ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1589/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 26 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 112/TTr-SNN ngày 05/8/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TU NGÀY 22/4/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG
BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẬP TRUNG,
MỞ RỘNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ, GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Kạn)
1. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 10) góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt trung bình 3,5%/năm.
2. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tập trung tổ chức triển khai nghiêm túc, đồng bộ, sâu sát, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 10 tại cơ quan, đơn vị.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 10, Ủy ban nhân dân tỉnh giao các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai các nhiệm vụ, cụ thể như sau:
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị mình về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết đã đề ra.
a) Các Sở, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hoạt động sản xuất của người dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, tập trung, tổ chức lại sản xuất theo mô hình hợp tác xã, liên doanh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo sản phẩm nông sản sau khi sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định.
b) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền nội dung của Nghị quyết đến các tầng lớp nhân dân; định hướng, tuyên truyền, mở các chuyên mục trên báo đài, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; kịp thời phổ biến các mô hình điển hình tiên tiến, những cách làm hay trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường phổ biến, quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết đến các phòng, ban chuyên môn, đoàn thể cấp huyện, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
e) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn, Cổng Thông tin điện tử tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các nội dung của Nghị quyết. Xây dựng các chuyên đề tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 10.
3. Về công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất
a) Về xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến gỗ, tre, nứa
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện việc xây dựng bản đồ phân vùng trồng cây theo loài, các quy trình kỹ thuật và hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc, tỉa thưa và khai thác rừng trồng.
- Sở Công Thương: Tham mưu xây dựng Đề án phát triển công nghiệp chế biến trong đó tập trung vào lĩnh vực nông, lâm sản tỉnh Bắc Kạn đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn tầm nhìn đến năm 2030. Hoàn thành trong năm 2021.
b) Phát triển các vùng nguyên liệu cây ăn quả, chè và cây dong riềng
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu cây ăn quả, chè và cây dong riềng; xây dựng, duy trì và nhân rộng các chuỗi sản xuất, tiêu thụ chè, miến dong an toàn; quản lý, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất để được cấp chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ; tăng cường kiểm tra, giám sát điều kiện bảo đảm chất lượng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, thuốc BVTV, sản phẩm chè, miến dong trên địa bàn tỉnh;
- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tham mưu triển khai thực hiện các đề tài, dự án phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường; hướng dẫn, quản lý việc truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản của địa phương.
c) Đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò, lợn theo quy mô trang trại đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn người dân tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo quy mô trang trại đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; hướng dẫn về quy trình kỹ thuật sản xuất chăn nuôi theo các quy trình chăn nuôi VietGAHP, chăn nuôi hữu cơ...; tiếp tục hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
d) Các nội dung khác
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương:
+ Thúc đẩy nhanh việc hình thành các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp có sản phẩm nông sản đạt chất lượng, an toàn thực phẩm và ổn định theo từng mùa vụ để gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm nông thôn.
+ Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025.
+ Triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Liên minh hợp tác xã tỉnh: Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn phát triển HTX, mở rộng quy mô, củng cố, xây dựng các HTX, Liên hiệp HTX trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế tập thể, HTX, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm và phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể; HTX là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của thành viên nhằm phát triển kinh tế tập thể, HTX.
- Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương rà soát, định hướng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh và hạn chế tối đa xuất bán nguyên liệu gỗ, sản phẩm thô ra ngoài tỉnh.
4. Đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ cao
a) Các Sở, ngành liên quan
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành, như: Đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai đề người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
- Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn theo từng ngành/lĩnh vực từ tỉnh đến cơ Sở thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương trên địa bàn, tham mưu thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Hàng năm bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ để ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án có tính ứng dụng cao, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với việc đăng ký bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ, ghi nhãn hàng hóa, mã số mã vạch; hướng dẫn, quản lý việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng và phát triển thương hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý) cho các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương.
- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho chủ thể tham gia hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Hỗ trợ, triển khai chương trình chuyển đổi số cho các đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn xây dựng một số dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp tại địa phương nhằm thu hút người lao động nông thôn trở về địa phương làm việc cho doanh nghiệp. Đồng thời, từ những dự án này người dân từng bước có thêm kiến thức về việc ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp để vận dụng, liên kết phát triển sản xuất tăng thu nhập trên chính mảnh đất của gia đình góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu nhân lực lao động nông thôn như hiện nay.
5. Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm
Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
6. Về cơ chế chính sách, thu hút đầu tư
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện các giải pháp thu hút, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để phát triển nông, lâm nghiệp, triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Trung ương.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức rà soát các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp đã ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa tập trung bảo đảm đồng bộ, thiết thực, phù hợp với quy định của pháp luật và điêu kiện thực tế của tỉnh.
1. Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; đồng thời chỉ đạo triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 05 tháng 6 và ngày 05 tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo theo quy định.
2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp cần thiết để tập trung chỉ đạo, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, các Sở, ban, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.