BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1655/QĐ-LĐTBXH |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ Quyết định số 1617/QĐ-TTg ngày 18/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” vay vốn Ngân hàng Thế giới;
Căn cứ Quyết định số 36/QĐ-LĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế quản lý dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam;
Căn cứ Quyết định 741/QĐ-LĐTBXH ngày 24/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Tiểu hợp phần 1.1- Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội thuộc dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”;
Căn cứ Quyết định 756/QĐ-LĐTBXH ngày 03/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt kế hoạch tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015;
Căn cứ Quyết định 1605/QĐ-LĐTBXH ngày 03/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt kế hoạch điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội năm 2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng, Giám đốc Ban quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo và Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội tại Tờ trình số 52/TTr-BQLDA ngày 9/11/2015 về việc phê duyệt Phương án thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng năm 2015 (Phương án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Ban quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Cục Bảo trợ xã hội và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng, Giám đốc Ban quản lý dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Cục trưởng Cục bảo trợ xã hội, Giám đốc Trung tâm thông tin, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
THU
THẬP THÔNG TIN VỀ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO VÀ HỘ CÓ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP
XÃ HỘI HÀNG THÁNG TẠI CỘNG ĐỒNG NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1655/QĐ-LĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1.1. Mục tiêu tổng thể
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Thu thập thông tin ban đầu phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng.
2. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI
2.1. Đối tượng điều tra
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo và thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ ban hành cho giai đoạn 2016-2020;
- Hộ và đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật và Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi).
2.2. Đơn vị điều tra
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng.
2.3. Phạm vi điều tra Trên toàn quốc.
- Đợt 1: Tháng 11-12 năm 2015: Thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và các thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo theo kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015;
- Đợt 2: Tháng 01-02/2016: Thu thập thông tin về hộ và đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng.
4.1. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng:
● Thông tin về địa bàn cư trú (tỉnh, huyện, xã, thôn, nông thôn/ thành thị);
● Thông tin nhận dạng hộ gia đình:
■ Số thứ tự hộ; Số thành viên trong hộ;
■ Họ và tên của chủ hộ; Số điện thoại của chủ hộ;
■ Số chứng minh thư nhân dân, giới tính, dân tộc của chủ hộ;
● Đặc điểm hộ gia đình:
■ Kết quả phân loại hộ nghèo, cận nghèo; Mức điểm ước lượng của hộ;
■ Điều kiện sống (nhà ở, hố xí; nước sinh hoạt; điện sinh hoạt);
■ Các thiết bị truyền thông hộ đang sử dụng (điện thoại, internet, Tivi, đài, máy tính, loa đài truyền thanh);
■ Thụ hưởng các chương trình trợ giúp xã hội (hỗ trợ y tế, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ giáo dục, ưu đãi tín dụng, hỗ trợ sản xuất);
■ Thông tin thêm về hộ có đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (số người, phân loại đối tượng).
4.2. Đối với các thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo
■ Họ và tên; Số chứng minh thư nhân dân/ Giấy khai sinh;
■ Đặc điểm nhân khẩu học chủ yếu (quan hệ với chủ hộ; giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc);
■ Tình trạng đi học, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật;
■ Tình trạng việc làm;
■ Đối tượng chính sách; Đối tượng bảo trợ xã hội;
■ Khám chữa bệnh; Bảo hiểm y tế.
4.3. Đối với người hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng
■ Họ và tên; Số chứng minh thư nhân dân;
■ Đặc điểm nhân khẩu học chủ yếu (quan hệ với chủ hộ; giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, tình trạng hôn nhân);
■ Tình trạng đi học;
■ Đối tượng hưởng trợ cấp (loại đối tượng, hệ số, số tiền trợ cấp);
■ Thẻ bảo hiểm y tế;
■ Thông tin về đối tượng khuyết tật (dạng tật, mức độ khuyết tật, khả năng tự phục vụ và tình trạng việc làm);
■ Thông tin về con của người đơn thân và con dưới 36 tháng tuổi của người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng.
5. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VÀ CÁC BẢNG DANH MỤC
5.1. Các loại phiếu thu thập thông tin
- Phiếu C: Thu thập đặc điểm hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2015 (sau đây gọi tắt là Phiếu C), gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin chung về hộ gia đình;
Phần 2: Thông tin về từng thành viên của hộ gia đình.
- Phiếu C1: Phiếu thu thập thông tin hộ gia đình và đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng năm 2015 (sau đây gọi tắt là Phiếu C1), gồm 3 phần:
Phần 1: Thông tin chung về hộ gia đình;
Phần 2: Thông tin về đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng;
Phần 3: Thông tin về con của một số đối tượng bảo trợ xã hội (người khuyết tật, người đơn thân.
5.2. Các bảng danh mục
- Danh mục các dân tộc Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê.
- Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2010 được ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và những thay đổi được Tổng cục Thống kê cập nhật đến thời điểm 31/12/2013.
6. LOẠI ĐIỀU TRA VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
6.1. Loại điều tra
Điều tra thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng năm 2015 là cuộc điều tra toàn bộ, tức là tất cả các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 và hộ có đối tượng đang hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng đều được điều tra.
Với khoảng 4,5 triệu hộ nghèo và hộ cận nghèo được thu thập thông tin trong đợt một (Tháng 11-12/2015) và 3 triệu hộ có đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng được thu thập thông tin trong đợt hai (Tháng 01-02/2016). Như vậy, số hộ cần điều tra là khoảng 7,5 triệu.
6.2. Phương pháp thu thập thông tin
Điều tra thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng năm 2015 là cuộc điều tra sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin trực tiếp vào phiếu phỏng vấn. Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát không sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu thu thập thông tin.
|
Năm 2015 |
Năm 2016 |
|||||||||
T5-T9 |
T10 |
T11 |
T12 |
T1 |
T2 |
T3 |
T4 |
T5 |
T6 |
T7 |
|
Xây dựng phương án, phiếu thu thập thông tin và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều tra thử Phiếu C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều tra thử Phiếu C1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trình phê duyệt phương án, phiếu thu thập thông tin, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, in tài liệu tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tập huấn nghiệp vụ Phiếu C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tập huấn nghiệp vụ Phiếu C1 |
|
|
Tuần 4 |
Tuần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Các tỉnh tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên và chuẩn bị địa bàn điều tra |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
In tài liệu điều tra và gửi các địa phương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thu thập thông tin Phiếu C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thu thập thông tin Phiếu C1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kiểm tra, nghiệm thu phiếu thu thập thông tin |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhập tin và làm sạch |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xây dựng xong cơ sở dữ liệu tại 04 tỉnh tham gia dự án (Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh). |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia cho 63 tỉnh/ thành phố |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8.1. Các cấp thực hiện
8.1.1. Cấp Trung ương
Ban quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” (Ban QLDA) chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (VPQGGN), Cục Bảo trợ xã hội (Cục BTXH) và các đơn vị liên quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về tổ chức triển khai thực hiện cuộc khảo sát thu thập thông tin vào phiếu C và phiếu C1.
Thành lập tổ chuyên viên tại các đơn vị để giúp công tác tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các công việc điều tra thu thập thông tin, gồm: xây dựng phương án, phiếu thu thập thông tin, các biểu mẫu liên quan, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ; tập huấn nghiệp vụ cho các tỉnh; kiểm tra, giám sát quá trình tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên, trưởng nhóm, giám sát viên và công tác thu thập số liệu tại địa bàn; nghiệm thu, kiểm tra làm sạch, xây dựng cơ sở dữ liệu.
Trong quá trình thực hiện, Ban QLDA chủ trì, phối hợp với VPQGGN, Cục BTXH và các đơn vị liên quan bố trí cán bộ để kiểm tra, giám sát và giải quyết các vướng mắc về nghiệp vụ nhằm bảo đảm cuộc điều tra thu thập thông tin được thực hiện đúng mục tiêu và phương án đã đề ra.
8.1.2. Cấp tỉnh/thành phố
Thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) cuộc điều tra thu thập thông tin cấp tỉnh do một Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở LĐTBXH làm Phó trưởng ban thường trực; Thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho BCĐ trong điều hành. BCĐ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn diện cuộc điều tra trong phạm vi địa phương mình.
Sở LĐTBXH chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện cuộc điều tra trong phạm vi địa phương mình, gồm: tổ chức lực lượng điều tra, tập huấn nghiệp vụ, triển khai thu thập số liệu tại địa bàn, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, phối hợp với các đơn vị liên quan của các cấp để kiểm tra làm sạch số liệu sau khi nhập tin và chịu trách nhiệm về chất lượng số liệu khảo sát theo như Hợp đồng đã ký kết.
Giao kinh phí (từ nguồn vốn ODA cấp cho Ban QLDA) cho các tỉnh thực hiện thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng trên cơ sở Hợp đồng giao khoán ký giữa Ban QLDA và Sở LĐTBXH. Đơn giá khoán được tính theo mỗi phiếu thu thập thông tin và thực hiện thanh toán dựa trên số phiếu thực tế bàn giao đã được làm sạch và nghiệm thu.
8.1.3. Cấp huyện/quận
Thành lập BCĐ điều tra cấp huyện do một Phó Chủ tịch UBND quận/huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng LĐTBXH quận/huyện làm Phó trưởng ban thường trực; Thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho BCĐ trong điều hành. BCĐ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện điều tra tại các xã/phường thuộc phạm vi mình phụ trách.
8.1.4. Cấp xã/phường
Thành lập BCĐ điều tra cấp xã do một Phó Chủ tịch UBND xã/phường làm trưởng ban, cán bộ LĐTBXH xã/phường làm Phó trưởng ban thường trực; Thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho BCĐ trong điều hành. BCĐ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện điều tra tại các thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi mình phụ trách.
8.2. Tuyển chọn điều tra viên, trưởng nhóm và giám sát viên
Lực lượng điều tra viên và giám sát viên do Sở LĐTBXH báo cáo BCĐ cấp tỉnh để chỉ đạo các cấp tuyển chọn. Để đảm bảo cho thành công của cuộc điều tra thu thập thông tin, điều tra viên, trưởng nhóm và giám sát viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm về công tác thống kê, giảm nghèo và BTXH, có kinh nghiệm khai thác, thu thập, thông tin, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và có sức khoẻ tốt.
Tại mỗi xã/phường cần thành lập 01 nhóm điều tra gồm các cán bộ thôn/tổ dân phố làm điều tra viên và 01 cán bộ xã/phường làm trưởng nhóm. Cần tuyển thêm một số lượng điều tra viên nhất định để dự phòng khi cần thay thế lực lượng chính thức.
điều tra viên có trách nhiệm trực tiếp đến các hộ được phân công để thu thập những thông tin cần thiết ghi vào phiếu thu thập thông tin.
Trưởng nhóm có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công việc điều tra tại những địa bàn được phân công; kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ phiếu điều tra do điều tra viên thực hiện.
Sở LĐTBXH báo cáo BCĐ cấp tỉnh để chỉ đạo các cấp cử cán bộ của cấp mình làm giám sát viên để giám sát quá trình điều tra thu thập thông tin đảm bảo chất lượng tốt nhất theo yêu cầu đặt ra.
8.3. Tập huấn nghiệp vụ
Tổ chức tập huấn hai cấp:
8.3.1. Cấp Trung ương
VPQGGN chủ trì và phối hợp với Ban QLDA tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đại diện các tỉnh và huyện (giảng viên nguồn tại cấp tỉnh) đối với phiếu C; Cục BTXH chủ trì và phối hợp với Ban QLDA tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đại diện các tỉnh và huyện (giảng viên nguồn tại cấp tỉnh) đối với phiếu C1.
Thành phần tham gia tập huấn gồm: (1) Về nghiệp vụ điều tra thu thập thông tin: Lãnh đạo và chuyên viên làm công tác giảm nghèo, BTXH của Sở LĐTBXH, lãnh đạo và chuyên viên làm công tác giảm nghèo, BTXH của các phòng LĐTBXH cấp huyện thuộc 63 tỉnh/ thành phố theo các khu vực trong cả nước. (2) Về nghiệp vụ giám sát: Lãnh đạo và chuyên viên của VPQGGN, Cục BTXH, Ban QLDA và các đơn vị/ cá nhân liên quan.
Thời gian tối đa mỗi lớp tập huấn điều tra viên là 3 ngày/ lớp và giám sát viên là 2 ngày/ lớp.
Giảng viên gồm Lãnh đạo, chuyên viên và các chuyên gia tư vấn của VPQGGN, Cục BTXH và Ban QLDA. Kết thúc lớp tập huấn có bài kiểm tra đánh giá kiến thức của học viên và phương pháp truyền đạt của giảng viên.
Nội dung tập huấn gồm quán triệt Phương án điều tra thu thập thông tin, kế hoạch thực hiện tại địa phương, hướng dẫn lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo, lập danh sách hộ có đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng; hướng dẫn ghi thông tin vào các phiếu thu thập thông tin; giới thiệu kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật phỏng vấn.
8.3.2. Cấp tỉnh/thành phố
Mỗi tỉnh có nhiệm vụ tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng tham gia điều tra ở địa phương, gồm: Tổ chuyên viên cấp huyện, BCĐ cấp xã, Tổ chuyên viên cấp xã, các trưởng nhóm và điều tra viên; giám sát viên tại các cấp.
Thời gian tập huấn tối đa là 3 ngày/ lớp, trong đó có 01 ngày thực hành tại địa bàn. Giảng viên gồm những người đã tham gia tập huấn ở cấp Trung ương.
Nội dung tập huấn tương tự như ở cấp Trung ương.
Trong quá trình tập huấn cần chú ý giới thiệu rõ các khái niệm, phương pháp tính, phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin; các quy định ghi chép thông tin vào phiếu; cách kiểm tra logíc giữa các câu hỏi và các phần trong phiếu thu thập thông tin; cách kiểm tra đánh giá chất lượng số liệu/ thông tin. Cần kết hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của địa phương để giải thích và hướng dẫn điều tra viên giải quyết các vướng mắc thường gặp trong thực tế. Sau tập huấn có bài kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của học viên và chỉ bố trí đi điều tra những học viên đạt yêu cầu qua tập huấn; đồng thời đánh giá phương pháp truyền đạt kiến thức của giảng viên.
8.4. Công tác tuyên truyền
Cùng với hoạt động Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, các nội dung tuyên truyền về hoạt động thu thập thông tin được phổ biến trên cơ sở nội dung được chuẩn bị thống nhất ở cấp Trung ương cho tất cả các tỉnh/ thành phố trên cả nước và phù hợp với các hình thức tuyên truyền tại địa phương.
Các tỉnh triển khai thực hiện tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, trên website của tỉnh, huyện; thông qua các văn bản từ cấp tỉnh xuống cấp huyện; từ cấp huyện xuống cấp xã;
Cấp xã phát thông báo trực tiếp về cuộc điều tra trên loa đài của xã trước và trong thời gian thực hiện điều tra.
8.5. Triển khai thu thập thông tin
Các BCĐ cấp tỉnh chỉ đạo BCĐ cấp huyện, xã triển khai thu thập thông tin tại địa bàn theo thời gian quy định.
BCĐ xã/phường lên kế hoạch điều tra ở từng thôn/ tổ dân phố và tổ chức cho các đội đi điều tra. Căn cứ kế hoạch điều tra, trưởng nhóm và cán bộ thôn, tổ dân phố thông báo kế hoạch này cho hộ để chủ hộ và các thành viên có liên quan biết thông tin và chủ động sắp xếp công việc, có mặt ở nhà tiếp điều tra viên. Kế hoạch này phải được thông báo trước thời điểm điều tra viên đến phỏng vấn khoảng 3-5 ngày.
Trưởng nhóm lập bảng phân công khối lượng công việc cho từng điều tra viên và báo cáo BCĐ xã/phường để báo cáo cấp huyện, tỉnh bố trí kế hoạch kiểm tra, giám sát ở địa bàn.
Căn cứ vào kế hoạch do trưởng nhóm bố trí, điều tra viên phải trực tiếp gặp chủ hộ và thành viên trong hộ để phỏng vấn thu thập thông tin, tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ một tài liệu sẵn có nào để thay thế cho phỏng vấn trực tiếp.
Điều tra viên phải tuân thủ hướng dẫn phỏng vấn hộ trong tài liệu hướng dẫn thu thập vào Phiếu C và Phiếu C1.
Quy định từ khâu thu thập thông tin đến khi hoàn thiện phiếu được nghiệm thu, mỗi điều tra viên cần 01 giờ để điều tra xong 01 hộ.
8.6. Công tác giám sát, kiểm tra
Lực lượng giám sát ở cấp Trung ương viên bao gồm đại diện VPQGGN, Cục BTXH, Ban QLDA và các đơn vị/ cá nhân liên quan thuộc Bộ LĐTBXH.
VPQGGN, Cục BTXH và Ban QLDA phối hợp với các cấp từ tỉnh đến xã thực hiện việc giám sát thường xuyên hoặc đột xuất trong suốt thời gian thu thập, nghiệm thu và sửa lỗi sau khi nhập tin.
Nội dung kiểm tra trong quá trình giám sát gồm: việc tổ chức và thực hiện các quy trình điều tra, số lượng (đủ hộ theo kế hoạch, đủ phiếu, mục và các chỉ tiêu điều tra) và chất lượng (ghi đúng dòng, cột, mã số, đơn vị tính, tính toán số học; tính logic giữa các cột, dòng, các chỉ tiêu, quan hệ giữa các phần, tính hợp lý khi đối chiếu một số chỉ tiêu với thực tế địa phương hoặc các tài liệu thống kê liên quan khác), cách hỏi và ghi phiếu của từng điều tra viên, chấp hành các thủ tục hành chính như báo cáo tiến độ theo quy định, điền các mẫu phiếu kiểm soát chất lượng, kiểm tra thực địa tại địa bàn, công tác nhập tin, làm sạch số liệu.
Mục đích của giám sát nhằm phát hiện và giải quyết tại chỗ, kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra.
Trưởng nhóm ở cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra tất cả các phiếu khảo sát đã hoàn thành của nhóm mình về nội dung, phương pháp tính, tính logic, kiểm tra số học, đối chiếu một số chỉ tiêu với thực tế địa phương hoặc các tài liệu thống kê liên quan khác, tham dự phỏng vấn của các điều tra viên để kiểm tra kỹ năng giao tiếp, việc thu thập và ghi thông tin.
Đối với khâu thu thập số liệu tại địa bàn, ở cả hai cấp Trung ương và địa phương đều phải có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ công tác giám sát, kiểm tra nhằm uốn nắn kịp thời những sai sót của điều tra viên để tránh những lỗi hệ thống.
8.7. Nghiệm thu kết quả
Ban chỉ đạo cấp Xã có trách nhiệm kiểm tra tất cả các phiếu của các điều tra viên và nghiệm thu theo các thôn/ấp/tổ dân phố, chuyển phiếu đã nghiệm thu về Phòng LĐTB&XH cấp huyện.
Ban chỉ đạo cấp Huyện có trách nhiệm kiểm tra và nghiệm thu tất cả các phiếu do cấp Xã chuyển lên. Sau khi nghiệm thu, Phòng LĐTB&XH tổng hợp, báo cáo Sở LĐTB&XH về kết quả và bàn giao phiếu thu thập thông tin trên địa bàn huyện.
Ban chỉ đạo cấp Tỉnh có trách nhiệm nghiệm thu các phiếu do cấp Huyện trên cơ sở kiểm tra ngẫu nhiên 15% số phiếu của mỗi huyện/quận.
Ban QLDA chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Cục BTXH nghiệm thu phiếu điều tra trực tiếp với các Sở LĐTB&XH theo Hợp đồng đã được ký kết.
Ở mỗi cấp nghiệm thu, cần nghiệm thu cả 3 danh sách (Danh sách hộ nghèo, Danh sách hộ cận nghèo, và danh sách hộ có đối tượng hưởng TCXH tháng theo mẫu quy định trong hướng dẫn ghi phiếu C và phiếu C1) theo yêu cầu: thông tin tương ứng trong các phiếu và trong 3 danh sách này phải khớp nhau.
8.8. Nhập tin và xây dựng cơ sở dữ liệu
Ban QLDA sử dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu nhập tin bằng công nghệ quét. Trong quá trình nhập tin Sở LĐTBXH các tỉnh phối hợp chặt chẽ với nhà thầu thông qua Ban QLDA để kiểm tra, xác minh và sửa lỗi các phiếu đã nhập. Cơ sở dữ liệu sẽ được hoàn thành trước cho 04 tỉnh của dự án (Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh) vào khoảng tháng 5/2016 và hoàn thành cho 63 tỉnh/ thành phố trong cả nước vào tháng 7/2016.
8.9. Chuyển giao tài liệu
BCĐ cấp xã chuyển giao phiếu điều tra và 3 danh sách (nêu trong Điểm 8.7) cho BCĐ cấp huyện để nghiệm thu trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc điều tra.
BCĐ cấp huyện chuyển giao phiếu điều tra và 3 danh sách cho BCĐ cấp tỉnh để nghiệm thu trong vòng 5 ngày sau khi nhận của cấp xã.
BCĐ cấp tỉnh nghiệm thu trong vòng 10 ngày từ khi nhận được phiếu và 3 danh sách chuyển giao từ cấp Huyện.
Phiếu điều tra và 3 danh sách được nghiệm thu bởi Ban QLDA Trung ương sẽ được thực hiện tại mỗi tỉnh, với phương thức nghiệm thu và bàn giao 3 bên. Sau khi nghiệm thu tại tỉnh, phiếu sẽ được chuyển về Trung ương để nhập tin.
8.10. Bảo quản phiếu
Do phiếu điều tra sẽ được nhập liệu bằng phương pháp hiện đại là quét quang (scanning) và nhận dạng tự động. Do đó, việc bảo quản phiếu trong thời gian trước khi bàn giao nghiệm thu 3 bên tại tỉnh vô cùng quan trọng. Yêu cầu các cấp tại địa phương cần phải thực hiện theo quy định về việc bảo quản dưới đây:
a. Công cụ: Cặp ba dây và thùng giấy dày, túi nilông to
b. Chất lượng phiếu: Phiếu cần được bảo quản sạch sẽ, không lấm bẩn, không bị quăn mép, nát hoặc rách.
c. Sắp xếp phiếu: Phiếu sắp xếp theo thứ tự mã thôn và mã hộ tương ứng với bảng kê danh sách hộ để thuận tiện cho việc kiểm kê và bàn giao phiếu.
d. Bảo quản phiếu: Mỗi cặp 3 dây chỉ chứa 1 loại (Phiếu C hoặc phiếu C1) và của 1 xã. Nếu xã có nhiều phiếu không xếp chung trong 1 cặp 3 dây thì chia thành nhiều cặp 3 dây theo 1 hoặc nhiều thôn (không để phiếu 1 thông vào các cặp 3 dây khác nhau. Sau đó, sắp xếp các cặp 3 dây đựng phiếu vào trong túi nilông to trước khi được cho các thùng giấy để tránh mưa ướt hoặc rơi vào nước. Cất giữ phiếu nơi khô thoáng, không đặt các thùng phiếu/cặp phiếu trực tiếp xuống nền nhà ẩm ướt; lưu ý tránh nước mưa hắt vào từ các cửa sổ.
Kinh phí được lấy từ nguồn vốn ODA cấp cho Ban QLDA Trung ương để thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng trên cơ sở Hợp đồng giao khoán ký giữa Ban QLDA Trung ương và Sở LĐTBXH. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Kinh phí điều tra phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.