ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1614/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 09 tháng 10 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1755/TTr-SNV ngày 05 tháng 10 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định thành phần tham dự các bước trong quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại các Sở, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cụ thể như sau:
1. Thống nhất từ ngữ trong Quy định này
1.1. “Sở” là tên gọi chung của cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
1.2. “Đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh” là tên gọi chung của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
1.3. “Phòng thuộc Sở” là tên gọi chung của văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn thuộc Sở.
1.4. “Chi cục” là tên gọi chung của Chi cục, Ban, tổ chức hành chính khác có tư cách pháp nhân trực thuộc Sở.
1.5. “Phòng thuộc Chi cục” là tên gọi chung của văn phòng, phòng chuyên môn, đội và tương đương thuộc Chi cục.
1.6. “Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh” là tên gọi chung của văn phòng, phòng, khoa và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
1.7. “Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục” là tên gọi chung của văn phòng, phòng, khoa, trạm và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục.
1.8. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại các Sở, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh gồm có:
- Công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Chi cục (nêu tại điểm 1.4 khoản này).
- Viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
- Công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Phòng thuộc Sở (nêu tại điểm 1.3 khoản này), Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh (nêu tại điểm 1.6 khoản này).
- Công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Phòng thuộc Chi cục (nêu tại 1.5 khoản này), Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (nêu tại điểm 1.7 khoản này).
1.9. Nguồn nhân sự tại chỗ: Phòng (nêu tại các điểm 1.3, 1.5, 1.6 và 1.7 khoản này), Chi cục (nêu tại điểm 1.4 khoản này), đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh có nhu cầu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại người đứng đầu, cấp phó người của đứng đầu thì nguồn nhân sự tại chỗ là công chức, viên chức công tác tại Phòng, Chi cục, đơn vị sự nghiệp đó.
1.10. Nguồn nhân sự từ nơi khác: Phòng (nêu tại điểm 1.3, 1.5, 1.6 khoản này), Chi cục (nêu tại điểm 1.4 khoản này), đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh có nhu cầu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại người đứng đầu, cấp phó người của đứng đầu thì nguồn nhân sự từ nơi khác là công chức, viên chức công tác bên ngoài Phòng, Chi cục, đơn vị sự nghiệp đó.
1.11. Cơ quan có thẩm quyền cho chủ trương bổ nhiệm, bổ nhiệm lại: Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo phân cấp quản lý cán bộ (trên cơ sở ý kiến thống nhất của tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ).
2. Thành phần tham dự các bước trong quy trình bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Phòng thuộc Sở, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh
2.1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
Sau khi có chủ trương đồng ý bổ nhiệm bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, Phòng tham mưu công tác tổ chức cán bộ của Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh phối hợp với Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm, thực hiện quy trình 05 bước với thành phần tham dự như sau:
Bước 1: Tập thể lãnh đạo Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm.
Bước 2: Tập thể lãnh đạo Phòng, Chi ủy Chi bộ (nếu có) và toàn thể công chức, viên chức Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
Bước 3: Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Bước 4:
- Đối với bổ nhiệm lãnh đạo Phòng thuộc Sở:
Tập thể lãnh đạo Sở; thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Phòng thuộc Sở; Trưởng các đoàn thể của Sở.
- Đối với bổ nhiệm lãnh đạo Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh:
Tập thể lãnh đạo đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Trưởng các đoàn thể của đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
Bước 5: Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh (trong đó lưu ý trong trình tự thực hiện có lấy ý kiến thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ).
Trình tự, nội dung, nguyên tắc thực hiện từng bước thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và Điều 46 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Lưu ý đối với bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu thì người đứng đầu Phòng chủ trì thực hiện quy trình (Bước 1 và Bước 2). Đối với bổ nhiệm người đứng đầu Phòng hoặc trường hợp Phòng không có lãnh đạo thì đại diện lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh chủ trì thực hiện quy trình (05 Bước).
2.2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
a) Trường hợp nguồn nhân sự ngoài Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh:
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành các công việc:
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm.
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi người được dự kiến bổ nhiệm đang công tác; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi người dự kiến bổ nhiệm đang công tác; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
- Gặp nhân sự đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh lấy ý kiến của thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ. Sau đó, Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Nhân sự được bổ nhiệm nếu đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do Người đứng đầu quyết định.
b) Trường hợp nhân sự trong sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh:
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành các công việc:
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm.
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi người dự kiến được bổ nhiệm đang công tác.
- Gặp nhân sự đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ, công tác.
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh lấy ý kiến của thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ. Sau đó, Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Nhân sự được bổ nhiệm nếu đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do Người đứng đầu quyết định.
3. Thành phần tham dự các bước trong quy trình bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Chi cục; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
3.1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
Sau khi có chủ trương đồng ý bổ nhiệm bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, Phòng tham mưu công tác tổ chức cán bộ của Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh phối hợp với Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh nơi dự kiến bổ nhiệm thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Bước 2: Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy trong trường hợp không có thường vụ; người đứng đầu Phòng thuộc Chi cục, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Chi cục, trực thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
Bước 3: Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Bước 4:
- Đối với đơn vị có số lượng dưới 30 người hoặc không có đơn vị cấu thành, thì thành phần như sau:
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; cấp ủy Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Trưởng các đoàn thể của Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị.
Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
- Đối với đơn vị có số lượng trên 30 người thì thành phần như sau:
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; cấp ủy Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Phòng thuộc Chi cục, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Phòng đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Chi cục, trực thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; Trưởng các đoàn thể của Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
Bước 5: Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh (trong đó lưu ý trong trình tự thực hiện có lấy ý kiến thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ).
Trình tự, nội dung, nguyên tắc thực hiện từng bước thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và Điều 46 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Lưu ý đối với bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở thì người đứng đầu Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm (Bước 1 và Bước 2). Đối với bổ nhiệm người đứng đầu Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở hoặc tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở chỉ có 01 người là cấp Phó của người đứng đầu hoặc trường hợp Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở không có lãnh đạo thì đại diện lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm (05 Bước).
3.2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
a) Trường hợp nguồn nhân sự ngoài Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh:
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành các công việc:
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo đơn vị nơi dự kiến bổ nhiệm.
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh nơi người được dự kiến bổ nhiệm đang công tác; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi người dự kiến bổ nhiệm đang công tác; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
- Gặp nhân sự dự kiến bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ, công tác.
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh lấy ý kiến của thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ. Sau đó, Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Nhân sự được bổ nhiệm nếu đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do Người đứng đầu quyết định.
b) Trường hợp nguồn nhân sự trong Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh nhưng thuộc Chi cục, Phòng, đơn vị sự nghiệp khác:
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành các công việc:
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo đơn vị nơi dự kiến bổ nhiệm.
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi nhân sự dự kiến được bổ nhiệm đang công tác.
- Gặp nhân sự đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ, công tác.
Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh lấy ý kiến của thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ. Sau đó, Tập thể lãnh đạo Sở, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Nhân sự được bổ nhiệm nếu đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
4. Thành phần tham dự trong quy trình bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Phòng thuộc Chi cục, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh
4.1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
Sau khi có chủ trương đồng ý bổ nhiệm bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, Phòng tham mưu công tác tổ chức cán bộ của Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh phối hợp với Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm thực hiện các bước trong quy trình 5 bước với thành phần như sau:
Bước 1: Tập thể lãnh đạo Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm.
Bước 2: Tập thể lãnh đạo Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm; thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cùng cấp ở nơi không có thường vụ hoặc bí thư, phó bí thư cấp ủy ở nơi không có cấp ủy và toàn thể công chức, viên chức Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
Bước 3: Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Bước 4: Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ; người đứng đầu, cấp phó người của đứng đầu Phòng thuộc Chi cục, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Trưởng các đoàn thể của Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Đối với Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh có dưới 30 người, thành phần tham dự gồm toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên của Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
Bước 5: Tập thể lãnh Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh (trong đó lưu ý trong trình tự thực hiện có lấy ý kiến thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ).
Trình tự, nội dung, nguyên tắc thực hiện từng bước thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và Điều 46 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Lưu ý đối với bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Phòng thuộc Chi cục, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thì người đứng đầu Phòng thuộc Chi cục, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm (Bước 1 và Bước 2). Đối với bổ nhiệm người đứng đầu Phòng thuộc Chi cục, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh hoặc Phòng chưa có lãnh đạo thì đại diện lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm (05 Bước).
4.2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
a) Trường hợp nguồn nhân sự ngoài Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh:
Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, thống nhất về chủ trương bổ nhiệm và tiến hành các công việc:
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm.
- Trao đổi ý kiến với đại diện lãnh đạo nơi người được dự kiến bổ nhiệm đang công tác; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi người dự kiến bổ nhiệm đang công tác (có xác nhận của đại diện lãnh đạo Sở hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh); nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
- Gặp nhân sự dự kiến bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ, công tác.
Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh lấy ý kiến của thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ. Sau đó, tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Nhân sự được bổ nhiệm nếu đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do Người đứng đầu quyết định.
b) Trường hợp nguồn nhân sự trong Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh:
Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, thống nhất về chủ trương bổ nhiệm và tiến hành các công việc:
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo Phòng nơi dự kiến bổ nhiệm
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi nhân sự dự kiến được bổ nhiệm đang công tác.
- Gặp nhân sự đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ, công tác.
- Tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh lấy ý kiến của thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp nơi không có thường vụ. Sau đó, tập thể lãnh đạo Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Nhân sự được bổ nhiệm nếu đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
5. Thành phần tham dự quy trình xem xét bổ nhiệm lại thực hiện như thành phần tham dự của bước 4 và bước 5 của quy trình bổ nhiệm nêu tại mục 2, 3, 4.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ, dẫn chiếu tại Quyết định này được thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.