |
Học mô phỏng |
4. Phân loại bệnh: Nhận biết các dấu hiệu nặng, lọc bệnh cấp cứu. 5. Tiếp cận chẩn đoán và xử trí bệnh: Suy hô hấp; Rối loạn tri giác; Sốc; Co giật; Ngộ độc, tai nạn (rắn cắn, ong đốt, ngạt nước, điện giật); Rối loạn điện giải, kiềm toan. 6. Tiếp cận chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân bỏng. 7. Cấp cứu ngoại khoa: chấn thương, bụng ngoại khoa. 8. Chỉ định và các chế độ cơ bản trong thông khí hỗ trợ. |
Học dựa trên tình huống |
|
Nội khoa |
1. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Nội tim mạch: Tăng huyết áp; Hội chứng mạch vành cấp; Mạch vành mạn ổn định; Suy tim; Rối loạn nhịp nguy hiểm; Bệnh lý van tim, nhận biết và xử trí 01 trường hợp phù phổi cấp. 2. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Nội tiêu hóa: Xơ gan; Loét dạ dày tá tràng; Viêm tụy cấp; Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng; Xuất huyết tiêu hóa dưới; Viêm dạ dày HP (+); Tiêu chảy cấp; Trào ngược dạ dày-thực quản. 3. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Nội hô hấp: Bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới; Giãn phế quản; Ho ra máu; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Hen phế quản. 4. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Nội thần kinh: Động kinh; Viêm màng não mủ; Đột quỵ thiếu máu não; Đột quỵ xuất huyết não tự phát. 5. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Nội tiết thận: Đái tháo đường; Basedow; Suy giáp; Hội chứng thận hư; Nhiễm trùng tiểu; Hạ đường huyết; Viêm cầu thận cấp; Bệnh lý tuyến giáp (bao gồm Basedow, Suy giáp...); hôn mê do tiểu đường, bệnh lý tuyến thượng thận. 6. Chẩn đoán và điều trị bệnh COVID-19, những kiến thức cơ bản hậu COVID-19 và người mắc bệnh dịch mới nổi. |
Học dựa trên tình huống |
Ngoại khoa |
1. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Ngoại tổng quát: Bệnh lý gan, mật, tụy, lách; xử trí vết thương tim, phổi; chấn thương vết thương bụng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội, cấp cứu bụng ngoại khoa; tiếp cận bệnh lý cận bướu giáp, bệnh lý mạch máu; Tràn dịch, tràn khí màng phổi; hiểu biết một số vấn đề về bệnh lý ung thư và kế hoạch điều trị. 2. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Chấn thương chỉnh hình: Phẫu thuật thương tích, xử trí vết thương phần mềm các cơ quan vận động, Nắn - bó bột, Chẩn đoán, điều trị các loại gãy xương đơn giản, bệnh lý gân cơ đơn giản (ngón tay cò súng, Dequervain, hội chứng ống cổ tay...). 3. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Ngoại thần kinh: chấn thương thần kinh trong máu tụ nội sọ, chấn thương cột sống và chấn thương thần kinh ngoại biên. 4. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Ngoại niệu: Sinh lý bệnh, chẩn đoán và điều trị sỏi niệu, Chẩn đoán và điều trị bướu tiến liệt tuyến, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và cấp cứu niệu khoa, Chẩn đoán và điều trị chấn thương hệ niệu. 5. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Ngoại tiêu hóa: Viêm ruột thừa cấp, Viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, Viêm phúc mạc do thủng dạ dày, Thoát vị bẹn, Trĩ. |
Học dựa trên tình huống |
Sản phụ khoa |
1. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Sản khoa: Quản lý thai kỳ - thực hiện khám thai đầy đủ 9 bước; Phân loại thai kỳ nguy cơ cao; Theo dõi chuyển dạ sinh thường; Chẩn đoán chuyển dạ bất thường; Phòng ngừa các tai biến sản khoa thường gặp (Băng huyết sau sinh; Tiền sản giật - sản giật; Vỡ tử cung; Nhiễm khuẩn hậu sản, hậu phẫu,...), Đỡ sanh thường ngôi chỏm; Cắt may tầng sinh môn; Hồi sức sơ sinh ban đầu. 2. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Phụ khoa - Kế hoạch hóa gia đình: Xuất huyết tử cung bất thường (AUB); Sẩy thai; U xơ tử cung; U buồng trứng; Viêm sinh dục; Tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung; Phá thai nội khoa; Thai ngoài tử cung; Viêm vùng chậu, áp xe phần phụ; Tư vấn các phương pháp ngừa thai; Khám và tầm soát ung thư vú. |
Học dựa trên tình huống |
Nhi khoa |
1. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhi: Viêm hô hấp trên; Viêm tiểu phế quản; Viêm phổi; Suyễn. 2. Khám, đánh giá và phân loại trẻ sơ sinh; Vàng da sơ sinh; Sơ sinh non tháng; Nhiễm trùng sơ sinh; Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh; 3. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhi: Sốt xuất huyết; Bệnh tay chân miệng; Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương; Quai bị; Thủy đậu. 4. Lọc bệnh cấp cứu trẻ em. 5. Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp. |
Học dựa trên tình huống |
Mắt |
1. Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân: Viêm kết mạc; Viêm lệ đạo; Đo nhãn áp (Maclakov, Goldmann, Schiotz...); Đo thị lực; Viêm màng bồ đào. 2. Tiếp cận Chẩn đoán và điều trị: viêm kết mạc cấp, chẩn đoán và điều trị mộng thịt, chẩn đoán và điều trị đục thể thủy tinh, bệnh võng mạc đái tháo đường. |
Học dựa trên tình huống |
Tai mũi họng |
Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân: viêm tai giữa; viêm mũi dị ứng; viêm mũi xoang; viêm họng; viêm amiđan, viêm thanh quản, kỹ năng làm thuốc tai. |
Học dựa trên tình huống |
Răng hàm mặt |
Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân: viêm nướu, nha chu viêm, rối loạn khớp thái dương-hàm, các bệnh lý thường gặp ở vùng miệng, về lưỡi, cấp cứu chảy máu miệng. |
Học dựa trên tình huống |
Tâm thần |
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng các thuốc hướng thần; điều trị thay thế nghiện các chất dang thuốc phiện bằng thuốc methadone; điều trị chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng naltrexone; xử trí người bệnh kích động; xử trí ngộ độc thuốc, dị ứng thuốc hướng thần. |
Học dựa trên tình huống |
Da và Lớp bao phủ |
Chẩn đoán và điều trị bệnh da bằng ngâm, tắm; điều trị đau do zona bằng chiếu Laser Hé - Né; điều trị u mềm lây bằng nạo tổn thương; ghép da dị loại điều trị vết thương bỏng; khám bệnh nhân bỏng, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng; điều trị sẹo lõm bằng chấm TCA. |
Học dựa trên tình huống |
Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng |
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân bằng phương pháp y học cổ truyền: Điện châm và xoa bóp bấm huyệt điều trị đau vai gáy, liệt nửa người do tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, viêm quanh khớp vai. Điều trị và chăm sóc bệnh nhân: Tập vận động: thụ động, trợ giúp, đề kháng, Tập vật lý trị liệu hô hấp, Tập vật lý trị liệu chỉnh hình, Hoạt động trị liệu, Điện trị liệu. |
Học dựa trên tình huống |
CBL (Case Based Learning)
● Người thực hành học bài lý thuyết được quy định trước tại nhà theo các tài liệu được cung cấp.
● Tại lớp:
- Làm bài Pre-test kiểm tra người thực hành về việc chuẩn bị trước khi đến lớp và đồng thời phát hiện những lỗ hổng kiến thức của người học → lấy điểm lượng giá quá trình.
- CBL (Case Based Learning: học dựa trên tình huống): Bác sĩ hướng dẫn thực hành đưa ra tình huống lâm sàng thực tế, người thực hành thảo luận nhóm áp dụng kiến thức đã học vào cách giải quyết vấn đề.
- Bác sĩ hướng dẫn thực hành: hướng dẫn người thực hành thảo luận để giải quyết vấn đề, bổ sung và tóm tắt những điểm chính để áp dụng kiến thức vào thực hành.
8.2. Thực hành
Người thực hành đi luân 11 chuyên khoa: Hồi sức cấp cứu; Nội; Ngoại; Sản phụ khoa; Nhi; Mắt; Tai Mũi Họng; Răng Hàm Mặt; Tâm thần; Da và lớp bao phủ; Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng.
Trưởng khoa phân công:
● Cho người thực hành một số giường bệnh để theo dõi. Người thực hành báo cáo ca bệnh mỗi ngày tại giường bệnh cho bác sĩ hướng dẫn thực hành phụ trách người bệnh. Bác sĩ điều trị sẽ giảng dạy & phản hồi tại giường bệnh mỗi ngày.
● Bác sĩ hướng dẫn thực hành của khoa theo dõi quá trình học tập của người thực hành.
● Người thực hành trực ít nhất 1 đêm/tuần tại Bệnh viện đa khoa trong suốt thời gian học.
Người thực hành thực hiện tất cả các hoạt động nghề nghiệp trong mục tiêu học tập, trên các bệnh lý và các thủ thuật cơ bản đã nêu ra ở trên, dưới sự giám sát của bác sĩ hướng dẫn thực hành.
STT |
THỦ THUẬT |
CHỈ TIÊU |
1 |
Thở oxy |
10 |
2 |
Lắp và cài đặt thông số NCPAP |
5 |
3 |
Chỉ định và chăm sóc người bệnh thở máy |
1 |
4 |
Kỹ thuật phun khí dung |
2 |
5 |
Kỹ thuật sử dụng bình hít định liều có hoặc không kèm buồng đệm |
2 |
6 |
Đặt nội khí quản |
1 |
7 |
Băng ép, garo cầm máu |
2 |
8 |
Cố định tạm thời người bệnh gãy xương |
2 |
9 |
Bất động cột sống cổ bằng nẹp cứng |
2 |
10 |
Vận chuyển người bệnh an toàn |
2 |
11 |
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp |
1 |
12 |
Sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu |
1 |
13 |
Chọc dò dịch màng phổi, chọc hút khí màng phổi |
1 |
14 |
Chọc dịch tủy sống |
1 |
15 |
Đặt catheter tĩnh mạch |
1 |
16 |
Truyền máu và các chế phẩm máu |
1 |
17 |
Ghi điện tim cấp cứu tại giường |
5 |
18 |
Đở đẻ thường ngôi chỏm |
1 |
19 |
Cắt và khâu tầng sinh môn |
1 |
20 |
Khám thai |
5 |
21 |
Bóc nang tuyến Bartholin |
1 |
22 |
Thủ thuật xoắn polip cổ tử cung, âm đạo |
1 |
23 |
Khâu phục hồi rách cổ tử cung, âm đạo |
1 |
24 |
Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung |
2 |
25 |
Khám phụ khoa |
5 |
26 |
Làm thuốc âm đạo |
5 |
27 |
Cắt u vú lành tính |
1 |
28 |
Theo dõi nhịp tim thai và cơn gò tử cung bằng monitor sản khoa |
1 |
29 |
Xử trí tích giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ đẻ |
2 |
30 |
Kiểm soát tử cung |
5 |
31 |
Làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn |
1 |
32 |
Khám sơ sinh |
2 |
33 |
Chăm sóc rốn sơ sinh |
2 |
34 |
Khâu vết thương phần mềm dài < 10 cm và > 10 cm |
1 |
35 |
Cắt lọc, khâu vết thương rách da đầu |
1 |
36 |
Băng bó vết thương |
5 |
37 |
Thay bằng điều trị vết thương mạn tính |
5 |
38 |
Chăm sóc lỗ mở khí quản |
1 |
39 |
Chăm sóc ống nội khí quản |
1 |
40 |
Mở màng nhẫn giáp cấp cứu |
1 |
41 |
Sơ cứu bỏng đường hô hấp |
1 |
42 |
Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở) |
1 |
43 |
Đặt ống thông dạ dày |
1 |
44 |
Rửa dạ dày cấp cứu |
1 |
45 |
Thụt tháo |
2 |
46 |
Thông tiểu |
2 |
47 |
Đo lượng nước tiểu 24 giờ |
2 |
48 |
Săn sóc theo dõi ống thông tiểu |
2 |
49 |
Thay băng trên người bệnh đái tháo đường |
2 |
50 |
Hướng dẫn kỹ thuật tiêm insulin |
2 |
51 |
Sơ cứu gãy xương vùng hàm mặt |
1 |
52 |
Sơ cứu vết thương vùng hàm mặt |
1 |
53 |
Cấp cứu bỏng mắt ban đầu |
1 |
54 |
Cầm máu mũi bằng merocel |
1 |
55 |
Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu |
1 |
56 |
Khám nam khoa |
2 |
57 |
Cắt chỉ khâu da |
5 |
58 |
Khám bệnh nhân bỏng, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng |
1 |
59 |
Cấp cứu người bệnh tự sát |
1 |
60 |
Xử trí người bệnh kích động |
1 |
61 |
Xử trí trạng thái bồn chồn bất an do thuốc hướng thần |
1 |
62 |
Xử trí trạng thái sảng rượu |
1 |
63 |
Xử trí dị ứng thuốc hướng thần |
1 |
64 |
Xử trí ngộ độc thuốc hướng thần |
1 |
65 |
Cắt chỉ sau phẫu thuật |
5 |
66 |
Băng bó vết thương |
5 |
67 |
Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn |
1 |
68 |
Bóp bóng Ambu qua mặt nạ |
2 |
69 |
Test dưới da với thuốc |
5 |
70 |
Thay băng điều trị vết thương mạn tính |
5 |
71 |
Thay băng vết mổ |
5 |
72 |
Thay băng, cắt chỉ |
5 |
73 |
Theo dõi độ bão hòa ô xy (SPO2) |
5 |
74 |
Theo dõi huyết áp không xâm lấn bằng máy |
5 |
75 |
Theo dõi thân nhiệt bằng máy |
5 |
76 |
Theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường qui |
5 |
77 |
Tiêm bắp thịt |
5 |
78 |
Tiêm dưới da |
5 |
79 |
Tiêm trong da |
5 |
80 |
Tiêm truyền thuốc |
5 |
81 |
Tiệt trùng dụng cụ phục vụ phẫu thuật, GMHS |
10 |
82 |
Truyền dịch thường quy |
5 |
83 |
Vô trùng phòng phẫu thuật, phòng tiểu phẫu hoặc buồng bệnh |
10 |
84 |
Xoa bóp đầu mặt cổ, vai gáy, tay |
10 |
85 |
Xoa bóp lưng, chân |
10 |
86 |
Xoay trở bệnh nhân thở máy |
10 |
87 |
Xử lý tại chỗ kỳ đầu tổn thương bỏng |
5 |
1. Phác đồ điều trị của Bệnh viện Nhân dân Gia Định (2019).
2. Phác đồ điều trị của Bệnh viện Nhân dân 115.
3. Phác đồ điều trị của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
4. Phác đồ điều trị của Bệnh viện Nhi đồng 1 hoặc bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
5. Phác đồ Sản phụ khoa của Bệnh viện Từ Dũ (2019).
6. Bộ Y tế (2015) Chuẩn năng lực cơ bản bác sỹ đa khoa Việt Nam.
7. Bộ Y tế, Bộ Nội vụ (2015) Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/05/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng, y sĩ.
8. Bộ Y tế (2023) Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
9. Chính phủ (2023) Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
10. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
11. Berek, Jonathan S, Berek & Novak's Gynecology, 16th Edition, Lippincott Williams & Wilkins.
12. F. Gary Cunningham, Kenneth J. Leveno, Steven L. Bloom, John C. Hauth, Dwight J. Rouse, Catherine Y. Spong, Williams Obstetrics, 25th Edition, McGraw-Hill.
13. Nelson Textbook of Pediatris. Robert M. Kliegman. Elsevier. 20th Edition. 2016.
14. Uptodate 2017.
15. Tricia Lacy Gomella, Neonatology, Lange 2016.
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH; ĐẠO ĐỨC HÀNH
NGHỀ; ỨNG XỬ NGƯỜI HÀNH NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1678/QĐ-SYT ngày 15 tháng 3 năm 2024 của
Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh)
STT |
NỘI DUNG |
I. |
Những quy định của pháp luật trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh |
Bài 1 |
Giới thiệu tổ chức, quy định bệnh viện; chương trình thực hành, phương pháp học thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với bác sĩ y khoa. |
Bài 2 |
Quy chế chuyên môn: quy chế cấp cứu, chẩn đoán và làm hồ sơ bệnh án; quy chế sử dụng thuốc; quy chế hội chẩn; quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và nội trú; quy chế an toàn chuyển viện... |
Bài 3 |
Quy định về bảo hiểm y tế |
Bài 4 |
Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác hành nghề khám bệnh, chữa bệnh |
Bài 5 |
Quy trình báo động đỏ nội viện, liên viện |
II. |
Các kỹ năng cơ bản trong khám bệnh, chữa bệnh |
Bài 6 |
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: - Văn hóa ứng xử trong thực hành chăm sóc sức khỏe; - Quản lý cảm xúc; - Thực hành tình huống (đóng vai). |
Bài 7 |
Kỹ năng tự đào tạo |
Bài 8 |
Y học chứng cứ |
Bài 9 |
An toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa |
Bài 10 |
Kiểm soát nhiễm khuẩn |
Bài 11 |
Tham vấn tiêm chủng |
DANH MỤC CÁC THỦ THUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1678/QĐ-SYT ngày 15 tháng 3 năm 2024 của
Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh)
STT |
THỦ THUẬT |
MỨC NĂNG LỰC |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
||
1 |
Thở oxy |
|
|
|
X |
|
2 |
Lắp và cài đặt thông số NCPAP |
|
|
|
X |
|
3 |
Chỉ định và chăm sóc người bệnh thở máy |
|
|
|
X |
|
4 |
Kỹ thuật phun khí dung |
|
|
|
X |
|
5 |
Kỹ thuật sử dụng bình hít định liều có hoặc không kèm buồng đệm |
|
|
|
X |
|
6 |
Đặt nội khí quản |
|
|
X |
|
|
7 |
Băng ép, garo cầm máu |
|
|
|
X |
|
8 |
Cố định tạm thời người bệnh gãy xương |
|
|
|
X |
|
9 |
Bất động cột sống cổ bằng nẹp cứng |
|
|
|
X |
|
10 |
Vận chuyển người bệnh an toàn |
|
|
|
X |
|
11 |
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp |
|
|
X |
|
|
12 |
Sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu |
|
|
X |
|
|
13 |
Chọc dò dịch màng phổi, chọc hút khí màng phổi |
|
|
X |
|
|
14 |
Chọc dịch tủy sống |
|
|
X |
|
|
15 |
Đặt catheter tĩnh mạch |
|
|
X |
|
|
16 |
Truyền máu và các chế phẩm máu |
|
|
X |
|
|
17 |
Ghi điện tim cấp cứu tại giường |
|
|
X |
|
|
18 |
Đở đẻ thường ngôi chỏm |
|
|
X |
|
|
19 |
Cất và khâu tầng sinh môn |
|
|
X |
|
|
20 |
Khám thai |
|
|
|
X |
|
21 |
Bóc nang tuyến Bartholin |
|
|
X |
|
|
22 |
Thủ thuật xoắn polip cổ tử cung, âm đạo |
|
|
X |
|
|
23 |
Khâu phục hồi rách cổ tử cung, âm đạo |
|
|
|
X |
|
24 |
Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung |
|
|
|
X |
|
25 |
Khám phụ khoa |
|
|
|
X |
|
26 |
Làm thuốc âm đạo |
|
|
|
X |
|
27 |
Cắt u vú lành tính |
|
|
X |
|
|
28 |
Theo dõi nhịp tim thai và cơn gò tử cung bằng monitor sản khoa |
|
|
|
X |
|
29 |
Xử trí tích giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ đẻ |
|
|
|
X |
|
30 |
Kiểm soát tử cung |
|
|
X |
|
|
31 |
Làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn |
|
|
|
X |
|
32 |
Khám sơ sinh |
|
|
|
X |
|
33 |
Chăm sóc rốn sơ sinh |
|
|
|
X |
|
34 |
Khâu vết thương phần mềm dài < 10 cm và > 10 cm |
|
|
|
X |
|
35 |
Cắt lọc, khâu vết thương rách da đầu |
|
|
|
X |
|
36 |
Băng bó vết thương |
|
|
|
X |
|
37 |
Thay băng điều trị vết thương mạn tính |
|
|
|
X |
|
38 |
Chăm sóc lỗ mở khí quản |
|
|
|
X |
|
39 |
Chăm sóc ống nội khí quản |
|
|
|
X |
|
40 |
Mở màng nhẫn giáp cấp cứu |
|
|
|
X |
|
41 |
Sơ cứu bỏng đường hô hấp |
|
|
|
X |
|
42 |
Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở) |
|
|
|
X |
|
43 |
Đặt ống thông dạ dày |
|
|
|
X |
|
44 |
Rửa dạ dày cấp cứu |
|
|
|
X |
|
45 |
Thụt tháo |
|
|
|
X |
|
46 |
Thông tiểu |
|
|
|
X |
|
47 |
Đo lượng nước tiểu 24 giờ |
|
|
|
X |
|
48 |
Săn sóc theo dõi ống thông tiểu |
|
|
|
X |
|
49 |
Thay bằng trên người bệnh đái tháo đường |
|
|
|
X |
|
50 |
Hướng dẫn kỹ thuật tiêm insulin |
|
|
|
X |
|
51 |
Sơ cứu gãy xương vùng hàm mặt |
|
|
|
X |
|
52 |
Sơ cứu vết thương vùng hàm mặt |
|
|
|
X |
|
53 |
Cấp cứu bỏng mắt ban đầu |
|
|
|
X |
|
54 |
Cầm máu mũi bằng merocel |
|
|
|
X |
|
55 |
Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu |
|
|
|
X |
|
56 |
Khám nam khoa |
|
|
|
X |
|
57 |
Cắt chỉ khâu da |
|
|
|
X |
|
58 |
Khám bệnh nhân bỏng, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng |
|
|
|
X |
|
59 |
Cấp cứu người bệnh tự sát |
|
|
|
X |
|
60 |
Xử trí người bệnh kích động |
|
|
|
X |
|
61 |
Xử trí trạng thái bồn chồn bất an do thuốc hướng thần |
|
|
|
X |
|
62 |
Xử trí trạng thái sảng rượu |
|
|
|
X |
|
63 |
Xử trí dị ứng thuốc hướng thần |
|
|
|
X |
|
64 |
Xử trí ngộ độc thuốc hướng thần |
|
|
|
X |
|
65 |
Cắt chỉ sau phẫu thuật |
|
|
|
X |
|
66 |
Băng bó vết thương |
|
|
|
X |
|
67 |
Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn |
|
|
|
X |
|
68 |
Bóp bóng Ambu qua mặt nạ |
|
|
|
X |
|
69 |
Test dưới da với thuốc |
|
|
|
X |
|
70 |
Thay băng điều trị vết thương mạn tính |
|
|
|
X |
|
71 |
Thay băng vết mổ |
|
|
|
X |
|
72 |
Thay băng, cắt chỉ |
|
|
|
X |
|
73 |
Theo dõi độ bão hòa ô xy (SPO2) |
|
|
|
X |
|
74 |
Theo dõi huyết áp không xâm lấn bằng máy |
|
|
|
X |
|
75 |
Theo dõi thân nhiệt bằng máy |
|
|
|
X |
|
76 |
Theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường qui |
|
|
|
X |
|
77 |
Tiêm bắp thịt |
|
|
|
X |
|
78 |
Tiêm dưới da |
|
|
|
X |
|
79 |
Tiêm trong da |
|
|
|
X |
|
80 |
Tiêm truyền thuốc |
|
|
|
X |
|
81 |
Tiệt trùng dụng cụ phục vụ phẫu thuật, GMHS |
|
|
|
X |
|
82 |
Truyền dịch thường quy |
|
|
|
X |
|
83 |
Vô trùng phòng phẫu thuật, phòng tiểu phẫu hoặc buồng bệnh |
|
|
|
X |
|
84 |
Xoa bóp đầu mặt cổ, vai gáy, tay |
|
|
|
X |
|
85 |
Xoa bóp lưng, chân |
|
|
|
X |
|
86 |
Xoay trở bệnh nhân thở máy |
|
|
|
X |
|
87 |
Xử lý tại chỗ kỳ đầu tổn thương bỏng |
|
|
|
X |
|
Ghi chú: Khung chương trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh dành cho bác sĩ y khoa để cấp Giấy phép hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh y khoa được biên soạn dựa trên cơ sở:
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023.
- Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
- Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú Hoa Kỳ của ACGME (Accreditation Council on Graduate Medical Education).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.