ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1654/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 25 tháng 8 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019);
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ);
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính:
1. Mã thủ tục hành chính 1.009397, tên thủ tục hành chính: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn quản lý (không thuộc trường hợp trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương).
2. Mã thủ tục hành chính 1.005163, tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Thể dục thể hình và Fitness.
3. Mã thủ tục hành chính 1.011737, tên thủ tục hành chính: Hỗ trợ đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
(Có Phụ lục phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
1. Gửi Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang (thủ tục hành chính có mã số 1.009397 và 1.005163) cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời công bố, công khai ngay các thủ tục hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án đơn giản hóa.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng dự thảo, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang quy định chính sách hỗ trợ đối với người trực tiếp trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo kiến nghị thực thi tại Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính mã số 1.011737.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN
HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số: 1654/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2023 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
I. Thủ tục: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn quản lý (không thuộc trường hợp trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương).
1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị phân cấp cho Cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Lý do: Để phù hợp với thẩm quyền quản lý nhà nước của ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch, rút ngắn được thời gian giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC.
2. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 20.096.250 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 18.646.650 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.449.60 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,21%
Sửa đổi Điều 10, Khoản 2, Điểm b, Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.
II. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Thể dục thể hình và Fitness.
- Đề nghị giảm điều kiện diện tích phòng tập Fitness từ 60m2 (khoảng cách từ sàn đến trần ít nhất 2,8m, không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng. Khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện đảm bảo từ 10cm đến 30cm) xuống còn 40m2 (khoảng cách từ sàn đến trần ít nhất 2,8m, không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng. Khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện đảm bảo từ 10cm đến 30cm)
- Lý do: Tạo thuận lợi về yêu cầu điều kiện TTHC phù hợp với khả năng đáp ứng của tổ chức, cá nhân. Giảm chi phí xây dựng (thuê) địa điểm cho tổ chức, cá nhân.
2. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 84.404.900 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 74.450.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 9.954.700 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11,79%.
Sửa đổi Điểm a, Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 10/2018/TT-BVHTTDL ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Thể dục thể hình và Fitness, có hiệu lực từ ngày 15/4/2018.
III. Thủ tục: Hỗ trợ đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
(TTHC được quy định tại Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 15/7/2023 của HĐND tỉnh Hà Giang quy định chính sách hỗ trợ đối với người trực tiếp trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang).
1.1. Bỏ thành phần hồ sơ là: Giấy xác nhận có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Giang của cơ quan có thẩm quyền.
a) Đề nghị sửa lại là:
- Điều kiện: Đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được hưởng chính sách hỗ trợ là có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Giang.
- Thành phần hồ sơ: Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân theo các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng các phương thức này thì người có yêu cầu không phải nộp, xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến).
b) Lý do: Phù hợp theo quy định tại các văn bản:
- Theo quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023
- Theo chỉ đạo tại Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh thực hiện quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy.
- Theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 1472/VPCP-KSTT ngày 09/3/2023 V/v công bố, công khai, hướng dẫn thực hiện TTHC có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc xác nhận tại nơi cư trú.
1.2. Quy định rõ loại văn bản chứng minh thành phần hồ sơ: Phải thường xuyên học hỏi, hoàn thiện, phát triển các chi thức kỹ năng nghề nghiệp; tích cực truyền dạy, duy trì các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh.
a) Đề nghị sửa lại là: Cần quy định rõ thành phần hồ sơ để chứng minh điều kiện trên ví dụ: “Báo cáo tóm tắt về các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể” sẽ giúp cho người thực hiện TTHC được nhanh chóng, thuận tiện, cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC không mất thời gian để hướng dẫn lại và rút ngắn được thời gian thẩm định TTHC.
b) Lý do: Việc quy định thành phần hồ sơ phải rõ ràng, cụ thể về tên, hình thức của từng thành phần hồ sơ, số lượng bộ hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Thông tư số 03/2022/TT-BTP ngày 10/02/2022 của Bộ Tư pháp Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 37.473.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 32.400.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.073.200 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13,54%.
- Sửa đổi Điểm b, Khoản 2, Điều 3 Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 15/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang quy định chính sách hỗ trợ đối với người trực tiếp trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.