ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1641/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 31 tháng 8 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
- Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1734/QĐ-TTg ngày 01/10/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020; số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; số 1436/QĐ-TTg ngày 10/09/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; số 346/QĐ-TTg ngày 15/03/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/01/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Thông tư liên Bộ số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải về Hướng dẫn nội dung, trình tự lập Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải cấp Tỉnh;
- Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư V/v Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Căn cứ các Văn bản của UBND tỉnh Phú Yên: Thông báo số 342/TB-UBND ngày 23/5/2012 về việc Cho phép lập Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 27/2/2013 về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Biên bản họp của Hội đồng Thẩm định tại cuộc họp ngày 06/03/2015 và Thông báo số 02/TB-HĐTĐ về ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Báo cáo số 253/BC-SKHĐT ngày 15 tháng 6 năm 2015 và đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (tại Tờ trình số 73/TTr-SGTVT ngày 15/6/2015),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chính như sau:
- Giao thông vận tải cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa địa phương.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Gắn kết được mạng lưới giao thông vận tải địa phương, với mạng lưới giao thông vận tải quốc gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt. Coi trọng công tác bảo trì, quản lý mạng lưới giao thông đường bộ.
- Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông giữa mạng lưới giao thông đường bộ và các đầu mối giao thông: Cảng biển, bến xe, các điểm dừng nghỉ, bãi đỗ xe. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải đồng bộ các kết cấu hạ tầng khác.
- Ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải hàng không và hàng hải, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế.
- Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Bố trí quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông.
1. Mục tiêu tổng quát: Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống giao thông đảm bảo đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải của Tỉnh đồng bộ, hài hòa và phát triển bền vững cả về kết cấu hạ tầng, vận tải và công nghiệp giao thông vận tải, tạo thành mạng lưới hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, phát triển hợp lý các loại hình vận tải, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đẩy nhanh việc xây dựng các đầu mối giao thông trọng yếu như: Cảng biển, sân bay, nhà ga, hệ thống bến xe,… đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
- Đường bộ: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới đường Quốc lộ, đường Tỉnh. Tăng cường đầu tư hệ thống đường huyện, đường xã, thôn, phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% các tuyến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V; trên 90% các tuyến đường xã đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường loại A và 100% các đường thôn, xóm được bên tông hóa. Sắp xếp và tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng hệ thống bến xe trên địa bàn Tỉnh. Xây dựng các bãi đậu xe, trạm dừng nghỉ với vị trí và quy mô phù hợp.
- Đường sắt: Nâng cấp tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam đoạn đi qua địa bàn Tỉnh, hiện đại hóa thông tin, tín hiệu, nâng cao tốc độ chạy tàu. Xây dựng các đường gom dọc theo đường sắt để tránh giao cắt quá nhiều điểm giữa đường sắt và đường bộ.
- Hàng không: Tiếp tục đầu tư nâng cấp sân bay Tuy Hòa đủ điều kiện để khai thác các loại máy bay lớn. Nâng tần suất bay và mở thêm các tuyến bay mới từ sân bay Tuy Hòa đi các địa phương trong và ngoài nước.
- Cảng biển: Tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác hiệu quả các cảng biển trên địa bàn Tỉnh. Đầu tư xây mới cảng Bãi Gốc để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
b) Về vận tải: Phát huy hiệu quả hoạt động các loại hình vận tải. Phấn đấu giai đoạn 2016 – 2020, khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân 9,2-10,5%/năm; khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng bình quân 10,5-11,5%/năm.
- Đối với hàng hóa: Lưu thông chủ yếu trên các trục giao thông chính là QL1, QL25, QL29, QL1D, QL19C,...
- Đối với hành khách: Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến liên Tỉnh từ Phú Yên đi các Tỉnh, thành phố, đồng thời mở thêm các tuyến vận tải mới từ Tp. Tuy Hòa đi Huế, Vinh, Vũng Tàu,... Khuyến khích phát triển thêm các tuyến nội Tỉnh mới đến các đô thị dự kiến sẽ hình thành trong tương lai: Vân Hòa, Trà Kê (huyện Sơn Hòa), Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa), Tân Lập (Sông Hinh), An Mỹ (Tuy An), Xuân Lãnh (Đồng Xuân), đô thị Đồng Cam (Phú Hòa),...
- Tuyến xe buýt: Tiếp tục duy trì hoạt động các tuyến xe buýt đang hoạt động; khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp tham gia mở mới các tuyến từ Tp. Tuy Hòa đi các địa phương như Vân Hòa của huyện Sơn Hòa; Xuân Lãnh - xã Đa Lộc; Xuân Phước của huyện Đồng Xuân; Trà Kê – Sơn Hội của huyện Sơn Hòa,...
- Bãi đỗ xe buýt: Tại thành phố Tuy Hòa nghiên cứu bố trí tại Bến xe Liên Tỉnh hiện tại; tại các huyện bố trí đỗ xe trong các bến xe huyện.
a) Các tuyến đường cao tốc, Quốc lộ: Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đầu tư các tuyến đường bộ đoạn đi qua địa phận Tỉnh theo quy hoạch mạng lưới đường bộ Quốc gia:
- Quốc lộ 25: Nâng cấp mở rộng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng – đoạn từ Quốc lộ 1 đến Quốc lộ 19C đối với đoạn đường ngoài đô thị. Đoạn qua đô thị theo tiêu chuẩn đường đô thị hoặc theo quy hoạch đô thị đã được duyệt.
- Tuyến đường Đông Trường Sơn: Đầu tư mới theo tiêu chuẩn đường cấp IV, V miền núi, với quy mô 02 làn xe.
- Quốc lộ 1: Tiếp tục thi công sớm hoàn thành dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả; dự án Mở rộng QL1 với quy mô 04 làn xe cơ giới và 02 làn xe thô sơ; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải điều tra, khảo sát lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư đầu tư xây dựng và triển khai thi công công trình Hầm đường bộ qua đèo Cù Mông trong giai đoạn đến năm 2020. Lập hồ sơ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nắn Quốc lộ 1 đoạn nối từ xã Xuân Phương đi Xuân Bình theo đồ án quy hoạch chung thị xã Sông Cầu.
- Quốc lộ 1D: Sửa chữa định kỳ và bảo trì. Nối vào trục ven biển của Tỉnh để khai thác kinh tế biển của Phú Yên và khu vực.
- Quốc lộ 29: Kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng. Các đoạn qua khu dân cư của các trung tâm thị trấn theo quy hoạch đô thị được duyệt. Đoạn đi qua Khu kinh tế Nam Phú Yên: Hướng tuyến từ đường Hùng Vương đến ga Gò Mầm, thực hiện theo quy hoạch chung Khu kinh tế Nam Phú Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 23/10/2009, cụ thể: từ Km 19+800 QL29 tuyến sẽ đi hướng mới, theo trục đường Hùng Vương nối dài đến ngã ba giao với đường phía Bắc Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1, rồi đi theo tuyến này đến giáp đường Hòa Hiệp Bắc - Hòa Hiệp Trung. Từ đây, tuyến được đầu tư mới đến giao Quốc lộ 1 tại thị trấn Hòa Vinh. Tiếp tục đầu tư mới đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường ĐT645 ở phía Bắc kênh mương.
- Quốc lộ 19C: Tích cực làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đầu tư hoàn chỉnh tuyến tránh thị trấn La Hai trước năm 2020. Thực hiện quy hoạch đường gom và quy hoạch các trạm dừng nghỉ dọc tuyến QL19C.
- Tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam: Đầu tư với quy mô 04 làn xe trong giai đoạn 2017-2020.
b) Các tuyến đường Tỉnh: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng và hoàn chỉnh các tuyến Tỉnh lộ hiện có đảm bảo đạt chuẩn tối thiểu cấp III, IV đồng bằng ở vùng đồng bằng, và cấp IV,V miền núi ở khu vực miền núi. Hình thành một số tuyến mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo và giữ vững an ninh - quốc phòng.
- Tuyến đường bộ ven biển: Tiếp tục đầu tư tuyến từ Quốc lộ 1D Sông Cầu đi dọc biển qua Tuy An, Tuy Hòa, Đông Hòa đến cảng Vũng Rô, nối với Quốc lộ 1 chiều dài 137,5km. Những đoạn qua đô thị, Khu công nghiệp, sân bay phải đạt tiêu chuẩn đường đô thị, còn lại đường đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Trong đó, có tuyến đường ĐT.649 (đường An Phú – An Hải và tuyến đường bộ ven biển đoạn từ Km1293/QL.1 đến Bắc cầu An Hải): Điểm đầu giao với điểm cuối tuyến ĐH.12 tại cầu Đồng Nai (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa), điểm cuối giao QL.1 tại Km1293+500 (miếu Con Cọp, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu).
- Đường ĐT.641: Đầu tư nâng cấp, mở rộng đoạn thị trấn Chí Thạnh – thị trấn La Hai đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng, xây dựng cầu La Hai mới.
- Đường ĐT.642: Đầu tư nâng cấp, mở rộng đoạn Triều Sơn – thị trấn La Hai đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng. Hoàn chỉnh các công trình phụ trợ trên tuyến như hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng,...
- Đường ĐT.643 (đường ĐT.643 và đường cứu hộ, cứu nạn Tuy An – Sơn Hòa): Tuyến đã được đầu tư hoàn thành năm 2014. Hoàn chỉnh các công trình phụ trợ trên tuyến như hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng,...
- Đường ĐT.644 (đường ĐT.644 và đường tránh trú bão Sông Cầu – Đồng Xuân): Đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành các dự án.
+ Giai đoạn 1 (từ Km0+00/giao QL.1 – Km31+00/giao QL.19C, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân): Đang triển khai đầu tư 31,0km theo quy mô đường cấp III nền đường rộng 12m, mặt đường BTXM và BTN rộng 11m, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
+ Giai đoạn 2 (từ Km31+00 – Km49+056/giao ĐT.647, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân): Đang lập dự án đầu tư với quy mô đường cấp III nền đường rộng 12m, mặt đường BTXM và BTN.
- Đường ĐT.645: Đoạn qua phường Phú Lâm dài 3,3km chuyển thành đường đô thị, đoạn còn lại (5,65km) chuyển thành đường huyện lộ.
- Đường ĐT.646 (đường ĐT.646 và đường liên huyện Xuân Phước – Phú Hải): Hiện nay đang triển khai đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, dự kiến hoàn thành quý I/2016.
- Đường ĐT.647 (đường ĐT.647 và đường liên tỉnh Phú Yên – Gia Lai): Đầu tư đạt chuẩn đường cấp IV miền núi. Tuyến gồm 02 phần, hoàn thành vào giai đoạn 2015- 2020:
+ Phần tuyến hiện hữu (từ Km0+00 – Km30+750): Hiện nay đang chuẩn bị thực hiện nâng cấp lên đường cấp IV miền núi (Bnền = 7,5m; Bmặt = 5,5m) theo dự án đường Phú Yên – Gia Lai, dự kiến triển khai trong năm 2015;
+ Phần tuyến đầu tư mới (từ Km30+750 – Km61+300): Được đầu tư mới hoàn toàn theo dự án đường Phú Yên – Gia Lai với quy mô đường cấp IV miền núi (Bnền = 7,5m; Bmặt = 5,5m).
- Đường ĐT.650 (đường ĐT.650 và tuyến đường huyện Ngân Điền – Vân Hòa của huyện Sơn Hòa): Tiếp tục đầu tư nâng cấp đường ĐT.650 đảm bảo toàn tuyến đạt chuẩn đường cấp III - IV đồng bằng. Tuyến ĐT.650 gồm 03 phần: Phần tuyến đi trùng với tuyến ĐT.650 cũ, phần tuyến đi trùng qua ĐT.643 (chiều dài đoạn tuyến này không tính vào tuyến ĐT.650) và phần tuyến đi trùng với tuyến đường huyện Ngân Điền – Vân Hòa của huyện Sơn Hòa (đã đầu tư mặt đường BTN 7,6km, còn lại là đường đất).
- Triển khai đầu tư xây dựng một số tuyến đường mới:
+ Đường ĐT.648 (Tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, TP Tuy Hòa và Tuy An): Đầu tư đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng (qua khu vực đồng bằng) và cấp IV miền núi (qua khu vực miền núi). Dự án đang chuẩn bị triển khai giai đoạn 1, trước mắt đầu tư xây dựng cầu Dinh Ông qua sông Ba nối huyện Phú Hòa – Tây Hòa và đường dẫn 02 bên cầu.
+ Đường và kè bờ Bắc và Nam Sông Ba đoạn từ Cầu Đà Rằng cũ đến Gành Bà xã Hòa Phong, Tây Hòa – Dinh Ông thị trấn Phú Hòa, Phú Hòa: Tổng chiều dài 40km, đường cấp IV đồng bằng và kè bảo vệ đường và bờ sông dài 15km. Dự kiến giai đoạn 2015-2020 gọi vốn đầu tư, nghiên cứu khả thi dự án và triển khai thi công khi có điều kiện. Dự án hoàn thành trước năm 2030. Sau khi tuyến này được đầu tư hoàn thành, kiến nghị đặt lại tên đường theo hệ thống giao thông đường bộ của Tỉnh.
+ Đường ĐT.645B (Tuyến đường cơ động Quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn Đông Hòa – Tây Hòa): dài 40,25km, đầu tư đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng. Hiện nay đang trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư.
+ Đường Phú Khê- Phước Tân: Dài 8,13km, dự án đã được phê duyệt theo Quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 01/3/2013 của UBND Tỉnh.
+ Các tuyến đường trong Khu kinh tế Nam Phú Yên: Được đầu tư tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết khu kinh tế Nam Phú Yên.
c) Đường đô thị, đường giao thông nông thôn:
- Các tuyến đường đô thị: Tiếp tục đầu tư mới các tuyến đô thị theo các quy hoạch được duyệt, phấn đấu đến năm 2020 có 100% đường đô thị hiện có đạt chuẩn theo TCXDVN 104: 2007.
- Các tuyến đường huyện, đường xã và giao thông nông thôn: Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư các tuyến đường huyện, đường xã và giao thông nông thôn trên địa bàn Tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các tuyến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V; trên 90% các tuyến đường xã đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường loại A và 100% các đường thôn, xóm được bên tông hóa.
d) Quy hoạch hệ thống các bến xe:
- Tại thành phố Tuy Hòa: Đầu tư nâng cấp, mở rộng Bến xe Nam Tuy Hòa phát triển thành Bến xe trung tâm Tỉnh đạt tiêu chuẩn bến xe loại 2 giai đoạn 2015-2020 và loại 1 giai đoạn sau năm 2020. Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng Bến xe Bắc Tuy Hòa, nằm trong khu quy hoạch 20 ha thuộc Trung tâm dịch vụ kỹ thuật giao thông vận tải. Nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụng bến xe nội tỉnh (bến xe cơ giới nhẹ P4) phục vụ trong ngành giao thông; chuyển đổi công năng Khu vực bến xe liên Tỉnh hiện tại - số 227 Nguyễn Tất Thành (không tính phần diện tích bến xe Thuận Thảo) thành Trung tâm điều hành xe buýt, taxi.
- Tại các huyện và thị xã: Đầu tư xây dựng Bến xe Trung tâm huyện Phú Hoà; Bến xe Hòa Vinh; Bến xe Phú Thứ; Bến xe thị trấn Chí Thạnh tại các địa điểm đã quy hoạch. Thực hiện di dời và đầu tư xây dựng Bến xe thị xã Sông Cầu; Bến xe La Hai; Bến xe trung tâm huyện Sơn Hòa; Bến xe Sông Hinh tại các vị trí mới phù hợp. Đầu tư xây mới Bến xe Sơn Long gắn với quá trình thành lập huyện mới Vân Hòa.
e) Quy hoạch cơ sở dịch vụ giao thông vận tải:
- Trung tâm đăng kiểm, phương tiện giao thông vận tải 78.01S: Xây dựng mở rộng nhà xưởng tại cơ sở hiện có, trang bị thêm 01 dây chuyền kiểm định, nâng lên thành 02 dây chuyền.
- Trung tâm dịch vụ tổng hợp giao thông vận tải Phú Yên: Đầu tư tại xã An Chấn trên trục đường Quốc lộ 1, diện tích 20 ha.
g) Quy hoạch các trạm kiểm soát tải trọng: Quốc lộ 1 bố trí 04 điểm: Km1264+500 thị xã Sông Cầu, Km 1318+750 huyện Tuy An, Km 1324+400 thành phố Tuy Hòa và Km 1353+100 huyện Đông Hòa; Quốc lộ 29 bố trí 01 điểm tại huyện Tây Hòa; Quốc lộ 25 bố trí 01 điểm tại huyện Sơn Hòa; Quốc lộ 19C bố trí 01 điểm tại huyện Đồng Xuân; Tuyến đường bộ ven biển bố trí 01 điểm tại huyện Tuy An.
h) Quy hoạch đấu nối các tuyến đường do địa phương quản lý với các tuyến đường đã được Trung ương quy hoạch: Quy hoạch 175 điểm đấu nối đường nhánh vào QL1, QL1D, QL25, QL29 và 168,7 km đường gom, 100% điểm đường nhánh đấu nối không phù hợp sẽ đấu nối trực tiếp vào đường gom. Đến năm 2020, trên 70% điểm đấu nối đường nhánh vào Quốc lộ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Đến năm 2030 đạt 100%. Tổ chức quy hoạch chi tiết các điểm đấu nối và đường gom Quốc lộ 19C.
i) Quy hoạch các trạm dừng nghỉ trên các Quốc lộ:
- Trên tuyến Quốc lộ 1: Có 04 trạm dừng nghỉ, gồm:
+ Trạm dừng nghỉ thị xã Sông Cầu tại Km1248+500, trạm dừng nghỉ loại 3, diện tích 3.000 m2.
+ Trạm dừng nghỉ Quốc Bảo tại Km1266+450 (thị xã Sông Cầu), trạm dừng nghỉ loại 2, diện tích 15.000 m2.
+ Trạm dừng nghỉ Tuy An tại Km1319+300, trạm dừng nghỉ loại 1, diện tích 41.000 m2.
+ Trạm dừng nghỉ thành phố Tuy Hòa tại Km1325 - Km1330, trạm dừng nghỉ loại 2, diện tích 6.000 m2.
- Trên tuyến Quốc lộ 29: Có 01 trạm dừng nghỉ, trạm dừng nghỉ Sông Hinh tại Km102 - Km105, trạm dừng nghỉ loại 3, diện tích 3.000 m2.
2. Giao thông đường sắt:
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương nâng cấp đường sắt Bắc Nam đoạn qua Tỉnh đạt tiêu chuẩn đường sắt Quốc gia cấp I; xây dựng mới các cầu đường sắt, hệ thống tín hiệu, hệ thống đường gom, gác chắn. Kiến nghị Trung ương sớm đầu tư tuyến đường sắt từ Phú Yên đi Tây Nguyên, trong đó xây dựng ga Phú Hiệp là ga đầu mối của tuyến đường sắt Phú Yên đi Tây Nguyên. Đầu tư nâng cấp các nhà ga trên địa bàn Tỉnh để nâng cao năng lực khai thác, nhất là ga Tuy Hòa.
- Kiến nghị và phối hợp với Trung ương quy hoạch lại ga Đông Tác để giải quyết tránh ùn tắc giao thông khu vực này. Bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt nối từ cảng Bãi Gốc đến tuyến đường sắt Bắc – Nam để giải quyết lượng hàng hóa qua cảng Bãi Gốc khi cảng này hình thành.
4. Các cảng Hàng không, sân bay: Kiến nghị Trung ương đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảng hàng không Tuy Hòa: Đường cất hạ cánh, đường lăn song song, đường lăn nối, sân đỗ, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật,... để hệ thống sân bay Tuy Hòa đảm bảo đạt cấp 4C theo Quy chuẩn ICAO. Quy mô cảng hàng không Tuy Hòa đến năm 2020: Cấp cảng sân bay đạt cấp 4C theo quy chuẩn ICAO, quy mô 700 ha. Số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm: 04 máy bay. Loại máy bay tiếp nhận: A320/321, B737-200/300 và tương đương. Công suất cảng: 850.000 khách/năm và 4.000 tấn hàng hóa/năm. Lượng hành khách giờ cao điểm: 500 khách/giờ.
5. Các cảng biển, luồng hàng hải: Huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả cảng biển Vũng Rô, phấn đấu đến năm 2020 hàng thông qua cảng đạt 01 triệu tấn/năm, đến năm 2030 đạt 2-2,5 triệu tấn/năm. Tạo điều kiện xây mới cảng nước sâu Bãi Gốc (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa) phục vụ cho tàu dầu, tàu container và hàng hóa có khả năng tiếp nhận cỡ tàu đến 300.000DWT và lượng hàng dự kiến thông qua cảng đến năm 2020 là 15,8 triệu tấn/năm. Tiếp tục nâng cấp và khai thác hiệu quả hoạt động cảng cá: Tiên Châu (Tuy An), Dân Phước (Sông Cầu), Phường 6, Đông Tác (Tp. Tuy Hòa),… phục vụ phát triển thủy sản.
1. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2014-2030:
- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2014-2030: Dự kiến khoảng 100.834 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2014-2015: 13.300 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 41.432 tỷ đồng và giai đoạn 2021-2030: 46.088 tỷ đồng.
- Dự kiến nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Trung ương: 58.289 tỷ đồng, chiếm 57,8%; ngân sách tỉnh, huyện: 25.506 tỷ đồng, chiếm 25,3%; ngân sách xã, đóng góp nhân dân: 6.628 tỷ đồng, chiếm 6,6%; Vốn doanh nghiệp: 9.940 tỷ đồng, chiếm 9,8%; nguồn huy động hợp pháp khác: 472 tỷ đồng, chiếm 0,5%.
1. Đường bộ:
- Kiến nghị và phối hợp Bộ Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng hoàn thành tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn Tỉnh. Tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các tuyến Quốc lộ 1D, Quốc lộ 29, QL 19C,….
- Hoàn thành đầu tư nâng cấp các tuyến đường quan trọng: Trục ven biển; Tuyến nối Quốc lộ 1A đến KCN công nghệ cao (Uất Lâm); đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường và kè bờ Bắc và Nam Sông Ba đoạn từ Cầu Đà Rằng cũ đến Gành Bà xã Hòa Phong (Tây Hòa) – Dinh Ông thị trấn Phú Hòa (Phú Hòa); Đường ĐT644 nối Quốc lộ 1 tại thị xã Sông Cầu với đường liên Tỉnh nối huyện Đồng Xuân (Phú Yên) – Kông Chro (Gia Lai).
- Đường đô thị: Đầu tư theo mạng lưới trong các đồ án quy hoạch chung đô thị.
- Đường giao thông nông thôn: Đến năm 2030, tất cả các tuyến đường huyện đều đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI; 100% các đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại B trở lên, 100% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
- Bến, bãi và điểm dừng: Hiện đại hóa các bến xe, trạm dừng nghỉ, bãi đậu xe ở các trung tâm đô thị, đặc biệt là 04 đô thị Tp. Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, huyện Đông Hòa, huyện Sơn Hòa. Quản lý tốt hoạt động vận tải.
2. Đường sắt: Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải đầu tư hoàn thành tuyến đường sắt Phú Yên – Tây Nguyên theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam.
3. Đường biển và đường thủy: Ngoài việc đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả cảng Vũng Rô, đầu tư hoàn thành cảng nước sâu Bãi Gốc. Nghiên cứu đầu tư Cảng Vũng Lắm (thị xã Sông Cầu) phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch. Các bến cảng du lịch từ bờ ra đảo.
4. Đường Hàng không: Tiếp tục đầu tư mở rộng, hoàn chỉnh về hạ tầng và các điều kiện kỹ thuật hiện đại nhằm duy trì Cảng Hàng không Tuy Hòa đạt tiêu chuẩn cấp 4C (theo quy định của ICAO) và sân bay quân sự cấp I, công suất phục vụ lên trên 850.000 khách/năm. Kiến nghị Chính phủ nâng cấp thành sân bay quốc tế khi có điều kiện.
5. Phát triển công nghiệp giao thông vận tải, các trung tâm đăng kiểm phương tiện và cơ sở đào tạo sát hạch lái xe:
- Phát triển 04 cơ sở sửa chữa phương tiện: 02 cơ sở trên Quốc lộ 1 tại Tp. Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu, 02 cơ sở trên Quốc lộ 25 và 29 với công suất mỗi cơ sở là 2.500 xe/năm.
- Khuyến khích phát triển các cơ sở đóng mới sửa chữa tàu biển, tàu vận tải thủy nội địa ra các đảo tại thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu.
- Nâng cấp các Trung tâm dịch vụ kỹ thuật tổng hợp giao thông vận tải, đăng kiểm phương tiện giao thông. Đến 2030 trên địa bàn Tỉnh có ít nhất 02 cơ sở kiểm định với 04 dây chuyền kiểm định, đáp ứng nhu cầu phát triển phương tiện đến năm 2030.
- Xây dựng thêm bãi đỗ xe (giao thông tĩnh), trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ kèm theo phát triển có chiều sâu các dịch vụ hỗ trợ cho vận tải hành khách.
VII. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH:
1. Giải pháp về quản lý quy hoạch: Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh về quản lý Quy hoạch sau khi được phê duyệt. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý chặt chẽ quỹ đất nhằm đáp ứng yêu cầu cải tạo nâng cấp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn Tỉnh theo Quy hoạch được duyệt.
- Đối với đường Quốc lộ, cao tốc: Đây là những công trình do Bộ Giao thông Vận tải quản lý với nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, vốn vay ODA, vay tín dụng ưu đãi áp dụng cho các tuyến cần nâng cấp nhưng chưa bố trí được vốn ngân sách,…. Trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án giao thông Quốc gia trên địa bàn Tỉnh, về phía Tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải trong quá trình xây dựng kế hoạch và lộ trình đầu tư xây dựng các dự án và đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng đúng với tiến trình thực hiện đầu tư xây dựng.
- Hệ thống đường Tỉnh: Đầu tư chủ yếu từ ngân sách của Tỉnh, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ các Chương trình, dự án của Bộ Giao thông Vận tải. Kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh đầu tư hạ tầng quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông tại các Khu, cụm công nghiệp và khu dân cư, khu du lịch,…, thông qua các chính sách kêu gọi đầu tư của Tỉnh, chính sách miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất, cải cách thủ tục đầu tư thể hiện tính nhất quán, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho Nhà đầu tư.
- Đầu tư các bến xe, Trung tâm dịch vụ tổng hợp GTVT, các Trạm dừng nghỉ: Ngân sách bố trí vốn hợp lý để đầu tư hạ tầng bến xe theo quy định, đồng thời kêu gọi vốn đầu tư theo chủ trương xã hội hóa. Khi đủ điều kiện cổ phần hóa 100%.
- Hệ thống đường đô thị: Tăng cường nguồn vốn đầu tư từ ngân sách; vốn đổi đất lấy cơ sở hạ tầng; kết hợp với phần vốn ODA (hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, cấp nước,…); để đầu tư hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn.
- Đường GTNT: Các tuyến đường đầu tư bằng nguồn ngân sách huyện, tranh thủ sự hỗ trợ của các Chương trình, dự án Quốc gia. Hệ thống đường xã thực hiện theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho giao thông từ Trung ương như: Vốn ODA (WB, ADB, JICA,..), các nguồn vốn phi Chính phủ, lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia; nguồn trái phiếu chính phủ,… và nguồn ngân sách địa phương.
- Thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua các hình thức hợp tác đầu tư, xã hội hóa ngành Giao thông vận tải như: Bến xe, trung tâm dịch vụ kỹ thuật tổng hợp giao thông vận tải,.... Khuyến khích kêu gọi đầu tư các tuyến giao thông huyết mạch theo hình thức BOT, BT, BTO và nghiên cứu thực hiện theo hình thức PPP (đối tác công – tư). Kiến nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền để tăng tính thương mại của các dự án giao thông.
- Đối với giao thông nông thôn (GTNT) tranh thủ các nguồn vốn từ các dự án phát triển GTNT của các Bộ, ngành Trung ương như; vốn vay từ WB, vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia,… Đặc biệt là tập trung triển khai hỗ trợ đầu tư cho các xã nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh theo chỉ đạo của Chính Phủ.
- Tiếp tục nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình bảo đảm ATGT trên các tuyến đường. Tiếp tục xóa bỏ triệt để các điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ.
- Tiếp tục đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải khách công cộng bằng xe buýt. Phát triển hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông. Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về ATGT hiện đại được tích hợp với nhiều loại dữ liệu đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, nghiên cứu về ATGT.
- Triển khai áp dụng hiệu quả, sát đúng các quy trình quy phạm trong xây dựng, quản lý bảo trì công trình giao thông.
- Khuyến khích sử dụng công nghệ, vật liệu mới vào xây dựng; áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành; xây dựng các trung tâm kiểm định, quản lý chất lượng xây lắp công trình giao thông.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật cho ngành giao thông. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo tính năng động, nhạy bén, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong tình hình mới.
- Phối hợp, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ làm công tác tư vấn để nâng cao tay nghề, tiếp cận công nghệ mới để đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng công trình giao thông.
7. Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong hoạt động giao thông vận tải:
- Từng bước kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải gây ra. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải trên cơ sở tổ chức các tuyến vận tải hợp lý.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong giao thông vận tải trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý, phát huy lợi thế về vận tải đường thủy, đường sắt; nhanh chóng phát triển vận tải công cộng ở các đô thị, áp dụng vận tải đa phương thức.
- Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh và phát triển đa dạng các loại hình vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; đổi mới và hiện đại hoá các phương tiện, công nghệ, trang thiết bị dịch vụ vận tải đường bộ. Có chính sách hỗ trợ vận tải hành khách công cộng của Tỉnh.
- Phát triển vận tải đường thủy để phát huy thế mạnh của Tỉnh và hỗ trợ vận tải đường bộ, đặc biệt là vận tải liên vùng. Đổi mới công nghệ xếp dỡ tại các đầu mối vận tải, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng không trên cơ sở tăng tần suất chuyến bay và bố trí giờ bay thích hợp.
- Giảm tối đa những thủ tục không cần thiết ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý hoặc bỏ trống không quản lý.
- Công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình thực hiện, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước để các doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát.
- Xây dựng cơ chế đối thoại giữa các cơ quan Nhà nước (UBND Tỉnh, Sở GTVT,…) với các đối tượng được quản lý, các doanh nghiệp theo nguyên tắc công khai, minh bạch.
Điều 2: Tổ chức thực hiện Quy hoạch:
1. Sở Giao thông Vận tải:
- Sau khi được UBND Tỉnh phê duyệt, Sở Giao thông Vận tải tổ chức công bố, công khai, tuyên truyền quảng bá để huy động mọi lực lượng tham gia thực hiện quy hoạch.
- Chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh về quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt. Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa nội dung Quy hoạch này thành các chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể.
- Tham mưu UBND Tỉnh triển khai thực hiện các nội dung theo quy hoạch; theo dõi, đôn đốc việc triển khai các dự án đầu tư. Lập kế hoạch ngắn và trung hạn cho việc phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo khả năng đáp ứng nguồn vốn đầu tư cho phát triển giao thông.
Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Sở Giao thông vận tải; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG
ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo quyết định số 1641/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND Tỉnh)
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Dự kiến Quy mô |
Dự kiến Tổng mức đầu tư |
|
I |
Các dự án sử dụng vốn NSNN |
|
|
|
|
1 |
Tuyến đường bộ ven biển, đoạn từ Km 1293/QL1A – Bắc cầu An Hải thuộc đường ĐT.649 (đường An Phú – An Hải và tuyến đường bộ ven biển đoạn từ Km1293/QL1 đến Bắc cầu An Hải) |
Huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu |
12km, cấp III đồng bằng |
987 |
|
2 |
Đường ĐT.648 (đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, Tp. Tuy Hòa và Tuy An) |
03 huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và Tp. Tuy Hòa |
22,1km, cấp IV đồng bằng |
985 |
|
3 |
Tuyến đường từ QL1A (Phú Khê) đi KCN Hòa Tâm (Phước Tân) |
Huyện Đông Hòa |
8,0km |
2.472 |
|
4 |
Tuyến đường từ QL1A (tuyến tránh Phú Lâm) đến tuyến đường bộ ven biển (cầu Đà Nông) |
Tp. Tuy Hòa và huyện Đông Hòa |
15km |
1.210 |
|
5 |
Đường liên huyện Xuân Phước – Phú Hải thuộc đường ĐT.646 (đường ĐT.646 và đường liên huyện Xuân Phước – Phú Hải) |
02 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa |
34,5km, đường cấp IV miền núi |
795 |
|
6 |
Cảng cá ngừ chuyên dụng và chợ đấu giá cá ngừ tỉnh Phú Yên |
Đông Tác – TP. Tuy Hòa |
|
203 |
|
7 |
Đường ĐT.645B (đường cơ động quốc phòng gắn với phát triển KTXH, tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn Đông Hòa – Tây Hòa) |
02 huyện Đông Hòa và Tây Hòa |
40,25km, cấp VI đồng bằng |
250 |
|
8 |
Đường tránh trú bão Sông Cầu – Đồng Xuân (giai đoạn 2) thuộc ĐT.644 (đường ĐT.644 và đường tránh trú bão Sông Cầu – Đồng Xuân) |
Huyện Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu |
Đầu tư một số hạng mục còn lại của giai đoạn 1 (gồm mặt đường, hệ thống thoát nước và ATGT đoạn Km0+00 – Km25+00); Đầu tư hoàn chỉnh đoạn Km25+00 – Km35+00 và Đầu tư tuyến hoàn trả qua xã Đa Lộc dài 04km |
1.494 |
|
9 |
Nâng cấp tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai, đoạn trên địa phận tỉnh Phú Yên thuộc ĐT.647 (đường ĐT.647 và đường liên tỉnh Phú Yên – Gia Lai) |
Huyện Đồng Xuân |
61,3km |
4.662 |
|
II |
Các dự án gọi vốn đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BOO |
|
|
|
|
1 |
Đường Trần Phú nối dài |
Tp. Tuy Hòa và huyện Phú Hòa |
2,5km, Đường phố chính đô thị |
206,7 |
|
2 |
Cầu sông Chùa và đường Nguyễn Trãi nối dài đến xã Bình Ngọc |
Tp. Tuy Hòa |
Dài 2,5km trong đó cầu 200m |
180 |
|
3 |
Đường Bạch Đằng (giai đoạn 2) |
Tp. Tuy Hòa |
3,0km, Đường phố chính đô thị |
310,69 |
|
4 |
Bến xe Nam Tuy Hòa |
Tp. Tuy Hòa |
Loại I |
13,5 |
|
5 |
Đường ĐT.642 (đoạn Triều Sơn – La Hai) |
Huyện Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu |
17,4km, cấp III miền núi (có cả cầu Sông Cô) |
600 |
|
6 |
Đường, kè dọc bờ Bắc và Nam sông Ba, đoạn từ cầu Đà Rằng cũ đến xã Hòa Phong (Tây Hòa) và thị trấn Phú Hòa (Phú Hòa) |
Huyện Tây Hòa, Phú Hòa và tp Tuy Hòa |
40km, trong đó kè 15km |
2.480 |
|
7 |
Đường ĐH 22 huyện Phú Hòa nối dài đến ĐT.643 huyện Sơn Hòa |
02 huyện Phú Hòa, Sơn Hòa |
11km, cấp IV miền núi |
350 |
|
8 |
Nâng cấp đoạn UBND xã An Xuân đến ĐT.641 (xã An Nghiệp) thuộc đường ĐT.650 (đường ĐT.645 và tuyến đường Ngân Điền – Vân Hòa của huyện Sơn Hòa) |
Huyện Tuy An |
12,5km, cấp III miền núi |
400 |
|
9 |
Tuyến đường giao thông từ chợ Phú Thứ (QL29) đi suối Lạnh xã Hòa Thịnh |
Huyện Tây Hòa |
9,2km, cấp VI đồng bằng |
145 |
|
10 |
Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật tổng hợp giao thông vận tải Tỉnh |
Huyện Tuy An |
20ha |
198 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.