ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1643/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 10 tháng 6 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 ở địa bàn Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA
BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1643 /QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2016 của
UBND tỉnh Bình Thuận)
Thực hiện Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban Chỉ đạo 138/CP Chính phủ về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp trong việc tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ và nhân dân về thủ đoạn, hành vi và hậu quả do tội phạm mua bán người gây ra đối với gia đình và xã hội.
2. Tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tích cực phòng ngừa, đấu tranh triệt phá các tổ chức, đường dây hoạt động của bọn tội phạm mua bán người; kiên quyết xử lý nghiêm minh các đối tượng phạm tội trước pháp luật nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
3. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai, thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm mua bán người nói riêng. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho những nạn nhân bị mua bán trở về, sớm ổn định cuộc sống.
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai
- Hàng năm, Công an tỉnh (Cơ quan thường trực) chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người; định kỳ 06 tháng, 01 năm tham mưu tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tiếp theo.
- Tập trung chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người tại 03 địa bàn trọng điểm đã được xác định: Thành phố Phan Thiết, thị xã LaGi, huyện Bắc Bình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm; đấu hòa nhập cộng đồng; rút kinh nghiệm để chỉ đạo chung trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Bộ chỉ số phục vụ công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện từng đề án của cấp trên và toàn bộ Chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020; tổ chức triển khai giám sát và đánh giá vào đầu kỳ (2016) và cuối kỳ năm (2020). Đồng thời, tổ chức thực hiện có hiệu quả phần mềm “Quản lý công tác phòng, chống mua bán người” trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, thành lập các đoàn liên ngành tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người của một số sở, ngành, địa phương.
2. Công tác truyền thông phòng, chống mua bán người
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền công tác phòng, chống mua bán người; tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh ở địa bàn cơ sở về công tác phòng, chống mua bán người.
- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng hướng dẫn công tác phòng, chống mua bán người, tập trung vào việc cung cấp thông tin, giám sát phát hiện và thông báo các trường hợp nghi vấn mua bán người, khuyến khích đưa vào áp dụng tại các đơn vị làm dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, kết hôn, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài hoặc đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng.
- Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là Luật phòng, chống mua bán người năm 2011; Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2015) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, ngành, cán bộ và nhân dân, từ đó đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức thực hiện “Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi” tại cộng đồng trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên các huyện, thị xã, thành phố trọng điểm bằng các hình thức như: Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, các chiến dịch truyền thông, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với Hội phụ nữ các tỉnh trong khu vực Miền đông nam bộ, nhất là, các tỉnh có đường biên giới (Long An, Tây Ninh, Bình Phước…) và các tỉnh giáp ranh (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Ninh Thuận); hướng dẫn cấp cơ sở tổ chức thực hiện Bộ tài liệu truyền thông chung về phòng, chống mua bán người; tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tại địa phương; khảo sát, xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình phòng ngừa hiệu quả về mua bán người; tư vấn, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có nguy cơ cao, nạn nhân, gia đình, cộng đồng về phòng, chống mua bán người.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia hỗ trợ các hoạt động về dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng; giám sát, phản biện xã hội pháp luật về phòng, chống mua bán người.
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm và Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác này.
3. Công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người
3.1. Lực lượng Công an
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người; làm công tác tiếp nhận, xác minh các tin báo, tố giác về tội phạm mua bán người theo đúng quy trình, quy định.
- Điều tra khám phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội, chú trọng thực hiện các biện pháp giải cứu và bảo vệ nạn nhân; chủ động mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người, trọng tâm là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm đã được xác định; nâng cao chất lượng trong công tác điều tra, phát hiện, đấu tranh triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người tại địa bàn cơ sở; tăng cường phối hợp với các ngành, địa phương, lực lượng chức năng các tỉnh trong khu vực Miền Đông nam bộ, nhất là, các tỉnh có đường biên giới (Long An, Tây Ninh, Bình Phước…) và các tỉnh giáp ranh (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Ninh Thuận) trong công tác điều tra, xử lý tội phạm mua bán người và giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân.
3.2. Lực lượng Biên phòng
- Tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào, làm ăn trên biển, các phương tiện hoạt động xâm phạm lãnh hải của các nước tiếp giáp và hoạt động chuẩn bị tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép bằng đường biển, kịp thời phát hiện hoạt động của tội phạm mua bán người để chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, giải cứu nạn nhân; phối hợp làm tốt công tác quản lý an ninh trật tự, tạm trú, tạm vắng, quản lý chặt chẽ các dịch vụ kinh doanh nhạy cảm (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, karaoke, massage…) hạn chế thấp nhất điều kiện hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội trên khu vực biển của tỉnh.
- Chủ động xây dựng triển khai các kế hoạch đấu tranh, thường xuyên tổ chức thực hiện tốt các đợt cao điểm, tập trung lực lượng, biện pháp, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an trong đấu tranh trấn áp tội phạm mua bán người trên các địa bàn trọng điểm.
3.3. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh thực hiện quyền công tố và kiểm sát công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, kiểm sát công tác điều tra, xét xử các vụ án mua bán người; phối hợp Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân lựa chọn án điểm và tổ chức phiên tòa xét xử lưu động nhằm răn đe, phòng ngừa chung; thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người; phối hợp Tòa án nhân dân tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho kiểm sát viên, thẩm phán về công tác truy tố, xét xử, nhất là các vụ án mua bán người vì mục đích cưỡng bức lao động…
3.4. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp chọn các vụ án mua bán người điển hình và đưa ra xét xử lưu động tại địa phương, địa bàn xảy ra vụ án, vụ việc để một mặt răn đe và phòng ngừa chung, mặt khác nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cũng như tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trong quần chúng nhân dân.
4. Công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Công an tỉnh thực hiện công tác tổng điều tra, rà soát nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2011-2015, bao gồm: Tự trở về, giải cứu, trao trả và số được giải cứu, tiếp nhận; số nghi là nạn nhân (xuất khẩu lao động, lao động thời vụ, đi du lịch, kết hôn, cho nhận con nuôi với người nước ngoài, số bỏ nhà đi khỏi địa phương… không rõ lý do); hướng dẫn các địa phương và đơn vị liên quan thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tại địa bàn dân cư đảm bảo theo quy định của Thông tư số 134/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 25/9/2013 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân. Thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý đối tượng là nạn nhân bị mua bán trở về vào Trung tâm Hỗ trợ người lang thang theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Chương IV, Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 09/5/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc tiếp nhận, quản lý đối tượng là người lang thang; người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định; người là nạn nhân bị mua bán trở về tại Trung tâm hỗ trợ người lang thang.
- Công an tỉnh phối hợp các Sở, ngành liên quan tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết, tập huấn, hướng dẫn trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân và kịp thời tổ chức tiếp nhận, xác minh, xác định và hỗ trợ nạn nhân, nhất là, phối hợp tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán, gia đình và người thân của họ, đảm bảo bí mật thông tin về nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Sở Tư pháp chủ động theo dõi, đôn đốc công tác thi hành dân sự sau khi bản án hình sự xét xử tội phạm mua bán người có hiệu lực pháp luật.
- Các Sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện kịp thời.
5. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người, kết hợp kiểm tra, khảo sát, sơ kết việc thi hành pháp luật phòng, chống mua bán người ở cơ sở để đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính nhất quán với Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2015) và các văn bản hướng dẫn thi hành; phổ biến triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2015, phần có liên quan đến tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân.
- Các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện kịp thời.
6. Công tác tổ chức
- Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo tỉnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và Công an tỉnh là Cơ quan Thường trực Chương trình thực hiện phòng, chống mua bán người.
- Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh bố trí lực lượng trong biên chế của ngành nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người.
1. Các Sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào nội dung kế hoạch này và tình hình tại địa phương khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các đề án nêu tại Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban Chỉ đạo 138/CP theo chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các cấp, ngành, địa phương.
2. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về kết quả kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người tại sở, ngành, địa phương về Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp báo cáo trên theo quy định.
3. Công an tỉnh có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.