BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1580/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2011 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ GIẢI ĐIỀN KINH VÀ CỜ VUA HỌC SINH PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC NĂM 2011
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ,
cơ quan ngang bộ;
- Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ giải Điền kinh và Cờ vua học sinh phổ thông toàn quốc năm 2011.
Điều 2. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi kết thúc Giải.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ: Công tác học sinh, sinh viên, Kế hoạch - Tài chính, Giáo dục Trung học; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường có vận động viên tham dự giải; Ban Tổ chức, Ban Trọng tài và các thành viên tham gia giải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận : |
KT. BỘ TRƯỞNG |
GIẢI
ĐIỀN KINH VÀ CỜ VUA HỌC SINH PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC NĂM 2011
(Ban
hành theo Quyết định số : 1580/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2011của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1 - Mục đích:
a) Hưởng ứng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2011.
b) Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thường xuyên tập luyện, thi đấu điền kinh và cờ vua nói riêng và các môn thể thao nói chung trong học sinh phổ thông toàn quốc để nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách và góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời để đánh giá công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường phổ thông các cấp.
c) Phát hiện những tài năng điền kinh, cờ vua trong học sinh phổ thông nhằm bồi dưỡng, đào tạo những vận động viên cho các địa phương và quốc gia.
2 - Yêu cầu:
a) Tuyển chọn và cử học sinh dự thi đúng đối tượng, có chất lượng chuyên môn tốt. Các cấp quản lý giáo dục cần chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký vận động viên đúng độ tuổi theo quy định của Điều lệ này để có tác dụng giáo dục tính trung thực, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, cao thượng, giúp đỡ và học tập lẫn nhau;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh Luật, Điều lệ giải và các quy định của Ban tổ chức;
c) Trưởng đoàn chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với các thành viên tham gia giải của đơn vị mình và là đại diện chính thức của đơn vị để làm việc với Ban tổ chức trong quá trình diễn ra giải.
Điều 2. Đơn vị và đối tượng dự thi:
1 - Đơn vị dự thi: Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 01 đơn vị dự thi.
2 - Đối tượng dự thi:
a) Đối tượng được dự thi:
Học sinh trong năm học 2010 - 2011 đang học chương trình phổ thông đầy đủ tại các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở bao gồm các trường: công lập, bán công, dân lập, tư thục, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường năng khiếu TDTT trong giáo dục phổ thông, được xếp loại học lực trung bình, hạnh kiểm khá trở lên và có đủ sức khoẻ đều được tham dự giải.
b) Tuổi của học sinh thực hiện theo quy định tại Chương II: Điều lệ từng môn thi.
1 - Bản đăng ký chính thức: do lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo ký, đóng dấu gồm:
a) Danh sách đoàn: Cán bộ lãnh đạo Đoàn, huấn luyện viên, săn sóc viên.
b) Danh sách vận động viên: Ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, học lực, hạnh kiểm, tên lớp, tên trường, xã, địa chỉ thường trú theo hộ khẩu, phường (xã), quận (huyện) theo mẫu đính kèm.
c) Các yêu cầu khi gửi đăng ký:
- 01 ảnh 3 x 4 cm của từng thành viên tham gia giải để Ban tổ chức làm Thẻ vận động viên ( ảnh cá nhân VĐV phải ghi rõ họ và tên phía sau và dán theo Hồ sơ ảnh gửi kèm Điều lệ này).
- Đăng ký dự thi và hồ sơ ảnh: 01 bản gửi về Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt - Hà Nội. Điện thoại và fax: 04.3 8684485; Email: tienbgd@gmail.com; 01 bản gửi về Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội, số 81 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Đồng chí Phạm Ngọc Tuấn, Phó trưởng Phòng Công tác HSSV, điện thoại: 0913.529.608).
- Thời gian gửi Đăng ký trước ngày 30 tháng 6 năm 2011. Mọi đăng ký quá hạn sẽ không được Ban Tổ chức giải quyết tham dự Giải.
2. Hồ sơ dự thi: Khi về dự thi các đơn vị và cá nhân vận động viên cần phải có:
a) Bản đăng ký dự thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Giấy khai sinh chính hoặc bản sao Giấy khai sinh theo quy định của nhà nước.
c) Học bạ: Sử dụng học bạ bản phô tô có chứ ký xác nhận và đóng dấu của Hiệu trưởng nhà trường. Khi có trường hợp khiếu kiện về nhân sự, Ban tổ chức sẽ yêu cầu xuất trình học bạ bản chính để đối chiếu. Ban tổ chức không nhận Học bạ phô tô công chứng.
d) Giấy khám sức khoẻ: Do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. Riêng các trường hợp dự thi môn Điền kinh, giấy khám sức khỏe phải được xác nhận: "Có đầy đủ sức khoẻ tham dự thi môn Điền kinh".
e) Nếu là học sinh trường phổ thông năng khiếu TDTT phải có văn bản đồng thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Uỷ ban nhân dân của địa phương về việc thành lập trường ( bản photo copy ).
f) Mỗi thành viên dự giải phải có 01 ảnh 3 x 4 cm (dự phòng thất lạc ảnh) để làm thẻ vận động viên.
g) Phiếu thi đấu của từng học sinh ( theo mẫu dưới đây):
PHIẾU DỰ THI GIẢI ĐIỀN KINH VÀ CỜ VUA HỌC SINH PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC NĂM 2011 Môn thi: Cấp (lứa tuổi):
|
Điều 4. Đơn vị đăng cai và thời gian tổ chức Giải:
1 - Đơn vị đăng cai: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
2 - Thời gian: Từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 7 năm 2011.
a) Ngày 22/7/2011: Từ 8h30 đến 16h30 làm thủ tục kiểm tra nhân sự, làm thẻ cho các đoàn tham dự giải tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, số 81 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
b) Ngày 23/7/2011: 9h00 họp Trưởng đoàn, huấn luyện viên tại Hội trường Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
c) Ngày 24/7/2011: 7h30 Khai mạc giải và triển khai thi đấu theo lịch.
Điều 5. Cách tính điểm và xếp hạng:
1- Cách tính điểm:
a) Cách tính điểm: Tính điểm theo thành tích xếp hạng từ 1 đến 10 của các cá nhân đạt được: Xếp hạng 1 = 11 điểm, xếp hạng 2 = 9 điểm, xếp hạng 3 = 8 điểm, xếp hạng 4 = 7 điểm, xếp hạng 5 = 6 điểm, xếp hạng 6 = 5 điểm, xếp hạng 7 = 4 điểm, xếp hạng 8 = 3 điểm, xếp hạng 9 = 2 điểm, xếp hạng 10 = 1 điểm. Từ thứ hạng 11 trở đi không có điểm. Đối với các nội dung có thi chung kết, điểm xếp theo thứ hạng chung kết, các thứ hạng còn lại tính theo thứ tự thành tích từ cao đến thấp của vòng loại.
b) Điểm đồng đội: Là tổng điểm đạt được của các vận động viên nam hoặc nữ ở mỗi cấp học, lứa tuổi (chỉ tính điểm cho các thứ hạng từ 1 đến 10 ).
c) Điểm toàn đoàn: Là tổng thứ hạng của đồng đội nam, nữ ở mỗi cấp học, lứa tuổi.
2) Xếp hạng:
a) Xếp hạng cá nhân: Tính theo thành tích đạt được ở mỗi nội dung thi.
b) Xếp hạng đồng đội: Tổng điểm của các vận động viên đạt được, tổng huy chương vàng, bạc, đồng của các vận động viên nam hoặc nữ ở mỗi cấp học, lứa tuổi.
c) Xếp hạng toàn đoàn: Xếp theo tổng thứ hạng của Đồng đội nam và Đồng đội nữ ở mỗi cấp học, lứa tuổi, nếu bằng nhau thì tính theo tổng điểm; nếu vẫn bằng nhau thì tính theo tổng huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng.
Lưu ý: Tại từng môn có xếp hạng toàn đoàn riêng. Không xếp hạng toàn đoàn chung cho cả 2 môn.
Điều 6. Kinh phí và chế độ đài thọ:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đảm nhiệm kinh phí tổ chức giải.
2. Các đơn vị dự giải: Tự túc hoàn toàn kinh phí ăn, ở, đi lại, bồi dưỡng tập luyện, thi đấu, trang phục, thuốc men và phương tiện đi lại trong thời gian tập huấn và thi đấu theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Lệ phí làm thẻ vận động viên, cán bộ, huấn luyện viên: 20.000đ/1 thẻ
Lưu ý đơn vị đăng cai tổ chức giải: Thông báo cho các đơn vị dự thi về địa điểm và giá cả ăn, ở, sinh hoạt; các địa điểm có thể tham quan du lịch để các địa phương chủ động về kinh phí; Bố trí địa điểm, xếp lịch tập luyện cho các đội; Tạo điều kiện giúp đỡ cho các thành viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Tổ chức trong quá trình tổ chức giải.
1. Quy định đối tượng, độ tuổi và số lượng:
1.1. Đối tượng: Theo quy định tại Điều 2 Chương I
1.2. Độ tuổi: Môn Điền kinh tổ chức thi đấu cho 2 cấp THCS và THPT.
- Cấp THCS: Từ 12 đến 15 tuổi (Sinh từ năm 1996 đến năm 1999).
- Cấp THPT: Từ 16 đến 18 tuổi (Sinh từ năm 1993 đến năm 1995).
Lưu ý: Học sinh cấp học nào chỉ được quyền đăng ký dự thi ở cấp học đó.
1.3. Số lượng: Mỗi cấp học, mỗi đơn vị được đăng ký ở mỗi nội dung 02 vận động viên. Mỗi vận động viên được dự thi tối đa 03 nội dung ( không kể các nội dung tiếp sức).
2. Luật và các nội dung thi đấu, trọng tài:
2.1. Luật thi đấu: Áp dụng Luật Điền kinh hiện hành của Tổng cục TDTT.
2.2. Nội dung thi đấu:
a) Học sinh trung học cơ sở:
- 07 nội dung Nam, gồm: Chạy 100m, 200m, 1500m, tiếp sức 4x100m, nhảy xa, nhảy cao, ném bóng xa (150gr).
- 07 nội dung Nữ, gồm: Chạy 100m, 200m, 800m, tiếp sức 4x100m, nhảy xa, nhảy cao, ném bóng xa (150gr).
b) Học sinh trung học phổ thông:
- 10 nội dung Nam, gồm: chạy 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 5000m, tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ 5kg.
- 10 nội dung Nữ, gồm: chạy 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 3000m, tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ 3kg.
2.3. Trọng tài: Do Ban tổ chức Giải mời và quyết định
3. Giải thưởng:
Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng:
- Cờ và giải thưởng cho các đoàn xếp thứ hạng nhất, nhì, ba ( tính theo tổng điểm ).
- Cờ và giải thưởng cho các đồng đội (nam, nữ) xếp thứ hạng nhất, nhì, ba ( tính theo tổng điểm).
- Huy chương vàng, bạc, đồng và giải thưởng cho các cá nhân đạt giải nhất, nhì, ba từng nội dung thi.
1. Quy định đối tượng, độ tuổi và số lượng:
1.1. Đối tượng: Theo quy định tại Điều 2 Chương I
1.2. Độ tuổi: Môn Cờ vua tổ chức thi đấu cho 06 lứa tuổi sau:
- Lứa tuổi 6 - 9 tuổi: Sinh từ năm 2002 đến năm 2005.
- Lứa tuổi 10 - 11 tuổi: Sinh từ năm 2000 đến năm 2001.
- Lứa tuổi 12 - 13 tuổi: Sinh từ năm 1998 đến năm 1999.
- Lứa tuổi 14 - 15 tuổi: Sinh từ năm 1996 đến năm 1997.
- Lứa tuổi 16 tuổi: Sinh năm 1995.
- Lứa tuổi 17-18 tuổi: Sinh từ năm 1993 đến năm 1994.
1.3. Số lượng: Mỗi bậc học, mỗi đơn vị được đăng ký ở mỗi nội dung 02 vận động viên nam, 02 vận động viên nữ thi đấu ở mỗi lứa tuổi.
2. Luật, nội dung, thể thức và cách tính điểm xếp hạng
2.1. Luật: Áp dụng theo Luật Cờ vua hiện hành của Tổng Cục TDTT.
- Thời gian thi đấu cho thể loại cờ tiêu chuẩn quy định cho mỗi đấu thủ là 90 phút để hoàn thành ván cờ.
- Thời gian thi đấu cho thể loại cờ nhanh quy định cho mỗi đấu thủ là 25 phút để hoàn thành ván cờ.
2.2. Nội dung: Cờ tiêu chuẩn và cờ nhanh cho 06 lứa tuổi.
2.3. Thể thức:
- Thi đấu vòng tròn 1 lượt nếu có dưới 10 đấu thủ.
- Thi theo hệ Thuỵ Sĩ 7 ván nếu có từ 11 đến 20 đấu thủ.
- Thi đấu hệ Thuỵ Sĩ 9 ván nếu có từ 21 đấu thủ trở lên.
2.4. Cách tính điểm và xếp hạng của môn:
a) Cách tính điểm: Thắng 1 điểm, hoà 0,5 điểm, thua 0 điểm.
b) Xếp hạng:
- Cá nhân: Tổng điểm, hệ số luỹ tiến, số ván thắng, số ván cầm quân đen, số ván thắng bằng quân đen, ván giữa 2 đấu thủ (nếu gặp nhau) và mầu quân của ván này; nếu vẫn bằng nhau thì bốc thăm xếp hạng.
- Đồng đội: Tổng điểm đạt được theo xếp hạng của 2 VĐV nam hoặc nữ ở mỗi lứa tuổi, trường hợp bằng nhau xét tổng thứ hạng của 2 VĐV, đội nào có tổng thứ hạng nhỏ hơn xếp trên, nếu vẫn bằng nhau thì đội nào có VĐV xếp thứ hạng cao hơn được xếp trên.
- Toàn đoàn: Theo tổng điểm đạt được của các đội, tổng thứ hạng của các đội, thứ hạng đội nữ 6 – 9 tuổi.
3. Giải thưởng:
Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng:
- Cờ và giải thưởng cho các đoàn xếp hạng nhất, nhì và đồng hạng ba ( tính theo tổng điểm ).
- Cờ và giải thưởng cho các đội xếp hạng nhất, nhì và đồng hạng ba.
- Huy chương vàng, bạc, đồng và giải thưởng cho các VĐV đạt giải nhất, nhì, 2 giải ba.
KHEN THƯỞNG, KHIẾU NẠI, KỶ LUẬT
1. Khen thưởng:
Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng:
1.1. Huy chương Vàng, Bạc, Đồng, tặng phẩm và giấy chứng nhận cho các cá nhân nam, nữ đạt giải Nhất, giải Nhì và giải Ba từng môn thi, nội dung thi.
1.2. Cờ và tặng phẩm cho các đơn vị đạt giải Nhất, Nhì, Ba đồng đội nam, đồng đội nữ ở mỗi môn thi.
1.3. Cờ toàn đoàn cho các đơn vị xếp thứ hạng Nhất, Nhì, Ba ở mỗi môn thi.
2. Khiếu nại:
2.1. Chỉ có trưởng đoàn, huấn luyện viên mới có quyền khiếu nại. Khiếu nại phải bằng văn bản gửi Ban tổ chức, trọng tài, khi phát hiện vi phạm Điều lệ.
2.2. Các khiếu nại về chuyên môn: Do Tổng trọng tài và trọng tài các bộ phận liên quan xử lý, giải quyết và kết luận tại chỗ. Lưu ý: Đơn khiếu nại gửi lên Ban Tổ chức giải không muộn hơn 30 phút sau khi công bố kết quả nội dung thi đó.
2.3. Các khiếu nại về nhân sự do Ban kiểm tra nhân sự giải quyết tại chỗ. Trường hợp chưa đủ chứng cứ kết luận thì tạm thời cho thi đấu, đồng thời Ban tổ chức sẽ phối hợp với thanh tra giáo dục để điều tra thẩm định và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo có hình thức xử lý kỷ luật nếu phát hiện vi phạm.
2.4. Các thành viên tham dự giải đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện các vi phạm điều lệ, gian lận hồ sơ học bạ, tuổi, giấy khai sinh… Các khiếu nại phải bằng văn bản và nêu các chứng cứ tối thiểu cần thiết để ban tổ chức có căn cứ xem xét và kiểm tra, điều tra các vi phạm về luật, điều lệ…
3. Kỷ luật :
Ban tổ chức giải kiên quyết loại bỏ những vận động viên vi phạm quy định về nhân sự bị phát hiện trước khi vào thi đấu. Đối với những vi phạm gian lận về tuổi, hồ sơ ( giấy khai sinh, học bạ…) và vi phạm các quy định khác của Điều lệ mà Ban tổ chức giải phát hiện được trong và sau khi giải đã tiến hành sẽ bị truất quyền thi đấu, huỷ bỏ kết quả thi đấu. Đặc biệt đối với việc thiếu trung thực về tuổi, hồ sơ, học bạ, Ban tổ chức giải sẽ truất quyền thi đấu đối với vận động viên vi phạm và cảnh cáo đơn vị có người vi phạm; đồng thời có văn bản kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xử lý kỷ luật thích đáng đối với các cán bộ phụ trách đơn vị có vi phạm theo tinh thần của Chỉ thị 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 26/7/2002 về chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.