THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1668/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2017 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ, ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 2 năm 2017 về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo) gồm các thành viên sau đây:
1. Trưởng Ban Chỉ đạo: Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Trưởng ban Thường trực: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
3. Phó Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Các ủy viên Ban Chỉ đạo:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương;
- Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;
- Lãnh đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam;
- Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo lấy ý kiến các cơ quan liên quan về nhân sự tham gia Ban Chỉ đạo, tổng hợp, trình Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo có chức năng tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương thực hiện việc cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo, bao gồm:
a) Nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Các điển hình tốt, cách làm tốt và các trường hợp điển hình chưa tốt trong thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở các ngành, lĩnh vực và địa phương; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nhân rộng các điển hình tốt, cách làm tốt;
- Kiến nghị, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng;
- Kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc vượt quá thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương;
- Tổng hợp, rà soát kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật cản trở cơ cấu lại ngành, lĩnh vực kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
b) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Phổ biến, hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các tổ chức khác có liên quan về nội dung của cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng;
c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
d) Đánh giá, giám sát triển khai kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn và tổng công ty trong việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Quy chế và tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo quy định.
2. Các thành viên của Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trong trường hợp có sự thay đổi đại diện Lãnh đạo cơ quan tham gia Ban Chỉ đạo, cơ quan liên quan có văn bản báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo để bổ sung, điều chỉnh thành viên Ban Chỉ đạo.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
4. Trưởng Ban Chỉ đạo và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan mình công tác.
Điều 4. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 5. Chế độ thông tin, báo cáo
Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.