BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 16/2007/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Căn cứ Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ô tô".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định 09/2005/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
VẬN TẢI KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH, HỢP ĐỒNG VÀ VẬN TẢI
KHÁCH DU LỊCH BẰNG Ô TÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Văn bản này quy định về vận tải khách theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ô tô trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước; các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định; doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo hợp đồng; doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh vận tải khách du lịch bằng ô tô; lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và khách đi xe.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế về vận tải khách bằng ô tô mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Quy định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tuyến vận tải khách là tuyến được xác định để xe ô tô khách vận chuyển khách từ một bến xe thuộc địa danh này đến một bến xe thuộc địa danh khác.
2. Hành trình chạy xe là tuyến vận tải khách được xác định cụ thể, có quy định điểm đi, điểm đến và các điểm dừng, đỗ để xe ô tô vận tải khách thực hiện trong mỗi chuyến xe.
3. Lịch trình chạy xe của một chuyến xe vận chuyển khách là thời gian được xác định cho một hành trình chạy xe từ khi xuất phát đến khi kết thúc chuyến xe.
4. Biểu đồ chạy xe trên một tuyến vận tải khách là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe vận tải khách tham gia khai thác trên tuyến trong một thời gian nhất định.
5. Kinh doanh vận tải khách bằng ô tô là việc sử dụng xe ô tô khách để vận chuyển khách có thu tiền.
6. Doanh nghiệp vận tải là các đơn vị kinh doanh vận tải được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
7. Vận tải khách theo tuyến cố định là vận tải khách theo tuyến có bến đi, bến đến là bến xe khách và xe chạy theo hành trình, lịch trình quy định.
8. Vận tải khách theo hợp đồng là vận tải khách không theo tuyến cố định, được thực hiện theo hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người thuê vận tải và người vận tải.
9. Vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.
10. Sổ nhật trình chạy xe là sổ cấp cho xe vận chuyển khách theo tuyến cố định để bến xe nơi đi, nơi đến xác nhận số lượng khách đi, đến bến và giờ xe ra, vào bến của từng chuyến xe.
11. Vé xe khách là hoá đơn bán sản phẩm vận tải của doanh nghiệp vận tải khách.
Điều 4. Phân loại tuyến vận tải
1. Theo phạm vi hoạt động:
a) Vận tải khách tuyến nội tỉnh;
b) Vận tải khách tuyến liền kề;
c) Vận tải khách tuyến liên tỉnh.
2. Theo loại hình hoạt động:
a) Vận tải khách theo tuyến cố định;
b) Vận tải khách theo hợp đồng;
c) Vận tải khách du lịch.
Điều 5. Điều kiện chung đối với kinh doanh vận tải khách bằng ô tô
1. Có đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải bằng ô tô phù hợp theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
2. Có số lượng, chất lượng xe phù hợp với loại hình kinh doanh theo phương án kinh doanh do doanh nghiệp kinh doanh xây dựng.
3. Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp (lãnh đạo doanh nghiệp hoặc Trưởng phòng điều hành vận tải) có trình độ chuyên môn chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên.
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN TẢI KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
Điều 6. Điều kiện thiết lập tuyến vận tải khách cố định bằng ô tô
1. Có hệ thống đường bộ bảo đảm an toàn, thông suốt cho xe vận chuyển khách thực hiện hành trình và lịch trình vận tải.
2. Có nhu cầu đi lại của khách ổn định theo từng chu kỳ thời gian.
3. Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đủ tiêu chuẩn, trạm nghỉ và các điểm dừng, đỗ xe khách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 7. Công bố tuyến vận tải khách cố định mới
1. Hồ sơ đăng ký mở tuyến mới của doanh nghiệp vận tải gồm: Đăng ký mở tuyến vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định kèm theo phương án hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô, lịch trình chạy xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 và các loại giấy tờ của từng xe tham gia khai thác thử.
2. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký mở tuyến, cơ quan quản lý tuyến có trách nhiệm thẩm định và công bố mở tuyến vận tải khách cố định mới; đồng thời ban hành văn bản chấp thuận khai thác thử theo mẫu quy định tại Phụ lục 2. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.
3. Thẩm quyền công bố tuyến vận tải khách cố định mới:
a) Cục Đường bộ Việt Nam công bố mở mới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh. Việc mở tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh chỉ áp dụng đối với các tuyến có bến xe nơi đi và nơi đến từ loại 1 đến loại 5 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về bến xe ô tô khách;
b) Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố mở mới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh, tuyến vận tải khách cố định đến tỉnh, thành phố có chung ranh giới (gọi chung là tuyến vận tải khách cố định liền kề). Đối với tuyến vận tải khách cố định liền kề, văn bản công bố là văn bản của Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở đề nghị mở tuyến hoặc đề nghị công bố chính thức.
4. Nội dung công bố tuyến vận tải khách cố định mới bao gồm:
a) Hành trình chạy xe;
b) Cự ly vận chuyển;
c) Bến xe nơi đi, bến xe nơi đến.
5. Sau khi cơ quan quản lý tuyến công bố mở tuyến vận tải khách cố định mới, các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) hai đầu tuyến có trách nhiệm thông báo rộng rãi, kịp thời đến các doanh nghiệp vận tải khách có trụ sở, hoặc trụ sở chi nhánh đóng tại địa phương để đăng ký khai thác.
6. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách có trụ sở hoặc trụ sở chi nhánh tại địa phương hai đầu tuyến được đăng ký tổ chức khai thác thử trên tuyến vận tải khách cố định mới mở; thời hạn tiếp nhận đăng ký trong 30 ngày kể từ ngày công bố mở tuyến; đăng ký khai thác thử theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo giấy tờ của từng xe; chậm nhất 05 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý tuyến có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.
7. Doanh nghiệp phải tổ chức khai thác thử nghiệm tuyến trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành văn bản chấp thuận, sau thời hạn đó văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
8. Thời hạn khai thác thử tối đa là 180 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý tuyến công bố mở tuyến vận tải khách cố định mới. Trong thời hạn khai thác thử, doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục khai thác phải có đề nghị công bố tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 6, gửi về cơ quan quản lý tuyến; chậm nhất 05 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý tuyến có văn bản công bố tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 7. Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn khai thác thử, nếu không có doanh nghiệp nào đề nghị công bố tuyến chính thức thì tuyến đó mặc nhiên được bãi bỏ.
9. Các doanh nghiệp tham gia khai thác thử sẽ được độc quyền khai thác trong 03 năm trên các tuyến vận tải khách cố định (liên tỉnh hoặc liên tỉnh liền kề) mới mở nếu có một hoặc cả hai đầu bến nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Điều 8. Công bố ngừng tạm thời hoặc vĩnh viễn, điều chỉnh tuyến vận tải khách cố định đang khai thác
1. Tuyến vận tải khách cố định bằng xe ô tô sẽ được công bố ngừng khai thác tạm thời hoặc vĩnh viễn khi:
a) Tuyến vận tải khách cố định bằng xe ô tô không còn thoả mãn một trong số các điều kiện nêu tại Điều 6 Quy định này;
b) Tuyến đường giao thông cần sửa chữa, nâng cấp đột xuất không bảo đảm an toàn cho vận tải, các bến xe thay đổi vị trí, tình hình trật tự an ninh không bảo đảm hoặc có những sự cố bất thường khác.
2. Khi ngừng hoạt động, cơ quan quản lý tuyến phải thông báo rộng rãi lý do ngừng hoạt động trước 30 ngày, trường hợp ngừng tạm thời phải thông báo thời gian tạm ngừng.
3. Cơ quan quản lý tuyến có trách nhiệm công bố ngừng tạm thời hoặc vĩnh viễn tuyến vận tải khách cố định đang khai thác, văn bản công bố ngừng khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 8.
4. Trước khi công bố tuyến ngừng hoạt động, cơ quan quản lý tuyến có trách nhiệm xem xét việc tổ chức vận tải, điều chỉnh hành trình tuyến hoặc bến đi, bến đến để không ảnh hưởng đến đi lại của nhân dân. Thông báo điều chỉnh ban hành đồng thời với thông báo ngừng hoạt động của tuyến.
Điều 9. Tiếp nhận, thẩm định và chấp thuận khai thác tuyến vận tải khách cố định
1. Phân công tiếp nhận, thẩm định và ban hành văn bản chấp thuận khai thác tuyến:
a) Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, thẩm định và có văn bản chấp thuận khai thác các tuyến có cự ly trên 1000km;
b) Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) tiếp nhận, thẩm định và có văn bản chấp thuận khai thác các tuyến có cự ly từ 1000km trở xuống;
c) Doanh nghiệp phải tổ chức khai thác tuyến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được chấp thuận, sau thời hạn đó văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
2. Cơ quan quản lý tuyến có trách nhiệm thẩm định những nội dung doanh nghiệp đã đăng ký và chậm nhất 05 ngày làm việc tính từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ phải thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp đưa xe vào khai thác.
3. Xe đăng ký khai thác tuyến vận tải khách cố định phải đủ các điều kiện sau:
a) Là loại xe có 9 ghế ngồi trở lên kể cả ghế người lái;
- Xe đăng ký sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu chi nhánh doanh nghiệp, biển số xe đăng ký tại địa phương nơi doanh nghiệp hoặc chi nhánh đặt trụ sở;
- Xe đăng ký sở hữu của đơn vị có chức năng thuê mua tài chính kèm theo hợp đồng thuê mua tài chính giữa đơn vị vận tải và đơn vị thuê mua tài chính (bản phô tô); biển số xe đăng ký tại địa phương nơi doanh nghiệp cho thuê tài chính đặt trụ sở;
- Xe đăng ký của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản kèm theo đăng ký kinh doanh cho thuê tài sản (bản phô tô có công chứng), hợp đồng thuê tài sản giữa đơn vị vận tải và đơn vị, hộ kinh doanh cho thuê tài sản (bản phô tô); biển số xe đăng ký tại địa phương nơi tổ chức cá nhân đăng ký kinh doanh cho thuê tài sản.
4. Đối với chuyến xe chất lượng cao:
a) Doanh nghiệp tổ chức chuyến xe chất lượng cao phải đăng ký với cơ quan quản lý tuyến về chất lượng phương tiện và các dịch vụ phục vụ khách trên suốt hành trình để theo dõi trong quá trình thực hiện;
b) Xe tham gia khai thác chuyến xe chất lượng cao khi hoạt động trên tuyến phải có phù hiệu “CHUYẾN XE CHẤT LƯỢNG CAO” đặt phía bên trong kính chắn gió, phía bên phải người lái xe; phù hiệu “CHUYẾN XE CHẤT LƯỢNG CAO” quy định tại Phụ lục 9.
5. Các doanh nghiệp được thông báo khai thác tuyến vận tải khách cố định, trong quá trình khai thác không vi phạm Quy định này, nội quy hoạt động trên tuyến hoặc các quy định khác của pháp luật thì được khai thác trong 07 năm, hết thời hạn trên doanh nghiệp phải đăng ký lại theo quy định.
Điều 10. Đăng ký khai thác tuyến vận tải khách cố định
1. Các doanh nghiệp có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Quy định này đều được đăng ký khai thác vận tải khách trên các tuyến cố định đã được công bố và trên các tuyến cố định mới mở.
2. Đối với các tuyến cố định đang khai thác và tuyến hết thời hạn chạy thử được công bố chính thức, doanh nghiệp đăng ký lần đầu, đăng ký bổ sung xe hoặc đăng ký thay xe khai thác tuyến phải làm hồ sơ đăng ký gửi cơ quan quản lý tuyến theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đăng ký hoặc bổ sung xe vào tuyến:
- “Giấy đăng ký khai thác vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10, “Giấy đăng ký bổ sung xe khai thác vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định” theo mẫu quy định tại Phụ lục 11, kèm theo phương án hoạt động có xác nhận của bến xe hai đầu tuyến;
- Bản phô tô Đăng ký xe ô tô của những xe trong danh sách đăng ký;
- Bản phô tô “Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” của những xe trong danh sách đăng ký;
- Đối với trường hợp đăng ký khai thác lần đầu hồ sơ phải có thêm:
+ "Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" của doanh nghiệp trong đó có loại hình kinh doanh phù hợp (Bản phô tô có công chứng hoặc bản phô tô kèm theo bản chính để đối chiếu);
+ Đối với các tuyến có cự ly trên 1000km, "Giấy đăng ký khai thác vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định" gửi Cục Đường bộ Việt Nam phải có xác nhận của Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc trụ sở chi nhánh.
- Đối với trường hợp đăng ký bổ sung xe vào tuyến kèm theo hồ sơ phải có thêm bản phô tô văn bản "Chấp thuận doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến vận tải khách liên tỉnh cố định bằng ô tô" của cơ quan quản lý tuyến;
- Cơ quan quản lý tuyến căn cứ hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp để chấp thuận doanh nghiệp vào khai thác; văn bản chấp thuận khai thác lần đầu theo mẫu quy định tại Phụ lục 12; văn bản thông báo bổ sung xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 13.
b) Trường hợp cần thay xe đang khai thác trên tuyến, chủ doanh nghiệp vận tải phải có văn bản gửi bến xe hai đầu tuyến và cơ quan quản lý tuyến hoặc lệnh điều xe thay thế để bến xe phối hợp thực hiện; xe vào thay thế tiếp tục sử dụng sổ nhật trình đã được cấp, Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) cấp sổ nhật trình mới cho những xe chưa có sổ nhật trình.
3. Xe đưa vào khai thác:
a) Phải ghi tên và số điện thoại của doanh nghiệp ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe;
b) Phần trên kính phía trước xe có niêm yết tên bến xe và địa danh nơi đi, nơi đến;
c) Ghế ngồi trong xe phải được đánh số chỗ ngồi theo thứ tự từ phía đầu xe xuống cuối xe, từ bên trái (phía sau người lái) sang bên phải.
4. Mỗi xe, doanh nghiệp được đăng ký khai thác tối đa 2 tuyến cố định; doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tuyến về hoạt động của xe trên hai tuyến đã đăng ký.
5. Các tuyến do hai Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) đồng quản lý thì doanh nghiệp chỉ đăng ký với Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) nhận đăng ký của doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở kia những thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký khai thác trên tuyến.
6. Các tuyến do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý thì Cục có trách nhiệm thông báo đến Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) đầu tuyến và cuối tuyến những thông tin liên quan về tình hình đăng ký khai thác tuyến khi công bố chấp thuận.
7. Xe ô tô được chấp thuận khai thác tuyến cố định khi hoạt động trên tuyến được cấp sổ nhật trình và phù hiệu xe chạy tuyến cố định. Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” được gắn lên kính xe phía trước góc trên phía tay phải của người lái; “Sổ nhật trình chạy xe” theo mẫu quy định tại Phụ lục 14; phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 15.
8. Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” hoặc phù hiệu “CHUYẾN XE CHẤT LƯỢNG CAO” có giá trị 06 tháng.
Điều 11. Nội quy khai thác tuyến vận tải khách cố định
1. Các doanh nghiệp vận tải trên tuyến phải phối hợp với bến xe hai đầu tuyến xây dựng nội quy khai thác tuyến.
2. Nguyên tắc xây dựng nội quy khai thác tuyến:
Nội quy khai thác tuyến phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, thống nhất giữa các doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác tuyến và bến xe hai đầu tuyến được thông qua bằng biểu quyết, có sự tham gia của Ban quản lý bến xe hai đầu tuyến (nếu có) và sự chứng kiến của cơ quan quản lý tuyến, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
3. Nội dung nội quy khai thác tuyến gồm:
a) Quy định về loại phương tiện tham gia trên tuyến;
b) Quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp bến xe trong quá trình khai thác tuyến;
c) Quy định biện pháp xử lý nội bộ của các doanh nghiệp.
4. Đánh giá thực hiện nội quy khai thác tuyến:
a) Quý IV các doanh nghiệp vận tải cùng khai thác tuyến và doanh nghiệp bến xe tổ chức hội nghị với thành phần gồm các doanh nghiệp vận tải, bến xe hai đầu tuyến, ban quản lý bến xe, cơ quan quản lý tuyến, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam để:
- Thống nhất xây dựng nội quy khai thác tuyến (nếu là tổ chức lần đầu);
- Kiểm điểm việc thực hiện và bổ sung sửa đổi nội quy khai thác tuyến (nếu cần) với các tuyến đã xây dựng nội quy;
- Kiến nghị, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước về những nội dung các doanh nghiệp quan tâm.
b) Hội nghị lần đầu do cơ quan quản lý tuyến triệu tập và chỉ định một doanh nghiệp chủ trì; nếu tuyến do hai Sở quản lý thì hai Sở thống nhất uỷ quyền cho một Sở triệu tập và chỉ định một doanh nghiệp vận tải hoặc doanh nghiệp bến xe chủ trì chuẩn bị nội dung và tổ chức hội nghị. Hội nghị sẽ chỉ định doanh nghiệp triệu tập và chủ trì hội nghị tiếp theo;
c) Hội nghị có thể tổ chức theo từng khu vực để cùng xây dựng nội quy khai thác các tuyến trong khu vực, trong trường hợp này đại diện doanh nghiệp được chỉ định tại hội nghị trước sẽ triệu tập và chủ trì, chuẩn bị nội dung và tổ chức hội nghị;
d) Hội nghị kiểm điểm không nhất thiết phải tổ chức mỗi năm một lần, thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị tiếp theo do hội nghị lần trước quyết định.
Điều 12. Ngừng khai thác trên tuyến vận tải khách cố định
1. Doanh nghiệp đang khai thác trên tuyến vận tải khách cố định trước khi ngừng khai thác tuyến hoặc ngừng từng xe khai thác trên tuyến phải có giấy đề nghị nêu rõ lý do theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 và Phụ lục 17 gửi cơ quan quản lý tuyến.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận giấy đề nghị, cơ quan quản lý tuyến có trách nhiệm xem xét, thông báo cho doanh nghiệp đã đề nghị và bến xe hai đầu tuyến biết việc chấp thuận ngừng khai thác tuyến. Văn bản thông báo ngừng khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 và Phụ lục 19.
3. Doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật nếu tự động ngừng khai thác tuyến khi chưa nhận được chấp thuận của cơ quan quản lý tuyến.
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN TẢI KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO HỢP ĐỒNG
Điều 13. Quy định khai thác vận tải khách theo hợp đồng
1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Quy định này đều được khai thác vận tải khách theo hợp đồng.
2. Phải ghi tên và số điện thoại của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc hai bên cánh cửa xe.
3. Xe ô tô vận tải khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu quy định tại Phụ lục 20. Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) quy định phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” đưa đón cán bộ công nhân viên, học sinh trong phạm vi nội thành, nội thị.
4. Xe ô tô khách đăng ký ở nước ngoài không được khai thác vận tải khách theo hình thức hợp đồng trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 14. Hợp đồng vận chuyển khách
1. Xe ô tô khách vận chuyển khách theo hợp đồng phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản theo mẫu hợp đồng do pháp luật quy định.
a) Trong hợp đồng vận tải phải ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng, địa chỉ cụ thể nơi đi, nơi đến, số lượng khách và hành trình chạy xe;
b) Khi vận chuyển hành khách theo hợp đồng lái xe phải mang theo hợp đồng (liên 2), nội dung hợp đồng phải phù hợp với bản hợp đồng lưu tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể khi phát hành hợp đồng (liên 1), phải ghi rõ điểm đi, điểm đến, các điểm đón trả khách, số lượng khách tại từng điểm.
2. Những xe đã đăng ký khai thác tuyến cố định, nếu có nhu cầu vận chuyển khách theo hợp đồng thì doanh nghiệp gửi "Giấy đề nghị khai thác vận tải khách bằng ô tô theo hợp đồng" đến cơ quan quản lý tuyến để được cấp phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo thời hạn hợp đồng đã ký.
3. Nghiêm cấm các xe vận chuyển khách theo hợp đồng tổ chức bán vé cho khách đi xe.
Điều 15. Quy trình cấp phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”
1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có nhu cầu khai thác vận tải khách bằng ô tô theo hợp đồng, lập danh sách xe ô tô đưa vào khai thác vận tải khách theo hợp đồng gửi Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) kèm theo:
a) "Giấy đề nghị khai thác vận tải khách bằng ô tô theo hợp đồng" theo mẫu quy định tại Phụ lục 21;
b) Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó có loại hình đăng ký kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo hợp đồng (Bản phô tô có công chứng hoặc bản phô tô có bản chính để đối chiếu);
c) Bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu xe ô tô khách hoặc hợp đồng thuê xe của những xe trong danh sách;
d) Bản phô tô “Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” của những xe ô tô khách trong danh sách;
2. Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) có trách nhiệm thẩm định và cấp phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”; thời hạn thẩm định và cấp phù hiệu không quá 05 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” có giá trị 06 tháng.
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH BẰNG Ô TÔ
Điều 16. Quy định khai thác vận tải khách du lịch
1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Quy định này đều được khai thác vận tải khách du lịch.
2. Xe ô tô đăng ký biển số nước ngoài không được khai thác vận tải khách các tuyến du lịch nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Xe vận chuyển khách du lịch phải bảo đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch có thẩm quyền.
4. Xe vận chuyển khách du lịch khi hoạt động phải gắn phù hiệu “XE VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 22.
5. Phù hiệu xe vận chuyển khách du lịch có giá trị 06 tháng .
6. Xe vận tải khách du lịch phải ghi tên và số điện thoại của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc cánh cửa xe.
7. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải khách du lịch phải chấp hành các quy định về kinh doanh vận tải khách du lịch theo quy định của Luật Du lịch, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch và các quy định tại văn bản này.
8. Khi đưa xe ra vận tải khách du lịch phải có chương trình du lịch theo tuyến du lịch đối với xe thuộc ngành du lịch quản lý, hợp đồng du lịch kèm theo chương trình du lịch đối với xe của tổ chức, cá nhân hợp đồng với ngành du lịch.
9. Nghiêm cấm các xe đăng ký khai thác vận tải khách du lịch tổ chức bán vé cho khách.
Điều 17. Quy trình cấp phù hiệu “XE VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH”
1. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh kinh doanh vận tải khách du lịch gửi danh sách xe vận tải khách du lịch đến Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) địa phương doanh nghiệp đăng ký kinh doanh kèm theo:
a) “Giấy đề nghị vận tải khách du lịch bằng ô tô” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23;
b) Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có loại hình kinh doanh vận tải khách du lịch (bản phô tô công chứng hoặc bản phô tô kèm theo bản chính để đối chiếu);
c) Bản phô tô giấy chứng nhận sở hữu xe ô tô khách hoặc hợp đồng thuê của những xe trong danh sách;
d) Bản phô tô “Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” của những xe trong danh sách đăng ký;
đ) Văn bản xác nhận đạt tiêu chuẩn xe vận chuyển khách du lịch theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch có thẩm quyền.
2. Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) có trách nhiệm thẩm định và cấp phù hiệu xe du lịch. Thời hạn thẩm định và cấp phù hiệu không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ TUYẾN VẬN TẢI, DOANH NGHIỆP VẬN TẢI VÀ KHÁCH ĐI XE
Điều 18. Cơ quan quản lý tuyến vận tải khách
1. Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan quản lý hoạt động vận tải khách nói chung và trực tiếp quản lý hoạt động vận tải khách tuyến cố định liên tỉnh có cự ly trên 1000km.
2. Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) quản lý hoạt động vận tải khách tuyến nội tỉnh, tuyến liên tỉnh liền kề và vận tải khách tuyến cố định liên tỉnh từ 1000km trở xuống.
Điều 19. Trách nhiệm và thẩm quyền của Cục Đường bộ Việt Nam trong quản lý tuyến vận tải khách
1. Công bố các tuyến vận tải khách liên tỉnh.
2. Biên soạn giáo trình tập huấn cho nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển khách.
3. Tiếp nhận Giấy đăng ký mở tuyến liên tỉnh mới của doanh nghiệp vận tải khách; thẩm định và có văn bản chấp thuận.
4. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý tuyến đối với các tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh có cự ly trên 1000km.
5. Thống nhất in, phát hành, quản lý “Sổ nhật trình chạy xe”, phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, phù hiệu “CHUYẾN XE CHẤT LƯỢNG CAO”, phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và phù hiệu “XE VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH”.
6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình khai thác vận tải khách theo quy định của pháp luật.
1. Tiếp nhận giấy đăng ký và có văn bản chấp thuận khai thác tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh, tuyến vận tải khách cố định liền kề và các tuyến liên tỉnh có cự ly từ 1.000km trở xuống.
2. Xác nhận vào giấy đăng ký mở tuyến và phương án của doanh nghiệp hoặc có văn bản theo mẫu quy định đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam công bố mở mới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh.
3. Xác nhận “Giấy đăng ký khai thác tuyến” lần đầu của doanh nghiệp đối với các tuyến vận tải khách cố định có cự ly vận chuyển trên 1000km.
4. Phát hành quản lý và cấp hợp đồng vận chuyển khách bằng ô tô.
5. Quản lý và cấp các loại phù hiệu quy định tại Khoản 5 Điều 19 Quy định này và “Sổ nhật trình chạy xe”.
6. Được thu, chi các khoản có liên quan đến việc cấp “Sổ nhật trình chạy xe” hoặc các loại phù hiệu theo quy định của Bộ Tài chính.
7. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình khai thác vận tải khách của các tổ chức, cá nhân tại địa phương theo quy định của pháp luật.
1. Quyền hạn của doanh nghiệp:
a) Đưa xe đã đăng ký khai thác trên tuyến vào thực hiện biểu đồ chạy xe đã được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận;
b) Cử đại diện có thẩm quyền dự và đóng góp ý kiến trong các hội nghị liên quan đến quản lý, khai thác tuyến vận tải khách cố định khi có yêu cầu;
c) Được đăng ký mầu sơn riêng, tên hoặc biểu tượng doanh nghiệp, tuyến khai thác theo quy định của pháp luật;
d) Được khiếu nại, tố cáo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a) Bố trí xe bảo đảm số lượng, chất lượng đã đăng ký và thực hiện đúng biểu đồ chạy xe đã được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận;
b) Tổ chức chạy xe đúng hành trình, lịch trình đã quy định;
c) Chuẩn bị đủ vé bán cho khách, bảo đảm mọi khách đi xe đều có vé;
d) Thực hiện việc kê khai giá vé, niêm yết giá theo quy định;
đ) Giao cho lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe "Sổ nhật trình chạy xe" được Sở giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) cấp, Lệnh điều xe của doanh nghiệp và các loại giấy tờ cần thiết khác; hướng dẫn lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe ghi đầy đủ các nội dung quy định trên các giấy tờ mang theo;
e) Bố trí lái xe là người có hồ sơ theo đúng quy định và đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp;
f) Bố trí số lượng lái xe phù hợp với cự ly vận chuyển; làm thẻ cấp cho từng lái xe (thẻ có dán ảnh của lái xe) và yêu cầu lái xe khi hoạt động phải đeo thẻ do doanh nghiệp cấp;
g) Bố trí nhân viên phục vụ trên xe là người có hợp đồng lao động với doanh nghiệp.
3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện đúng biểu đồ vận hành đã được phân công;
b) Chạy đúng hành trình, lịch trình, đón hoặc trả khách đúng nơi quy định;
c) Bố trí chỗ ngồi cho khách theo đúng số ghế đã ghi trên vé;
d) Thu tiền của khách theo đúng giá vé đăng ký;
đ) Hướng dẫn khách các quy định khi đi xe, giúp đỡ khách là người tàn tật, người già, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ;
e) Không chuyển nhượng khách dọc đường;
f) Nhân viên phục vụ trên xe phải được Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ theo giáo trình thống nhất và được cấp "Giấy chứng nhận tập huấn nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển khách" theo mẫu quy định tại Phụ lục 24; mang theo giấy chứng nhận tập huấn khi làm nhiệm vụ.
Điều 22. Quyền hạn và trách nhiệm của khách đi xe trên tuyến vận tải khách cố định
1. Quyền hạn:
a) Được miễn cước 10 kg hành lý xách tay nhỏ gọn;
b) Được yêu cầu bồi thường những thiệt hại về người, hành lý mang theo do lái xe, nhân viên phục vụ trên xe gây ra;
c) Được góp ý trực tiếp hoặc gián tiếp với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh khai thác bến xe.
2. Trách nhiệm:
a) Đi xe phải có vé; lên, xuống xe tại bến xe hoặc các trạm nghỉ, điểm dừng xe khách đã được quy định;
b) Chấp hành sự hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
c) Không mang theo những hàng cấm, hàng dễ cháy nổ, hàng có mùi tanh hôi, súc vật là hàng hóa.
1. Quyền hạn:
a) Đưa những xe đã đăng ký vào khai thác hợp đồng vận tải khách;
b) Được thu tiền vận chuyển theo thoả thuận ghi trong hợp đồng.
2. Trách nhiệm:
a) Chỉ được vận chuyển khách sau khi đã ký hợp đồng vận chuyển;
b) Thực hiện đầy đủ những cam kết với người thuê vận tải đã ký trong hợp đồng;
c) Bố trí nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe từ 30 chỗ ngồi trở lên, nhân viên phục vụ trên xe là những người đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp, hộ kinh doanh;
d) Nhân viên phục vụ trên xe phải được Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ theo giáo trình thống nhất và được cấp "Giấy chứng nhận tập huấn nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển khách" theo mẫu quy định tại Phụ lục 24; phải mang theo giấy chứng nhận tập huấn khi làm nhiệm vụ.
3. Người đại diện các bên trong hợp đồng vận tải có trách nhiệm và quyền hạn tương ứng như bên vận tải và bên thuê vận tải.
Điều 24. Quyền hạn và trách nhiệm của bên thuê vận tải theo hợp đồng
Bên thuê vận tải được yêu cầu bên vận tải thực hiện đầy đủ những nội dung đã cam kết trong hợp đồng vận tải và phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ những điều đã ký kết với bên vận tải.
1. Các loại phù hiệu, “Sổ nhật trình chạy xe” theo mẫu quy định tại Quyết định 09/2005/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2005 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2007.
2. Khoản 3 Điều 5, Khoản 3 Điều 9 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2007./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.