ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1655/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 07 tháng 9 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐẢM BẢO HẠ TẦNG NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1257/TTr-STTTT ngày 14/8/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đảm bảo hạ tầng ngành thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐỀ ÁN
ĐẢM
BẢO HẠ TẦNG NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới;
- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;
- Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013;
- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động Thông tin cơ sở;
- Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTT mạng quốc gia;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 13/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề an “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020;”
- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
- Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 18/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
- Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Chỉ thị số 01/CT-BTTTT ngày 11/01/2021 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2021;
- Quyết định số 76/QĐ-BTTTT ngày 21/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định hướng chiến lược phát triển công tác thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 872/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
- Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Thông tư số 05/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện nội dung “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ứng cứu sự cố ATTT mạng trên toàn quốc;
- Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT ngày 24/11/2020 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin- viễn thông;
- Quyết định số 1443/QĐ-UBND ngày 27/8/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 13/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 06/5/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
- Quyết định số 27/2019/QĐ-UBND ngày 11/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy chế quản lý, hoạt động của Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh;
- Kế hoạch số 185-KH/TU ngày 05/5/2020 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Quyết định số 1189/QĐ-UBND ngày 29/6/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Kạn, phiên bản 2.0.
II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC KẠN
1. Lĩnh vực công nghệ thông tin
Hiện nay 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương (sau đây gọi chung là đơn vị) có kết nối internet tốc độ cao; 100% cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị khối hành chính được trang bị máy tính; Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến được duy trì hoạt động tại 9 điểm cầu (UBND tỉnh và 8 huyện/thành phố); Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Tuy nhiên, nhìn chung hạ tầng CNTT của tỉnh chưa hoàn thiện, cụ thể: Tỉnh đã kết nối mạng Truyền số liệu chuyên dùng đến đơn vị của tỉnh. Song hầu hết hệ thống mạng LAN của các đơn vị triển khai từ lâu, chưa đảm bảo yêu cầu hiện nay, do đó tỉnh chưa hình thành mạng diện rộng (WAN) một cách đồng bộ. Ở cấp xã, còn có một số máy tính cũ, có cấu hình thấp, không đáp ứng với nhu cầu làm việc trên môi trường mạng như hiện nay. Một số hệ thống thông tin của các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai chưa đáp ứng một số quy định mới về chức năng, tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật.
2. Lĩnh vực bưu chính - viễn thông
Toàn tỉnh hiện có 07 doanh nghiệp đã thông báo hoạt động bưu chính với, 136 điểm (trong đó có 105 điểm BĐ-VH xã). Bán kính phục vụ bình quân 3,37km/điểm, số dân phục vụ bình quân đạt 2.386 người/điểm. Tỷ lệ xã có báo, tạp chí được phát trong ngày đến trụ sở xã đạt 100%. Việc tiếp nhận, khai thác, vận chuyển và phát các bưu gửi, tài liệu phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo an toàn, bí mật, không để xảy ra mất an toàn an ninh bưu gửi. Tuy nhiên, do xây dựng từ trước năm 2000, đến nay cơ sở vật chất tại một số điểm phục vụ bưu chính tại xã đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới; bên cạnh đó còn có 6/7 doanh nghiệp chưa có trụ sở riêng, hiện nay vẫn thuê địa điểm kinh doanh.
Trên địa bàn tỉnh có 04 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet. Mạng lưới viễn thông đã kết nối thông suốt 3 cấp phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương, đáp ứng cơ bản nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của người dân, doanh nghiệp, cụ thể: 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng di động 2G/3G/4G; quang hóa 100% hạ tầng đường truyền tới các đơn vị; quang hóa đến 96% các thôn, tổ trên địa bàn toàn tỉnh đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân; 100% cơ quan, đơn vị, địa phương được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; số thuê bao điện thoại di động đạt 283.909 thuê bao (đạt tỷ lệ 90% dân số); tổng số thuê bao internet đạt 36.142 thuê bao (bằng 11% dân số).
Hiện nay, toàn tỉnh có 139 tuyến cáp đồng dài 295 km, 547 tuyến cáp quang dài 3.531 km, 644 trạm thu, phát sóng thông tin di động (trong đó có 644 trạm 2G, 548 trạm 3G, 421 trạm 4G), 07 cột ăng ten sử dụng chung cơ sở hạ tầng, 01 trạm điều khiển thông tin di động BSC.
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển hạ tầng, dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, việc quy hoạch, phát triển hạ tầng bưu chính - viễn thông giữa các doanh nghiệp chưa đồng bộ, mỗi doanh nghiệp xây dựng một hạ tầng mạng riêng dẫn đến tình trạng chồng chéo, nhất là hệ thống trạm thu phát sóng di động dày đặc, dây cáp treo khá lộn xộn, thiếu an toàn, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp ngoại vi viễn thông chưa cao; các doanh nghiệp viễn thông chủ yếu tập trung đầu tư phát triển hạ tầng di động dẫn đến sự thiếu cân đối, đồng đều giữa các loại hình dịch vụ.
Bên cạnh đó, việc đầu tư hạ tầng tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng thưa dân cư còn hạn chế dẫn đến tình trạng một số xã vùng sâu, vùng xa phủ sóng thông tin di động còn hạn chế do phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ Tổng công ty, Tập đoàn phân bổ theo Kế hoạch hàng năm.
3. Lĩnh vực thông tin - báo chí - xuất bản
Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn có 03 cơ quan báo chí địa phương (gồm: Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn, Tạp chí Văn học nghệ thuật tỉnh); 58 trang/cổng thông tin điện tử (gồm: 08 trang của khối Đảng, đoàn thể, 39 trang của khối hành chính sự nghiệp, 01 Cổng TTĐT tỉnh và 08 Cổng TTĐT của huyện, thành phố, 03 trang TTĐT của doanh nghiệp); 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hệ thống truyền hình trả tiền; 08 đơn vị truyền thanh cấp huyện; 103 đài truyền thanh cấp xã/108 xã, phường, thị trấn (trong đó có 60 đài truyền thanh FM chiếm 58,3%, 35 đài truyền thanh hữu tuyến chiếm 34%, 08 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT chiếm 7,8 %); 03 cơ sở in được cấp phép in xuất bản phẩm (trong đó 1 cơ sở được phép in báo, tạp chí); 02 cơ sở phát hành sách và gần 100 cơ sở in, photocopy nhỏ lẻ.
Lĩnh vực thông tin - báo chí - xuất bản của tỉnh hoạt động khá ổn định góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, phục vụ tốt công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền và đảm bảo nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh chưa có nhà xuất bản; 05 xã, phường chưa có Đài truyền thanh (gồm 04 phường thuộc thành phố Bắc Kạn và thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì). Về cơ bản, hệ thống truyền thanh cơ sở đã được quan tâm đầu tư, song nhiều thiết bị do đầu tư đã lâu, công nghệ lạc hậu, xuống cấp, sửa chữa nhiều lần...gây ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động.
III. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trên cơ sở thực trạng hệ thống hạ tầng thông tin và truyền thông nêu trên, việc xây dựng và ban hành Đề án đảm bảo hạ tầng ngành thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025 là cần thiết để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý thống nhất, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh Bắc Kạn.
Phần II
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho ngành thông tin và truyền thông, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị hoạt động nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% đơn vị hành chính cấp xã, trên 80% hộ gia đình.
- 100% thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh được phủ sóng di động 3G,4G.
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
- Duy trì 100% xã, phường, thị trấn có điểm bưu chính có người phục vụ.
- Phấn đấu mỗi huyện, thành phố được lắp đặt ít nhất 01 cụm thông tin điện tử có kết nối với hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh để phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin của nhân dân.
- Nâng tỷ lệ dùng chung cơ sở hạ tầng thụ động trên địa bàn tỉnh lên 20%- 25%.
- Thực hiện ngầm hóa mạng cáp ngoại vi, thu gom, chỉnh trang cáp trên toàn tỉnh Bắc Kạn đạt 40%.
- Phấn đấu đến hết năm 2025, tỉnh Bắc Kạn có 100% đài truyền thanh cấp xã thông minh ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông.
- Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của tỉnh thành hạ tầng số theo hướng kết hợp giữa tập trung và phân tán, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả. Phù hợp với khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn phiên bản 2.0.
- Hoàn thiện mạng nội bộ (LAN) của các cơ quan nhà nước, hình thành mạng diện rộng WAN của tỉnh trên đường truyền số liệu chuyên dùng.
- Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, thực hiện quy hoạch, tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển Chính quyền điện tử; từng bước xây dựng Trung tâm điều hành thành phố thông minh, Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng của tỉnh.
- Tiếp tục hiện đại hóa hạ tầng CNTT của các Sở, ban, ngành và các cấp, đảm bảo 100% cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước có máy tính đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Đối với hạ tầng bưu chính - viễn thông
- Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trong quá trình xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động (cấp phép xây dựng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, khu đất xây dựng trạm BTS...).
- Đôn đốc các doanh nghiệp tập trung thực hiện có hiệu quả Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của tỉnh và kế hoạch của doanh nghiệp đã được phê duyệt.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động. Triển khai thực hiện hoàn thành kế hoạch chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông. Thống nhất trong việc lập danh sách hạ tầng viễn thông thụ động, đồng thời đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
- Định hướng, chỉ đạo các doanh nghiệp Viễn thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo mạng băng rộng cáp quang, phủ sóng mạng 3G/4G trên toàn tỉnh; triển khai hệ thống mạng 5G đến các địa bàn, khu vực trọng yếu.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng viễn thông băng rộng, rà soát, hoàn thiện thiết lập hạ tầng truyền dẫn băng rộng, thiết lập mạng truy nhập băng rộng cố định và băng rộng di động tại các xã.
- Thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước (IPv6 For Gov) giai đoạn 2021 - 2025 để tăng cường việc ứng dụng IPv6 trên mạng lưới, dịch vụ cơ quan nhà nước.
3. Về hạ tầng thông tin - báo chí - xuất bản
- Xây dựng Dự án/Kế hoạch “Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ in” để phát triển xuất bản phẩm điện tử, chuyển đổi phương thức phát hành từ phát hành truyền thống sang phát hành điện tử.
- Xây dựng Dự án/Kế hoạch hỗ trợ đơn vị in, phát hành chuyển đổi số; phát triển thị trường kinh doanh xuất bản phẩm.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các đài truyền thanh cấp xã. Đối với các đài trước đây đã được đầu tư bằng công nghệ cũ, lạc hậu, không còn hoạt động thì cần sửa chữa, nâng cấp hoặc thay thế bằng các thiết bị tương thích để đảm bảo chất lượng hiệu quả hoạt động; đối với các xã chưa có hoặc có nhưng bị hư hỏng nặng không thể khắc phục, cần đầu tư xây dựng mới. Về công nghệ, sử dụng kết hợp công nghệ truyền thanh hiện đại không dây, số hóa đảm bảo vận hành, quản lý, bảo trì đơn giản, phù hợp với trình độ kỹ thuật cán bộ với công nghệ truyền thanh có dây để phù hợp đặc điểm địa hình chia cắt,...
- Đầu tư hệ thống cụm thông tin điện tử trên phạm vi toàn tỉnh nhằm phục vụ tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, truyền tải thông tin, hình ảnh, tiềm năng đầu tư của tỉnh đến với đông đảo du khách và các nhà đầu tư.
III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Có biểu chi tiết kèm theo)
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu, triển khai Đề án đảm bảo hiệu quả.
- Hằng năm chủ động phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Định kỳ (06 tháng, 01 năm, giai đoạn) tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư phát triển cho các dự án, chương trình đảm bảo cơ sở hạ tầng Thông tin và Truyền thông nêu tại Đề án này.
3. Sở Tài chính
Căn cứ nguồn kinh phí bố trí từ các Chương trình, dự án do Trung ương phân bổ, hỗ trợ; kinh phí từ các nguồn hợp pháp khác và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan xem xét, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ của Đề án sử dụng từ nguồn vốn sự nghiệp.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc tiếp cận những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nghiên cứu, lựa chọn, đưa vào áp dụng thử nghiệm các giải pháp mới về công nghệ phục vụ công tác quản lý, sản xuất và đời sống.
- Tham mưu bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ để thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng công nghệ cao trong đảm bảo cơ sở hạ tầng Thông tin và Truyền thông.
5. Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố
- Tăng cường sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin hiện có, nhất là các phần mềm dùng chung để nâng cao hiệu quả công việc; đẩy mạnh việc dùng chung đối với cơ sở hạ tầng và các ứng dụng CNTT; tăng cường chia sẻ dữ liệu giữa các ngành, các cấp.
- Chủ động bố trí nguồn lực thực hiện các nội dung dự án liên quan như: Hoàn thiện hệ thống mạng LAN, trang bị máy tính, hình thành dữ liệu số, đảm bảo an toàn/an ninh mạng, xây dựng đô thị thông minh, Cụm thông tin điện tử, nâng cấp hệ thống sản xuất chương trình truyền thông...
- Nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn thông tin mạng; triển khai hệ thống đảm bảo ATTT mạng theo mô hình nhiều lớp, với hệ thống giám sát ATTT tập trung, trang bị các phần cứng, phần mềm phòng chống mã độc, chống tấn công mạng cho 100% máy tính, hệ thống thông tin.
- Thường xuyên quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số hình thành “công dân điện tử” tại các đơn vị.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Đề án tại các đơn vị; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (06 tháng, 01 năm, giai đoạn) việc thực hiện Đề án trên địa bàn theo quy định hiện hành.
6. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, in và các cơ quan báo chí
- Các doanh nghiệp viễn thông chủ động bố trí nguồn lực phát triển hạ tầng; đặc biệt quan tâm vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp và Quỹ Viễn thông công ích theo phương châm: Hạ tầng Viễn thông, Công nghệ thông tin phải là hạ tầng của hạ tầng trong quá trình chuyển đổi số.
- Các doanh nghiệp bưu chính chủ động đầu tư, chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính để hoạt động bưu chính trở thành nền tảng của Logicstic.
- Các doanh nghiệp in chủ động đề xuất, có lộ trình di dời các khu sản xuất ra khỏi khu dân cư theo quy định, đảm bảo quy hoạch.
- Các cơ quan báo chí chủ động đề xuất các dự án ứng dụng công nghệ và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đa dạng hóa các loại hình thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả trên địa bàn tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.