ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1658/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 12 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 75/2013/TT-BTC ngày 04/6/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số;
Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số;
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 173/TTr-STC ngày 19/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Trà Vinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
XỔ SỐ KIẾN THIẾT TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1658/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Quy chế này quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Trà Vinh (gọi tắt là Công ty); việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản vào hoạt động kinh doanh, quản lý doanh thu và chi phí, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty.
1. Người đại diện Chủ sở hữu Công ty trực tiếp tại Công ty.
2. Người quản lý Công ty trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản vào hoạt động kinh doanh của Công ty.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Vốn điều lệ là mức vốn cần thiết được Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (Chủ sở hữu Công ty) đầu tư và phê duyệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Công ty, được ghi tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
2. Trong quá trình hoạt động, Công ty có nhu cầu tăng vốn điều lệ; căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh 05 năm được phê duyệt và nguồn bổ sung vốn điều lệ, Công ty lập phương án trình Chủ sở hữu Công ty xem xét, phê duyệt theo quy định của pháp luật (Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng thêm được xác định tối thiểu cho 03 năm kể từ năm quyết định điều chỉnh vốn điều lệ).
3. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty được thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Khi xác định nhu cầu vốn điều lệ cần tăng thêm để phục vụ hoạt động kinh doanh xổ số thì ngoài các dự án đầu tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh xổ số, Công ty được tính số vốn cần thiết để sử dụng trả thưởng cho khách hàng đối với các loại hình sản phẩm xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
5. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty không được giảm vốn điều lệ.
6. Công ty có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả toàn bộ số vốn, tài sản do Chủ sở hữu Công ty đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, các hoạt động liên quan trực tiếp đến kinh doanh xổ số theo quy định của pháp luật, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại Công ty.
Điều 4. Đầu tư vốn ra ngoài Công ty
1. Công ty chỉ được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý, đầu tư ra bên ngoài Công ty đối với các ngành nghề liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xổ số của Công ty.
2. Việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác phải tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển của Công ty, đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư và được sự chấp thuận của Chủ sở hữu Công ty.
3. Không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản; góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng; công ty bảo hiểm; công ty chứng khoán; đồng thời, không được tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Công ty.
4. Nguyên tắc, hình thức, điều kiện, giới hạn đầu tư vốn ra ngoài Công ty và thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
5. Chủ sở hữu Công ty kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Công ty
Việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, trong đó:
1. Đối với đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, phương tiện đi lại (xe ôtô) phục vụ công tác và hoạt động chung của Công ty, phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, về đấu thầu, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế mua sắm tài sản và vật tư hàng hóa, quản lý và sử dụng tài sản công của Công ty.
2. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Công ty:
a) Chủ tịch Công ty quyết định phương án, dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định có giá trị không quá 50% vốn Chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Công ty tại thời điểm gần nhất, sau khi báo cáo Chủ sở hữu. Trường hợp phương án, dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn hơn 50% vốn Chủ sở hữu thì Chủ tịch Công ty báo cáo Chủ sở hữu Công ty xem xét, quyết định;
b) Phân cấp cho Giám đốc quyết định phương án, dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của Công ty;
c) Người quyết định đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định không đúng thẩm quyền, không phù hợp hoặc lạc hậu kỹ thuật, không sử dụng được, sử dụng không hiệu quả..
3. Việc trang bị hoặc thay thế phương tiện đi lại phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo và phục vụ công tác chung đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức mua sắm, sử dụng phục vụ công tác đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định hiện hành.
Điều 6. Quản lý, sử dụng tài sản cố định
1. Công ty có trách nhiệm xây dựng, ban hành, thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng tài sản cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh theo đúng quy định về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Quy chế quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty ban hành phải quy định rõ việc phối hợp giữa các bộ phận và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân liên quan trong việc việc theo dõi, quản lý và sử dụng tài sản của Công ty.
3. Công ty được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả để thu hồi vốn.
Điều 7. Khấu hao tài sản cố định
1. Nguyên tắc trích khấu hao
Tất cả các tài sản cố định hiện có của Công ty đều phải trích khấu hao trừ một số tài sản cố định sau:
a) Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
b) Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.
c) Tài sản cố định khác do Công ty quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của Công ty (trừ tài sản cố định thuê tài chính).
d) Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của Công ty.
đ) Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của Công ty.
e) Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp, phần mềm máy tính.
2. Chế độ quản lý, sử dụng và thời gian trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Điều 8. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
1. Công ty được quyền chủ động thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.
2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Chủ tịch Công ty quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại dưới 50% vốn Chủ sở hữu Công ty ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc năm của Công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định. Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại lớn hơn mức phân cấp nêu trên, Chủ tịch Công ty trình Chủ sở hữu Công ty xem xét, quyết định.
b) Phân cấp cho Giám đốc quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định theo từng trường hợp cụ thể. Việc phân cấp phải được thể hiện bằng văn bản.
c) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, Công ty phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Chủ sở hữu Công ty và Sở Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện việc giám sát.
d) Trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm đầu, nhưng không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đã được phê duyệt, Công ty không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn, tùy theo mức độ, làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Chủ sở hữu Công ty xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Việc nhượng bán tài sản cố định được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do Công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
b) Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới một trăm (100) triệu đồng, Giám đốc Công ty quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường.
c) Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì Công ty được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở nhượng bán tài sản theo các phương thức trên.
d) Trường hợp chuyển nhượng tài sản cố định gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai
4. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm kê, thanh lý và nhượng bán tài sản của Công ty:
- Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán.
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến tài sản cố định đầu tư không mang lại hiệu quả phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi vốn hoặc chưa khấu hao hết đã hư hỏng không còn sử dụng phải thanh lý, nhượng bán, tùy theo mức độ, báo cáo Chủ sở hữu Công ty xử lý.
- Tham mưu đề xuất Chủ tịch Công ty việc tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có đủ chức năng thẩm định giá để xác định giá trị.
- Tham mưu đề xuất Chủ tịch Công ty tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có đủ chức năng bán đấu giá để thanh lý, nhượng bán tài sản.
Điều 9. Quản lý hàng hóa tồn kho
1. Hàng hóa tồn kho là nguyên liệu, giấy in vé số.
2. Công ty được quyền chủ động và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng hóa tồn kho kém chất lượng, mất phẩm chất, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn.
3. Cuối kỳ kế toán, khi giá gốc hàng tồn kho ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thu hồi được thì Công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Điều 10. Quản lý nợ phải thu, nợ phải trả
Thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý nợ của Công ty.
1. Công ty phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả trong các trường hợp:
- Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
- Khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu;
- Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của doanh nghiệp;
- Theo quy định của Nhà nước.
Kết quả kiểm kê để thống kê tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
2. Xử lý kiểm kê
a) Xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê
Tổn thất về tài sản là tài sản bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng được xác định trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Công ty phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
- Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Công ty quyết định mức bồi thường theo quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
- Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ;
- Những trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Công ty không thể tự khắc phục được thì Giám đốc lập phương án xử lý tổn thất báo cáo Chủ tịch Công ty trình Sở Tài chính và Chủ sở hữu Công ty xem xét quyết định. Sau khi có ý kiến của Sở Tài chính, Chủ sở hữu công ty quyết định xử lý tổn thất theo thẩm quyền;
- Công ty có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản; trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Chủ tịch Công ty chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp.
b) Tài sản thừa sau kiểm kê
Tài sản thừa sau kiểm kê là chênh lệch giữa số tài sản thực tế kiểm kê với số tài sản ghi trên sổ sách kế toán, giá trị tài sản thừa do kiểm kê được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.
1. Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp: cổ phần hóa, bán hoặc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo các hình thức khác.
- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài Công ty.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản nêu tại Khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định đối với từng trường hợp cụ thể.
QUẢN LÝ DOANH THU, THU NHẬP KHÁC VÀ CHI PHÍ
Điều 13. Doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu và thu nhập khác của Công ty được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp luật về thuế hiện hành, bao gồm:
1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số: là toàn bộ số tiền bán vé xổ số truyền thống và các loại hình xổ số khác đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
Doanh thu kinh doanh xổ số được xác định dưới 02 hình thức: Doanh thu chưa có thuế (chưa có thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt) để xác định kết quả kinh doanh của Công ty. Doanh thu có thuế (có thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt) để xác định làm cơ sở chi hoa hồng đại lý; trích lập dự phòng rủi ro trả thưởng; chi phòng, chống số đề.
2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh xổ số: là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của Công ty.
3. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: Các khoản thu phát sinh từ lãi tiền gửi ngân hàng; thu nhập từ việc đầu tư công trái, trái phiếu, tín phiếu; lợi nhuận, cổ tức được chia từ việc đầu tư ra ngoài công ty; thu từ chuyển nhượng vốn của Công ty đầu tư tại doanh nghiệp khác.
4. Thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động không thường xuyên, gồm: thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; thu tiền bán vé số đã hủy; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu được các khoản nợ phải thu đã xóa nợ tính vào chi phí kỳ trước; nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; khoản thu nhập của năm trước hạch toán thiếu; thu nhập từ việc cung cấp thông tin kết quả mở thưởng cho các Công ty dịch vụ; các khoản thu hợp lệ khác.
Điều 14. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số: là toàn bộ số tiền bán vé xổ số phải thu phát sinh trong kỳ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh xổ số: là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của Công ty.
3. Doanh thu từ hoạt động tài chính: hạch toán vào doanh thu khi hoạt động kinh tế phát sinh, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
4. Thu nhập khác: hạch toán vào doanh thu khi có bằng chứng khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh trong năm tài chính. Việc xác định chi phí được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp luật về thuế hiện hành; bao gồm các khoản chi phí sau:
1. Chi phí sản xuất kinh doanh
a) Chi phí mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, dịch vụ mua ngoài (tính theo mức tiêu hao thực tế và giá gốc thực tế); chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ lao động; chi phí sửa chữa tài sản cố định; chi phí trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
b) Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
c) Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản chi phí có tính chất lương (kể cả chi tiền làm thêm giờ, chi phụ cấp kiêm nhiệm các Phòng, Ban, Hội đồng do Công ty quyết định thành lập) phải trả cho người lao động do Chủ tịch Công ty quyết định theo pháp luật, hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Quy chế quản lý lao động tiền lương và Quy chế chi tiêu nội bộ của Công ty.
d) Chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà Công ty phải nộp theo quy định.
đ) Chi phí giao dịch, môi giới, khánh tiết, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo; tài trợ các cơ quan, tổ chức khác quảng cáo về hình ảnh của Công ty, khuyến mại được phép chi, hội họp và các khoản chi phí liên quan khác tính theo chi phí thực tế phát sinh trên nguyên tắc quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
e) Chi phí bằng tiền khác gồm:
- Các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Tiền thuê đất;
- Trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động theo chế độ quy định;
- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người quản lý và người lao động theo quy chế đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ chuyên môn đối với người quản lý và lao động của Công ty;
- Chi cho công tác y tế;
- Thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Mức thưởng do Chủ tịch Công ty quyết định theo đề nghị của Giám đốc và căn cứ vào hiệu quả mang lại, nhưng không được cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 01 năm;
- Chi trang phục cho người quản lý, lao động của Công ty và Hội đồng Giám sát xổ số theo chế độ quy định;
- Chi phí cho lao động nữ theo chế độ quy định;
- Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường;
- Chi phí ăn giữa ca theo chế độ quy định;
- Chi phí hỗ trợ cho công tác Đảng, Đoàn thể tại Công ty;
- Chi phí hợp đồng vận chuyển vé số cho đại lý; chi phí nhiên liệu cho đại lý xổ số tham dự Hội nghị tổng kết hàng năm.
- Các khoản chi phí bằng tiền khác, gồm:
+ Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người quản lý, người lao động phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại thỏa ước lao động tập thể.
+ Chi tài trợ cho giáo dục; y tế; khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; các khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.
+ Chi tài trợ cho Quỹ vì người nghèo, quỹ an sinh xã hội; các khoản tài trợ theo chương trình an sinh xã hội, biển đảo, cầu, đường dân sinh,…trong tỉnh sau khi có ý kiến của chủ sở hữu Công ty.
+ Nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy chế Quản lý nợ của Công ty;
+ Giá trị tài sản tổn thất thực tế sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ;
+ Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng trả thưởng, các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật;
+ Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: các khoản chi liên quan đến đầu tư tài chính ra ngoài công ty (bao gồm các khoản chi phí do các bên góp vốn phải tự chi kể cả khoản lỗ được chia từ doanh nghiệp góp vốn); dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.
- Chi phí có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động. Tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.
- Chi quà tặng cho tổ chức, cá nhân có đóng góp vào việc hoàn thành nhiệm vụ của Công ty; chi cho gia đình chính sách, cán bộ hưu trí nhân dịp lễ, tết.
- Các khoản chi khác được phép theo quy định hiện hành.
2. Chi phí khác, bao gồm:
a) Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán.
b) Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán;
c) Chi phí để thu tiền phạt;
d) Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng;
đ) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí trả thưởng:
Là số tiền thực tế trả cho người trúng thưởng đối với vé xổ số trúng thưởng theo quy định của pháp luật.
4. Chi hoa hồng đại lý cho các đại lý xổ số:
a) Mức chi hoa hồng đại lý cho các đại lý xổ số theo quy định hiện hành và được ghi trong hợp đồng giữa Công ty với đại lý xổ số;
b) Công ty chỉ thanh toán tiền hoa hồng đại lý cho đại lý xổ số sau khi đã hoàn tất việc xác nhận số lượng vé xổ số đại lý đó đã tiêu thụ được trong kỳ và đại lý xổ số đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng đại lý đã ký với Công ty;
c) Công ty có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế phải nộp của các đại lý xổ số theo quy định trước khi thanh toán tiền hoa hồng cho đại lý.
5. Chi phí ủy quyền trả thưởng cho đại lý xổ số:
Mức chi ủy quyền trả thưởng cho đại lý xổ số theo quy định hiện hành và được ghi trong hợp đồng giữa Công ty với đại lý xổ số;
Công ty có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế phải nộp của các đại lý xổ số theo quy định trước khi thanh toán tiền chi ủy quyền trả thưởng cho đại lý. Đại lý được ủy quyền trả thưởng không được thu bất cứ khoản phí nào của khách hàng trúng thưởng.
6. Chi phí quay số mở thưởng
a) Chi phí phục vụ cho công tác quay số mở thưởng gồm: người đọc kết quả xổ số, thiếu nhi quay số, giáo viên hướng dẫn thiếu nhi quay số,…
b) Chi công tác bảo vệ buổi quay số mở thưởng;
7. Chi cho công tác giám sát xổ số
a) Các khoản chi cho thành viên Hội đồng Giám sát xổ số (kể cả người được ủy quyền) được tính theo định mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức theo chế độ quy định do Chủ sở hữu Công ty phê duyệt trên cơ sở đề xuất của Sở Tài chính và Công ty.
Lãnh đạo công ty thực hiện công tác giám sát việc thu hồi cùi vé xổ số tự chọn vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, Tết được chi như các thành viên Hội đồng Giám sát xổ số.
b) Định mức thù lao được xác định theo nguyên tắc phù hợp với nội dung công việc thực hiện và nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong việc thực thi nhiệm vụ giám sát. Căn cứ thanh toán được tính theo định mức thù lao đã được chủ sở hữu Công ty phê duyệt và số ngày công số buổi thực tế tham gia giám sát của các thành viên.
8. Chi phí hỗ trợ công tác phòng chống số đề, làm vé số giả:
a) Nguyên tắc chi
- Hỗ trợ trực tiếp cho cơ quan Công an và các cơ quan có liên quan tại địa phương hoặc trên địa bàn tổ chức hoạt động kinh doanh để thực hiện công tác điều tra, khám phá, thụ lý các vụ án số đề, làm vé số giả;
- Phù hợp với khả năng tài chính của Công ty kinh doanh xổ số;
- Có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định pháp luật;
- Căn cứ chi là các bản sao bản án của Tòa án nhân dân, quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính và biên lai nộp tiền phạt.
- Đối với các vụ án đã đưa ra xét xử: mức chi tối đa là 20 triệu đồng/vụ án;
- Đối với các vụ xử phạt vi phạm hành chính: mức chi tối đa bằng 50% số tiền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không vượt quá 05 triệu đồng/vụ án;
- Tổng mức chi tối đa trong năm tài chính không vượt quá 0,1% tổng doanh thu bán vé số có thuế của Công ty. Căn cứ vào điều kiện thực tế và mức chi hỗ trợ cho từng dự án, Công ty trình Chủ sở hữu Công ty phê duyệt nội dung và mức hỗ trợ cụ thể đảm bảo các khoản chi đúng định mức.
9. Chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng:
- Tại thời điểm trích lập, Công ty không bị lỗ.
- Điều kiện được trích lập, thời điểm trích lập và mức trích lập thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính.
- Tỷ lệ tối đa trích lập quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng được thực hiện như sau:
+ Mức trích lập phải đảm bảo tổng số dư quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng tối đa không vượt quá 3% tổng doanh thu có thuế tại thời điểm trích lập;
+ Trường hợp tổng số dư quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng trong kỳ vượt giới hạn trên, Công ty phải dừng trích lập cho đến khi số dư thấp hơn giới hạn cho phép. Số dư quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng sử dụng không hết được chuyển sang năm sau;
- Công ty sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng khi tỷ lệ trả thưởng thực tế trong kỳ lớn hơn tỷ lệ trả thưởng kế hoạch. Trường hợp quỹ dự phòng trả thưởng không còn đủ để chi thì phần trả thưởng thực tế còn lại được tính vào chi phí kinh doanh.
10. Chi phí về vé xổ số
a) Chi phí phát hành: là các khoản chi bao gồm chi phí in vé xổ số theo giá thanh toán thực tế với cơ sở in, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, phụ phí hợp lệ (nếu có) trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa Công ty và cơ sở in;
b) Chi phí vận chuyển phân phối vé xổ số, chi phí công tác thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết chi theo thực tế hoặc theo hợp đồng.
11. Chi phí thông tin vé xổ số và quay số mở thưởng, kết quả mở thưởng: là các khoản chi để đưa thông tin kết quả mở thưởng trên đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác; chi phí in tờ rơi về thể lệ trả thưởng, kết quả mở thưởng phục vụ khách hàng và đại lý. Căn cứ chi là hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo chế độ quy định.
12. Chi phí đóng góp hoạt động của Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực và các quỹ của Hiệp hội trong tỉnh.
Mức đóng góp theo quy định của Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực Miền Nam và các khoản tài trợ cho Hiệp hội.
Điều 16. Nguyên tắc ghi nhận và quản lý chi phí
1. Nguyên tắc ghi nhận chi phí
a) Công ty chỉ được hạch toán vào chi phí các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh trong năm tài chính;
b) Việc xác định chi phí của Công ty được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp luật về thuế hiện hành.
2. Nguyên tắc quản lý chi phí
Chi phí của Công ty phải được quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3. Phân cấp trong quản lý, sử dụng chi phí của Công ty
a) Chủ tịch công ty
- Quyết định ban hành các quy chế, định mức có liên quan đến quản lý, sử dụng chi phí như: Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định liên quan khác,…nhằm sử dụng chi phí đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện các quy chế, định mức có liên quan đến quản lý, sử dụng chi phí.
b) Giám đốc
- Tổ chức triển khai, thực hiện các quy chế, định mức có liên quan đến quản lý, sử dụng chi phí do Chủ tịch công ty ban hành. Đồng thời triển khai, phổ biến, công khai cho người lao động trong Công ty biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát.
- Báo cáo Chủ tịch công ty các khoản chi phát sinh không có trong Quy chế mà thực hiện làm tăng chi phí và phải phân tích rõ nguyên nhân, đề xuất phương án xử lý trên cơ sở quy định của pháp luật.
- Giám đốc phê duyệt sử dụng chi phí hoặc ủy quyền cho Phó giám đốc phê duyệt việc sử dụng chi phí theo định mức nhất định và được ghi trong Quy chế quản lý tài chính của Công ty hoặc bằng văn bản theo từng trường hợp cụ thể.
c) Phòng Kế toán - Tài chính: Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và hạch toán chi phí kinh doanh đúng quy định pháp luật về thuế và chế độ kế toán hiện hành.
PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
Lợi nhuận của Công ty sau khi bù đắp lỗ của các năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được phân phối như sau:
1. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
2. Số lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi quy định tại Khoản 1 Điều này được phân phối như sau:
a) Trích 30% vào Quỹ đầu tư phát triển;
Đối với Công ty đã được đầu tư đủ vốn điều lệ thì không được trích Quỹ đầu tư phát triển.
b) Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi
- Công ty xếp loại A được trích 03 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Công ty xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Công ty xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Nếu không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Chủ tịch Công ty quyết định việc phân bổ Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trên cơ sở đề xuất của Giám đốc và sau khi thống nhất ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty.
c) Trích quỹ thưởng người quản lý Công ty, Kiểm soát viên.
- Công ty xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý Công ty, Kiểm soát viên;
- Công ty xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý Công ty, Kiểm soát viên;
- Công ty xếp loại C hoặc không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý Công ty, Kiểm soát viên.
d) Trường hợp Công ty trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý mà không đủ mức theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này thì được giảm trừ phần trích lập Quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý theo mức quy định nhưng tối đa không vượt quá mức trích vào Quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.
3. Sau khi trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều này, phần lợi nhuận còn lại nộp vào ngân sách tỉnh. Trường hợp Công ty chưa được bổ sung đủ vốn điều lệ theo phương án được phê duyệt, thì có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trích một phần lợi nhuận để bổ sung vốn điều lệ
Điều 18. Mục đích sử dụng các quỹ
1. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Công ty và bổ sung vốn điều lệ cho Công ty.
2. Quỹ khen thưởng được dùng để:
a) Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của người quản lý và người lao động trong Công ty; không thưởng cho người quản lý Công ty, Kiểm soát viên do Nhà nước bổ nhiệm (trừ khoản thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng).
b) Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong Công ty;
c) Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài Công ty có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, cho công tác quản lý của Công ty;
Mức thưởng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản này do Chủ tịch Công ty quyết định theo đề nghị của Giám đốc. Riêng điểm a khoản này phải có ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty trước khi quyết định.
3. Quỹ phúc lợi được dùng để:
a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Công ty.
b) Chi cho các hoạt động phúc lợi của tập thể người lao động trong Công ty.
c) Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
d) Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
e) Chủ tịch Công ty quyết định việc sử dụng quỹ phúc lợi trên cơ sở đề xuất của Giám đốc và sau khi thống nhất ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty.
f) Chi theo Thỏa ước lao động tập thể.
4. Quỹ thưởng người quản lý được sử dụng để thưởng cho đối tượng là: Chủ tịch Công ty, Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng. Mức thưởng do Chủ sở hữu Công ty quyết định gắn với tiêu chí đánh giá các chức danh này và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Công ty
5. Việc trích lập và sử dụng các quỹ nói trên phải được chấp thuận của Chủ sở hữu Công ty và thực hiện công khai theo Quy chế công khai tài chính, Quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước.
6. Công ty chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý Công ty sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO
1. Căn cứ vào định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển, Công ty xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và hằng năm theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Chỉ tiêu và mẫu biểu lập kế hoạch tài chính hằng năm thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Chủ tịch Công ty phê duyệt, Công ty thực hiện đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của năm báo cáo và lập kế hoạch tài chính năm kế tiếp gửi Chủ sở hữu Công ty và Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.
1. Công ty thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật hiện hành. Phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động tài chính Công ty.
2. Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Điều 21. Báo cáo tài chính và báo cáo khác
1. Định kỳ hàng quý, kết thúc năm, Công ty phải lập, trình bày và gửi các báo cáo tài chính và báo cáo thống kê theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất là hai mươi (20) ngày kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
3. Trường hợp Bộ Tài chính, Chủ sở hữu Công ty có yêu cầu thực hiện báo cáo đột xuất, Công ty phải thực hiện việc lập và gửi báo cáo theo yêu cầu.
Điều 22. Kiểm toán, kiểm tra, công khai báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Chậm nhất là mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế, kết luận thanh tra, Công ty phải gửi báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế, kết luận thanh tra cho Chủ sở hữu Công ty và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính).
3. Việc công khai báo cáo tài chính 06 tháng và báo cáo tài chính năm của Công ty thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Công ty và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Các quy định về đầu tư vốn nhà nước vào Công ty; quản lý, sử dụng vốn và tài sản vào hoạt động kinh doanh, quản lý doanh thu và chi phí, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ… (gọi là Quy chế quản lý tài chính) của Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Trà Vinh ban hành trước đây đều bãi bỏ.
3. Công ty phải xây dựng các quy chế, quy định cụ thể các khoản chi có liên quan đến quản lý tài chính để áp dụng thực hiện trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của pháp luật và Quy chế này.
4. Trường hợp có những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của Công ty chưa được quy định tại Quy chế này hoặc trường hợp có những quy định mới của pháp luật khác với những điều khoản trong Quy chế thì những quy định của pháp luật đó đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh hoạt động của Công ty.
5. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh vướng mắc hoặc có điều khoản nào chưa phù hợp thì Chủ tịch công ty kiến nghị Chủ sở hữu công ty xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.