ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1554/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 30 tháng 9 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CÒN TỒN ĐỌNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Công văn số 3417/LĐTBXH-NCC ngày 07 tháng 9 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng;
Căn cứ Công văn số 1996/NCC-CS1 ngày 07 tháng 9 năm 2016 của Cục Người có công về việc kế hoạch triển khai thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1249/TTr-SLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch giải quyết hồ sơ của người có công với cách mạng còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TRIỂN KHAI GIẢI
QUYẾT HỒ SƠ CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CÒN TỒN ĐỌNG
(Kèm theo Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
1. Mục đích
- Căn cứ các quy định của Pháp luật để xem xét, đề nghị xác nhận hồ sơ người có công với cách mạng đang tồn đọng trên địa bàn tỉnh.
- Thông qua triển khai giải quyết hồ sơ của người có công còn tồn đọng, tiếp tục nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn.
2. Yêu cầu
- Việc xem xét, đề nghị xác nhận người có công với cách mạng phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, thận trọng, bám sát và vận dụng linh hoạt các văn bản quy phạm pháp luật, hạn chế tối đa những sai sót và không để xảy ra tiêu cực.
- Đề cao đúng mức trách nhiệm của tổ chức, từng cấp, từng cá nhân, chú trọng dựa vào nhân dân, trước hết là các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng và những người từng tham gia kháng chiến, đồng thời phát huy tốt vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong quá trình xét duyệt hồ sơ.
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát quá trình xét duyệt hồ sơ.
1. Đối tượng xem xét, giải quyết
Tất cả những hồ sơ người có công đang tồn đọng ở địa phương, trước hết tập trung xem xét hồ sơ xác nhận liệt sĩ, hồ sơ xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
2. Một số lưu ý khi xét duyệt hồ sơ
- Hồ sơ người có công tồn đọng là những hồ sơ đã được lập đúng quy định tại từng thời điểm nhưng do các văn bản quy phạm pháp luật cũ đã hết hiệu lực thi hành hoặc do các nguyên nhân khách quan khác mà đến nay chưa được giải quyết. Các hồ sơ lập không đúng quy định hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ, thương binh hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động thì không được coi là hồ sơ tồn đọng.
- Trách nhiệm, thẩm quyền lập hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Việc giải quyết hồ sơ tồn đọng phải được thực hiện ở địa phương nơi đối tượng tham gia cách mạng hoặc nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng (trường hợp hoạt động thoát ly). Trường hợp người có công (hoặc người lập hồ sơ) đã chuyển đi cư trú tại địa phương khác thì địa phương nơi lập hồ sơ trước đây có trách nhiệm xem xét, không chuyển hồ sơ tới nơi cư trú mới để giải quyết tồn đọng.
- Ban Chỉ đạo, Hội đồng Xác nhận người có công các cấp được thành lập có sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, đảm bảo sự minh bạch, công khai thông qua việc làm rõ thêm các nội dung trong hồ sơ người có công để đưa ra các đề xuất, kiến nghị phù hợp.
- Ban Chỉ đạo, Hội đồng Xác nhận người có công họp công khai; biên bản cuộc họp chỉ có giá trị khi có đủ số thành viên dự họp và ký biên bản thống nhất đề nghị xác nhận. Nghiêm cấm việc không tổ chức họp mà các thành viên ký tên và biên bản xét duyệt hồ sơ.
- Chỉ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét những trường hợp mà qua các bước họp Hội đồng Xác nhận người có công cấp xã, Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp tỉnh và qua công khai trên phương tiện thông tin đại chúng (hoặc các hình thức công khai khác) mà không có ý kiến nào khác. Các trường hợp còn lại, Ban Chỉ đạo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền cấp trên để có hướng chỉ đạo tiếp tục xử lý.
3.1. Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Hội đồng Xác nhận người có công và Tổ Xác minh hồ sơ người có công
3.1.1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Triển khai đến Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành liên quan về chủ trương, quan điểm, phương pháp triển khai việc xem xét hồ sơ người có công đang tồn đọng ở địa phương.
- Thành lập Ban Chỉ đạo Xác nhận người có công cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách khối văn hóa - xã hội làm Phó Trưởng ban; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Ủy viên thường trực; các thành viên gồm: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh.
3.1.2. Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập Tổ Xác minh gồm: 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng; đại diện các cơ quan Quân sự, Công an, Sở Nội vụ; Phòng Người có công và Thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ viên.
3.1.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Triển khai đến lãnh đạo các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn về chủ trương, quan điểm, phương pháp triển khai việc xem xét hồ sơ người có công đang tồn đọng ở địa phương.
- Thành lập Ban Chỉ đạo Xác nhận người có công cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách văn hóa - xã hội làm Phó Trưởng ban; Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm Ủy viên thường trực; các thành viên khác gồm đại diện cơ quan Quân sự, Công an, Y tế, Ủy ban MTTQ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin cùng cấp.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn củng cố, kiện toàn Hội đồng Xác nhận người có công cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quân sự, Công an, Y tế; đại diện Mặt trận Tổ quốc và các Hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Cựu thanh niên xung phong, Người cao tuổi và Đoàn thanh niên. Mời một số đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, cá nhân có quá trình tham gia kháng chiến (nếu có) tham gia làm thành viên.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ huy Quân sự, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá, phân loại hồ sơ người có công còn tồn đọng ở cấp huyện và cấp xã (Tổng số hồ sơ còn tồn đọng? Nguyên nhân tồn đọng? Theo quy định thì hồ sơ còn thiếu loại giấy tờ gì? Biện pháp giải quyết như thế nào?) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
3.2. Thống kê, tập hợp và phân loại hồ sơ
Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Tổ Xác minh hồ sơ người có công của tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thống kê, tổng hợp và phân loại hồ sơ theo các tiêu chí sau:
* Theo đối tượng xem xét:
- Hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ;
- Hồ sơ đề nghị công nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh.
* Theo thẩm quyền giải quyết:
- Hồ sơ thuộc thẩm quyền của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Hồ sơ thuộc thẩm quyền của cơ quan Quân đội, Công an, Nội vụ, Giao thông vận tải...
* Theo mức độ hoàn thiện:
Hồ sơ đã hoàn thiện là bộ hồ sơ:
- Có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của các văn bản tại thời điểm lập hồ sơ;
- Đã qua các bước:
+ Niêm yết công khai tại cấp xã, phường, thị trấn tối thiểu 15 ngày và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
+ Đã thông qua Hội đồng Xác nhận người có công cấp xã và Ban Xhỉ đạo Xác nhận người có công cấp huyện;
+ Đã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, đặc biệt là các đồng chí lão thành cách mạng, những người đã từng tham gia kháng chiến ở địa phương.
Hồ sơ chưa hoàn thiện là bộ hồ sơ thiếu một trong các loại giấy tờ, thủ tục, quy trình nêu trên.
III. QUY TRÌNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
- Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 năm 2016: Thành lập Ban Chỉ đạo Xác nhận người có công, Tổ Xác minh hồ sơ đề nghị xác nhận người có công cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo Xác nhận người có công cấp huyện; củng cố, kiện toàn Hội đồng Xác nhận người có công cấp xã.
- Từ ngày 11 tháng 10 đến ngày 25 tháng 10 năm 2016: Hội đồng Xác nhận người có công các xã, phường, thị trấn:
+ Tiến hành kiểm tra, xem xét các hồ sơ người có công đang tồn đọng ở địa phương; hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, rõ ràng, đúng các quy định đã được hướng dẫn tại Thông tịch liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến đấu không còn giấy tờ; Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Phối hợp các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác nhận theo quy định. Họp Hội đồng Xác nhận người có công cấp xã xem xét đề nghị đối với từng trường hợp, sau đó niêm yết công khai tại nơi cư trú của đối tượng trong thời gian 15 ngày và lập biên bản tổng hợp ý kiến phản ánh của quần chúng nhân dân trong thời gian niêm yết công khai danh sách người đề nghị xác nhận người có công. Sau thời gian niêm yết công khai, những trường hợp không có ý kiến khác của quần chúng nhân dân thì Hội đồng Xác nhận người có công cấp xã lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết (trường hợp thuộc thẩm quyền của Quân đội thì báo cáo và hoàn chỉnh hồ sơ nộp Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành phố; trường hợp thuộc thẩm quyền của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì thì báo cáo và hoàn chỉnh hồ sơ nộp về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố...).
- Từ ngày 26 tháng 10 đến ngày 05 tháng 11 năm 2016:
+ Ban Chỉ đạo Xác nhận hồ sơ người có công các huyện, thành phố tiến hành xem xét, giao các cơ quan liên quan bổ sung thủ tục, giấy tờ còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ theo quy định; mời Tổ Xác minh hồ sơ người có công của tỉnh tham gia cùng dự họp với Ban Chỉ đạo Xác nhận người có công cấp huyện để thẩm định, xem xét các hồ sơ người có công còn tồn đọng do Ủy ban nhân dân cấp xã, chuyển đến và hồ sơ người có công còn tồn đọng tại cấp huyện, thành phố; hồ sơ tồn đọng của cấp tỉnh chuyển đến đề nghị bổ sung thủ tục giấy tờ còn thiếu.
Những trường hợp nào đủ điều kiện thì chuyển cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét (trường hợp thuộc thẩm quyền của Quân đội thì đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; trường hợp thuộc thẩm quyền của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ). Những trường hợp nào không đủ điều kiện thì trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không đủ điều kiện để đối tượng biết và trả lại hồ sơ cho đối tượng.
+ Tổ Xác minh hồ sơ người có công của tỉnh: Phân loại hồ sơ người có công còn tồn đọng tại cấp tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo xác nhận hồ sơ người có công của tỉnh xem xét, cho ý kiến đối với từng hồ sơ để giao các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Từ ngày 06 tháng 11 đến ngày 15 tháng 11 năm 2016: Họp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh xem xét và cho ý kiến lần thứ nhất, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo cụ thể tình hình chuẩn bị hồ sơ, ý kiến đề xuất và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cho chủ trương xử lý từng trường hợp một.
- Từ ngày 15 tháng 11đến ngày 25 tháng 11 năm 2016: Căn cứ ý kiến của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, các ngành chức năng được phân công tiếp tục bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
- Từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 năm 2016: Tổ chức đăng tải trên trang Web của tỉnh; trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn ít nhất 3 kỳ những trường hợp đã được Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thống nhất đề nghị công nhận là người có công với cách mạng để cán bộ, đảng viên, nhân dân theo dõi, tiếp tục tham gia ý kiến (trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày đăng tải) và tiếp nhận thông tin phản hồi của cán bộ, đảng viên, nhân dân.
- Từ ngày 11 tháng 12 đến ngày 20 tháng 12 năm 2016: Tổ Xác minh hồ sơ người có công của tỉnh báo cáo kết quả tiếp nhận thông tin phản hồi của cán bộ, đảng viên, nhân dân và đề nghị Ban Chỉ đạo Xác nhận hồ sơ người có công của tỉnh, Tổ công tác của Trung ương thẩm định cho ý kiến từng hồ sơ.
- Từ ngày 11 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xác nhận và giải quyết chế độ theo quy định.
+ Lập tờ trình đề nghị Tổ công tác của Trung ương trực tiếp nghiên cứu từng hồ sơ đã hoàn thiện và đề xuất ý kiến, nêu rõ: Trường hợp nào đủ điều kiện giải quyết? Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết? Trường hợp không đủ điều kiện giải quyết, lý do?
+ Sau khi có ý kiến của Tổ công tác của Trung ương, mời Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội họp cùng với Ban Chỉ đạo Xác nhận người có công cấp tỉnh để xem xét từng trường hợp một.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, có ý kiến xác nhận chính thức đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền. (Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền xác nhận của cơ quan Quân đội, Công an thì gửi cơ quan có thẩm quyền của Quân đội, Công an xem xét, xác nhận).
1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch (thành lập Ban Chỉ đạo Xác nhận người có công, Tổ Xác minh hồ sơ xác nhận người có công của tỉnh; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tổ chức sơ kết, tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...).
2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bắc Kạn tổ chức tuyên truyền, thông tin rộng rãi Kế hoạch giải quyết hồ sơ của người có công còn tồn đọng trên các phương tiện thông tin truyền thông của tỉnh. Đăng tải trên trang Web của tỉnh; Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Kạn ít nhất 3 kỳ những trường hợp đã được Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thống nhất đề nghị công nhận là người có công với cách mạng để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi, tiếp tục tham gia ý kiến.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai các nội dung Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch giải quyết hồ sơ người có công với cách mạng còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 12 năm 2016 để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trong quá trình thực hiện, có vấn đề gì khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Phòng Người có công) để được hướng dẫn cụ thể./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.