ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1611/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 25 tháng 8 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 197/TTr-VPĐP ngày 09/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh triển khai Quy chế đến các chủ thể sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công Thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ SẢN PHẨM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN
PHẨM” (OCOP) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 1611/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Quy chế này quy định việc quản lý sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng từ 3 sao trở lên thuộc Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Quy chế này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng từ 3 sao trở lên (sau đây gọi chung là chủ thể) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tất cả chủ thể có sản phẩm OCOP phải duy trì những minh chứng áp dụng trong hồ sơ dự thi sản phẩm OCOP và đã được Hội đồng đánh giá, xét công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh công nhận. Khuyến khích các chủ thể áp dụng các tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP ở mức độ cao hơn.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 4. Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm OCOP phải áp dụng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố trong hồ sơ tham gia đánh giá sản phẩm OCOP.
2. Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng để sản xuất bao gồm: Quy chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn cơ sở.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2021/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam khi có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo phải tự công bố lại chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm lưu thông ra thị trường.
Điều 5. Kiểm soát quá trình sản xuất
Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm thực hiện:
1. Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Áp dụng và duy trì chính sách chất lượng mà cơ sở đã công bố.
3. Tăng cường tự kiểm soát, giám sát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy tắc một chiều.
4. Vận hành chương trình giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Quy trình quản lý thiết bị sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn quy định, nhằm đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
6. Kiểm soát chất lượng nguyên liệu, chất lượng thiết bị, chất lượng bao bì chứa đựng sản phẩm của cơ sở nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
7. Thường xuyên đánh giá, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa định kỳ phù hợp với quy chuẩn hoặc theo tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Điều 6. Công bố sản phẩm OCOP là thực phẩm, thực phẩm chức năng
1. Đối với sản phẩm cơ sở sản xuất tự công bố.
a) Áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Điều 4 Chương II Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ.
b) Hồ sơ tự công bố thực hiện theo khoản 1, Điều 5 Chương II Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ.
c) Trình tự công bố thực hiện theo khoản 2, Điều 5 Chương II Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 và khoản 1, Điều 3 Chương I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ.
2. Đối với sản phẩm đăng ký bản công bố sản phẩm.
a) Áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Điều 6 Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ.
b) Hồ sơ đăng ký bản công bố thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ.
c) Trình tự đăng ký bản công bố thực hiện theo Điều 8 Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ.
3. Đối với sản phẩm là thực phẩm chưa có Quy chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn Việt Nam thì tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hoá xây dựng tiêu chuẩn cơ sở với các chỉ tiêu an toàn được áp dụng tại các văn bản.
Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”; Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm QCVN 8-1:2011/BYT). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (QCVN 8-2:2011/BYT); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm (QCVN 8-3:2012/BYT) và các văn bản hiện hành có liên quan.
Điều 7. Công bố chất lượng đối với sản phẩm OCOP khác
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lựa chọn Quy chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn cơ sở tương ứng để áp dụng, tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Điều 8. Quản lý chất lượng nguyên liệu sản xuất
1. Nguyên liệu sản xuất phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm quản lý nguyên liệu sản xuất đầu vào bằng việc thiết lập hệ thống sổ sách theo dõi nguồn gốc nguyên liệu.
3. Theo dõi, đánh giá chất lượng nguyên liệu sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
4. Phân loại và sơ chế nguyên liệu sản xuất đảm bảo chất theo hồ sơ quy chuẩn đã công bố.
Điều 9. Quản lý chất lượng sản phẩm
1. Cơ sở sản xuất phải có hệ thống kho bảo quản sản phẩm, bảo quản nguyên liệu sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm; phải có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
2. Sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường phải được kiểm nghiệm và phân tích chỉ tiêu chất lượng đảm bảo phù hợp với chất lượng mà cơ sở đã tự công bố hoặc đăng ký bản công bố chất lượng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
Điều 10. Thông tin ghi nhãn sản phẩm
1. Nhãn sản phẩm OCOP được công nhận bắt buộc thể hiện các nội dung quy định tại khoản 5, Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ cụ thể:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ và quy định pháp luật liên quan.
2. Sản phẩm OCOP được công nhận trước khi đưa lưu thông trên thị trường phải dán tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP quy định tại Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam.
Điều 11. Quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm
1. Truy xuất nguồn gốc là hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối, kinh doanh (theo TCVN 12850:2019 ); hệ thống truy xuất nguồn gốc bao gồm hoạt động định danh sản phẩm, thu thập, lưu trữ thông tin về trạng thái của sản phẩm theo thời gian, địa điểm nhằm quản lý thông tin về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
2. Đối với các sản phẩm hàng hoá thực hiện truy xuất nguồn gốc phải đáp ứng các tiêu chí theo TCVN 12850:2019 và các quy định khác có liên quan.
SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM OCOP
Điều 12. Tem sản phẩm đạt chuẩn, điều kiện sử dụng, quản lý nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP
1. Tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP là tem có gắn biểu trưng logo OCOP Việt Nam, có in số lượng sao được chứng nhận quy định tại Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
2. Tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP chỉ được sử dụng cho các sản phẩm đạt chuẩn từ 3 sao trở lên và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất đã được ban hành. Tem chứng nhận sản phẩm OCOP được dán hoặc in trên mặt trước, mặt trên của bao bì sản phẩm, ở vị trí thuận tiện, trang trọng, thu hút người tiêu dùng.
3. In tem trên sản phẩm: Sản phẩm OCOP nào thì chỉ được dán lên sản phẩm đó, tuyệt đối không được dán lên sản phẩm khác trong trường hợp thay đổi mẫu mã, kiểu dáng (theo chiều hướng tốt hơn, phù hợp với quy định pháp luật, thị hiếu người tiêu dùng) thì báo cáo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh kiểm tra, xác nhận.
4. Nghiêm cấm các hành vi sử dụng tem OCOP đối với sản phẩm không tham gia Chương trình.
5. Đối với các hành vi vi phạm sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Điều 9 Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP , Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương sẽ ra văn bản quyết định đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 10 Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
6. Mẫu tem chứng nhận sản phẩm OCOP này có giá trị sử dụng đến khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ có quy định mới về “Tem chứng nhận sản phẩm OCOP”.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 13. Các sở, ngành cấp tỉnh
1. Văn phòng Điều phối nông thôn mới
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường đối với sản phẩm OCOP theo Quy chế đã ban hành.
b) Hằng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn liên ngành kiểm tra các sản phẩm đạt chuẩn OCOP đã được công nhận, xem xét, thu hồi giấy chứng nhận đạt chuẩn đối với các cơ sở thực hiện không đảm bảo quy định của Quy chế này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên lĩnh vực nông nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được giao.
b) Hướng dẫn áp dụng chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm, hàng hóa chưa có Quy chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn cơ sở tương ứng đối với sản phẩm thuộc quản lý của ngành nông nghiệp; phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi chứng nhận OCOP đối với sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Sở Y tế
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong lĩnh vực y tế; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được giao.
b) Hướng dẫn áp dụng chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm, hàng hóa chưa có Quy chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn cơ sở tương ứng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được giao; phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi chứng nhận OCOP đối với sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Sở Công Thương
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các sản phẩm, hàng hóa Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thuộc phạm vi quản lý của ngành theo quy định. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các đơn vị sản xuất sản phẩm, hàng hóa OCOP; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý.
b) Phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi chứng nhận OCOP đối với sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các sản phẩm du lịch được đánh giá, xếp hạng từ 3 sao trở lên theo quy định.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sản phẩm du lịch, văn hóa tham gia sản phẩm OCOP triển khai thực hiện các nội dung theo tiêu chuẩn quy định nhằm đảm bảo chất lượng.
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lĩnh vực được giao.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng từ 3 sao trở lên thực hiện đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa. Thực hiện các nhiệm vụ về truy xuất nguồn gốc theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP được công nhận đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đúng quy định.
c) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các đơn vị sản xuất sản phẩm, hàng hóa OCOP; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lĩnh vực được giao.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ sở có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
b) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo quy định.
8. Đối với các sở, ngành và các đơn vị liên quan
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đơn vị phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa tham gia Chương trình OCOP theo quy định của pháp luật.
b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các đơn vị sản xuất sản phẩm, hàng hóa OCOP; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này tại địa phương. Định kỳ 6 tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn Phòng điều phối Nông thôn mới) kết quả thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kết quả kiểm tra giám sát việc sử dụng tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP trên địa bàn huyện, thành phố.
Điều 15. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP
1. Đảm bảo điều kiện cần thiết: Nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa do cơ sở mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.
2. Thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan kiểm tra, giám sát và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Chấp hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này và biện pháp xử lý của các cơ quan kiểm tra, giám sát.
4. Phải công bố lại khi có thay đổi về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Thực hiện các nội dung nêu tại Quy chế này và báo cáo cơ quan kiểm tra, giám sát khi được yêu cầu.
1. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Quy chế này trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành về thực hiện quy trình sản xuất, chế biến gắn với đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường; hướng dẫn quản lý, sử dụng tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh để tháo gỡ, giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.