THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1623/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 2020/BXD-KTQH ngày 23
tháng 9 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH
- Chủ tịch Hội đồng: ông Nguyễn Hồng Quân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Các Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các Bộ sau:
1. Ông Phạm Hồng Lợi, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Bộ Quốc phòng;
2. Ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
3. Ông Nguyễn Công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính;
4. Ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công Thương;
5. Ông Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
6. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
7. Ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
8. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
9. Ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
10. Ông Văn Trọng Lý, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
11. Ông Trần Ngọc Chính, Trưởng Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội.
Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.
- Tổ chức thẩm định đồ án quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
- Yêu cầu các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến đồ án quy hoạch để phục vụ công tác thẩm định; yêu cầu Tư vấn bổ sung hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu thẩm định.
Điều 3. Trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng:
1. Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao; đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng về các nội dung của đồ án quy hoạch;
- Xem xét trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định và các văn bản có liên quan đến hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ hoặc giải trình trước Chính phủ những ý kiến thẩm định về vấn đề do Hội đồng tiến hành;
- Trong các trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Phó Chủ tịch phụ trách;
- Chủ tịch Hội đồng có thể mời đại diện các Bộ, ngành, địa phương liên quan; các cơ quan chuyên môn của Đảng, Quốc hội tham dự và đóng góp ý kiến tại một số phiên họp của Hội đồng về những vấn đề liên quan đến nội dung thẩm định của Hội đồng.
- Yêu cầu tư vấn giải trình nội dung và các vấn đề liên quan đến đồ án quy hoạch tại các phiên họp Hội đồng;
- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể yêu cầu các Bộ, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ thẩm định độc lập mang tính chất chuyên sâu.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức thực hiện quá trình thẩm định, theo dõi và chỉ đạo trực tiếp các công việc của Hội đồng được Chủ tịch phân công;
- Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm (mời họp, chủ trì họp, báo cáo trước Chính phủ); quyết định các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền đã được Chủ tịch Hội đồng giao;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng để trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Các ủy viên Hội đồng:
- Xem xét có ý kiến về nội dung thẩm định đồ án quy hoạch trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan và địa phương do ủy viên Hội đồng phụ trách và những vấn đề chung của đồ án quy hoạch;
- Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết các kết luận của Hội đồng. Trong trường hợp đặc biệt không thể tham dự được, ủy viên Hội đồng phải có văn bản xin phép và có văn bản ủy quyền cho đại diện tham dự. Người được ủy quyền phải có đủ điều kiện tìm hiểu và phát biểu ý kiến hoặc tham gia biểu quyết về những vấn đề Hội đồng xem xét thẩm định hoặc trưng cầu ý kiến. Ý kiến của đại diện được ủy quyền được coi là ý kiến của ủy viên chính thức mà người đó đại diện.
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng:
- Huy động bộ máy giúp Chủ tịch Hội đồng, tổ chức công việc thẩm định đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và các hoạt động chung của Hội đồng; phối hợp với các cơ quan, tổ chức tư vấn và chuyên gia để thực hiện các công việc thẩm định; tổ chức bộ máy, xây dựng quy chế làm việc của Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định;
- Thành lập Tổ chuyên môn giúp việc Hội đồng theo yêu cầu công tác thẩm định;
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đồ án quy hoạch, gửi hồ sơ đồ án quy hoạch đến các thành viên Hội đồng, lập và trình duyệt kế hoạch thẩm định đồ án quy hoạch;
- Tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng; đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định đồ án quy hoạch.
- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng trong quá trình thẩm định, trình Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng) thông qua và ký văn bản yêu cầu khi được ủy quyền;
- Chuẩn bị báo cáo thẩm định của Hội đồng, trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Hội đồng tự giải tán sau khi kết thúc nhiệm vụ
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.