BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1622/QĐ-BTTTT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG QUỐC GIA NHẰM KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống;
Căn cứ văn bản số 255/TB-VPCP ngày 06/6/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học và Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống,
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Truyền thông Quốc gia nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học.
Điều 2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng các Cục: Thông tin cơ sở, Báo chí, Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
TRUYỀN THÔNG QUỐC GIA NHẰM KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC
(Ban hành kèm theo quyết định số
1622/QĐ-BTTTT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông)
Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Chương trình Truyền thông Quốc gia nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học như sau:
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia hoạt động truyền thông về khuyến khích cộng đồng sử dụng nhiên liệu sinh học nhằm thực hiện tốt Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”; Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về việc sử dụng nhiên liệu sinh học bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, nhất là khu vực đô thị, thành phố lớn, nơi có tỷ lệ sử dụng nhiên liệu cao.
3. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về việc sử dụng nhiên liệu sinh học, góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường, đồng thời thực hiện tốt các cam kết của Chính phủ Việt Nam với quốc tế về giảm khí thải nhà kính, góp phần tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
4. Hoạt động truyền thông về khuyến khích cộng đồng sử dụng nhiên liệu sinh học bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, sự tham gia của các cấp, các ngành, đồng thời kết hợp lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền khác có liên quan đến đời sống người dân.
II. NỘI DUNG THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung thông tin
- Tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học ở nước ta.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhiên liệu sinh học.
- Thông tin về công nghệ sản xuất và thị trường nhiên liệu sinh học.
- Thông tin về mô hình phát triển vùng nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Thông tin về kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới về phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học.
- Thông tin về lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
- Thông tin về ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng nhiên liệu sinh học, bao gồm:
+ Giảm phát thải các chất độc hại trong khí thải động cơ ra môi trường, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường sống.
+ Cải thiện tính năng động cơ xe như tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu.
+ Mang lại lợi ích cho xã hội nói chung và người tiêu dùng nói riêng về cả kinh tế và sức khỏe cộng đồng.
+ Việc phát triển vùng nguyên liệu cho quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học góp phần tạo thảm thực vật xanh làm giảm ảnh hưởng của bão lũ, xói mòn, tạo việc làm cho người lao động tại các vùng nông thôn, vùng núi.
(Thông tin chi tiết lấy trong “Cẩm nang xăng sinh học” tại địa chỉ http://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/134807/Cam-nang-xang-sinh-hoc.html)
2. Phương thức tuyên truyền
2.1. Truyền thông trên báo chí
Các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương đến địa phương, bao gồm: Báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử và tạp chí chuyên ngành tích cực tham gia thông tin, tuyên truyền khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học bằng các tin, bài, các ký sự, phóng sự chuyên đề, các chương trình phỏng vấn, tọa đàm... Các cơ quan thông tấn, báo chí phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị; hằng năm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể; tổ chức thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác các nội dung về việc sử dụng nhiên liệu sinh học nói chung, xăng E5 RON 92, E10 nói riêng và lợi ích, chất lượng, kỹ thuật của xăng E5 RON 92, E10.
2.2. Truyền thông xã hội
Xây dựng các chuyên đề, các nội dung thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội có số lượng thành viên đông đảo, được nhiều người tiêu dùng quan tâm và theo dõi.
2.3. Truyền thông trên hệ thống Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở
Hình thức truyền thông ở cơ sở thông qua các chương trình phát thanh trên hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện, hệ thống truyền thanh cấp xã; thông tin trên các bảng tin, cụm pano cổ động của địa phương; các băng - rôn treo trên các tuyến đường, nơi tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; các tài liệu tuyên truyền nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học đặt tại các tủ sách pháp luật của xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện - văn hóa xã; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền, vận động thông qua các báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở, phù hợp với đồng bào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
2.4. Truyền thông thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các cuộc tọa đàm, giao lưu trực tuyến việc sử dụng nhiên liệu sinh học, tổ chức các sự kiện... nhằm công bố, khẳng định chất lượng, ưu điểm của việc sử dụng nhiên liệu sinh học.
1. Cục Thông tin cơ sở
Chủ trì, phối hợp với Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo, định hướng công tác thông tin, tuyên truyền; cung cấp tài liệu tuyên truyền.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cán bộ Đài truyền thanh cấp xã, lực lượng báo cáo viên ở cơ sở về việc sử dụng nhiên liệu sinh học nói chung, xăng E5 RON 92, E10 nói riêng, lợi ích, chất lượng, kỹ thuật của xăng E5 RON 92, E10.
- Kiểm tra việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học trên hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở.
- Tổng hợp báo cáo việc thực hiện Chương trình Truyền thông Quốc gia nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học.
2. Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương xây dựng nội dung chương trình tuyên truyền về Chương trình Truyền thông Quốc gia về sử dụng nhiên liệu sinh học tại giao ban báo chí định kỳ do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các nội dung chuyên đề về nhiên liệu sinh học trên các diễn đàn mạng xã hội; tổng hợp, báo cáo việc thực hiện tuyên truyền trên các diễn đàn mạng xã hội.
3. Các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở
Triển khai thực hiện Chương trình Truyền thông Quốc gia về sử dụng nhiên liệu sinh học, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, nâng cao chất lượng các tin, bài có nội dung thông tin về nhiên liệu sinh học nói chung, xăng E5 RON 92, E10 nói riêng, lợi ích, chất lượng, kỹ thuật của việc sử dụng xăng E5 RON 92, E10.
IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG
Chương trình truyền thông thực hiện trong 04 năm (2017 - 2020), trong đó:
1. Giai đoạn 1: Năm 2017 - 2018
- Cục Thông tin cơ sở chủ trì, phối hợp với Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử và các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình truyền thông tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
- Cục Thông tin cơ sở chủ trì, phối hợp với Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức:
+ Tập huấn kiến thức cơ bản về nhiên liệu sinh học cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở tại 05 thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có tỷ lệ sử dụng nhiên liệu cao: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ;
+ Ban hành hướng dẫn tuyên truyền về chủ đề nhiên liệu sinh học, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhiên liệu sinh học trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở.
+ Sơ kết, đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình Truyền thông Quốc gia nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học.
- Các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, cử cán bộ tham gia tập huấn và triển khai thực hiện.
2. Giai đoạn 2: Năm 2019 - 2020
Cục Thông tin cơ sở chủ trì, phối hợp với Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức:
- Tập huấn nâng cao kiến thức về nhiên liệu sinh học cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở trên phạm vi toàn quốc.
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền rộng rãi về chủ đề nhiên liệu sinh học, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhiên liệu sinh học trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở.
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình truyền thông Quốc gia về sử dụng nhiên liệu sinh học và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Kinh phí thực hiện Chương trình truyền thông quốc gia nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học được bố trí trong tổng kinh phí tuyên truyền, phổ biến kiến thức của Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”; kinh phí thường xuyên của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao phân bổ cho các đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ vào điều kiện thực tế, xây dựng dự toán kinh phí hoạt động, triển khai thực hiện Chương trình, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị mình theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước để chủ động nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền theo kế hoạch./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.