ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2008/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 22 tháng 4 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Tổ hợp tác;
Theo đề nghị của Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh tại Tờ trình số 37/TTr-LMHTX ngày
16 tháng 4 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 4 năm 2008 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủûy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Điều 2. Tên, biểu tượng của Tổ hợp tác
Tổ hợp tác có quyền chọn tên và biểu tượng của mình phù hợp với qui định pháp luật và không trùng lắp với tên và biểu tượng của Tổ hợp tác khác trong phạm vi xã, phường, thị trấn.
1. Những người có nhu cầu tự nguyện đứng ra thành lập Tổ hợp tác.
2. Tổ chức hội nghị thành lập Tổ hợp tác để thảo luận và thống nhất một số nội dung chính như sau :
a) Thông qua danh sách tổ viên;
b) Tên, biểu tượng (nếu có) của Tổ hợp tác;
c) Mục đích, kế hoạch hoạt động và phương án sản xuất, kinh doanh của Tổ hợp tác;
d) Nội dung hợp đồng hợp tác;
đ) Bầu Tổ trưởng, nếu cần thiết thì bầu Tổ phó hoặc Ban điều hành;
e) Tiêu chuẩn Tổ trưởng và các thành viên Ban điều hành và hình thức bầu do Tổ hợp tác thống nhất qui định;
f) Những vấn đề khác liên quan.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Tổ hợp tác tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi;
2. Quyết định theo đa số tổ viên;
3. Tự chủ về kế hoạch tài chính về kinh phí hoạt động của Tổ hợp tác tự trang trải và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên.
1. Hợp đồng hợp tác là thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ viên có tên gọi hợp đồng hợp tác hoặc tên gọi khác nhưng nội dung phải phù hợp với qui định tại khoản 2 điều này.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác:
a) Họ, tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chữ ký của Tổ trưởng và Tổ viên;
b) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;
c) Mức đóng góp tài sản (nếu có) phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các Tổ viên;
d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổ trưởng, Ban điều hành và Tổ viên;
đ) Điều kiện nhận Tổ viên mới và Tổ viên ra khỏi Tổ hợp tác;
e) Điều kiện chấm dứt Tổ hợp tác;
f) Các thoả thuận khác.
3. Mọi sửa đổi bổ sung nội dung của hợp đồng hợp tác phải thông qua hội nghị Tổ viên khi được 2/3 (hai phần ba) tổ viên trở lên biểu quyết tán thành.
Điều 6. Chứng thực hợp đồng hợp tác
1. Ủûy ban nhân dân cấp xã chứng thực hoặc chứng thực lại (ký xác nhận, đóng dấu) vào hợp đồng hợp tác hoặc hợp đồng hợp tác sửa đổi, bổ sung và ghi vào sổ theo dõi trong thời gian không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hợp đồng hợp tác của Tổ có nội dung phù hợp với quy định tại Điều 5 quy chế này.
2. Trường hợp Tổ hợp tác tổ chức và hoạt động với qui mô liên xã, tuỳ theo điều kiện thực tế để thuận lợi cho Tổ hợp tác, Tổ hợp tác có quyền lựa chọn nơi chứng thực hợp đồng hợp tác.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC
1. Tổ hợp tác tự quyết định xây dựng chế độ họp hàng tháng, quí, năm hoặc khi cần thiết có thể tổ chức họp Tổ hợp tác.
2. Tổ trưởng Tổ hợp tác triệu tập họp bất thường khi:
a) Có phát sinh vướng mắc cần thiết phải họp Tổ để giải quyết;
b) Có yêu cầu của đa số các thành viên Ban điều hành hoặc đa số tổ viên Tổ hợp tác.
1. Tổ hợp tác được lựa chọn ngành nghề sản xuất kinh doanh (SXKD) mà pháp luật không cấm. Tổ hợp tác hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo qui định của pháp luật. Hoạt động của Tổ hợp tác được UBND xã chứng thực hợp đồng hợp tác không giới hạn phạm vi hành chính địa phương.
2. Được mở tài khoản riêng tại Ngân hàng theo qui định của pháp luật và theo cơ chế người đại diện hợp đồng hợp tác.
3. Được ký các hợp đồng dân sự.
4. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật.
5. Được hưởng các chính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng, thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, dự án phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và xóa đói giãm nghèo ở địa phương.
6. Quyết định việc phân phối thu nhập lợi nhuận, hoa lợi, lợi tức và xử lý các khoản lỗ của Tổ hợp tác (nếu có).
7. Quyết định hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng những tổ viên có thành tích trong việc xây dựng và phát triển Tổ hợp tác, thi hành kỷ luật những tổ viên vi phạm hợp đồng, hợp tác. Quyết định bồi thường thiệt hại do lỗi mình gây ra cho Tổ hợp tác.
8.Vay vốn ngân hàng, huy động các nguồn vốn khác cho tổ viên vay theo quy định của pháp luật.
9. Các quyền khác được ghi trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm dân sự của Tổ hợp tác (nghĩa vụ của Tổ hợp tác)
1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập thực hiện nhân danh Tổ hợp tác.
2. Thực hiện các thỏa thuận với tổ viên, tổ chức và cá nhân khác.
3. Thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động do Tổ hợp tác thuê theo quy định về pháp luật lao động.
4. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ; nếu tài sản không đủ thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.
5. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật.
6. Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của Tổ hợp tác.
7. Các trách nhiệm khác theo qui định của pháp luật.
Điều 10. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp giữa Tổ viên với Tổ viên trong phạm vị của hợp đồng hợp tác thì được tiến hành hoà giải tại Tổ hợp tác. Trường hợp hòa giải không thành thì thông qua các Tổ hòa giải ở thôn, bản, cấp xã hoặc khởi kiện ra tòa án.
2. Tranh chấp giữa Tổ hợp tác với cá nhân, tổ chức khác thì giải quyết theo quy định pháp luật.
1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích của việc hợp tác đãø đạt được;
c) Các tổ viên thỏa thuận chấm dứt Tổ hợp tác;
d) Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
2. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động phải thanh toán các khoản nợ chung của tổ; nếu tài sản chung không đủ trả các khoản nợ thì các tổ viên phải lấy tài sản riêng của mình để thanh toán như quy định ở khoản 4 Điều 9 quy chế này. Sau khi thanh toán các khoản nợ mà tài sản chung của tổ vẫn còn thì tài sản còn lại được chia cho tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản đóng góp vào tổ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Khi tổ hợp tác chấm dứt hoạt động thì Tổ hợp tác phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi đã chứng thực hợp đồng hợp tác, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc.
Điều 12. Điều kiện, thủ tục kết nạp Tổ viên Tổ hợp tác
1. Điều kiện kết nạp tổ viên:
a) Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác;
b) Cán bộ, công chức được tham gia tổ hợp tác với tư cách là tổ viên theo quy định của hợp đồng hợp tác và theo qui định của pháp luật nhưng không được trực tiếp quản lý, điều hành tổ hợp tác;
c) Hộ gia đình có thể trở thành tổ viên theo quy định của hợp đồng hợp tác. Khi tham gia THT hộ gia đình phải cử người đại điện có đủ điều kiện tiêu chuẩn như đối với cá nhân tham gia. Người đại diện cho hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ như một tổ viên khác. Một người có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác khác;
d) Tuỳ theo điều kiện cụ thể hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên Tổ hợp tác.
2. Thủ tục kết nạp tổ viên mới:
a) Người có nguyện vọng tham gia Tổ hợp tác phải làm đơn gửi tổ trưởng, trình bày rõ lý do và cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác đã thoả thuận ký kết với Tổ hợp tác;
b) Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết phải được 2/3 tổ viên dự hội nghị tán thành thì được công nhận là tổ viên mới, trừ các trường hợp có thoả thuận khác.
1. Được hưởng các dịch vụ hỗ trợ của Tổ hợp tác, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổ hợp tác theo thoả thuận.
2. Tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động SXKD và dịch vụ của Tổ hợp tác, không phụ thuộc vào mức độ đóng góp tài sản của mỗi tổ viên.
3. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ hợp tác.
4. Xin ra khỏi Tổ hợp tác, được trả lại vốn, tài sản góp. Được chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của Tổ hợp tác, trừ tài sản không chia đã được thoả thuận của đa số tổ viên. Nếu tài sản là hiện vật thì có thể trị giá bằng tiền mặt để chia.
5. Các quyền lợi khác theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng hợp tác, phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Được khen thưởng khi có thành tích trong việc xây dựng và phát triển Tổ hợp tác.
1. Thực hiện hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và đảm bảo lợi ích chung của Tổ hợp tác.
2. Bồi thường thiệt hại cho Tổ hợp tác do lỗi mình gây ra.
3. Góp vốn, tài sản, góp sức theo quy định của Tổ hợp tác.
4. Thực hiện cam kết theo hợp đồng hợp tác, nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Tổ trưởng là người phụ trách chung điều hành mọi hoạt động của Tổ hợp tác.
2. Nếu Tổ hợp tác bầu Ban điều hành thì tổ trưởng là Trưởng Ban điều hành, căn cứ vào nhiệm vụ Trưởng ban phân công công tác cho các thành viên của tổ.
3. Khi cần thiết phải thay đổi tổ trưởng hoặc các thành viên trong ban điều hành thì tổ chức họp Tổ hợp tác để bầu lại các chức danh trên. Lập biên bản và phải báo cáo bằng văn bản cho UBND xã nơi đã chứng thực hợp đồng hợp tác.
Điều 16. Trách nhiệm của Tổ trưởng và Ban điều hành Tổ hợp tác
1. Tổ trưởng Tổ hợp tác có trách nhiệm:
a) Là người đại diện cho Tổ hợp tác xác lập các giao dịch dân sự vì mục đích hoạt động của Tổ hợp tác;
b) Tổ chức thực hiện và điều hành các hoạt động của Tổ hợp tác;
c) Phản ánh nguyện vọng chính đáng của Tổ viên với cấp trên, tiếp nhận hỗ trợ của nhà nước và tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
2. Thành viên Ban điều hành có trách nhiệm:
a) Giúp việc cho tổ trưởng điều hành các hoạt động của Tổ hợp tác;
b) Thực hiện các công việc được tổ trưởng phân công.
Điều 17 . Đại diện của Tổ hợp tác
1. Tổ trưởng là người đại diện cho Tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự. Tổ trưởng vắng mặt phải ủy quyền cho thành viên trong Ban điều hành hoặc tổ viên để điều hành công việc của Tổ hợp tác.
2. Tổ trưởng xác lập giao dịch dân sự vì mục đích hoạt động của Tổ theo quyết định của đa số tổ viên.
3. Người đại diện cho Tổ hợp tác lạm dụng quyền hạn của mình để xác lập các giao dịch dân sự vượt quá phạm vị đại diện thì hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự.
4. Người không có quyền đại diện Tổ hợp tác mà tự ý xác lập giao dịch dân sự thì hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quy định tại điều 145 của Bộ luật dân sự.
TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA TỔ HỢP TÁC
Điều 18. Tài sản của Tổ hợp tác
1.Tài sản của Tổ hợp tác được hình thành từ các nguồn:
a) Vốn góp, tài sản bằng hiện vật, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản của các tổ viên;
b) Vốn được trích lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như quỹ, hoa lợi, lợi tức sau thuế;
c) Vốn vay ngân hành, vay các tổ chức, cá nhân, tổ viên theo thoả thuận;
d) Tài sản được tặng, cho chung, nhà nước trợ cấp và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Các nguồn vốn của Tổ hợp tác phải ghi chép vào sổ sách để theo dõi chủ yếu phân ra 2 loại:
- Tài sản do từng tổ viên góp (tiền hoặc hiện vật) trả lại khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác;
- Tài sản để sử dụng chung không chia khi tổ viên ra khỏi Tổ hợp tác.
2. Quản lý và sử dụng tài sản của Tổ hợp tác thực hiện theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của Tổ hợp tác phải được tất cả các tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số các Tổ viên thống nhất, biểu quyết tán thành.
3. Định kỳ Tổ hợp tác kiểm kê, đánh giá lại tài sản, lập biên bản, mở sổ sách ghi chép theo quy định của Tổ.
Điều 19. Công tác tài chính kế toán của Tổ hợp tác
Tổ hợp tác phải có kế toán mở sổ sách ghi chép rõ ràng thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính, định kỳ tháng, quý, năm phải báo cáo công khai, minh bạch để tổ viên biết, theo dõi và kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổ hợp tác.
Điều 20. Phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗ
1. Tổ hợp tác phân chia hoa lợi, lợi tức cho tổ viên và trích lập quỹ tích luỹ chung sau khi nộp thuế cho Nhà nước (nếu có) theo hợp đồng hợp tác.
2. Trường hợp do thiên tai, rủi ro bị lỗ, nếu lấy quỹ tích luỹ chung để bù đắp mà vẫn không đủ thì các tổ viên lấy tài sản riêng của mình để đóng góp như quy định tại khoản 4 điều 9 quy chế này.
Tổ chức và cá nhân được khen thưởng theo quy định của pháp luật:
1. Tổ viên tổ hợp tác có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất là 3 năm có hiệu quả kinh tế, bình quân hàng năm tăng trưởng kinh tế của tổ tăng từ 7-10%, đời sống của tổ viên tăng 15-20%;
2. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, kinh doanh góp phần vào sự phát triển tổ hợp tác.
1. Người nào vi phạm quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi tổ hợp tác, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi gian dối trong việc đại diện THT xác lập các quan hệ giao dịch, ký các hợp đồng dân sự hoặc lợi dụng danh nghĩa để hoạt động thì bị đình chỉ hoạt động, xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn thi hành quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện quy chế nếu có khó khăn vướng mắc các sở, ngành, đơn vị tổng hợp ý kiến gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư). Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ động phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.