UỶ BAN
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1623/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 21 tháng 5 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”;
Căn cứ Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2013 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1080/QĐ-UBND ngày 07/4/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 168/TTr-SNN&PTNT-CCTL ngày 10/5/2013 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Phân công trách nhiệm:
1. Giao Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão tỉnh (Ban Chỉ huy PCLB tỉnh) và Ban Chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Ban Chỉ huy TKCN tỉnh) làm cơ quan chủ trì, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ quan tham mưu, Chi cục Thuỷ lợi Quảng Nam (Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy PCLB tỉnh) là cơ quan thường trực triển khai kế hoạch thực hiện Đề án 1002: Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và đánh giá quá trình triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng mục tiêu, định hướng theo quy định tại Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.
2. Các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng chương trình chi tiết của đơn vị, địa phương để thực hiện nội dung Kế hoạch.
3. Định kỳ hàng năm, các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này cho Ban Chỉ huy PCLB tỉnh (Qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCLB tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ
RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG” GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1623 /QĐ-UBND ngày 21
/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam)
- Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”;
- Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2013 - 2015;
- Quyết định số 1080/QĐ-UBND ngày 07/4/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Công văn số 1121/BNN-TCTL ngày 04/4/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” năm 2013.
1. Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền, đoàn thể các cấp, tập trung cho cấp cơ sở trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai.
2. Các địa phương, đơn vị rút kinh nghiệm các hoạt động của những năm trước để nhân rộng mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đạt hiệu quả.
1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai cộng đồng.
a) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn phù hợp và thống nhất về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và tại cộng đồng.
b) Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp.
c) Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt, bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp.
2. Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLTTCĐ.
a) Xây dựng bản đồ thảm họa thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng theo hướng dẫn của các Nhóm và cán bộ chuyên trách).
b) Thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương và được duy trì thực hiện hàng năm (thành viên cộng đồng thực hiện).
c) Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng.
d) Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai.
đ) Xây dựng kế hoạch diễn tập về phòng, chống và GNTT tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).
e) Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và GNTT trong cộng đồng.
f) Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, ti vi, đài, báo và các panô, áp phích, tờ rơi...
g) Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và GNTT tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng.
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão tỉnh
Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão tỉnh (trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy, Chi cục Thủy lợi là Văn phòng thường trực) là đơn vị chủ trì giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện Kế hoạch, có trách nhiệm:
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương; các Sở, ngành có liên quan và các địa phương xây dựng, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch hằng năm, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại các Sở, ngành, địa phương, đơn vị. Định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá rút kinh nhiệm, đồng thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung những vấn đề phát sinh cho phù hợp với điều kiện theo thực tế của địa phương nằm trong vùng dự án.
2. Ban Chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy PCLB tỉnh, các địa phương, đơn vị để chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai có liên quan theo nhiệm vụ được phân công.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh nhằm tranh thủ các nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện có hiệu quả nội dung của Kế hoạch này.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp, các Sở, ngành, Hội, đoàn thể có liên quan để biên soạn tài liệu, đưa nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào các môn học để giảng dạy trong giờ chính khóa, ngoại khóa ở các trường học.
5. Các Sở, Ban, ngành
- Theo chức năng, nhiệm vụ của được giao có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy PCLT tỉnh, UBND các huyện, thành phố để thực hiện các nội dung có liên quan của Kế hoạch này;
- Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định về tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức thực hiện các hoạt động có liên quan theo phân công trong Kế hoạch;
- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của đề án, thực hiện chống tham nhũng và thất thoát vốn;
- Chủ động huy động bổ sung các nguồn lực của địa phương, nguồn lực của nhân dân trên địa bàn; lồng ghép các hoạt động liên quan của các chương trình khác để thực hiện Kế hoạch này đạt hiệu quả cao;
- Chỉ đạo các cơ sở tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân, trước hết đối với người dân các khu vực thường xuyên hoặc có nguy cơ cao bị ảnh hưởng thiên tai về ý thức chủ động phòng, chống và tham gia tích cực các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng, góp phần giảm nhẹ thiệt hại khi xảy ra thiên tai;
- Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định về tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch.
7. Ủy ban nhân các xã, phường, thị trấn
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động có liên quan về công tác quản lý rủi ro thiên tai và nâng cao nhận thức đối với cộng đồng dân cư thuộc địa bàn quản lý theo chỉ đạo của cấp trên;
- Thực hiện tốt công tác diễn tập về công tác PCLB và TKCN trên địa bàn;
- Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm và tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; những bài học kinh nghiệm về nâng cao nhận thức của cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở địa phương.
8. Các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, Hội, đoàn thể
Hoạt động về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi do thiên tai dựa vào cộng đồng là nhiệm vụ của toàn xã hội, do đó các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, Hội, đoàn thể cần có kế hoạch, chương trình cụ thể vận động các hội viên, thành viên trong tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch này.
Tổng kinh phí thực hiện các hợp phần của Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh được khái toán là 19,133 tỷ đồng (Mười chín tỷ, một trăm ba mươi ba triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí thực hiện Hợp phần I : 12,834 tỷ đồng;
- Kinh phí thực hiện Hợp phần II: 6,299 tỷ đồng;
Kinh phí trên được phân kỳ theo 03 năm để thực hiện:
- Năm 2013 : 6,035 tỷ đồng;
- Năm 2014 : 6,549 tỷ đồng;
- Năm 2015 : 6,549 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm).
Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch này được sử dụng lồng ghép từ các dự án của Trung ương đầu tư, tài trợ của các tổ chức quốc tế và kinh phí đối ứng từ ngân sách của địa phương./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.